Ý nghĩa cuộc sống là gì? và làm cách nào để có cuộc sống bình an.

0

Xin gởi đến quý bằng hữu vài chia xẻ cuối tuần
Linh Vũ

 Nhân dịp có vài người bạn gọi đến trò chuyện về ý nghĩa cuộc sống và phải làm gì để có một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Nhân cơ hội này LV muốn góp một vài ý kiến sau cuộc trò chuyện về đề tài nêu trên với vài quan niệm rất riêng để chúng ta cùng chia xẻ và suy ngẫm trong những ngày cuối tuần.

Ý nghĩa của cuộc sống là một câu hỏi lớn mà mỗi người đều có những câu trả lời khác nhau, tùy thuộc vào giá trị, niềm tin và trải nghiệm trong cuộc sống của họ. Một số người tìm thấy ý nghĩa nó trong tình yêu, gia đình, công việc, hay những đóng góp cho cộng đồng.v.v. Tuy nhiên cũng có người tìm thấy ý nghĩa của nó trong hành trình khám phá chính bản thân, ví dụ như theo đuổi đam mê trong lĩnh vực nào đó hay tìm cho mình một cách sống đơn giản trong từng khoảnh khắc và tìm cho mình sự bình yên nội tâm qua niềm tin tôn giáo.v.v. Tóm lại, ý nghĩa của cuộc sống không phải là một điều cố định mà là một hành trình mà mỗi người tự định nghĩa cho riêng mình. Nhưng điều đó cũng không quan trọng bằng là “Làm thế nào để có một cuộc sống bình an” trong cuộc sống ngắn ngủi này. Chúng tôi xin đưa ra vài ý kiến sau đây:

*-Theo đa số niềm tin của tôn giáo nhất là Phật giáo niềm tin cốt lõi là “Chấp nhận và buông bỏ” – Theo quan niệm của hầu hết chúng tôi là đừng cố kiểm soát những điều nằm ngoài tầm tay, hãy học cách chấp nhận và buông bỏ những điều không thể thay đổi.

*-Đừng để quá khứ ám ảnh hay lo lắng quá nhiều về tương lai. Hãy tận hưởng và trân trọng khoảnh khắc hiện tại. “Đời sống hiện tại là quan trọng nhất” như người HK quan niệm là chỉ có một đời đế sống “One life to live”.

*-Điều quan trọng khác là đừng quá tập trung vào những gì mình chưa có. “Lòng biết ơn” Nên biết ơn những gì đang có trong tầm tay” vì điều này sẽ làm tâm trí mình nhẹ nhàng hơn. Học cách trân trọng những điều nhỏ bé và giảm bớt những ham muốn không cần thiết. Nhất là bớt cầu mong, bớt so sánh với người khác.

*-Hãy giảm sự oán giận và thù hận vì nó sẽ làm tổn thương chính bản thân. Đừng hiểu sai về sự tha thứ, tha thứ không có nghĩa là chấp nhận cái sai, mà là giải tỏa những phiền phức bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực.

*-Theo như Phật giáo Thiền định, đọc kinh, đọc sách hay thực hành chánh niệm sẽ giúp chúng ta kiểm soát suy nghĩ và giảm căng thẳng. Phải cố “rèn luyện tâm trí” mỗi ngày trong cuộc sống.

*-Phải biết thư giản và dành nhiều thời gian để có một khoảng yên tịnh để suy ngẫm, nghỉ ngơi hoặc làm những điều mình yêu thích, chính lúc này mình sẽ tìm thấy sự bình yên. Hãy “Dành thời gian cho bản thân”

*-Hãy cố gắng “sống đơn giản” Đừng quan niệm có nhiều thứ là sẽ có nhiều hạnh phúc, có thể là điều ngược lại, chỉ có lối sống đơn giản sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng bình yên hơn. Học cách trân trọng những điều nhỏ bé và giảm bớt những ham muốn không cần thiết. Nhất là bớt cầu mong, bớt so sánh với người khác.

*-Hãy dành nhiều thời gian hưởng thụ cảnh đẹp thiên nhiên, đi dạo, hít thở không khí trong lành khi đó sẽ giúp chúng ta được thư giãn và tìm lại sự cân bằng trong tâm trí. Nên thường xuyên “kết nối với thiên nhiên”

*-Một điều khá quan trọng nữa là phải biết “yêu thương và qúi trọng bản thân” mình bằng cách chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất bằng sự nhân ái và tôn trọng.

*-“Tình yêu và kết nối” Nên xây dựng mối quan hệ với gia đình, bạn bè, và cộng đồng.

Tóm lại, cuộc sống bình an không đến từ việc tránh mọi khó khăn, mà từ cách chúng ta đối diện và vượt qua chúng. Bình an không chỉ đến từ môi trường xung quanh mà thực sự khi bạn cảm thấy đủ và trọn vẹn từ bên trong trái tim mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here