Anh thư (họa bài phú của BS Nguyễn Chí Vỹ

0

Bái Xướng: Phú (không đề) của Bs Nguyễn Chí Vỹ

Ngục thất giang hồ,
Giam thân du tử,
Ngơ ngẩn xương bồ
Hương giang cô lữ!
Chút thi thư lý lắc vọng quế hòe,
Vài ý tưởng lăm le theo viễn xứ!
Giữa lòng trời ngần ngừ đôi cánh nhạn,
Lưng chừng đồi chán nản chiếc sừng lư!
Xa tít mắt những hoài niệm về con đường xưa quanh co rắc rối,
Sát bên lòng vài ảo vọng tới cuộc tình mới dịu ngọt vô tư!
Lênh đênh theo đợt sóng đại dương: Nằm mơ trong ốc đảo.
Hoài bảo giữa dòng đời ly loạn: Ngồi chéo áo thiền sư!
Ném cán bút cùn mằn vào thùng rác ta bà ô trượt,
Vuốt trang giấy trinh nguyên trên nhật nguyệt giải thoát chân như!
Mấy hột bụi hờ: Vướng năm ba chữ!
Bến Ngự thuyền trăng: Ôm mộng Kinh sư,
Chẳng lẽ nào ta phải chờ đợi mãi ư?
Mảnh duyên kỳ thư!

Giáp Cẩm Tú
Sau đây là bài họa của Linh Vũ

Anh thư
Linh Vũ

Biển rộng hải hồ
Chùng chân lãng tử,
Kinh luân bốn bồ
Giang hồ bạn lữ !
Đọc Kinh thư gối mộng nhớ đêm hòe,
Viết Tứ thư nát lòng buồn xa xứ !
Kẻ lưu vong bẽ bàng thân bóng nhạn,
Người tha hương chán nản phận kiển lư !
Đêm đêm trằng trọc nhìn trăng lệch hồn bỗng hoang mang nguồn tơ rối,
Ngày ngày khắc khoải thấy mây trôi trí chừng bịn rịn nỗi riêng tư !
Vô vọng hết đời thân bèo bọt: Bềnh bồng nơi hoang đảo.
Tùy duyên trọn kiếp phận long đong: Thị hiện vọng vô sư !
Bút nghiên kinh lược hồn danh sĩ thánh nhân phiền não trược,
Mỏ chuông chày tụng tâm bồ tát hành giả bản như như !
Sỏi đá rêu xanh: Xóa mòn nghĩa chữ !
Thuyền nan gỗ mục: Soi bóng thiền sư,
Thế gian là thế…là thế có gì ư ?
Còn đây bậc anh thư !

Ghi chú:

Kiển lư là con lừa nằm trong câu “Kiển lư thu tệ ế hoang điền, Con lừa mệt quá chết trong mùa thu chôn ở đồng hoang.

-“Thị hiện” là muốn và đến các quốc độ Trời, Người (cõi người nhiều hơn) đã định sẵn trong tâm để hóa độ. Thị hiện còn là: giác ngộ ( thị hiện tha tâm, thị hiện thần túc và thị hiện giáo giới) hị hiện: giác ngộ ( thị hiện tha tâm, thị hiện thần túc và thị hiện giáo giới)

– Con người có đủ năm thứ ô trược là : Kiến trược,  kiếp trược, Phiền-não trược, Chúng-sanh trược, mạng trược.

-“Như như” nằm trong triết học Trần Thái Tông một loại khái niệm Phật giáo có tính bản thể luận như “tính”, “pháp tính”, ” chân tính”, “bản tính”, “tâm”, “Phật”, “tâm Phật”, “chân tâm”, “chân như”, “như như”, “Bát nhã thiện căn” …

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here