Báo Giấy • Tháng 12 năm 2019 • Năm thứ 5 • Số 57

0

Báo Giấy • Tháng 12 năm 2019 • Năm thứ 5 • Số 57

Thư Tòa Soạn

Giống như thời kỳ hiện đại và hậu hiện đại của phương Tây, thơ là một bộ môn nổi trội của nền văn học. Thập niên 1960s là một thí dụ điển hình của thơ Việt, với nhóm Nhân văn Giai Phẩm ở miền Bắc và Sáng Tạo ở miền Nam. Những nhà văn nhà thơ thời đó nay đã lần lượt ra đi gần hết. Sau Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Tô Thùy Yên, nay là Du Tử Lê. Ông tên thật là Lê Cự Phách, từng là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa). Năm 1973, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ Tình Du Tử Lê (1967-1972). Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông tỵ nạn tại Hoa Kỳ, từng làm chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải, và Văn nghệ. Ngày 7 tháng 10 năm 2019, ông đã qua đời tại Mỹ.
*
“Sau 20 năm ra đời và phát triển của thơ Tân hình thức Việt từ ngoài lan tỏa vào trong nước,Vũ Điệu Không Vần là thành quả tự nhiên về lý thuyết và thực hành, một khuynh hướng nghệ thuật, một loại hình thơ mới, trên nền tảng truyền thống và hiện đại của thơ Việt cũng như thơ tiếng Anh.
Nhà thơ Đỗ Quyên
“Trong Thuở Trời Đất Nổi Cơn Gió Bụi – Đọc Chinh Phụ Ngâm, tôi đặc biệt thích thú và bị chinh phục sâu sắc với những kiến giải: Phản ánh thực tại – Che giấu và làm sai lạc thực tại –Sự vắng mặt của thực tại – Hoàn toàn cắt đứt liên hệ với thực tại; dường như có sự khế hợp vớibản nguyên tinh thần “Sắc sắc – Không không” của nhà Phật.

PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn, Tạp chí Văn học – Viện Văn học
“Thơ Tân hình thức là một thực hành khác của thơ Việt thuộc về thơ Việt, một thể thơ mới, lạ, độc đáo, mở rộng khả năng biểu đạt kỳ diệu của tiếng mẹ đẻ. Nhà Nghiên cứu Phê bình Văn học Văn Giá
“Nếu thơ là phương tiện phát triển ngôn ngữ và văn học, đọc và viết, khơi dậy tưởng tượng, cảm xúc, khả năng ghi nhớ, cùng mối liên hệ giữa con người và thế giới chung quanh, thì Vũ Điệu Không Vần, cung cấp thông tin và kiến thức về thơ cho những người làm thơ, thúc đẩy khả năng sáng tác của họ, trên nguyên tắc: kiến thức + tưởng tượng = sáng tạo.”

Thơ • 2

Một người bạn thơ, không làm Tân hình thức, cho rằng, “ Đọc thơ Tân hình thức tự nhiên không muốn đọc loại thơ khác nữa. Và PGS. TS Trần Hoài Anh, khoa Văn Hóa, Đại học Văn
Hóa, trong bài viết, “Vũ điệu không vần và những suy niệm về thơ Tân hình thức”, gợi ý, “thơ Tân hình thức không chỉ là thơ của một thế giới khác lạ, dị thường như người ta vẫn nghĩ, mà đó là thơ của cuộc sống đời thường, của thế giới tâm tưởng, của hoài niệm và ước mơ.”
Cuối cùng là nhận xét của nhà thơ Mỹ, Dana Gioia, (phần tiểu luận dịch), “Những bài luận về kỹ thuật, như của bạn, rất quan trọng đối với các nhà thơ khác. Nó giúp họ làm rõ công việc của chính họ và làm sắc nét quá trình sáng tạo của họ.” (Essays on technique, such as yours, are very important to other poets. It helps them clarify their own work and sharpen their creative process.)

Nhưng cái mới, cái khác để được chấp nhận, không thể không trải qua những chống đối, thử thách. Khi vượt qua những khó khăn tưởng như không thể vượt qua, thơ Tân hình thức Việt đã hình thành một thể thơ mới, đóng góp vào sự lớn mạnh của thơ Việt. Điều đó cũng tự nhiên vì là một trong những chuyển biến bình thường của cuộc sống. Một số tuyên ngôn nổi tiếng của triết gia thời cổ Hy lạp, Socrates, “Knowledge and virtue were the same thing.” (Kiến thức và đức hạnh giống nhau); “Wrongdoing, is always involuntary, being the product of ignarance.” (Làm (hay nói) sai, luôn luôn vô tình là do sự thiếu hiểu biết); “Two levels of knowledge: inspection and interpretation” (Hai mức độ của kiến thức: sự xem xét kỹ và giải thích). Điều này có nghĩa, sự hiểu biết phải được giải thích rõ ràng, đến nơi đến chốn, chứ không chỉ nói xuông hay đọc nhiều là được. Nhưng kiến thức, theo Kant, là sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tại. Trong cuộc sống bình thường, Socrates gặp đầy rẫy chông gai, một cuộc hôn nhân với người vợ quá dữ dằn, đến nỗi ông phải thốt lên, “Dẫu sao, nếu lấy một người vợ hiền, bạn sẽ hạnh phúc, nếu không sẽ thành một triết gia”. Người vợ dữ dằn đó chính là kinh nghiệm thực tại kết hợp với sự hiểu biết, giúp ông có được kiến thức để trở thành một nhà tư tưởng lớn.
Mỗi ngày, mỗi người có khoảng 50.000 ý nghĩ, nhưng 90% lập đi lập lại, từ tiềm thức, thoáng qua trong giây lát. Còn lại 5% đến từ thế giới bên ngoài, thông qua năm giác quan. Trong đời sống hàng ngày, khi ý nghĩ dấy lên, tạo sự chuyển động, chuyển động gặp một ý nghĩ khác, gây ra cọ sát. Sống với nhau, mỗi người suy nghĩ mỗi khác, dĩ nhiên, ý nghĩ này lấn lướt ý nghĩ khác, sinh ra va chạm, va chạm gây ra phản ứng, phản ứng đưa đến hành động. Sự khác biệt giữa những ý nghĩ càng nhiều, sự đổ vỡ trong mối giao tiếp càng lớn. Trường hợp triết gia Socrates là một ví dụ điển hình. Vì vậy, chúng ta sẽ không lấy làm lạ, nếu thấy những văn nghệ sĩ hay các nhà tư tưởng có một đời sống gia đình không hạnh phúc. Nói chung, dù hiền hay dữ, cái nào cũng tốt, nếu chúng ta nhận biết được sự tích cực của nó, hóa giải khổ đau, bằng cách không phản ứng, cứ để cho ý nghĩ đến rồi đi. Vả chăng, đó cũng là yếu tố cần thiết, tạo nên cảm xúc, thành thơ.

3 • Tân Hình Thức

Vương Ngọc Minh

THÁNG MƯỜI (NGÀY 13!)

trước giờ hễ nhìn lịch

lập tức trí nhớ hóa

thứ rác rưởi chẳng hiểu

sao? vì vậy tôi tuyệt

đối rất ghét lịch hôm kìa không ai dè peter

handke bắt được no

bel văn chương cứ chúa

nhật rồi thứ sáu thứ

bảy tất nhiên tôi chả

làm gì cả sau nhiều

năm lang bang khắp hang

cùng lui lại hôm nay

mở cửa buồng bất giác

đảo mắt nhìn tờ lịch

treo tường phải nói điều

đó đã làm tâm can

tôi đau khổ quá sức

tưởng tượng (đời ai chả

biết chuyện gì đến sẽ

khắc đến!) khỉ thật có

ai dè peter handke

bắt được nobel văn

chương và lũ thời gian

giá có thể ngủ triền

miên được tôi cho đấy

cách thức giết thời gian

nhanh nhất trong khi đang

có ý nghĩ không mang

chút tính chất triết lí

(mặc dù có hơi lung

tung nọ kia!) nhưng có

ai dè peter handke

bắt được nobel văn

chương như thế tôi nghe

từ tận tâm can vừa

lên tiếng “mi hãy nhớ

luôn gìn giữ trí nhớ

sạch sẽ như cái đít

nhá!” sự thể (đột ngột

quá!) qua đó tờ lịch

treo tường thì chả có

vẻ gì siêu phàm vậy

mà làm tôi đau khổ

quá sức tưởng tượng ôi

tôi vẫn chưa thoát tục

chăng (!) việc đột nhiên phát

nhìn tờ lịch treo tường

khi mở cửa buồng đối

với tôi thú thực chẳng

những ngày hôm sau mãi

về sau nữa ngày nào

trong đời cũng sẽ dài

cho xem bất giác l

àm nhớ một quyển

tiểu thuyết

của peter handke

có nhan đề dài lê

thê “Trong một đêm tối

trời tôi ra khỏi ngôi

nhà tịch mịch của mình”

của dịch giả Ngụy Hữu

Tâm mà mình vừa đặt mua,

Thơ • 4

Nguyễn Lương Ba

CON ĐƯỜNG KHÔNG GIỚI HẠN

Người đã đi đã đi qua ngày

tháng hao mòn ngày tháng tôi trở

về đây sương mù người đã đi

khỏi ký ức trắng bạc trên con

đường mù mịt sương chả còn ai

quen chả còn ai chả còn ai

người đã đi một ngày xa xăm

nào đó xa lìa con đường mòn

thôn xóm bác Mười em Vân mà

người cứ ngơ ngác thẫn thờ nghe

chừng như em Vân đã đi trên

con đường mòn đó dài ra tận

những vách tường hàng cây mùa hoa

phượng râm ran hơi nóng hạ lào

rát đau những ngày hè oi ả

em Vân vẫn thế thi thoảng ngước

nhìn người cứ ngơ ngác thẫn thờ

nhớ thương tà áo vén chiều nào

nàng cũng qua cầu nghiêng nón con

đường chông chênh gió tạt em Vân

vẫn thế đi đi về về mà

mà con đường cứ dài ra một

ngày xa xăm nào đó người khoác

áo chuyến xe xình xịch nhìn lại

thôn xóm người đã bẻ ngang cuộc

đời thay màu áo trận một hai

ba bốn con đường con đường mồ

hôi em thôi nhớ nhung nhớ nhớ

nhớ nhớ những phút giây đó mà

hai bốn giờ phép anh cho em

tất cả áo trận bạc màu đường

bụi đỏ hàng quân lớp lớp ôi

con đường này có ụ khói vàng

tiếng máy gọi ù ù “đích thân …

đích thân “ con đường đã để lại …

để lại cho em những con đường

mòn thôn xóm dài ra tận những

vách tường hàng cây mùa hoa phượng

con đường có ụ khói vàng đơn

vị di hành người đã đi khắp

những ngày bình yên những ngày binh

lửa trên con đường không giới hạn

Vĩnh Phúc

MÊ U CỎ

Mê u tôi trả nhân

Sinh huyên náo những địa

Đồ mẫu số chung đã

Vỡ nợ những khuya sao

Đã xương tàn ngơ ngác

Heo may trút lá đàn

Lên một biến tấu cỏ

Long lanh mê u tôi

Bay đi ngày mỏng mưa

Ơ hờ lịch tờ tờ

Sột soạt đáy sổ bụi

Xác xạc những trận bại

Di chúc đầu bạc đàn

Lên arpege rêu cỏ long

Lanh mê u tôi vùi

Vào em thơm nhân sinh

Hồn thịt mặc kệ trời

Thức ngủ mặc kệ nguyệt

Tận với ngày tàn cứu

Cánh & phương tiện đàn

Căng dây xanh nưn nứt

Cỏ long lanh long lanh

Xuân Thủy

ĐỌC VÀO ĐÊM

Người về người về

người mỗi ngày mỗi

một đông hơn người

đi tìm người mỗi

5 • Tân Hình Thức

ngày một đông hơn

đi tìm cái tôi

đầu ngày chung lưng

đấu cật miếng cơm

manh áo cho đến

tận cuối ngày về

người về người về

người một đông hơn

tìm những phút giây

đọc vài tin tức

như đầu ngày đọc

tờ báo sáng đọc

giờ còn gì sau

những gói xôi ăn

vội vào ca ly

cà phê tan đá

còn gợn đen đen

như bóng đêm bủa

vây quanh cái giường

hay tấm ván nằm

giữa ánh trăng đêm

ngày mệt rồi ngủ

thiếp đi chăng hay

cứ hỏi hỏi làm

sao ta cứ trằn

trọc vào đêm đêm

đen đen kia không

ngủ được nên cứ

đi tìm tìm người

về người về một

đông hơn không hiểu

vì sao vì sao

cứ trằn trọc vào

đêm không ngủ được

vì cái tôi đâu

tôi đâu rồi một

ngày chung lưng đấu

cật miếng cơm manh

áo để làm gì

không biết nữa để

làm gì làm gì

không biết nữa đó

có phải là tôi

là tôi không hay

là một cái tôi

khác cái tôi đâu

rồi vẫn đi tìm

đi tìm người tôi

yêu … không ngủ được

Trần Văn Quyết

KHUNG TRỜI BỊ BỎ QUÊN

Có một khung trời bị bỏ

quên nhưng vẫn thỉnh thoảng hiện

hữu ngay bên từng bước nghỉ

ngày ngày đó là hành trình

đã chuẩn bị cho ngày khởi

hành đến vòng nguyệt quế cũng

có thể là khung trời bình

yên rất bình yên mà ai

cũng từng mong đợi đôi khi

sự bộn bề bon chen như

đám mây xám xịt làm đen

kịt khung trời kia có khi

đó chỉ là khung cửa nhỏ

căn nhà nhỏ người thương yêu

bé nhỏ không đố kị ganh

đua khinh thường danh lợi phù

hoa đêm qua trong giấc mơ

có con vượn tru đêm rồi

xuýt xoa lẩy bẩy với giấc

mơ của nó.

Thơ • 6

Nguyễn Ngọc Trừu

NHỚ CON THỜI ZA-LO PHÂY-BÚC

Không gọi không nhắn không gọi không

nhắn từ hôm con ra ở riêng

vợ chồng tôi dặn nhau ngày mưa

ngày bão đã đành ngày thường nhớ

không gọi không nhắn đường tắc nắng

bức chợ búa cơm chiều … nhắn gọi

hỏi han chỉ sợ làm phiền làm

phiền ừ thôi thì nhớ quá nhớ

quá hôm nào cũng thế hôm nào

cũng thế tầm 6 giờ chiều xem

xem xem con dâu có on- lai

không xem xem con trai khi nào

truy cập vợ tôi thầm thì thầm

thì đi làm về chưa đã đi

chợ chưa chắc đang nấu nướng đang

tắm giặt … tôi thì lẩm bẩm không

gọi không nhắn không gọi không nhắn

sợ sẽ làm phiền sợ sẽ làm

phiền các con …

Nguyễn Hải Thảo

CUỘC CHƠI

Trong không gian im ắng của

đêm chỉ có tiếng xoay đều

của quạt làm nhạc nền tôi

quay quắt một mình cùng con

chữ miệt mài dấn thân vào

cuộc chơi đầy hỉ nộ ái

ố như những kẻ trót nghiện

hê rô in tự hủy diệt …

Hường Thanh

NẤP NƠI TƯỜNG VỠ

Cậu bé nấp vào

đó và chỉ nhìn

bằng một mắt đó

là tầm nhìn rất

xa khi mắt còn

lại đã giấu sau

tường vỡ cậu bé

nhìn về phía loài

ma quỷ đang gây

nhiều bức tường càng

vỡ cậu nhìn bằng

một tầm nhìn rất

xa khi con mắt

còn lại nấp sau

tường nhà đang chứa

những linh hồn khi

bảo cậu bé hãy

chạy khỏi các vết

đạn bom nhưng cậu

đã quay lại nhìn…

2016

Phạm Quyên Chi

KIẾP SAU

gửi người đã bỏ em đi

Mình gặp nhau nữa được

Không (tức là may mắn)

Có cho hai ta nhìn

Thấy Paris phố thị nhộn

Nhịp tay nắm chặt tay

Để giấc mơ em không

Lạc anh (chỉ đơn giản)

7 • Tân Hình Thức

Mình gặp nhau nữa (trước

Không gian bao la) em

Thấy đôi mắt mình khác

Lạ (nhìn Paris nhộn nhịp)

Như những ngày chìa tay

Anh chia phần kẹo ngọt

Ngào bảo phải hiểu nhiều

Hơn chua cay lúc này

Mình gặp nhau ( rồi mong

Thêm một vài lần trong

Đời) khi anh nói ra

Lí do khi em nói ra

Lí do chẳng phải bởi

Tình yêu (đã qua rồi)

Mình gặp (trong kiếp này)

Tức là niềm tin ( xót

Lại) Paris nơi phố thị

(Kiếp sau) hai ta sẽ

Tin thêm vào lời hứa

Mình ( lần đầu tiên) gặp

Anh gọi em không biết

Nói như thế nào phải

Xa nhau tội cho em

Đứng ở góc đường anh

Có đi qua đó thỉnh

Thoảng mình gặp nhau lúc

Anh gọi em không biết

Mình (lần cuối cùng) gặp

Anh gọi em đã biết

Nói như thế nào phải

Gặp nhau tội cho em

Có lúc em quên mất

(Kiếp sau) mới gặp lại!

Nguyễn Thanh Sơn

NẰM BÊN NÀNG NGÓ NGẮM

PHƯƠNG XA

Tôi yêu bài thơ tân hình thức

Nốt lặng trong tôi chợt bật dậy

Bật dậy trong tôi cương cứng như

Lò xo cương cứng bên bờ vực

Nàng bỏng rát rên rỉ bất lực

Nàng òa khóc đau nhói trái tim

Tôi nhấp nha nhấp nhảy hì hụp

Như cái thuở còn tuổi đôi mươi

Nghe hơi thở ngắm nàng nhấp nhô

Đôi gò bồng đảo cổ xưa ngoài

khơi xa trường dài trên sóng chừ

Trôi tuột khỏi tầm tay một thời

Tổ tiên từng chiêm ngưỡng trang trọng

Giử gìn như báu vật trời ban

Tôi rùng mình nhận ra già cổi

Đã xa rồi cái tuổi đôi mươi.

Trần Lê Thái

CHÂN LÝ

Những xanh đỏ vàng

Pha nước vôi sương

Trắng đục quét màu

Lên ngôi nhà trăm

Năm nhà sừng sững

Màu phai chân lý không

Phơi mặt không phải

Áo khoác mặc ngoài

Chân lý không nằm

Trong mớ triết thuyết

Một chiều không yên

Vị lời rao giảng chân

Lý như mọi người

Biết trong ổ bánh

Mì khi đói chân

Lý cũng không nằm

Giữa trang Bát Nhã

Trên bục quyền lực

Chân lý như mọi

Người cùng thấy nó

Thơ • 8

Nằm trong đôi mắt

(Để giặt giũ nhiều

Điều) có thể xây

Nên một ngôi nhà

Không phải từ một

Loại đất chưa nung

Nhưng không thể nặn

Ra một con người

Bằng một loại đất

Đã nung thành gạch

Và những gì thuộc

Về chân lý sẽ

Đo được bởi ngày

Mai
Nguyễn Đặng Thùy Trang

VẼ

Bức tường mưu sinh

buổi sớm riêu rạm

cá chiều bánh mì

muối nướng lu tối

hủ tiếu khuya vịt

lộn trên bàn xanh

đỏ người ăn đêm

đi ra từ ngõ

nhà mặt phố im

lìm ai đó bịt

mặt sợ hít khói

bụi bên đường kẻ

điên cuồng không trả

tiền ăn nợ mỗi

sáng buồn phiền thức

dậy ngược giờ dằn

xô tô bát dòng

người vẫn đi qua

đèn đường vẫn trên

cao bật sáng bật

tắt người bán già

quấn chiếc khăn quàng

cổ ngồi một chỗ

yên tâm múc trọn

tô nước đặt vào

bàn cẩn thận tái

hay không chín hay

chưa chín phía bức

tường đủ màu sắc

có gọi là Graffiti*

*Nghệ thuật đường phố/ Hình vẽ trên tường.

Đài Sử

ĐÂU ĐÂU
ngồi nhìn vũng nước còn

đọng lại sau cơn mưa

when is home is not a house. l

ẩm bẩm một mình.

trời vẫn hừng hực

chiếc xe chạy ngang.

nước văng tung toé.

chăm chú nhìn những giọt

nước lung linh màu cầu vòng

rực rỡ rơi xuống rồi tụ

lại thành một vũng như

trước đó. where is the

house? nắng gay gắt. khu

chung cư cao lều nghều.

chung cư dành cho người

low income trắng đen

vàng đỏ trộn lẫn. vũng

nước chờ được giải thoát.

nắng thêm sức cho nó.

where is home? vẫn còn

ngồi đó. bóng chung cư

ngã dần vào nước. how

to bring the house home.

rồi giọt nước mắt bất

chợt rơi vào vũng nước

9 • Tân Hình Thức

VŨ ĐIỆU KHÔNG VẦN VÀ NHỮNG SUY NIỆM VỀ

THƠ TÂN HÌNH THỨC

Trần Hoài Anh

  1. Chưa bao giờ, đọc một tiểu luận về thơ mà sự ám ảnh của nó đối với tôi mạnh mẽ đến thế!? Ý tưởng réo gọi ý tưởng, tập tiểu luận là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm cẩn và sâu sắc về thơ, trong đó có thơ Tân hình thức, đã cuốn hút, dẫn dụ tôi đi vào “ma trận” của những suy niệm về thơ mà ở đó, tưởng đâu gặp những diễn ngôn tắc tị, rối rắm, mơ hồ, nhiều khi đến khó hiểu như vẫn thường gặp ở một số bài nghiên cứu, lý luận, phê bình về thơ. Nhưng không, khi đọc tập tiểu luận “Vũ điệu không vần” của nhà thơ Khế Iêm, tôi luôn bắt gặp ở đó những suy tưởng chứa đầy sắc hương và ánh sáng. Đó là thứ hương sắc của tâm hồn, của cảm xúc và ánh sáng của trí tuệ với những luận giải về thơ đầy chất triết luận và một tình yêu thơ ca mãnh liệt, thể hiện một khao khát cháy bỏng về hành trình đổi mới thơ Việt mà thi nhân xem đây như một sứ mệnh được lịch sử thi ca dân tộc giao lại cho thế hệ mình.
  1. Trong suy luận của Khế Iêm, thơ Tân hình thức không chỉ là thơ của một thế giới khác lạ, dị thường như người ta vẫn nghĩ một cách thiển cận, mà đó là thơ của cuộc sống đời thường, của thế giới tâm tưởng, của hoài niệm, và ước mơ. Bạn hãy cầm và đọc tập tiểu luận đầy sức ám gợi có tên “Vũ điệu không vần” sẽ thấy những điều tôi cảm nhận và chia sẻ với bạn không phải là vu vơ, là không có cơ sở khoa học và thực tiễn. Bởi, nói như nhà thơ Khế Iêm “Những ngành khác có thể đưa chúng ta đến vinh quang nhưng thơ ngược lại, đưa chúng ta trở lại đời thường, mà đời thường thì có cả những dị thường”. 1 Cái “dị thường” ở đây, phải chăng là sự thể hiện một hệ giá trị của “cái khác”, của “sự khác”, là sự làm mới cái bình thường này bằng nột cái bình thường khác. Và đây chính là một trong những yếu tính trong sáng tạo thơ ca. Mệnh đề có tính triết luận này nghe rất lạ nhưng lại rất gần gũi. Bởi, cuộc đời vốn là nơi trú ngụ của những cái bình thường và chính những cái bình thường này là thước đo để kiểm chứng mọi giá trị, trong đó có giá trị thơ ca. Thơ Tân hình thức là thơ của đời thường nên nó không thể không hiện hữu giữa đời thường. Bởi, nói như nhà thơ Khế Iêm: “Thơ không còn tùy thuộc vào nỗ lực từ cá nhân mà là những vận động rộng lớn của cả một thế hệ, như một trào lưu, xác định tiếng nói và bản chất của một nền văn hóa ở một thời điểm đặc biệt của lịch sử thi ca. Nhưng nhà thơ khi chọn một ngôn ngữ bởi sự quyến rũ và lòng yêu mến, và là ngôn ngữ họ có khả năng nhất để biểu hiện thơ, ở đây là tiếng Việt, cớ gì không hợp quần, nhiều phong cách làm một phong cách, nhiều tiếng nói làm một tiếng nói, thành một phong trào đầy tự tin và hào hứng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải xóa bỏ những định kiến và tự mãn cá nhân, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong tinh thần giống như thi pháp đời thường, có gì là quan trọng và ghê gớm đâu”.
    Trên cuộc đời, mọi cái đều diễn ra bình thường, thậm chi vô thường, mà nhà thơ Khế Iêm gọi là “thi pháp đời thường” nên thi pháp thơ, trong đó có thơ Tân hình thức, cũng không nằm ngoài tâm thức ấy. Đến với thơ là trở về với “thi pháp đời thường”, để người ta có thể chia sẻ những vấn đề “bình thường” trong cuộc sống, nhằm tìm lại cho mình những giây phút an nhiên. Đây là một nhu cầu không chỉ của người đọc thơ mà cũng là của người làm thơ. Khi chia sẻ những điều ấy, mỗi nhà thơ có thể chọn cho mình một phong cách, một thi pháp, một kiểu ngữ ngôn riêng theo mỹ cảm của mình mà thơ Tân hình thức là một trong những kiểu thi pháp ấy. Và sự phủ định lẫn nhau giữa các kiểu thi pháp, các trường phái, trong sự vận động và phát triển của thơ và hành trình sáng tạo của mỗi nhà thơ là điều tất yếu của qui luật sáng tạo. Thế nên, việc chúng ta mở lòng và chuẩn bị tâm thế đón nhận những thi pháp mới, trong đó có thi pháp thơ Tân hình thức, cũng là một ứng xử văn hóa của việc tiếp nhận và sáng tạo thi ca. Ta hãy nghe nhà thơ Khế Iêm chia sẻ để thấu hiểu hơn về sự chọn lựa thơ Tân hình thức của mình: “Đề cập tới thơ cổ điển, tiền chiến hay thơ tự do Việt không phải là để phán đoán. Mà rút ra từ kinh nghiệm của chính tôi. Ở thời kỳ đầu, tôi làm đủ thể loại từ thơ vần đến thơ tự do, chủ ý làm mới cảm xúc và ngôn ngữ và thấy rằng cũng chỉ làm mới Tiền Chiến, và nếu có một chút giá trị thì đó là giá trị của một chặng đường đã qua (tập thơ Thanh Xuân). Tới thời kỳ thư hai, tôi thoát hẳn ra bằng cách sử dụng dòng động lực và sự chuyển động của ngôn ngữ, đi tìm một cấu trúc mới (tập thơ Dấu Quê). Tiếp tục theo đó là những kết hợp giữa thơ và nhiều nguồn khác nhau như thơ và kịch, kể cả bằng graphic … và tưởng rằng đã đi khá xa so với thời kỳ đầu”. 3
    Nhưng rồi, thi nhân đã không thể vượt qua chính mình trong hành tình sáng tạo, bởi sáng tạo nào cũng không chấp nhận sự đứng lại, sự đóng băng, sự trì trệ, bảo thủ khi mãi giam mình trong một “thành trì” tưởng chừng vững chắc, nhưng đó là sự vững chắc nhằm che chắn cho những giới hạn và thất bại của mình, điều này hoàn toàn đi ngược với qui luật của sự sáng tạo, trong đó có sáng tạo thi ca. Và, theo nhà thơ Khế Iêm: “Vấn đề không phải đi xa hay đi gần mà tôi nhận ra, thơ có quyền năng và chỉ có thơ mà thôi, cho chúng ta biết giới hạn và thất bại của mình. Nhà thơ đều là những kẻ thất bại và nếu không nhận ra điều đó, có lẽ chẳng bao giờ họ trở thành nhà thơ.” 4 Vì thế, cũng theo nhà thơ Khế Iêm: “Thất bại làm cho nhà thơ nhận ra được chính mình và mọi người, thúc giục họ phải đi tới mãi, cho đến bao giờ không còn đi được nữa. Phủ nhận chẳng qua là phủ nhận những thất bại để làm một thất bại khác. Vấn đề là thất bại lớn hay nhỏ, và chúng ta có dám đối mặt với nó hay không”. 5 Có thể nói, hành trình đến với thơ Tân hình thức của Khế Iêm, theo chúng tôi, cũng là một thể nghiệm và đúng hơn là một thực nghiệm cần thiết trong quá trình sáng tạo để tìm ra một hướng đi mới cho thơ anh cũng như thơ Việt. Và, sự thể nghiệm này, mặc dù còn nhiều gian nan, trở ngại nhưng đó là những gian nan, trở ngại cần thiết để cứu rỗi thơ. Nếu thi sĩ, những người có thiên chức sinh dưỡng thơ vì sợ thất bại, để rồi, không chịu sáng tạo cái mới, cứ ẩn mình trong bầu khí quyển quen thuộc, hít thở không khí quen thuộc, không dám dấn thân đi tìm chân trời mới cho thơ thì khác nào từng bước tiễn thơ đến “nghĩa địa văn chương”. Vì thế, để cứu sống thơ không có con đường nào khác, phải luôn đổi mới thơ. Và thơ Tân hình thức trong suy niệm của nhà thơ Khế Iêm là một trong những phương cách làm mới thơ. Nhưng cách làm mới trong thơ Tân hình thức theo nhà thơ Khế Iêm “chẳng dừng ở quan niệm làm mới, vì đó là phương cách của thời hiện đại, mà dùng thể truyền thống hòa trộn với chất hiện đại (bao gồm thơ tự do) giống như kiến trúc hậu hiện đại, tạo thành một thể lai, hoàn toàn khác, không những hóa giải và làm tan biến truyền thống, mà cả hiện đại”. 6
    Như vậy, trong suy niệm của nhà thơ Khế Iêm, thơ Tân hình thức không phải là cái gì hoàn toàn mới lạ và xa lạ mà nó là một sự làm mới lạ những cái vốn đã cũ, thậm chí quá quen thuộc, để phù hợp với khí quyển của thời đại lịch sử và văn hóa mới, hầu tạo ra sân chơi mới, diễn đàn mới, một lực hấp dẫn mới cho thi nhân cũng như người đọc. Vì thế, chúng ta không nên thờ ơ, xa lạ, thậm chí phản kháng thơ Tân hình thức, mà hãy đến với nó bằng tất cả sự đam mê hiểu biết, khám phá và sáng tạo, chúng ta sẽ nhận ra chân giá trị trong sự đổi mới của thi pháp thơ Tân hình thức vốn cũng không có gì xa lạ với cảm quan mỹ học trong thi pháp thơ Việt truyền thống. Bởi, “Đổi mới thơ, chính là đổi mới phương cách tạo nhạc, luật tắc và phương pháp biểu hiện. Thơ cổ điển và Tiền Chiến phải ngâm, thơ Tân hình thức chỉ để đọc, nhưng khác với thơ tự do trước đó, thơ Tân hình thức có những luật tắc căn bản để tạo thành nhịp điệu, và người làm thơ theo đó phát huy được nhạc tính cho thơ. Khi đọc chúng ta, cảm thấy thanh thoát tự nhiên, như đang hít thở không khí, gặp gỡ ngoài đường phố, giao tiếp với bạn bè và với mọi

11 • Tân Hình Thức
người. Đó là thứ âm nhạc trò chuyện (music of conversation), phong phú và hàm súc, mỗi lúc mỗi khác và những khoảng khắc có thực của thực tại. Thơ được chắt lọc và bước ra từ thực tại, mà thực tại thì, không nằm ở trong mù sương, mà thuộc về quặng mỏ chứa đầy chất đời”. 7 Và,cũng như các thể loại văn học khác, thơ Tân hình thức, một trong những thể loại thơ bắt nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống, thắp sáng ước mơ của con người, giúp con người đi về phía ánh sáng chứ không phải “ở trong mù sương”. Và để làm được sứ mệnh cao cả ấy, thơ nói chung, trong đó có thơ Tân hình thức rất cần sự dũng cảm vượt thoát chính mình của các nhà thơ. Bởi, hơn ai hết, nhà thơ là người có đủ quyền lực và năng lực đập tan cái vỏ kén, để cho con tằm “thơ” nhả ra chất tơ óng mượt, lung linh của thơ. Nhưng trong suy nghĩ của nhà thơ Khế Iêm “bây giờ có lẽ còn quá sớm để tiên đoán, thơ có ra khỏi và làm một bước ngoặt mới, tùy thuộc vào những nhà thơ có dám dứt khoát với những giấc mộng đêm qua”. 8 “Giấc mộng đêm qua”. Đó là những ám ảnh của quá khứ, của thói quen, của sự bảo thủ nên thi nhân phải tạo cho mình một quán tính mới, biết “chất vấn thói quen”, phải tự mình phân tích, luận giải trước những ám ảnh của quá khứ, của thói quen để luôn đổi mới mình, đổi mới thơ và tự tìm cho mình những con đường mới, chân trời mới mà thơ Tân hình thức là một trong những chân trời để thi nhân chọn lựa!? Song, trong văn chương để cho một thể loại được tồn sinh không chỉ lệ thuộc vào người sáng tạo ra nó là nhà văn hay nhà thơ mà còn lệ thuộc ở người tiếp nhận. Đó chính là người đọc. Bởi, một văn bản chỉ trở thành tác phẩm văn học khi văn bản đó được người đọc tiếp nhận. Vì thế, thể thơ Tân hình thức muốn tồn tại, không những cần có sự đổi mới trong tư duy sáng tạo của nhà thơ mà còn cần có sự đổi mới trong tư duy tiếp nhận của người đọc. Nghĩa là, người đọc cũng phải làm quen với việc tiếp nhận thi pháp thơ Tân hình thức như làm quen với một món ăn mới và đưa nó vào thực đơn thơ một cách tự nhiên, để làm phong phú mỹ cảm tiếp nhận thơ của mình. Có như thế, thơ Tân hình thức mới hiện hữu trong đời sống văn chương như tác giả “Vũ điệu không vần” đã xác quyết: “Cuối cùng cần nhấn mạnh một lần nữa, thơ Tân hình thức gồm ngữ điệu tự nhiên của những câu nói thông thường, vắt dòng và kỹ thuật lập lại. Vấn đề là sử dụng kỹ thuật lập lại làm sao để chuyển nhịp điệu từ những biến cố tự nhiên thành nhịp điệu thơ, không bài thơ nào giống bài thơ nào, điều đó tùy thuộc tài năng và kinh nghiệm của từng nhà thơ, vừa đơn giản vừa phức tạp, là một ẩn số khó ai nói trước. Những nguyên tắc đó và yếu tố thơ đóng vai trò, là giao ước ngầm giữa người đọc và tác phẩm, giúp người đọc nhập vào với những biến chuyển và tình tiết của bài thơ.” 9 Trong những suy niệm của nhà thơ Khế Iêm, vai trò của người đọc trong thơ Tân hình thức có vị thế vô cùng quan trọng. Người đọc đã trở thành một thành tố đồng sáng tạo với nhà thơ, quyết định giá trị và sự tồn sinh của tác phẩm thơ. Bởi, “Một bài thơ luôn luôn hàm chứa hai yếu tố, vừa quen (thể luật, nguyên tắc) để lôi cuốn và dẫn dụ người đọc, vừa lạ (nhịp điệu, tư tưởng) để hướng người đọc vào thế giới sáng tạo. Như vậy,“khi mang những câu nói thông thường vào trong thơ, nói lên tâm tình của nhiều tầng lớp xã hội, nếu chỉ lọc ra những yếu tố thơ thì chưa đủ. Hiệu ứng cánh bướm sự phản hồi và lập lại và những vận hành tự nhiên của thiên nhiên, như một đàn chim bay, một dòng sông, sự tuần hoàn của máu trong cơ thể, một cơn lốc xoáy một đám cháy rừng … sẽ cho chúng ta những ý niệm vô cùng tận để tạo nên nhạc tính phong phú và biến đổi không ngừng cho thơ Tân hình thức. Có nghĩa là mọi chuyện đã sẵn sàng, chỉ còn chờ ánh lửa tài năng của nhà thơ bừng sáng, như trong thí nghiệm về sự đối lưu chất lỏng của Lorenz”. 10

Thơ • 12

Không chỉ quan tâm đến hành trình sáng tạo của nhà thơ cũng như sự tiếp nhận của người đọc, trong suy niệm về thơ Tân hình thức, nhà thơ Khế Iêm còn quan tâm luận bàn đến một số phương diện nghệ thuật mà theo cảm nhận của ông, trong một bài thơ Tân hình thức: “Chữ nghĩa, hình ảnh bóng bẩy và cầu kỳ không còn, chỉ còn sự đơn giản tự nhiên như một dòng đời sống. Vần và chỗ ngắt không bất di bất dịch chỉ ở cuối dòng, mà cũng giống như thơ tự do xuất hiện ở những chỗ không thể đoán trước”. 11 Đồng thời, để định hướng cho sự sáng tạo và cảm nhận thơ, Khế Iêm cũng bàn đến tiêu chuẩn một bài thơ hay mà theo quan điểm của ông: “Cái hay của thơ Tân hình thức Việt là cái hay của ý tưởng và nhịp điệu. Ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu, nhưng nhịp điệu và ý tưởng phải mới mẻ và sâu sắc.” 12 Và để cho thơ Tân hình thức hiện hữu trong cuộc sống con người cũng như trong đời sống văn chương rất cần không chỉ tài năng của nhà thơ, sự tiếp nhận của người đọc mà còn cần sự đồng thuận trước cái mới, cái lạ của cộng đồng, của xã hội. Bởi, lâu nay trong cõi nhân sinh đầy nhiêu khê này, cái mới bao giờ cũng đem đến sự ngờ vực, thậm chí sự phản kháng. Chẳng thế mà Galieo, một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học, triết học lỗi lạc của nước Ý đã bị tòa án Giáo hội ở Roma cho là dị giáo, bị quản thúc cho đến lúc qua đời khi ông luôn khẳng định và tuyên truyền cho “thuyết nhật tâm” của mình!? Thơ tân Hình thức mà nhà thơ Khế Iêm đang dấn thân, đang cổ xúy với tất cả sự nhiệt tâm của mình cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Nhưng tôi tin cái mới rồi sẽ chiến thắng, sẽ có vị thế xứng đáng giữa cuộc đời, vì cái mới bao giờ cũng là tín hiệu của tương lai, của phía trước nên nó rất cần cho cuộc sống và con người.

  1. Bàn về thơ Tân hình thức, có lẽ với tập tiểu luận “Vũ điệu không vần” cũng chỉ là những khởi đầu của nhà thơ Khế Iêm, người đã tận hiến biết bao sức lực của đời mình cho sự tồn sinh của thơ, trong đó có thơ Tân hình thức. Nhưng dẫu sao với hơn ba mươi bài viết đầy chất triết luận về thơ trong đó có những bài tác giả đã bàn đến nhiều phương diện về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ Tân hình thức như: “Chú Giải về Thơ Tân Hình Thức”; “Thơ và Hiệu Ứng Cánh Bướm”; “Thể Thơ Không Vần”; “Giải Hình Thức”; “Vũ Điệu Không Vần”; “Bài Thơ Tân Hình Thức Đầu Tiên”; “Thơ Tân Hình Thức Đọc”; “Thơ Tình – Từ Tiền Chiến Đến Tân Hình Thức”; “Tân Hình Thức –Nhắc Lại 10 Năm”; “Thơ Tự Do, Một Tiếng Gọi Khác”; “Thơ Bùi Giáng, Một Thử Nghiệm đọc”… Có thể khẳng định nhà thơ Khế Iêm đã trở thành một trong những “chủ tướng” của trường phái thơ Tân hình thức Việt, một thể loại thơ mà anh rất trân quí và muốn nó trở thành một sự tiếp nối tự nhiên trong dòng chảy thơ Việt từ truyền thống đến hiện đại. Và Khế Iêm xem vấn đề đem đến một sức sống mới để hiện đại thơ Việt là nhiệm vụ lịch sử của thế hệ hôm nay đối với con cháu mai sau, cho nên nhà thơ mong ước: “Chúng ta hãy cùng bước trên một con đường, dẫn dắt nhau, chẳng phải vì một cá nhân mình, mà cho sự hưng thịnh của thơ. Sự thất bại hay thành công không phải là điều quan trọng, mà là một dấu mốc cho những thế hệ mai sau, đỡ đi những vấp ngã.”13 Bởi, theo nhà thơ: “Nhìn lại trong suốt một chiều dài lịch sử văn học, từ thơ cổ điển, Tiền Chiến đến tự do đã có những tác phẩm định hình cho nền thơ Việt”. 14 Vì thế, “chúng ta chỉ xứng đáng, và tiếp nối với công sức lớn lao của những thế hệ trước, nếu tìm ra được phương cách biểu hiện, tạo thành một chuyển tiếp, và chứng tỏ, thơ Việt vẫn là một nền thơ tràn đầy sức sống”. 15 Và con đường đến với thơ Tân hình thức là hướng mở cho thơ Việt đến với một hành trình mới, ở đó chúng ta sẽ tìm thấy những lối đi cho thơ Việt trên con đường hướng đến sự hội nhập và phát triển của thời kỳ toàn cầu hóa. Bởi, trong suy niệm của nhà thơ Khế Iêm thơ Tân Hình thức Việt là sự: “nối kết giữa quá khứ và hiện tại – quá khứ như một nửa giấc mơ được nhớ lại – giữa truyền thống và hiện đại, giữa nền văn hóa này và nền văn hóa khác, theo quan điểm Tân chiết trung.” 16 Và từ dòng chảy giữa quá khứ và hiện tại đó, thơ Việt sẽ vươn mình, cất cánh, tiến vào thời kỳ hiện đại và hậu hiện đại của thơ ca thế giới…

   Xóm Đình An Nhơn, Gò Vấp, 21/9/2019

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here