Cuộc sống là vô thường: Mọi người đều chết, mọi sự vật thay đổi theo thời gian.

0

Trong thời gian tu tập tôi xin góp một bài viết xem như là sự chia xẻ và học hỏi.
Linh Vũ

Như vậy vô thường lài gì? Vô thường được gọi là anicca (pali) hay tiếng Phạn anitya trong học thuyết của Phật giáo (Pali Canon). Tất cả những thứ thuộc về thời gian, dù là vật chất hay tinh thần, đều là những vật thể hỗn hợp trong sự thay đổi liên tục của tình trạng đó, nó có thể bị suy giảm và phá hủy. Thật ra nghĩa vô thường đã gây nhiều tranh cãi, ví dụ như Plato triết gia người Athens cũng có những phản bát về vô thường, đã có nhiều lần tranh cãi với nhà triết gia Hy Lạp Heraclitus, ông lý luận. Làm thế nào để có thể một điều thực sự không bao giờ xảy ra trong cùng một trạng thái? Hay khái niệm của nhà triết gia Hy lạp Parmenides cho rằng sự không tồn tại là vô lý, và do đó khẳng định rằng không thể có thứ gì đó tồn tại từ hư vô, hoặc thứ gì đó biến khỏi sự tồn tại thành hư vô. Nhà triết gia Democritus với lý thuyết nguyên tử của vũ trụ học thì đưa ra giả thuyết rằng. Mọi vật thể nhìn thấy được trên thực tế là một hỗn hợp gồm các “hạt” không thể tách rời có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Những hạt này được giữ cố định, vũng chắc không thay đổi. Nhưng nó tự sắp xếp lại, các vật thể tổng hợp mà chúng hình thành và có thể kết hợp lại hoặc ra khỏi sự tồn tại.v.v. Đó là một vài khái niệm về vô thường của các nhà tư tưởng và khoa học. Hôm nay tôi muốn chia xẻ hai đề mục đó là “Vô thường”“Tâm”.

Trong Phật giáo thì vô thường là Phật tánh. Thay đổi không chỉ là một thực tế của cuộc sống mà chúng ta phải chấp nhận và làm việc cùng cảm nhận nỗi đau của vô thường và mất mát. Nó có thể là một sự kiện được nhắc nhở một cách sâu sắc, đẹp đẽ về những gì mang ý nghĩa là sự tồn tại. Theo như Phật giáo cổ điển, vô thường là một khái niệm không thể giải thích được. Về cơ bản của vô thường là sự đau khổ, thực tế của cuộc sống. Phật giáo tuyên bố rằng có năm quá trình mà con người không thể kiểm soát được hoặc có thể thay đổi nó. Năm quá trình này là con người không tránh được sự già nua, không bị bệnh, không chết, không suy tàn theo thời gian và sự qua đời của những thứ có thể vượt qua.

Đúng vậy, đời người, cuộc sống là vô thường. Phật giáo cho rằng cuộc sống của con người là đau khổ, cho dù họ sống trong bất kỳ hòan cảnh nào, địa vị trong xã hội ra sao, thì con người đều có ý thức trải nghiệm về nó. Trong triết học Phật giáo, sự đau khổ được cho là những điều mong muốn đã bị vuột mất, nhưng nó vẫn giữ lại trong tâm của mình. Chính những điều chúng ta “có” và bị “mất” khiến chúng ta đau khổ. Mặc dù, đau khổ là một phần của cuộc sống, chính điều đó người ta thường gọi là vô thường. Theo Ấn Độ giáo, vô thường có thể được khắc phục bằng cách định vị và hợp nhất với trung tâm vĩnh cửu tồn tại bên trong của một con người. Trung tâm này là Linh hồn hoặc bản thân bất tử, vĩnh viễn và ổn định.

Đức Phật có cái nhìn khác biệt hoàn toàn với khái niệm Ấn Độ giáo. Cơ bản của đức Phật là không tin vào sự tồn tại của một thực tại cố định và sự cố định đó có thể được gọi là Thần hoặc linh hồn. Theo Ông, điều rõ ràng và có thể kiểm chứng được về sự tồn tại của chúng ta là sự thay đổi liên tục trong một quá trình mà nó trải qua. Do đó, Phật giáo sơ khai tuyên bố rằng trên thế giới này không có gì là cố định và vĩnh viễn. Mọi thứ đều có thể thay đổi và thay đổi.

Thay đổi đó là một khoảnh khắc của một tiến trình, một chuỗi các khoảnh khắc khác nhau nối tiếp nhau, kết hợp với nhau để tạo ra ấn tượng về một dòng chảy liên tục. Nó chuyển từ nguyên nhân này sang nguyên nhân khác, hiệu ứng này sang hiệu ứng khác, từ điểm này sang điểm khác, trạng thái tồn tại này sang trạng thái khác. Tất cả tạo nên một ấn tượng nhìn thấy bên ngoài, đó là một chuyển động liên tục và thống nhất, trong khi thực tế thì không phải vậy. Dòng sông của ngày hôm qua không thể giống với dòng sông của ngày hôm nay. Dòng sông của khoảnh khắc này sẽ không giống với dòng sông của khoảnh khắc tiếp theo. Cuộc sống cũng vậy. Nó thay đổi liên tục. Vô thường và sự thay đổi là những sự thật không thể phủ nhận về sự tồn tại của chúng ta.

Theo khái niệm của Phật giáo thì Vô thường có thể được hiểu theo ba cách. Đầu tiên, là sự hiểu biết hiển nhiên, thông thường về vô thường. Thứ hai, là sự hiểu biết từ cái nhìn sâu sắc, từ cái nhìn trực quan, trực tiếp về bản chất của sự vật. Cuối cùng, có cách nhìn thấy vô thường có thể dẫn đến giải thoát. Tóm lại, cơ bản là “Vô thường hay thay đổi ( anicca )” thứ hai “Đau khổ hoặc không thỏa mãn ( dukkha )” thứ ba “Vô ngã Insubstantiality ( anattaa )”. Chính vì quan niệm như vây cho nên con người ta có thể tin tưởng và tìm thấy sự giải thoát vô thường từ “Tâm” của chúng ta.

Sự thật, đau khổ hay hạnh phúc, tất cả đều xuất phát từ tâm của chúng ta mà ra. Cho nên, những suy nghĩ của hiện tại chính là đời sống thực tế. Như vậy, thực tế này là gì? Đó là sự thay đổi liên tục tất cả mọi thứ trên thế gian theo thời gian và con người cũng vậy, đến một ngày phải chết. Chính cái thực tế đó người ta gọi là “vô thường”.

Con người được sinh ra lớn lên rồi một ngày trở về với cát bụi, đó là sự thật hiển nhiên, nhưng con người luôn đi tìm cái ảo ảnh trần gian. Con người ai cũng đều biết, những cảm nhận về nỗi đau và mất mát của hiện tại là vô thường, nhưng con người ít muốn nhìn thấy nó hay tự nhắc nhở chính mình, đó là sự tồn tại hiển nhiên của vô thường trong sự sống, để tự tìm cho mình một cuộc sống bình an, tự tại.

Tại sao trong Phật giáo đánh giá cao về sự thật đơn giản này, và tại sao nhưng người tu sĩ có một cuộc sống khá bình an, vì họ biết sống trong chánh niệm và bình tĩnh. Vì họ hiểu một cách sâu sắc về vô thường và cách giải quyết nó. Mặc dù, vô thường sẽ tan biến là sự vắng mặt, biến mất và khó giải thích được. Nhất là giữa sự sống và cái chết. Có nhiều tôn giáo quan niệm cái chết khác nhau. Ví dụ như người Hồi giáo hay Thiên chúa giáo cho là cái chết bắt đầu từ ngày phán xét cuối cùng. Người tốt sẽ được lên thiên đường và người xấu sẽ bị trừng phạt tại địa ngục…

Hay trong Mahaparinibbana Sutta trong (kinh Đại bát niết bàn) có nói đến cái chết của Đức Phật là về nơi vĩnh cữu về cõi niết bàn “parinirvana” chứ không chết. Trong Phật giáo nói chung, cái chết không phải là sự chấm dứt mà là sự chuyển đổi sang một hình thức khác, là sự biến mất cái cũ và tạo ra cái mới. Đó là sự vô thường là luân hồi để đi đến cuộc sống khác. Bởi vậy, chúng ta nên suy nghĩ một cách đơn giản và dễ hiểu như thế này. Đó là sự thay đổi tự nhiên phải xảy ra. Và phải hiểu rằng, sự thay đổi luôn luôn có tốt và xấu, vì ngay cả những điều được làm mới, thì nó luôn có sự mất mát ẩn tàn theo thời gian. Tóm lại chấm dứt cái cũ, sẽ có những cái mới, sau cái mới sẽ đi đến thành cái cũ theo luật tuần hoàn của tạo hóa.

Đó là luật Vô thường là con đường mà con người phải đi qua. Chính vì thế con người luôn tìm cách đối phó hoặc vượt qua sự vô thường. Chính cái phương cách để vượt qua là cách để đánh giá về sự sống con người.

Tất nhiên, thời gian là vô thường và vô thường là thời gian! Chúng ta thử nghĩ xem, trong đời sống của chúng ta, những gì khi xảy ra nó hiện hữu, thì ngay sau đó nó lập tức rơi vào quá khứ. Cũng như con người, hiện diện ở đây, nhưng chỉ trong một sát na nó cũng biến mất đi vào một thế giới khác. Thời gian là sự tồn tại, hiện hữu còn vô thường thì thay đổi, mất mát, tăng trưởng và phát triển, bao gồm tất cả chúng ta. Cho nên, nhiều người cho rằng, vô thường giống như là một con sâu nằm trong một quả táo, nó làm nên sự đau khổ, nó tạo nên yếu tố khổ đau của cuộc sống. Nhưng, vô thường không hẳn chỉ là đau khổ mà nó còn có cả sự hạnh phúc và niềm vui. Vô thường là sự mất mát theo thời gian. Chúng tôi đưa ra một ví dụ  khi người đàn ông cưới được một người vợ tuyệt đẹp, vừa ý, đầy đủ đức hạnh.  Đây là thời điểm người đó cảm thấy hạnh phúc. Tôi đặt thời điểm này là điểm “A” Nhưng sau đó một thời gian ngắn người vợ bị tai nạn qua đời, ông ta lại đau khổ vì sự mất mát đó, tôi đặt tên là thời điểm “B”. Như vậy từ điểm A sang điểm B có phải trong đó có cả hạnh phúc lẫn đau khổ không? Vô thường là thời gian trải qua các giai đoạn vui buồn, hạnh phúc, khổ đau.

Vô thường là quá trình của thời gian giữa sống và chết, giữa hạnh phúc và khổ đau không ngừng thay đổi và phát triển. Nó luôn được tồn tại và đánh giá cao, bởi vì nó phản ánh tất cả bản chất của con người chúng ta trong cuộc sống này. Cho nên, nhận thức về sự vô thường sẽ cho chúng ta cảm giác cấp bách, quan trọng là chúng ta phải sử dụng và tận hưởng mọi khoảnh khắc quý giá của hiện tại để sống, nhất là sự bình an, tĩnh lặng.

Tóm lại, trong ý nghĩa vô thường của các vật thể và sự sống luôn xuất hiện. Mặc dù vô thường sẽ không tồn tại mãi mãi hoặc sẽ không luôn luôn giống nhau. Sự khổ đau, buồn vui hay hạnh phúc là vô thường. Tuy nhiên, tất cả những diễn biến đó đều xuất phát từ tâm của chúng ta mà ra. Cho nên, phải sống cho vui vẻ, khiến cuộc sống cực khổ thành những ý thơ, khiến thế giới bạc tình thành thâm tình. Đừng nên trách móc cuộc đời không công bằng, phải sống cho hiện tại, mĩm cười trong mọi hoàng cảnh, như thế mới là bản lĩnh, cuộc sống mới có ý nghĩa. “One life to live”

Như vậy tâm là gì?

Nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học tích cực, cho thấy các yếu tố bên ngoài không quyết định hạnh phúc của một con người. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài là sự kết hợp và bổ sung cho sự hài lòng của một người, còn các yếu tố bên trong (tâm) được xác định để đạt được một cuộc sống vui vẻ đích thực.

Theo như “Kinh Pháp Cú” khẳng định: “Tất cả mọi thứ đều bắt đầu bằng cái tâm, do tâm trí cảm nhận và tất cả những điều nhận thức đó được tạo ra bởi tâm.” Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Với định nghĩa thông thường thì tâm là: Quả tim” (heart) là tâm trạng. Tâm còn một nghĩa khác thuộc về tâm lý và đạo đức, thì tâm chính là bộ não là nguồn gốc của mọi sinh hoạt tâm lý. Cho nên, các tình trạng tư tưởng và tình cảm đều gọi là “tâm”. Ví dụ như: Tình cảm (love), tâm tưởng (thinking), tâm ý (idea), lương tâm (conscience), tâm lý (psychic), tâm trạng, tâm thần (mental)… Tâm được định nghĩa trong Phật giáo là một hiện tượng phi vật chất. Nhưng có người nghĩ rằng tâm là não bộ, hoặc là một trong số cơ phần khác của thân xác, hoặc là một bộ phận chức năng nào đó của cơ thể. Nhưng tất cả những điều đó đối với niềm tin tôn giáo thì có thể không chính xác.

Nhưng thực tế, não là một đối tượng vật lý có thể nhìn thấy bằng mắt, có thể chụp ảnh hoặc phẫu thuật trong ngành y học phẫu thuật. Nhưng, đối với tôn giáo cái tâm không phải là một đối tượng vật lý. Nó không thể được nhìn thấy bằng mắt và cũng không thể chụp ảnh hoặc sửa chữa bằng phẫu thuật. Bộ não không phải là tâm trí, nó không chỉ đơn giản là một phần của cơ thể. “Tâm” không phải chỉ là bộ não, cũng không phải bất kỳ phần nào khác của cơ thể, như vậy nó là gì?

Đối với tôn giáo nó là một thứ vô hình có chức năng nhận thức và hiểu biết đối tượng. Bởi vì tâm trí là vô tướng, phi vật chất được che khuất bởi các đối tượng vật lý. Trong Phật giáo nhiều vị cao tăng thường chia tâm ra nhiều cấp độ khác nhau như: Tâm là trái tim bằng thịt phụ thuộc vào cơ thể, tâm là thức, tâm là thế giới bên trong hay tâm là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.v.v.

Tóm lại, Tâm trí là một tập hợp các năng lực nhận thức bao gồm: Ý thức, nhận thức, suy nghĩ, phán đoán và trí nhớ. Nó thường được định nghĩa như là một năng lực của tư tưởng và ý thức của một thực thể. Nó nắm giữ sức mạnh của trí tưởng tượng, sự công nhận và đánh giá, đồng thời chịu trách nhiệm về thái độ hành động của tình cảm và cảm xúc. Hay nói một cách dễ hiểu, tâm như một phần mềm của một máy computer, là bộ nhớ trong não bộ chứa đựng tất cả những dữ kiện suốt cuộc sống của một con người. Trên phương diện triết học, tâm được nghiên cứu trên góc cạnh về bản chất của tâm, các sự kiện tinh thần, các chức năng tâm thần, các thuộc tính tinh thần, ý thức và mối quan hệ của chúng với cơ thể vật lý. Vấn đề về thân và tâm, luôn có mối quan hệ, thường được coi là trung tâm trong triết học của trí tuệ. Mặc dù, còn có những vấn đề khác liên quan đến bản chất của tâm, như nó không liên quan đến thân thể vật chất. José Manuel Rodriguez Delgado đã viết: Linh hồn và tâm trí không có gì phân biệt rõ ràng. Nhưng cũng có nhiều người, họ cảm thấy rằng linh hồn, cũng có thể là tâm trí. Nó có thể ở trong cơ thể hoặc rời khỏi cơ thể như một thực thể độc lập.

Theo như Nhất nguyên luận thì vị trí của tâm và thân thể không phải là hai loại thực thể riêng biệt về mặt sinh lý học và bản thể học. Quan điểm này lần đầu tiên được triết gia Parmenides ủng hộ trong Triết học Phương Tây vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Và sau đó được Baruset Spinoza, một nhà duy lý chủ nghĩa ở thế kỷ 17 tán thành. Theo lý thuyết của Spinoza, thì tâm trí và cơ thể là hai thực thể khác nhau mà ông đã miêu tả. “Thiên nhiên” hoặc “Thiên Chúa”.

Như vậy “tâm” ở đâu?

Trải qua nhiều thế kỷ khoa học lẫn triết học vẫn cố tìm hiểu về não bộ con người, nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Đó có phải là một điều đáng kinh ngạc. Hiện nay, với đà tiến bộ vượt bậc của khoa học về lĩnh vực thần kinh học, khái niệm về trí tuệ vẫn còn mơ hồ, gây tranh cãi và không thể xác định được trong giới hạn hiểu biết của chúng ta. Tâm nằm trong não bộ, đó là một cấu trúc phức tạp nhất hiện nay trên trái đất và ngay cả trong vũ trụ. Não là một vật thể được xác định rõ ràng, nó là một thực thể vật chất nằm bên trong hộp sọ, mà chúng có thể gợi nhớ, cảm xúc và điều khiển được. Nó bao gồm các chất hóa học, enzyme và hormoners có thể đo lường và phân tích được. Sự cấu tạo của nó đặc trưng bởi các tế bào thần kinh, mạch máu (pathways) và các khớp nối giữa tế bào và thần kinh. Chức năng của nó phụ thuộc vào tế bào thần kinh, trong đó tiêu thụ oxygen, trao đổi chất hóa học thông qua các màng tế bào của nó và duy trì trạng thái của sự phân cực điện.

Để kết luận về phần này, chúng ta chia ra thành ba phần. Thứ nhất là thân xác. Thân thể là thành phần vật chất được kết hợp thành thể chất của con người, dù sống hay chết nó không phải là bản thể (identity). Thứ hai là tâm trí, nơi chứa đựng mọi hình ảnh. Thứ ba là tâm hay tinh thần “Thetan” đó là phần quan trọng nhất. “Tâm/theatan” không phải là một sự vật, nó là tác giả của những sự vật. (Tâm sử dụng tâm trí của nó như là một hệ thống điều khiển giữa chính nó và vũ trụ vật lý. Tâm không phải là não. Bộ não là một phần của cơ thể nó không phải là trí thông minh. Có nhiều người ví nó như một tổng đài điện thoại. Nó chính là trí thông minh, điều này không đúng nó là những đường dây kết nối mà thôi. Nếu nói tổng đài là thông minh hóa ra ta cũng cho rằng não bộ là sự thông minh của con người. Không! Bộ não chỉ đơn giản là một ống dẫn những đường dây thần kinh đi và đến của cơ thể, giống như dây điện thoại, mang tin nhắn. Tâm hoàn toàn khác nó vô hình có chức năng nhận thức và hiểu biết đối tượng. Cho nên thuyết Nhị nguyên cho rằng cơ thể và tâm hồn luôn có sự liên kết với nhau, nó không thể có linh hồn tồn tại mà không có cơ thể. Vì vậy, Phật giáo đã nói nhiều về kiếp luân hồi xảy ra ngay lập tức sau khi cái chết của một con người. Điều này khó có một chứng minh nào từ khoa học hay ngay cả niềm tin tôn giáo. Câu hỏi được đặt ra là nơi nào tồn giữ cái tâm đó, cái linh hồn đó, cái nghiệp đó? Và ai là người gởi cái tâm đó, cái linh hồn đó, cái nghiệp đó để đi đến nhập vào một thân xác khác trên vũ trụ này trong khoảnh khắc với thế giới bao la này?  Thật khó để tìm ra câu trả lời. Trong ý nghĩ sau cùng tôi chỉ biết nói lên hai chữ “VÔ THƯỜNG”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here