Death to the Death of Poetry

0

Written by Donald Hall Contributor Page Year 2001 Type Essay

Linh Vũ chuyển ngữ

Có hôm nào đó khi đọc báo, bạn thấy Hoa Kỳ có vẻ rõ là một nước hâm mộ thi ca. Bạn có thể tự lừa mình; giả đọc các trang thể thao mà xem. Sau khi tìm thấy hai tài liệu tham khảo về “sự chuyển mình trong thi ca”; nhân thể cũng thấy bộ môn trượt băng và sân Kentucky Derby, bạn đọc thấy sự hiện hữu của vai trò nhà thơ trong đó; còn ghe chèo thì đua dưới bầu trời xanh thật đúng là thi vị. Trên trang vui cười, Zippy ca tụng trang phục của Zernina: “bạn là bài thơ trong vải gấm”. Một giám đốc nghĩa trang trong một quảng cáo đã nghĩ đến sự cần thiết về thi ca trong đời sống chúng ta hàng ngày. Thât khó để hình dung ra chính xác điều ông muốn ám chỉ nhưng rõ là nền thi ca này chẳng dính líu gì đến các bài thơ. Nó có vẻ hơn thế chứ không chỉ để ngủ trưa.

Thi ca sau đó dường như là:

1-Thế rồi thi ca xuất hiện như một từ đồng nghĩa sáo rỗng để chỉ sự xuất sắc và sự vô thức. Cái gì thông dụng đối với sự cảm thụ về thi ca trong công chúng?

2-Mọi người đều cho rằng chẳng ai đọc thơ và việc không đọc thơ thì: a) đương đại và b) bành trướng. Từ mục (a) do đó mà có khi lùi lại (một thuở lang bạc tựa “thời cổ tích” đối với trẻ 6 tuổi); thời mà tổ tiên ta thường đọc thơ, thi sĩ thường giàu có và nổi tiếng. Từ mục (b) do đó mà mỗi năm càng ít người đọc thơ (hoặc mua sách hay đến đọc thơ) hơn năm trước.

Các mảng kiến thức thông dụng khác gồm:

4-Chỉ có nhà thơ mới đọc thơ.

5-Chính các nhà thơ mới có lỗi khiến “thi ca mất độc giả”.

6-Mọi người ngày nay đều biết rằng thi ca thì “vô dụng và hoàn toàn lỗi thời”- như (Gustave) Flaubert (1821-1880) đã đánh giá trong tác phẩm Bouvard et Pécuchet thế kỷ trước đây.

Để nới rộng và nhắc lại các thực tiễn nổi tiếng này, hãy xem bộ tạp chí Time, bài “Văn vần có phải là kỹ thuật bại vong?” của Edmund Wilson; hãy đọc các tạp chí hiện nay khắp nơi, các bài phỏng vấn các nhà xuất bản, các đánh giá về sách bởi các nhà thơ và hãy đọc số báo tháng 8/1988; trong đó, nhà viết tiểu luận Joseph Epstein đã ráp nối từng ấn bản về thi ca vốn thông dụng suốt hai thế kỷ dưới tựa đề “Ai giết chết thi ca?”.

Báo Time đã phong thánh cho T.S.Eliot trong một câu chuyện đưa lên trang bìa ấn bản 1950 về một lừa phỉnh trong tác phẩm The Waste Land hồi 1922. Hẳn nhiên các nhà văn và ban biên tập của Time đã thay đổi suốt 30 năm nhưng họ vẫn giữ nguyên cốt truyện: dân cao lớn thần thoại thì luôn luôn già đi và chết; để dân lùn thần thoại Ethopia lại đàng sau. Sau thời đại Eliot, Frost, Stevens, Moore và Williams, những người thoi thóp còn lại là Lowell, Berryman, Jarrell và Bishop. Khi họ chết đi, những nhà báo thuộc phái bi ca trẻ hơn đã tiết lộ rằng dân lùn quá cố trong thần thoại phi châu đã từng là dân cao lớn thần thoại trước đó; và ngay các nhà thơ trẻ ngày nay cũng chỉ là dân lùn. Những cáo phó đáng tin cậy tán dương Allen Ginsberg đã được viết xong thì liệu có ai nhớ bài viết Beat Generation trên báo Life ba mươi năm về trước không?

Câu hỏi phải chăng văn vần là một kỹ thuật đang suy tàn đã được Edmund Wilson trả lời phải hồi 1928. Văn vần không phải là một trong những tiểu luận hay của nhà soạn nhạc. Tầm nhìn xa của Wilson đã tạo quan điểm rằng các bác sĩ và nhà vật lý không còn dùng thi ca khi viết về y học và vũ trụ. Đúng là Lucretius đã chết; và cũng đúng là Coleridge có khái niệm về thơ hơi khác với Horace. Nhưng Wilson cũng đã công bố hồi 1928 rằng thi ca đã sụp đổ vì “từ thế hệ Sandburg-Pound, một phát triển mới trong văn vần đã xảy ra. Sự sắc bén và sung mãn biến mất; nhịp điệu nhường chỗ cho cái tẻ nhạt tha hóa” (tất nhiên ông nói trong thời hoàng kim của Moore và Williams, Frost, H.D., Stevens và Eliot; tái bản tiểu luận hồi 1948; thêm một đoạn thừa nhận một cách khúc chiết về Auden, kẻ đã bị ông hạ bệ 20 năm về trước). Kinh ngạc thay, ông tiếp tục giải thích nguồn cội của vấn đề: “Cái rắc rối là ở chỗ ngày nay không có kỹ thuật văn vần nào lỗi thời hơn là thơ không vận. Thơ ngũ âm tiết cổ trào phúng không còn bất cứ liên hệ gì đến nhịp độ và ngôn ngữ của đời sống chúng ta. Yeats là người cuối cùng có thể viết những thể thơ đó.     

Nhưng thơ không vần mà Yeats đã làm ít bài nào hay ngoại trừ bài “The Second Coming”. Như đã xảy ra, hai người Mỹ cùng thời Wilson đã làm thơ không vần xuất sắc (Thật ra phải nói là 3 người vì thơ E.A Robinson cũng đã nở rộ hồi 1928. Nhưng những tường thuật hàng năm về thơ không vần của ông không quá nổi như bài viết trước đó; và dĩ nhiên ông đã đề ngày lùi lại “thế hệ Sandburg-Pound”). Khởi sự với bài Wordsworth, Robert Frost đã tạo thơ không vần thuần thành ngữ Mỹ; đặc biệt trong các bi kịch độc thủ vốn khả dĩ là tiêu biểu xuất sắc nhất hiện đại về vận luật ấy. Còn Wallace Stevens bắt đầu với Tennyson đã làm thơ không vần cũng bay bướm không kém “Tithonus”. Hãy đọc “Home Burial” của Frost và ” Sunday Morning” của Steven để rồi biết rằng thơ không vần đã lỗi thời hồi 1928.

Thi ca chưa bao giờ là môn sở trường của Wilson. Thật bõ công để nhớ rằng Wilson đã khám phá ra nhà thơ lớn Edna St. Vincent Millay cùng tuổi bà – còn hơn là nhớ Robert Frost, Marianne Moore, T. S. Eliot, Ezra Pound, Wallace Stevens và William Carlos Williams. Trong cuộc tự phỏng vấn mới đây trên tờ New Yorker, Wilson đã tiết lộ rằng trong số các nhà thơ đương đại, chỉ có thơ của Robert Lowell là đáng đọc. Nó tiết kiệm nhiều thời giờ chứ không cần phải đem về Elizabeth Bishop, John Ashbery, Galway Kinnell, Louis Simpson, Adrienne Rich, Sylvia Plath, Robert Bly, John Berryman. . .

Sáu mươi năm sau, Edmund Wilson bảo chúng ta rằng văn vần đã tàn lụi. Joseph Epstein trong bài Commentary đã cho thấy rằng nó đã bị sát hại. Tất nhiên thời vàng son của Epstein – Stevens, Frost, Williams- là thời đại “tẻ nhạt tha hóa” của Wilson. Mọi thứ thay đổi và mọi thứ cũng như cũ. Thi ca đã luôn ở trong hình thái tốt 20 hay 30 năm qua; nay lại luôn kinh tởm. Tôi từng nghe lời than vãn này suốt 40 năm; không chỉ từ những nhà phê bình nổi danh và những nhà viết tiểu luận mà còn từ những giáo sư và ký giả vốn ưa chuộng việc quan sát nền văn hóa của chúng ta trong cảnh giác. Sự lập lại một thể thức dưới những tình huống đổi thay và bằng những đặc thù khác nhau cũng không khiến cho sự than phiền cố hữu thành vô giá trị; mà còn chắc hẳn gợi ý rằng thể thức ấy đại diện cho cái mà nó khẳng định nhiều lần. Khi hỏi “Ai đã giết thi ca?”, Joseph Epstein bắt đầu bằng việc khẳng định rằng ông không ghét nó: “Tôi được dạy rằng thi ca tự nó đã là một môn cao quí”. Ông thừa nhận cái “ngôn ngữ chuẩn tôn giáo” của mình  và quả quyết rằng “chính hồi thập niên 1950 mà thi ca lại bền hơn là cái hiện tượng tôn giáo chóng vánh này”. Epstein có đến trường “hồi thập niên 1950” không? Nếu có dự các buổi ngâm thơ hồi 1989 mà trố mắt xem, ông có thể thấy những trang lứa đôi mươi chịu những cảm xúc chuẩn tôn giáo – mà thế nào cũng có một trong số đó sẽ viết tiểu luận vào thập niên 2020 bảo thế giới rằng thi ca đang vỡ nát trong ngôi mộ của nó.

Thờ phượng không phải là tình yêu. Những người ở tuổi năm mươi vốn lấy làm tiếc về cái chết của thơ cũng chính là những người hồi trong độ tuổi hai mươi đã được “dạy để tôn vinh nó”. Kẻ ở tuổi trung niên phỉ báng thơ chính là học trò vốn đã thổi phồng quá đáng việc ngâm thơ 30 năm trước đó – trong thời đại “Pound-Sandburg” của Wilson hoặc vớI hào quang “T. S. Eliot và Wallace Stevens, Robert Frost và William Carlos Williams” của thời đại Epstein. Sau đại học, nhiều nhóm chọn môn chính Anh ngữ đã ngưng ngâm thơ đương đại. Tại sao ngưng? Vì họ liên lụy đến ngành báo chí hay học bổng phí, viết tiểu luận hay biên tập, môi giới hay công tác xã hội; vì họ sa ngã do hiểu giáo điều thi ca không đến nơi đến chốn. Nhiều năm sau khi liếc vào sân khấu thi ca một cách muộn màng, họ bảo chúng ta rằng thi ca đã chết. Họ rời thi ca rồi đổ thừa cho thi ca bỏ họ. Thực ra họ ta thán chính cái già nua của mình. Mọi người chúng ta ai chả thế? Nhưng một số trong chúng ta không đổ thừa cho các nhà thơ hiện nay.

Epstein đã địa phương hóa cuộc tấn công của ông vào hai nhà thơ không tên tuổi nhưng có nguồn tộc rõ ràng: “Một là dân Hawaii gốc Nhật, người kia là Do-thái trung lưu” (họ là Garrett Hongo và Edward Hirsch, những người đã làm chứng thay mặt thi ca Mỹ tại National Council of the Arts, nơi mà Joseph Epstein là một ủy viên thường trực từng cam kết với các đồng nghiệp của mình rằng văn học Mỹ đương đại chỉ là rác rưởi). Epstein chê bai các nhà thơ “Nhật Bản” và “Do Thái”; gọi thơ của họ bằng giọng vo ve mai mỉa là “nặng phần tô điểm và không phân biệt nổi giữa ngôn ngữ và sự tinh tế của tư tưởng để ghi nhớ.”

Sự miệt thị như vậy đúng là thuần túy quảng cáo. Ông không trích dẫn được dòng nào của ai cả khi bài bác họ. Cũng ngày càng già như Edmund Wilson nhưng Epstein đã tiết kiệm thời gian bằng cách bỏ qua những đặc điểm của nghệ thuật mà ông miệt thị.

Những bi thống đáng ngờ về cái chết của thi ca không cần câu trả lời. Tuy nhiên, điều dối trá mà được nói thường xuyên có thể trở thành thực tế. Trong một tiểu luận, Joseph Epstein bảo chúng ta rằng “năm ngoái, tờ Los Angeles Times tuyên bố sẽ không còn xem xét các tập thi ca nữa”. Trong tờ Washington Post, Jonathan Yardley đề cập tới cùng sự kiện vốn không bao giờ xảy ra và tán thưởng điều không bao giờ xảy ra ấy ngoại trừ do bất cẩn sai sót của chính mình.

Chủ bút tờ Los Angeles Times Book Review công bố rằng báo của ông sẽ xem xét ít sách hơn; thay vào đó, tờ Review sẽ in nguyên bài thơ trong mục thơ hằng tuần với chú thích về tác giả. Trong những năm từ khi áp dụng chính sách này, LATBR đã tiếp tục điểm thơ – nhiều hơn báo “New York Times Book Review” đã làm – và hơn nữa còn in một tuyển tập thơ đương đại Mỹ. Tờ The Los Angeles Times có lẽ đã quan tâm đến thi ca nhiều hơn bất kỳ tờ báo nào trong nước.

Vậy mà khi tờ LAT công bố chính sách mới, các nhà thơ đã vây cản tờ báo. Thi nhân thường ưa diễn hành chẳng khác nào nạn nhân. Chúng ta thường yêu cái lãng mạn của sự xa lạ và xúc phạm.

Hơn một ngàn tập thơ xuất hiện ở xứ này mỗi năm. Số người làm thơ ở xứ này – đã xuất bản thơ, nghe ngâm thơ và không chừng còn ngâm thơ nữa – thì đông hơn bao giờ hết. Hãy để chúng ta công bố mau và lớn tiếng rằng không nhà thơ nào lại đánh giá như Stephen King; rằng thi ca cũng không phổ biến tựa môn đô vật chuyên nghiệp; và rằng càng ít người nghe ngâm thơ ở Hoa Kỳ hơn là ở Nga. Như chiêm bao, nay có đông người ngâm thơ ở Hoa Kỳ hơn trước đây.

Khi tôi còn đi học vào những năm 1940, có ít người ngâm thơ; chỉ có Frost ngâm nhiều nhất. Nếu chúng ta tham khảo tiểu sử của Stevens và Williams, chúng ta sẽ hiểu rằng, đối với họ, ngâm thơ là một sự kiện bất thường. Trong những thập niên qua, tờ tạp chí Poetry đã in ở bìa sau lời tuyên bố của Walt Whitman cho rằng, “để có nhà thơ lớn thì phải có thính giả lớn”, nhưng dường như đó là một khái niệm vu vơ thời ấy. Rồi việc ngâm thơ đã phục hồi cuối thập niên 1950, dồn dập hơn vào thập niên 1960 và tiếp tục không suy giảm trong thập niên 1990s. Việc ngâm thơ đánh giá tập thơ.

Khi các nhà xuất bản phát hành tập thơ thứ ba của một nhà thơ nổi tiếng vào năm 1950, họ in bìa cứng có lẽ đến một ngàn cuốn. Nếu ấn bản ấy bán được hết trong ba hoặc bốn năm, ai cũng vui. Cũng cùng nhà xuất bản vào năm 1989 muốn in cũng tác giả ấy với ấn bản năm ngàn số vừa bìa cứng lẫn bìa mềm – thì tập thơ đó sẽ có cơ hội lớn để được tái bản; ít ra cũng trên báo. Gần đây, có hằng tá hay nhiều hơn các nhà thơ Mỹ đã bán được ít nhất một số tập thơ của mình lên đến hàng chục ngàn: Adrienne Rich, Robert Bly, Allen Ginsberg, John Ashbery, Galway Kinnell, Robert Creeley, Gary Snyder, Denise Levertov, Carolyn Forché; chắc chắn còn nhiều nhà thơ khác nữa. Cuối cùng tôi được biết, Galway Kinnell bán được gần 50,000 tập “Book of Nightmares” trong những năm qua.

Không chỉ việc bán sách mà ta có thể viện dẫn sự ủng hộ trong quan điểm rằng, thính giả thi ca đã lớn mạnh gấp mười lần trong ba mươi năm qua. Nếu việc ngâm thơ tạo ra số lượng đông đảo thính giả mới, thì cũng sẽ có thêm tạp chí thi ca bán ra với số lượng nhiều hơn. Hồi 1955 không có ai tin bạn nếu bạn gợi ý rằng, hai hoặc ba thập niên tới Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ một tiểu ấn bản thi ca phát hành hai số mỗi tháng với lưu lượng 20.000 bản trên các quầy báo từ đông sang tây. Ai cũng phàn nàn về tờ “American Poetry Review” chứ chẳng ai biết làm sao mà số lượng ấy lại có thể có được.

Vài năm trước đây, một tờ báo của ngành công nghiệp xuất bản đã in một danh sách những ấn phẩm bìa mềm bán chạy nhất mọi thời kỳ; bắt đầu với The Joy of Sex bán được hàng triệu quyển; so với sách khác cũng chỉ 250,000 quyển là cao. Điều đó xảy ra khi tôi đọc biểu đồ ngay sau khi biết được rằng tác phẩm “Coney Island of the Mind” của Lawrence Ferlinghetti bìa mềm đã bán được hơn một triệu bản. Bởi vì đó là một thi tập nên tờ báo cũng hiểu rằng doanh số bán của nó đã không được tính.

Khi tôi nêu ra những điểm này, tôi gặp phải kháng cự mãnh liệt. Không ai tin tôi cả. Nếu tôi chưa thuyết phục được mọi người rằng, những con số này là chính xác thì họ sẽ nại lý do: Bly bán được bởi ông ta là bầu sô; Ginsberg là người nổi tiếng; Rich bán được bởi bà là nữ chính trị gia. Người ta nại ra những lý do cho những con số này vì khái niệm không ưa chuộng thi ca là quan trọng – để gièm pha thi ca và những người ủng hộ thi ca. Tại sao hầu như những ai có liên hệ với thi ca đều cho rằng thính giả của thi ca đã giảm thiểu? Chắc hẳn việc theo đuổi sự thất bại và nhục nhã cũng là một phần trong đó. Ngoài ra còn có một căn nguyên đáng yêu nếu không tinh mắt: Một số người trong chúng ta yêu thi ca thắm thiết đến độ hễ vắng thơ trong đời sống mọi người là có vẻ phẫn nộ. Cha mẹ chúng ta không đọc James Merrill! Do đó, chúng ta lại cho việc cường điệu niềm đam mê bất thành là “không còn ai đọc thơ.”

Khi tôi mâu thuẫn với quan niệm như vậy, lúc đầu tôi nhấn mạnh chỉ dựa trên những con số. Nếu ai cũng miễn cưỡng về thống kê nghệ thuật thì ai cũng bảo chúng ta về nghệ thuật rằng “chẳng ai ngâm thơ cả”; vốn là một khái niệm về con số – và không trung thực. Tất nhiên, những con số tôi kể không mảy may liên quan đến chất lượng hoặc tinh thần của thi ca được bán hay được đọc lớn. Tôi không kể Rod McKuen trong số liệu của tôi, tôi chỉ bao gồm thi ca có hướng nghệ thuật xuất sắc. Số liệu của tôi chỉ là những con số đếm được – chứ không khẳng định giá trị và khiếm khuyết của nó.

Nhưng tôi cũng cần nhấn mạnh một cách riêng biệt rằng: Tôi tin vào chất lượng của thi ca đương đại hay nhất; tôi tin rằng thi ca Mỹ tuyệt tác thời chúng ta đã làm nên một nền văn học đáng kể. “America Poetry after Lowell” – một tuyển tập giới hạn có 400 trang viết cho nam nữ sinh từ thập niên 1920 đến thập niên 1940 – muốn thu thập một tổng thể đa dạng, thông minh, đẹp đẽ như một tác phẩm di động có sức chịu đựng. Xin bạn nhớ rằng, tự tổng thể đó có giới hạn một phần của một phần trăm những bài thơ được xuất bản. Nếu bạn viết về Thi Ca Ngày Nay, bạn phải nhận biết rằng phần lớn thi ca thật đáng sợ – và rằng phần lớn thi ca bất cứ khoảnh khắc nào cũng đáng sợ. Vào bất kỳ thời điểm lịch sử nào, khi bạn viết một bài báo cho rằng vóc dáng thi ca ngày nay tơi tả thì bạn luôn luôn đúng. Do đó bạn luôn luôn ngớ ngẩn.

Khúc mắc của chúng ta không phải với thi ca mà với nhận thức quần chúng về thi ca. Mặc dù ngày nay chúng ta có nhiều thơ hơn nhưng lại ít duyệt thơ trên báo chí trong nước. Cả hai tạp chí Harper và Atlantic đều từ bỏ các khảo sát về thi ca mỗi tam cá nguyệt. Tờ The New York Times Book Review chưa bao giờ quan tâm nhiều nhưng vì thi ca ngày càng phổ biến trong quần chúng nên báo Times đã giảm bớt chú trọng của mình. Tờ The New York Review of Books, vốn luôn nặng về chính trị hơn thi ca, đã dành cho thi ca mỗi năm mỗi ít số trang hơn. Tuột dốc nhất lại là tờ New Yorker. Tờ New Yorker từng có thời xuất bản đều đặn các tiểu luận của Louise Bogan về “Văn Vần”. Sau đó khi tờ báo đụng đến thi ca thì Helen Vendler cũng nghiêng hơn về viết dịch thuật hay về một nhà thơ đã lặng lẽ thôi sáng tác. Trong quá khứ, những nam nữ như Conrad Aiken, Malcolm Cowley và Louise Bogan đã hành nghề ký giả văn học để kiếm sống. Người thừa kế của họ hiện nay đã đáp ứng các lớp MWF. Người có vị thế không cần viết về điểm sách.

Sự vắng mặt của họ là sự mất mát của thi ca và của độc giả – bởi chúng ta cần một cán bộ xét duyệt để sàng lọc qua số lượng lớn tài liệu. Sức nặng của con số khiến độc giả chùn bước để theo đuổi. Thi ca dồi dào hơn bao giờ hết: Chúng ta phân biệt ra sao? Chúng ta tìm kiếm hoặc nhận dạng tác phẩm mới đẹp đẽ ra sao? Khi có đủ cán bộ xét duyệt thì ai tiếp tục lên bục giảng để thúc đẩy việc phát triển các tiêu chuẩn đó. Họ cung cấp những cảm ứng từ phạm trù lẫn lộn của lĩnh vực này để báo cáo.

Bên cạnh sức nặng của những con số, nguồn gốc của sự lẫn lộn quanh năm, là nạn bè phái. Khi tôi còn ở lứa tuổi đôi mươi và viết dạng thơ âm tiết iambus, quyển Howl của Allen Ginsberg là một tác phẩm đáng xấu hổ. Có lúc tôi đã coi thường Allen: “Nếu ông ấy đúng, tôi phải là người sai.”. Một hoặc cả đôi điều như thế thật là lố bịch và hiển nhiên: sự hạn chế cũng là sự nghèo nàn. Trong thập niên 1920, kẻ vốn không được phép ngưỡng mộ T.S. Eliot và Thomas Hardy thì thật khó cho người trí thức vốn ngưỡng mộ Wallace Stevens và thơ phú vặt vãnh của ông ta để mà tìm thấy được Robert Frost và chủ đề của ông trong tủ sách nhà mình. Nhìn lại thời hoàng kim lâu bền của thơ hiện đại vốn bị loại bởi bè phái theo thời gian, chúng ta có thể thán phục cái điêu luyện của thời đại, thán phục những sở trường khác nhau của các nhân vật khác biệt sinh ra trong những thập niên 1870 và 1880, những người vốn quen biết nhau nhưng lại viết như thể không quen biết. Bộ tứ nào có thể khác nhau hơn là bộ tứ Moore, Williams, Stevens, và Frost? Có lẽ câu trả lời là: có một số bộ tứ ngay bây giờ.

Có hàng ngàn cách để yêu một bài thơ. Các nhà thơ tài nhất tạo nên những cách thức mới và chúng phần lớn được quen dùng. Ngâm thơ giúp hướng tới sự hiểu biết (vốn giải thích thi ca bùng phát ra sao mà không cần điểm sách) bởi vì tiếng nói và cử chỉ của nhà thơ đã đưa đến cửa ngõ vườn thơ: chống nạnh mà vào. Việc ngâm thơ có giúp ích đấy – nhưng như thể một thay thế để duyệt thơ thì không hiệu quả. Và đôi khi thật khó biết liệu chúng ta trân quý bài thơ hay trân quý diễn xuất của nó.

Tối thiểu cũng có nhiều nhà thơ, nhiều độc giả – và cả khán thính giả. Đối với người như tôi sinh hồi thập niên 1920, thời đã sản xuất nền thi ca tuyệt vời nhưng lại bỏ bê không đọc nó – Knopf còn tồn đọng sách của Wallace Stevens. Thời điểm thơ mộng của chúng tôi thật truyền cảm. Khi tôi lớn lên, từ những năm 1930 đến 1950, nhà thơ ít khi ngâm lớn tiếng và cảm thấy may mắn khi bán được một ngàn tập thơ. Trong những năm 1990, cảm giác chung về thi ca Mỹ rộng lượng vô hạn. Trong thư từ, nghe ngóng, ngay cả trong cửa hàng bên đường, tôi đều được đối đáp hào phóng. Tôi tìm thấy cảm giác này trong các tạp chí và các thính giả ở Pocatello và Akron, ở Florence, South Carolina và ở Quartz Mountain, Oklahoma. Tôi cũng tìm thấy cảm giác ấy trong sách xuất bản và trong doanh số cực lớn nhiều sách bán ra.

Trong khi hầu hết độc giả và nhà thơ đồng ý rằng “không ai ngâm thơ” – thì chúng tôi sưởi ấm chính mình bằng ngọn lửa đội ngũ của nghệ thuật hiu quạnh mà chúng tôi có – Có lẽ một đám đông những kẻ vô danh sẽ kết lại thành cử tọa lớn mà Whitman trông đợi.

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here