HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT (PHẦN 2)

0

 KUSHINAGAR (PHẦN 2: 9.B).

HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT.

(A PILGRIMAGE TO THE LAND OF BUDDHA).

9. KUSHINAGAR

(Phần 2: 9.b).

Nguyễn Xuân Quang.

THÁP HỎA TÁNG RAMABHAR.

clip_image002

Tháp hỏa táng Ramabhar, Kushinagar.

Rời Chùa Niết Bàn tới thăm Tháp Hỏa Táng Ramabhar cách khoảng chừng 1.5 km từ chùa. Tháp được coi là chỗ thiêng liêng nhất của Phật giáo.

Tháp Ramabhar được xây bởi tộc người Malla để đánh dấu chỗ hỏa táng của Đức Phật. Gần bên tháp có một dải nước thường cạn khô vào mùa hè, Theo truyền thuyết tên tháp phát xuất từ dải nước này hay từ một gò đống. Nhiều người lại cho là tên liên kết với sự nhập diệt của Đức Phật.

Vì là chỗ hỏa táng nên trong các văn bản Phật giáo cổ gọi là ‘Mukut-Bandhan Chaitya’Như đã biết chaitya có nghĩa gốc là hỏa táng, Việt ngữ trà tỳ là phiên âm của chaitya. Nơi hỏa táng Chaitya về sau trở thành mô đất, mồ, tháp chôn cất tro than, di hài, di vật… và thành chùa, đền thờ phượng.

Theo kinh Mahāparinibbāṇa (Đại Bát Niết Bàn) sau khi nhập diệt bẩy ngày thi hài Đức Phật được hỏa táng tại đây (khi tôn giả Ca Diếp trở về).
Cũng nên nói một chút ngôn ngữ học về từ nhập diệt và Niết-bàn để hiểu rõ nghĩa.
–Nhập diệt có nhập: vào, hướng về, còn diệt là làm tiêu hết (tiêu diệt) (phiền-não, khổ đau nơi thân tâm), Hán Việt là khổ diệt, tịch diệt.

Niết-bàn phiên âm Phạn ngữ nirvana có

.nir- với nghĩa tiêu cực (không, không còn, hết…) liên hệ với Mường ngữ no, Việt ngữ nỏnọ (không) (Liên Hệ Việt Ngữ với Ấn Âu Ngữ).

.va:

./” to blow”, thổi. Va ruột thịt với Phạn ngữ vâta, gió, Việt ngữ vát, quạt: Hà Đông có làng Vát làm quạt và với bạt (bạt gió: cánh chim bạt gió).

./ to emit (bốc ra, phát ra, phun, phì ra), be wafted (luồng gió, hơi thở) hay diffused (phát tán) liên hệ với Việt ngữ phà: phà hơi, phà khói, phì phá… (v = ph như vành = phành).

Nirvana: “blowing out” (thổi tắt) hay “quenching” (tắt, làm nguội, ngăn cản đi) những hoạt động của tâm thức thế phàm và các thống khổ liên hệ của nó.

Ngoài ra gốc vana còn có những nghĩa khác như:

“weaving”, đan, dệt, kết lại với nhau,

sewing“, may, khâu. Vana = Việt ngữ  = mạng  (mạng áo thủng rách) (v = m). Nirvana là từ bỏ những ham muốn nối kết đời này với các đời sau lại với nhau.

+”desire” ham muốn, dục vọng. Vana: có van- = van: van xin, van nài, van vái, = muốnmong được: mong muốn (v =m).

Nirvana là trạng thái không còn ham muốn, không còm thèm khát dục vọng.

+ “forest, rừng cây hay “woods”: rừng nhỏ (cấm),vườn lớn như rừng, (lâm viên) phát gốc từ Latin silva “wood”, “woodland”, “forest”, “orchard”, vườn cây ăn trái, “grove”, rừng cây nhỏ, vườn, chòm cây. Ví dụ như Velu vana: rừng tre, vườn tre Trúc Lâm, Trúc Lâm Viên, Jeta vanna: Vườn Thệ Đà, Kỳ Viên.

Với nghĩa này vana liên hệ với Việt ngữ vườn, Hán Việt viên.

Nirvana có một nghĩa là tránh khỏi, thoát được “rừng ô uế, dơ bẩn” (“forest of defilements”) hay ngũ uẩn (five aggregates: năm kết hợp), Phạn ngữ là pañca-skandha: có pañca: 5 như Pentagon: ngũ Giác Đài [pan- = bàn (tay): số 5 là cả 5 ngón của bàn tay] và skandha: can, cành, cuống, cọng, miếng… hiểu theo nghĩa rộng là kết, buộc, nối lại: skand- biến âm với Việt ngữ chằng (buộc). Ngũ uần gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức là những chằng buộc, ràng buộc có đặc tính chung là vô thường, vô ngã và khổ.

Tóm lại Niết-bàn có thể được hiểu là trạng thái ngọn lửa tham, sân hận, ngu si trong tâm đã bị dập tắt, tâm trở nên trong sáng, thanh tịnh, yên hình, an lạc, không còn sẩu não, khổ đau, hiểu biết rõ tất cả pháp là vô ngã, vô thường, bất toại nguyện (khổ đau). Đạt được giải thoát.

Phần tro than pháp thân Đức Phật còn lại sau khi hỏa thiêu thường gọi là xá lợi Phật.
Xá Lợi Phật
Cũng xin nói một chút về xá lợi Phật. Xá lợi Phật là gì? Từ xá lợi hiện nay dùng với nghĩa chung chung lẫn lộn không minh bạch rõ rệt. Tôi chia xá lợi nói chung ra làm hai loại chính: xá lợi đích thực là xá lợi di hài và xá lợi không chính thống mà một số dùng là di vật của Đức Phật. Cũng nên biết là xá lợi áp dụng cho cả các la hán, bồ tát, cao tăng và các thánh nhân khác…
1. Xá lợi chính thức: di hài.
Phạn ngữ Sarira (số ít) và Śarīraḥ (số nhiều) có nghĩa là “body”. Trong cổ ngữ tế lễ Java, một ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với truyền thống Ấn Độ, từ Śarīra cũng có nghĩa là ‘body’ (thân xác) hay ‘human body’ (thân xác người), đẻ ra Java ngữ hiện kim là “slira” cũng có nghĩa là xá lợi.
 Lưu Ý
Trong Java, Nam Dương, Mã Lai ngữ có vô số từ Phạn ngữ hay có gốc Phạn ngữ nên khi so sánh với Việt ngữ muốn kết luận là có sự liên hệ giữa Việt ngữ với các ngôn ngữ đó thì phải biết rõ chúng là thuần Java, Nam Dương, Mã Lai. Trong danh sách so sánh Việt ngữ với Mã ngữ của tác giả Bình Nguyên Lộc rất nhiều từ Mã là Phạn ngữ hay có gốc là Phạn ngữ. 
Sarira phiên âm sang Việt ngữ là xá lị hay xá lợi. Sarira ruột thịt với Anh ngữ carcass: xác, thây ma, tử thi, phần thân xác (s = c như Hán Việt sa = cát). Sarira, xá lợi chính là Việt ngữ xác, xác thân (s = x).

Như thế hiểu theo đúng nghĩa xác thân thì xá lợi Phật chỉ dùng để chỉ phần xác thân Đức Phật, tro than Phật còn lại sau khi hỏa thiêu. Sau này sarira dùng nới rộng ra cho tất cả các phần thân thể không hỏa thiêu (lúc còn ‘sống’) như tóc, móng tay, răng, xương đốt tay hay một phần thân thể lưu giữ lại (như da)…

Xá lợi di hài ở một khía cạnh nào đó giống như Thiên Chúa giáo và phía Đông Chính Thống giáo tin là thánh linh can dự vào một vài thân xác các vị thánh giúp tránh khỏi qui trình hủy hoại, thối rữa bình thường sau khi chết gọi là “Incorruptibility”.

Nhiều khi các thứ liên hệ mật thiết với tâm trí, thân xác Đức Phật cũng được coi như chính tâm thể Đức Phật còn lại, nghĩa là coi như một thứ xá lợi di hài Đức Phật. Ví dụ như các kinh Phật ghi lại nguyên văn, nguyên ý Phật không thay đổi một tí mảy may nào, coi như chính là lời nói của Đức Phật còn lưu lại, coi như chính là tinh anh Phật và gọi là Dharmakàya sarira (Xá lợi pháp thân) Phật (‘dharma body śarīra’).

Bóng Phật in trên vách hang động. Ngồi thiền định bất động một chỗ lâu ngày bóng Phật in trên vách động tạo thành một hình ảnh in khắc vào mặt hang động. Hình bóng này được coi như là một phần thân xác Phật để lưu lại, một xá lợi di hài Phật.

Dấu chân Phật.

vân vân…

2. Di vật

Những di vật Phật là những thứ liên hệ tới đời sống Đức Phật mà hiện nay cũng có nơi gọi là xá lợi Đức Phật. Loại này có rất nhiều, chỉ xin đưa ra một vài ví dụ:

-Y trang, bình bát khất thực, gậy (tích trượng), bàn chải đánh răng, ống nhổ bằng đá của Đức Phật…

-Dấu tích như các cây Đức Phật ngồi thiền định như cây Bồ đề, cây tre Trúc Lâm, cây xoài, cây sala…, mỏm đá Đức Phật ngồi…

Dĩ nhiên còn nữa….

Dù là di hài hay di vật (Anh ngữ đôi khi gọi chung là relics) cũng rất quan trọng vì được tin đó là một thứ hiểu biết, trí tuệ tâm linh, giáo huấn, thực hiện hay một phần tinh anh sống của các Phật. Chúng được coi như là bằng chứng của giác ngộ và thanh khiết tâm linh.

Xá lợi thường được trưng bầy trong bát, bình pha lê để trong một bình mai táng bằng vàng hay tháp hoặc đặt trong bệ thờ nhỏ để trong pho tượng.

Phân tích khoa học cho thấy dưới một điều kiệt đốt nóng nào đó, xương người có thể tạo thành các cấu thể kết tinh. Một phân tích hóa học cho thấy xá lợi gồm các yếu tố cấu tạo là xương và đá.

Tóm lại

Xin đề nghị dành từ xá lợi chỉ dùng cho các di hài tâm thể (thể xác và tâm linh gắn bó với thể xác) Đức Phật (hay các vị thánh nhân khác) tránh dùng cho các di vật.

Trở lại vụ việc hỏa táng Phật xong, thì theo nguyên tắc tro thân ngài phải trao tất cả cho dòng tộc Sakya của Đức Phật. Tuy nhiên vì ở trên đất nước Malla nên nước này muốn chiếm giữ lấy hết.

clip_image004
Vua tộc Mallakas cỡi voi chiếm di hài Phật đội trên đầu mang về hoàng cung. Cây trước cổng thành hoàng cung là cây sa la. Hình khắc tại cổng Đại tháp Sanchi (nguồn: Wikipedia).
Nhưng sáu tộc khác và một vị vua có liên hệ với Đức Phật đòi được chia tro thân Phật (đúng như sự tiên đoán của Đức Phật khi chọn Kushinagar để nhập diệt). Bẩy nước còn lại đem quân vây hãm nước Malla đòi chia phần. Cảnh này thấy còn ghi khắc lại tại cổng trục thế giới Đại Tháp Sanchi.
clip_image006
Vua bẩy nước với bẩy chiếc lọng khác nhau tiến tới bao vây Kushinagar. Vua Mallakas ngồi bên góc trái.
Để giải hòa sự tranh chấp này vị Bà-la-môn Drona đứng ra làm trung gian chia phần hỏa táng còn lại ra làm tám phần cho: vua Ajatassathu (À Xa Thế, Người Không Có Kẻ Thù) con của vua Bimbisara nước Magadha (Ma-kiệt-đà); dòng tộc Sakya (Thích Ca) của Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ), Bulis của Allakappa; Koliyas của Ramagama; Brahmin của Vethadipa; Mallas của Pava và Mallas của Kushinagar.
Thêm vào tám phần này có hai phần nữa là vật đựng (kim tĩnh) pháp thân Phật để hỏa thiêu dành cho người đứng ra giải hòa Drona và Moriyas của Pipphalivana nhận phần tro dàn hỏa thiêu.
Như vậy tổng cộng là mười phần. Đúng như Phật dự đoán khi chọn Kushinagar làm nơi nhập diệt là để sự phân chia phần còn lại của thân xác Ngài ra khắp cả tam thế, vũ trụ, tám phương trời, mười phương Phật sau khi hỏa táng và sự phân chia được diễn ra êm thắm. Những phần di hài này đặt trong các hộp tiểu, bình mai táng đem chôn trong các mô, mồ, đống. Tại Thành Vương Xá chôn trong tháp ở ngay cổng thành, tại Veshali chôn trong Tháp Tro như đã biết và ở đây….
Vài thế kỷ sau vua Ashoka khai quật đem chôn thờ trong các tháp gạch, đá với nhiều biến dạng ở khắp các vương triều Mauryan. Trong các tháp Phật này ngày nay chỉ còn một tháp Ramagrama ở Ramgram, Nepal là còn nguyên vẹn.
Tháp Hỏa Táng Ramabhar tại đây ngày nay trông như một phế tích.

clip_image008

(ảnh của tác giả).

clip_image010

Tháp nhỏ tạ ơn (ảnh của tác giả).

Đây là một trong những tháp thiêng liêng nhất của Phật giáo. Chúng tôi đi thiền hành ba vòng quanh tháp theo chiều âm cùng chiều kim đồng hồ.

Như đã biết là đi một vòng tháp Phật thiêng liêng để tưởng niệm, tưởng nhớ Phật, để chiêm bái Phật, là đi một vòng Núi Vũ Trụ, Núi Thế Giới Meru, là đi một vòng Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống), là đi một vòng vũ trụ, là đi một vòng Tâm Thân Tinh Anh Phật, là đi một vòng xá lợi Phật, là đi một vòng giáo Pháp Phật, là đi một vòng tử sinh, là đi một vòng luân hồi qua muôn kiếp, là đi để cầu mong tu tập để được tái sinh qua một kiếp khác cao hơn hay được giải thoát vòng luân hồi về cõi vĩnh hằng…
……

Tháp Piprahwa Của Dòng Tộc Thích Ca Sakya.

Xin nói một chút về xá lợi Phật tìm thấy trong một khai quật đầu tiên vào thời hiện đại.

Như đã nói ở trên đáng lý ra dòng tộc Thích Ca phải được giữ hết phần còn lại của pháp thân Phật sau khi hỏa táng, tuy nhiên để chia đồng đều nên chỉ nhận được một phần tám. Phần này được chôn thờ trong tháp Piprahwa gần nơi sinh của Đức Phật là Vườn Lâm Tì Ni.

Chúng tôi có duyên là vài ngày ngay trước khi đi Hành Hương Đất Phật này, trên đường trở về từ một chuyến đi nghỉ dưỡng tại Bali, Nam Dương, có ghé ở lại Singapore vài ngày. Tại đây chúng tôi tới thăm Bảo Tàng Viện Văn Minh Á Châu (Asian Civilisations Museum). May mắn thay ngay lúc đó bảo tàng viện đang trưng bầy, triển lãm Buddha Relics (từ ngày 25-11-2022 đến 26-3-20230) đào thấy từ Tháp Piprahwa thuộc dòng họ Sakya.

clip_image011

Xá Lợi Phật .

clip_image013

Tháp Piprahwa, Utta Pradesh.

clip_image015

Vị trí của tháp Piprahwa rất gần Vườn Lâm-tì-ni (ảnh của tác giả).

Tháp này nằm trong bất động sản do ông W.C Peppé, một người Anh làm chủ.

clip_image016

Peppé tham khảo với các giới chức thẩm quyền và giới khảo cổ học để xin khai quật tháp này. Kết quả là đào tìm được năm bình mai táng để trong một quan tài đá.

clip_image018

Một trong các bình này nắp có khắc bằng chữ Prakrit một văn bản Brahmi có ghi:

Đây là bình xá lợi Đức Phật Thích Ca”.

clip_image020

(ảnh của tác giả chụp tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia New Dheli).

Năm bình chứa các mảnh xương và tro cùng với các hạt tròn (beads) khắc chạm, ngọc trai, ngọc hình hoa, đĩa lá vàng và các tế vật.

Lưu ý

Trong 5 vật đựng có hai bình mang hình dạng tháp vũ trụ Tây Tạng (chorten) clip_image022 mang âm tính (vì liên hệ với cõi chết âm) có chỏm nắp hình tháp vũ trụ. Trong bình vũ trụ lớn có nắp khắc chữ có chứa ấn và tro:

clip_image024

Bình chứa Ấn và Tro (ảnh của tác giả).

Ta suy ra các bình, vật đựng dùng trong mai táng có mang ý nghĩa vũ trụ tạo sinh là những vật dùng đựng di hài, tro than người chết. Các vò chum (vò chum đất nung ở Sa Huỳnh, Chum đá ở Cánh Đồng Chum Lào…), thạp (kể cả thạp đồng Đông Sơn), trống đồng Đông Sơn có mang ý nghĩa hư vô, trứng vũ trụ, dạ con vũ trụ, cây nấm vũ trụ đều dùng đựng tro than, xương, sọ người chết (ví dụ trống Nga Va ở Nga Sơn Thanh Hóa có đựng một sọ người).

Như vậy suy ra ba bình còn lại trong năm bình nói trên có thể là những bình đựng vật trang sức, cúng dường hay tế vật dâng Đức Phật.

Đây là một khai quật đầu tiên vào thời hiện đại cho thấy các di vật riêng của Đức Phật và các vật cúng dường đi chung với xá lợi di hài Đức Phật.

Khi nghe tin này Thượng tọa Jinavaravansa, một tu sĩ Thái-Tích Lan vội vã đến Piprahwa tìm gặp ngay Peppé. Thượng tọa thuyết phục ông Peppé giao phần xá lợi cho vua Thái. Sau đó Chính Quyền Thuộc Địa Anh cũng can thiệp khuyên ông Peepé giao xá lợi Phật cho các quốc gia Phật giáo uy tín. Lúc bấy giờ chỉ có Thái Lan là một quốc gia Phật giáo duy nhất có chủ quyền độc lập. Qua ngoại giao Thượng tọa Jinavaravansa thuyết phục được Peppé trao phần xá lợi di hài Đức Phật cho vua Thái Chulalongkorn Rama V vào ngày 15 tháng 2 (ngày Đức Phật nhập diệt) năm 1899. Là con của vị vua Phật Mongkut, Vua Rama V cũng rất mộ đạo Phật, một vị vua anh minh cải cách giữ Thái Lan độc lập và giao hảo tốt với Tây phương (vì vậy mà ông được nhận xá lợi Phật từ Peppé). Ông được biết đến nhiều trong phim nhạc kịch “the King and I”.

clip_image025

Đĩa bạc Vua Rama V tặng Peppé (ảnh của tác giả).

Năm 1990 trong một buổi lễ trọng thể Vua Thái Rama V trao lại một phần xá lợi cho Burma (Myanmar), Sri Lanka (ông quả thật là một người con Phật có trái tim Bồ đề) và một phần để trong Chùa Saket, Chùa Gò Vàng (Golden Mound Temple) ở Bangkok.

Ông W.C. Peppé chỉ giữ lại một phần các châu báu, vật cúng dường.

Sau đây là các di vật của ông Peppé được giữ lại.

clip_image027

Di vật khai quật từ Tháp Peppé tại Piprahwa (ảnh của tác giả).

clip_image031

Di vật trong khung kính làm cho Peppé năm 1903: ngọc tím (amethyst), tinh thể đá, ngọc trai và các châu ngọc khác, thế kỷ thứ nhất hay sớm hơn đào tím thấy tại Tháp Piprahwa, 1898 (mượn từ một sưu tập tư) (ảnh của tác giả).

clip_image033

Di vật nhìn dưới kính phóng đại (ảnh của tác giả).

Xá Lợi Phật Tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia New Dehli.

Như đã nói ở trên trước đây xá lợi Phật được trao cho vua Thái Lan rồi Thái Lan phân chia bớt cho Myanmar và Lào. Ngày nay Bảo Tàng Viện Quốc Gia New Dehli có được một phần.

Chúng tôi cũng có  duyên may là đã dự định khi chấm dứt chuyến Hành Hương Đất Phật này ở lại New Dehli vài ba ngày để viếng thăm Bảo Tàng Viện Quốc Gia New Dehli và dự đại lễ quốc gia Holi của Ấn Độ.

clip_image035

clip_image037

Tháp trưng bầy xá lợi Phật với hai bình mai tángTháp làm bằng gỗ tích (teak) dạng núi vũ trụ Tu Di (Meru, Kailash), cây vũ trụ do Thái Lan tặng. Phần tháp chính thếp vàng, chóp đỉnh có ổ nhận kim cương (ảnh của tác giả).

Tháp trưng bầy mang ý nghĩa núi vũ trụ Tu Di (Meru, Kailash) này thấy rõ qua chiếc ‘Chum’ hay thạp Gỗ Mai Táng của hoàng gia Thái, Lào cũng mang hình dạng núi vũ trụ Tu Di (Meru, Kailash).
Các vua chúa Thái, Lào, Campuchia theo truyền thống Phật giáo, khi chết vẫn để xác trong các vật mai táng lớn có hình chum, thạp nhưng bằng gỗ sơn son thếp vàng và trang trí rất nghệ thuật.
clip_image038
Chum, thạp gỗ thếp vàng của hoàng gia Lào tại chùa Xieng Thong, Luang Prabang (ảnh của tác giả).
clip_image039
Chum, thạp gỗ của hoàng gia Thái (ảnh của tác giả chụp tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia Bangkok, Thailand).
Trong các chum, thạp gỗ thếp vàng này thân xác vua chúa được trải qua các qui trình biến hóa dần dần từ thế giới trần tục đi về thế giới siêu linh. Thân xác được để ở tư thế thai nhi ngồi trong bụng mẹ giống như ngồi trong dạ con vũ trụ và giữ cho tới khi rữa nát. Thường thường là một năm. Sau đó, phần hồn tách ra khỏi phần xác đi về thượng thế, cõi vĩnh hằng. Phần thân xác còn lại mới đem hỏa táng. Các tro than và các phần xương không cháy được đem chôn ở những nơi thiêng liêng cùng với các vật tùy táng mang tính cách tín ngưỡng hay biểu tượng.

clip_image041

Xá lợi Phật trong đó có ngọc xương (xương kết tinh) Đức Phật trưng bầy trên đế tháp núi vũ trụ 7 tầng Càn Khôn có mandala vũ trụ tròn (ảnh của tác giả).

clip_image043

Hình chi tiết đế tháp trưng bầy xá lợi (tầng dưới cùng ngọc xương Đức Phật) và hai bình mai táng chụp trên màn ảnh máy truyền hình (ảnh của tác giả).

Lưu Ý

Ta thấy rất rõ các vật trưng bầy xá lợi di hài Đức Phật ở bảo tàng viện (hay chùa, đền) đều làm mang ý nghĩa của vũ trụ tạo sinh của vũ trụ giáo như tủ tháp cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) và đế tháp núi vũ trụ mandala tròn ở đây giống như các bình mai táng, các tháp Phật stupa, các vò chum mai táng, nấm mồ… Trong khi các di vật chỉ để trong các vật đựng thông thường như thấy qua các hộp gương di vật của Peppé.
….

Chúng tôi có được những giây phút an lạc cùng xá lợi Phật.

Chùa Tháp Niết Bàn và Tháp Hỏa Táng Ramabhar ở Kushinagar, được coi là trong những chỗ thiêng liêng nhất của Phật giáo.

Hãy nhớ lời Phật dậy trước khi nhập diệt: hãy tự mình đốt đuốc lên mà đi… không một ai, không một thần linh nào giúp được mình.

Chùa Việt-Hoa Linh Sơn.

Trước khi về khách sạn chúng tôi ghé thăm một chùa Việt Hoa Linh Sơn (chùa Linh Sơn Việt Nam Chinese Kushinagar).

clip_image045

Chùa Linh Sơn (ảnh của tác giả).

Chùa được một Sư Bà người Hoa xây dựng năm 1945. Dĩ nhiên chùa mang sắc thái một chùa Tầu, thấy rõ qua hai con rồng ở cửa vào. Chùa được trùng tu nhiều lần. Ở khuôn viên chùa, có tạo lập cảnh Tứ Động Tâm, tượng Bồ-Tát Quán Thế Âm, chùa Một Cột…

Chùa cũng có một trường tiểu học dậy trẻ em ở đây.

(còn nữa).

Số tới: Vườn Lumbini (Lâm Tì Ni).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here