“Hiểu” để sống bình an
Linh Vũ/Tuệ Quảng
Hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ cùng qúi vị trên điễn đàn cuối tuần một vài điều ảnh hưởng trong cuộc sống, điều tôi muốn nói có lẽ ai cũng biết, cho nên hãy xem đây là một tâm sự cuối tuần theo dòng đời vui buồn của ngày tháng.
Thưa quý bằng hữu, điều đầu tiên chúng tôi nói là sự biết và hiểu của những từ như vô thường, vô ưu, buông bỏ.v.v. như thế nào. Đầu tiên chúng tôi muốn nói sự khác biệt giữa Hiểu và biết ra sao. Nói một cách nôm na khi chúng ta nhìn thấy một cái gì đó chúng ta sẽ biết nó nhưng chưa chắc là hiểu nó một cách tường tận bằng cái “tâm” ví dụ ai cũng thấy lửa nhưng không chạm tay vào làm sao biết nóng. Cũng như những từ: vô thường, vô ưu, buông bỏ.v.v. Ai cũng đọc, cũng nói, cũng “biết” tuy nhiên để “hiểu” được nó lại là một chuyện khác? Xin góp ý như dưới đây:
- Biết không đồng nghĩa với hiểu một cách sâu sắc
Có lẽ ai cũng thường nói “cuộc đời là vô thường” nhưng họ vẫn cảm thấy đau khổ khi mất mát, nhưng vì cái biết của họ chỉ bằng lý trí mà thôi chứ chưa cảm nhận nó bằng tâm thức. Như ví dụ nêu trên biết lửa là nóng, nhưng chỉ khi chạm vào lửa, ta mới thật sự hiểu cái nóng là gì.
- Biết bằng cái đầu khác với hiểu bằng tâm
-Ví dụ: Khi đọc sách hoặc nghe pháp thoại, ta “biết” rằng mọi sự đều thay đổi như: Tình yêu, tuổi trẻ, sức khỏe, tiền bạc, người thân… Nhưng khi những thứ đó mất đi họ sẽ cảm nhận sự đau khổ, tức giận, hụt hẫng. Vì sao? Câu trả lời là vì chúng ta chưa “thấm”, chưa quán chiếu sâu để thấy mọi thứ thật sự đều tạm bợ. Để bổ sung thêm câu trả lời. Giống như bạn biết nước là ướt, nhưng nếu chưa từng rơi xuống nước, bạn không thật sự hiểu thế nào là “ướt”. Tóm lại, cái “biết” chưa đủ độ sâu để chuyển hóa nhận thức, nên khi có biến cố đến, tâm vẫn hoảng loạn.
- Bản ngã luôn muốn kiểm soát và khẳng định cho bản thân mình
Khái niệm “vô thường” hay “buông bỏ” luôn đi ngược lại với xu hướng cố hữu của bản ngã là nó muốn nắm giữ, sở hữu, tồn tại mãi mãi. Vì vậy, việc áp dụng các chân lý sâu sắc nào đó chính là một hành trình đấu tranh nội tâm không dễ dàng.
- Môi trường sống luôn khuyến khích, dính mắc thúc đẩy và chi phối bởi cảm xúc
Thực tế trong xã hội hiện đại thường dạy chúng ta theo đuổi thành công, sắc đẹp, danh tiếng, quyền lực, tiền bạc.v.v. Tất cả những thứ đó đều là thứ vô thường. Biết thế nhưng thế giới này luôn cổ vũ sự nắm giữ và tích lũy, còn cuộc sống tinh thần về sự buông xả trở nên lạc lõng, ít quan tâm, thậm chí còn bị hiểu sai. Một lý do rất quan trọng nữa là tâm con người bị chi phối bởi cảm xúc. Ngay cả khi hiểu rằng không nên dính mắc, con người vẫn bị lôi cuốn bởi yêu – ghét, sợ hãi – kỳ vọng. Những phản ứng cảm xúc này rất mạnh mẽ và thường vượt qua lý trí, nhất là trong các tình huống căng thẳng hay bị mất mát.
5- Cảm xúc chi phối mạnh hơn lý trí
Cảm xúc không nghe lời logic (lý luận/hợp lý). Dù mọi người đều biết “buồn là vô ích”, nhưng khi bị phản bội hay đánh mất điều gì đó thì trái tim như bị tan vỡ. Hay ai cũng biết “sân hận là khổ”, nhưng bị ai đó xúc phạm, ta vẫn phản ứng dữ dội. Đó là điều tự nhiên của con người, họ thường phản ứng theo thói quen, không phải theo hiểu biết hay lý trí. Thói quen này đã hình thành như là một tạp khí/thoái quen/tánh lâu năm thành một bức tường kiên cố. Cho nên, muốn thay đổi nó phải cần thời gian lâu dài để rèn luyện tâm. Câu hỏi được đặt ra là:
- Làm sao để sống được với điều mình biết?
*-Quan sát bản thân mỗi ngày: Nhận diện khi nào tâm khởi phiền não, bám víu, tham, sân, si…
*-Tập thiền, sống chậm lại: Để tạo khoảng trống giữa cảm xúc và phản ứng.
*-Đọc – nghe – chiêm nghiệm sâu hơn: Không chỉ đọc sách, đọc kinh mà phải học qua cách thực hành nội tâm.
*-Kết giao với những người có chiều hướng về tâm linh: Môi trường là yếu tố rất quan trọng.
*-Chấp nhận mình là người đang học hỏi: Đừng kỳ vọng mình “giác ngộ ngay”, chỉ cần mỗi ngày một chút an nhiên, tự tại hơn ngày hôm qua là tốt rồi.
7-Bản ngã luôn muốn kiểm soát và khẳng định bản thân mình
Khái niệm như “vô thường” hay “buông bỏ” đi ngược lại với xu hướng cố hữu của bản ngã – nó muốn nắm giữ, sở hữu, tồn tại mãi mãi. Vì vậy, việc áp dụng các chân lý sâu sắc là một hành trình đấu tranh nội tâm không dễ dàng cần nhiều thời gian.
Tóm lại: Biết là một chuyện – sống được với cái biết ấy là chuyện hoàn toàn khác. Điều này cần thời gian, công phu thực hành, và cả sự may mắn gặp được minh sư hướng dẫn, hay một môi trường thích hợp. Nhất là phải biết chuyển hóa chính mình. Dưới đây chúng tôi xin phân tích chi tiết cho từng khía cạnh, để chúng ta thấy rõ vì sao con người biết vô thường, vô ưu… mà vẫn không sống được với nó, lý do:
a-Bản ngã là một lực kéo rất mạnh
- Cái tôi luôn luôn muốn là: “tôi phải được yêu thương”, “phải thành công”, “ phải đúng”v.v. Nhưng ngược lại “vô thường, vô ngã lại mời gọi chúng ta nên từ bỏ” những thứ ấy.
- Khi hiểu vô thường thật sự, ta sẽ không còn đòi hỏi người khác “phải như ý mình”. Nhưng điều đó rất khó, vì bản ngã của con người rất sợ sự mất quyền kiểm soát đó.Vì vậy, biết vô thường nhưng bản ngã vẫn không chấp nhận thực tại, cho nên con người vẫn khổ.
b-Xã hội không cổ vũ đời sống nội tâm
- Phần lớn xã hội hiện đại thúc đẩy con người tìm kiếm sự thành tựu bên ngoài, không phải sự bình an bên trong nội tâm.
Khi bạn sống đơn giản, biết buông bỏ, ít dính mắc. Bạn sẽ bị người khác cho là “lười biếng”, “thiếu ý chí tiến thủ”.v.v. Chính điều này khiến nhiều người ngần ngại sống thật với tâm thức vô ưu, vô thường, mặc dù trong lòng họ biết đó chính là con đường giải thoát. Như vậy, chúng ta cần sự thực hành phải quan sát thân tâm, nhìn sâu vào cảm xúc, sống chậm lại, quán chiếu sự đổi thay trong từng phút giây. Nếu không bắt đầu thì nó giống như hạt giống chưa bao giờ gieo xuống đất. Hay nói một cách dễ hiểu nếu chúng ta muốn có cơ bắp thì phải tập gym/thể dục đều đặn. Nếu muốn có nội lực tâm linh, chúng ta phải tập buông bỏ, tập chánh niệm và sống tỉnh thức mỗi ngày. Theo kinh nghiệm riêng tư của chúng tôi là tỉnh thức với chính mình ngay trong đời sống thường ngày. “Hãy biết rõ mình đang làm gì, đang cảm nhận gì trong từng khoảnh khắc.”
Tóm lại, Những điều nói trên đều là cách sống với vô thường ngay trong thực tế, chứ không phải trên sách vở, lý thuyết suông.
*Thứ nhất. Khi bạn thấy buồn, giận, lo, sợ hãy dừng lại vài giây, thở nhẹ để dừng cảm xúc đó lại.
*Thứ hai. Không phán xét, không cưởng ép đè nén. Chỉ nhận biết nó thôi.
*Thứ ba. Hãy tự hỏi bản thân là “Cảm xúc này đến rồi… liệu nó có ở lại mãi không?” hay chỉ là khoảnh khắc
Sau hết, chỉ cần chúng ta hiểu một cách đơn giản như nói trên không nhiều thì ít chúng ta sẽ nhìn thấy ánh sáng chiếu rọi cuối đường hầm và chung quanh chúng ta sẽ mọc lên những đóa hoa vô ưu, tâm ta sẽ an lạc, hạnh phúc. Chúc quí bằng hữu một cuối tuần tốt đẹp, an vui.