I- Gốc rễ của khổ là do bản ngã/”self”.

0

“Tâm an giữa đời thường” của Tuệ Quảng/Linh Vũ tiếp theo

I- Gốc rễ của khổ là do bản ngã/”self”.

Như đã đề cập ở trên, “Bản chất của cuộc sống là đau khổ”. Vậy nguồn gốc của đau khổ là do đậu? Phật giáo cho rằng do “ngã chấp”, tức là chấp trước ý tưởng, cảm xúc của chính mình vào ý thức, vào sự vật. v.v. Điều gì buộc chúng ta? Chính là: Vô thường, khổ, trống rỗng và vô ngã. Mọi sự việc mà chúng ta tự nhận thức và giữ chặt đến mức bị chúng trói buộc, đó là nguyên nhân gặp rắc rối, phiền não. Do đâu ? Chính là “cái tôi”, cái “Tự chấp” này đã tạo ra ba loại độc hại: Lòng “tham lam”, “sân hận” và “si mê” mà Phật giáo gọi là “tam độc” vốn là thủ phạm khiến con người không ngừng làm những điều ngu ngốc, để rồi tiếp tục chìm đắm trong đau khổ, trong sáu nẻo luân hồi và tạo ra “nghiệp chướng”. Tóm lại, chúng ta muốn loại bỏ đau khổ, cần phải loại trừ chấp ngã.

Trong thế giới ngày nay, công nghệ và kinh tế đang phát triển nhanh chóng với mục đích là bảo vệ và mở rộng lợi ích cho con người để theo đuổi một cuộc sống hạnh phúc. Con người cố gắng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để hiện thực hóa những ước mơ, để đạt được một hạnh phúc lý tưởng. Nhưng, loại hạnh phúc nào là tột cùng của cuộc sống? Nhìn kỹ lại sẽ thấy hạnh phúc của ngũ dục thì ngắn ngủi và tạm bợ; còn hạnh phúc của thiền định tương đối lâu dài nhưng cũng vô thường. Vì vậy, hạnh phúc tốt đẹp nhất là sự giải thoát. Theo Phật giáo, muốn tìm đến hạnh phúc chỉ có con đường Bát chánh đạo có thể giúp con người thoát khỏi đau khổ và đạt được hạnh phúc.

Tuy nhiên, “Đau khổ” là thực tại của cuộc sống, và “hạnh phúc” có được từ “đau khổ” vốn là những gì mọi người cảm nhận và nhìn thấy nó từng giây phút trong cuộc sống của mình. Vấn đề được đặt ra là: Làm cách nào để giải thoát khỏi đau khổ và con đường nào tiến đến hạnh phúc? Câu hỏi đó chính là mục tiêu cuối cùng của Phật giáo. Chỉ có niết bàn và giác ngộ thì con người mới có thể tìm đến thánh thiện, hoàn chỉnh và buông bỏ. Đó là nơi hạnh phúc. Muốn đạt được nó, cần phải tu tập để có chánh kiến, tư duy đúng, lời nói đúng, định tâm đúng đắn; phải tinh tấn, tư tưởng đúng .v.v. Cuộc sống trần gian có muôn ngàn phiền ưu rắc rối. Như vậy, những phiền toái đó đến từ đâu? Ai cũng hiểu, nó đến từ bên ngoài, nhưng gốc rễ của nó đều nằm trong vô minh, trong sự chấp thủ vào bản thân. Nhất là “Tâm” vốn là nền tảng cho việc tạo ra phiền não. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, tâm trí cũng có sức mạnh để giải tỏa những rắc rối đó. Tâm trí có thể thay đổi cảnh giới, và cảnh giới cũng có thể thay đổi tâm trí; tùy thuộc vào cách chúng ta nắm bắt nó để thoát ra khỏi biển khổ. Nên nhớ hạnh phúc ở trong trái tim của chính mình.

-Bản ngã. Đây là từ có hai âm tiết, biểu thị hành động do chính mình khởi xướng và lấy bản thân làm đối tượng, với “chính mình”. Nói chính xác hơn, tâm và bản ngã là hai khía cạnh tương đối độc lập, nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết. Tâm thường là nơi các quá trình tư duy và cảm xúc diễn ra; trong khi bản ngã là nơi (người) nhận biết và giải quyết thông tin này. Tâm và bản ngã cùng tương tác để tạo nên ý thức và xác định cho con người. Mối quan hệ giữa tâm và bản ngã có thể được hiểu qua ví dụ sau đây: Tâm là máy vi tính, còn bản ngã là người sử dụng máy vi tính. Tâm giải quyết thông tin, nhưng bản ngã quyết định cách sử dụng thông tin đó. Cho nên, bản ngã có vai trò trong việc xác định giá trị, mục tiêu, và quyết định cuộc sống của con người.

Con người tự nhận thức gần như là một chủ đề đặc biệt. Chính vì thế, nó trở thành đề tài nghiên cứu của tâm lý học hiện nay. Các triết gia không thể phân biệt giữa “cái tôi” và hoạt động có ý thức khác biệt như thế nào và con người là gì. Nói về khái niệm bản thân theo nghĩa tâm lý, đó là do khác nhau về cách hiểu, phương pháp, quan điểm về bản chất con người và cách định hướng. Mỗi cá nhân có thể hiểu và biến đổi sự vật khách quan cho chính mình. Điều này liên quan đến việc khám phá khái niệm, cấu trúc của sự tự nhận thức của bản thân và mối quan hệ với thế giới xung quanh. Nó gồm những yếu tố sau đây: Thứ nhất là sự hiểu biết và đánh giá của cá nhân về trạng thái sinh lý của chính mình; ví dụ như sự hiểu biết về hình dáng, chiều cao thấp, ngoại hình, tốt xấu hay cảm giác đau đớn về thể xác, đói, mệt mỏi .v.v. Thứ hai là sự hiểu biết và đánh giá theo trạng thái tâm lý của chính mình như kiến ​​​​thức, cảm xúc, tính khí, tính cách, lý tưởng, niềm tin, sở thích của bản thân. Sau cùng là sự đánh giá mối quan hệ giữa bản thân và môi trường xung quanh như địa vị và các mối quan hệ xã hội hay sự quan hệ giữa bản thân và người khác. Vì vậy, trong tâm lý học, sự tự nhận thức được đưa vào hệ thống điều chỉnh nhân cách và hoàn thiện nó vốn rất khó phân biệt thứ nào “thuộc về tôi” và “cái tôi thực sự” là gì. Chính nó không có ranh giới rõ ràng giữa bản thân và thế giới chung quanh vì ba loại: Bản thân vật chất, xã hội và tinh thần. Như vậy, bản năng của bản ngã và siêu ngã là gì?

-“Bản ngã” xuất phát từ bản năng của con người; thể hiện sự theo đuổi, sự thỏa mãn những ham muốn cá nhân và việc thực hiện lợi ích riêng mình trong đời sống xã hội để chỉ biết đến hạnh phúc và mù quáng trong mọi hoạt động.

-“Siêu ngã” xuất phát từ văn hóa xã hội và niềm tin văn hóa đa dạng mà cá nhân đó đã biến hóa thành những giá trị của riêng mình trong quá trình trải nghiệm. Trong đó, đạo đức và đức tin là những nội dung chủ yếu của xã hội. Nói chung, con người luôn quyết định tự kiểm soát bản năng và đôi khi tuân theo siêu ngã. Cuối cùng, chỉ có bản thân mới biết mục đích và phương hướng hoạt động.

(Nếu quý vị cần đọc thêm về sự phát triển nhân cách, bản năng, bản ngã của các nhà tâm lý học, phân tâm học như Erik H. Erikson người Mỹ gốc Đức, hay những quyển sách khác nói về lý thuyết phát triển nhân cách suốt đời của một con người, cung cấp cơ sở lý luận và nội dung giáo dục ở các lứa tuổi khác nhau như George Herbert Mead, Carl Ransom Roger, William James người Mỹ, hay một bác sĩ thần kinh kiêm nhà tâm lý học người Áo Sigismund Schlomo Freud.v.v. để tìm hiểu thêm.v.v.)

Tóm lại, Tự nhận thức là một hệ thống tâm lý duy nhất của con người. Nó có các đặc điểm về ý thức, tính xã hội, tính chủ động và bản sắc riêng. Gọi là ý thức có nghĩa là một cá nhân có sự hiểu biết rõ ràng, dứt khoát và thái độ có ý thức với bản thân và mối quan hệ của mình với thế giới xung quanh; chứ ý thức không phải là vô thức hay trong tiềm thức.

Bản ngã của một người luôn tương ứng với nhận định về lòng tự trọng cao vốn luôn quan tâm đến cảm xúc của bản thân, thường phóng đại phản ứng cảm xúc, luôn quyết định theo các chuẩn mực hành vi và niềm tin của bản thân, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài; khác với những người không quan tâm nhiều đến khía cạnh bên ngoài của mình vốn sợ người khác đánh giá không tốt về mình. Giai đoạn bản ngã tâm lý là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển khả năng tự nhận thức. Họ luôn coi mình là một cái “tôi” liên tục, tích hợp, không thể tách rời và độc nhất; đồng thời sẽ có nhận thức, thái độ tổng thể và đặc điểm với tính cách của chính họ.

Trong phạm trù Phật giáo, thể hiện qua tổng hợp những lời dạy cơ bản nhất của Đức Phật, “các pháp đều vô ngã”; tức là, sự hiểu biết và kiên trì về ngã của con người cũng giống như vậy: Không có thứ nào thực sự thuộc về chính mình. Con người không có linh hồn vĩnh cửu; còn ý thức là tạm thời trôi theo nghiệp lực. Do đó, Phật giáo phủ nhận sự tồn tại của bản ngã và so sánh nó như là nhà trọ tạm thời cho ý thức tâm linh. Sự gắn bó của con người với bản ngã là nguồn gốc của đau khổ và khởi đầu nghiệp xấu. Nếu bám chấp vào ngã, con người sẽ không giải thoát luân hồi và giác ngộ được. Muốn tiêu diệt cái tôi bên trong, thường hằng, bất biến, được thuần khiết và không bị ô nhiễm, con người cần phải thực hành khổ hạnh để làm cho thế giới nội tâm trong sáng, công bằng và loại bỏ những sai lệch về tâm lý và hành vi sai trái của mình sau khi suy nghĩ. Bản thân tâm lý là tổng hợp các thái độ, niềm tin, giá trị và đặc điểm về tính cách của một cá nhân. Hãy nhìn về thế giới tâm lý của chính mình một cách đúng đắn, từ bi, yêu thương và thông cảm!

J-Tầm quan trọng của Tâm và Bản ngã

Sau hết, chúng tôi tóm tắt sự quan trọng giữa tâm và bản ngã. Tâm và bản ngã đều là những khái niệm sâu sắc trong triết học và tâm lý học vốn đánh dấu sự phức tạp và sự đa chiều của bản chất con người. Hai khái niệm này đề cập đến hai khía cạnh cơ bản của tâm trí và tồn tại cá nhân; thể hiện sự tương tác phức tạp giữa ý thức và tiềm thức, giữa cá nhân và thế giới xung quanh.

Tâm thường được xem như là trung tâm của ý thức, nơi mà suy nghĩ, cảm xúc và ý chí xuất phát. Nó không chỉ bao gồm các quá trình nhận thức mà còn liên quan đến khả năng nhận biết, suy luận và ý chí của con người. Tâm cũng gắn liền với khả năng tự nhận thức và tự hiểu về chính bản thân mình. Tâm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhận thức cá nhân và cách con người tương tác với thế giới xung quanh.

Bản ngã theo triết học, thường được hiểu là bản sắc cốt lõi của cá nhân; bao gồm những giá trị, niềm tin, ý thức về bản thân và vị thế trong xã hội. Bản ngã có thể đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhận thức và quan điểm cá nhân của mỗi người. Nó không chỉ là cái nhìn về bản thân mà còn là nền tảng xây dựng các quan điểm, giá trị, và hành vi của mỗi người.

Mối quan hệ giữa tâm và bản ngã có thể được hiểu rằng Tâm là nơi mà bản ngã dùng để thể hiện và tác động, Tâm là không gian mà bản ngã tạo ra phản ánh, và cũng là nơi mà bản ngã tương tác với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, cũng có sự phức tạp khi tâm có thể ảnh hưởng đến bản ngã, thay đổi hoặc điều chỉnh các giá trị, quan điểm và niềm tin của bản ngã. Có lẽ sự hiểu biết và cảm nhận sâu sắc về tâm và bản ngã có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính mình và cách chúng tương tác với nhau. Sự phát triển của tâm và bản ngã không chỉ là quá trình của cá nhân mà còn tương tác với xã hội; được định hình bởi văn hoá, giáo dục và môi trường sống.

Việc khám phá và hiểu rõ về tâm và bản ngã là một hành trình không ngừng, một dạng học hỏi về chính mình và cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh. Đây là chìa khóa để phát triển và trưởng thành; không dành cho chỉ cá nhân mà còn cho xã hội. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về Triết học và Tâm-Bản ngã của những tác giả dưới đây.

*Triết học đã nghiên cứu về tâm và bản ngã trong nhiều thế kỷ: Các triết gia như Plato, Descartes, và Kant đã đưa ra quan điểm riêng về tâm và bản ngã.

*Plato, cho rằng tâm là một phần phi vật lý của con người, và bản ngã là hệ thống giá trị và đức tính đạo đức mà con người nên phát triển.

*Descartes nổi tiếng với câu nói ” “I think, therefore I am” đã thể hiện quan điểm về tâm là bản ngã cơ bản của con người.

K- Sự trống rỗng- vô ngã

Phật giáo dùng hai giáo lý chính là “con người vô ngã” và “các pháp vô ngã” để giúp thoát khỏi chấp ngã “Vô ngã” là “tánh không”. “Người” trong “người vô ngã” ám chỉ “tự ngã”; “pháp” trong “pháp vô ngã” ở đây không ám chỉ các phương pháp, mà ám chỉ những điều bạn biết bên ngoài bản thân. Bản chất của vô ngã là không tự cho mình là đúng và không thể thống trị được.

“Con người không có cái tôi” nghĩa là không có gì cố định trong “cái tôi” của chúng ta. Bạn có thể nói cơ thể là của “tôi” điều này không hoàn toàn đúng. Nếu dùng Khoa học để chứng minh thì các tế bào cấu tạo nên cơ thể con người không ngừng được đổi mới, các yếu tố trong xương cũng vậy. Từ trẻ đến già, tình trạng thể chất luôn thay đổi. Ngay cả khi năng lượng trong cơ thể bị chia nhỏ, nó vẫn luôn luân chuyển và lưu thông tương tác với thế giới bên ngoài. Không có gì trong thế giới vật chất là không thay đổi. Bây giờ chúng ta hãy xét kỹ mức độ ý thức về “bản thân” của mình. Như vậy, ý thức, quan điểm và kiến​​​​ thức của bạn có cố định không? Chắc chắn là Không. Tất cả được học và phát triển trong một môi trường cụ thể. Điều này dễ hiểu thôi: Chúng ta có thể thấy sự phát triển hoặc thay đổi trong suy nghĩ của chính mình theo thời gian và kinh nghiệm. Hay nói cách khác, không có “cái tôi” cố định trong “ý thức”! Cho nên kết luận rằng “con người vô ngã” là sự thật. Vô ngã là tánh không, trống rỗng là như vậy.

“Sự trống rỗng” có phải là vì mọi thứ không tồn tại nên chúng ta có thể quên đi mọi rắc rối của mình? Tánh Không đề cập đến thực tế vốn là những mô hình tồn tại phi lý, không vĩnh viễn và hoàn toàn không thể vững chắc được. Mọi thứ tồn tại do ảo tưởng, do chúng ta phóng chiếu và không đồng nhất với thực tế. Không có gì của riêng chúng ta mà tự nó trở thành vấn đề của nó. Từ góc độ thế tục, chúng chỉ xác định rằng chúng là những vấn đề dựa trên một “vấn đề”: Đó là định nghĩa của thế tục.

1- Sự khác biệt giữa “vô ngã” và “tánh không”.

Như đã nói trên, “Vô ngã” là một trong tam ấn của Phật giáo, còn gọi là “các pháp vô ngã”. Có hai loại vô ngã là “con người vô ngã” và “Pháp vô ngã” không có “tự ngã”. Cái gọi là “người vô ngã” ám chỉ thân tâm của chúng ta; là sự kết hợp sai lầm của tứ đại và ngũ uẩn. Nó không có sự tồn tại cá nhân vĩnh viễn nếu chúng bị tách rời khỏi tứ đại và ngũ uẩn. “Pháp vô ngã” có nghĩa là tất cả các pháp đều do duyên sinh, đồng thời cũng chết do nhân duyên. Nói một cách đơn giản, tất cả các pháp đều sinh diệt do nhân duyên. Bản chất bất biến đó gọi là “Pháp vô ngã”. “Tánh không” vốn dĩ không thể diễn tả được, cần phải thực hành, thực nghiệm mới hiểu được; nhưng đặc điểm của nó thông qua tu luyện không sai lầm. Như trong Kinh Kim Cương nói: Tất cả tướng đều là giả. Nếu thấy tất cả tướng tức là không tướng thì sẽ thấy Như Lai. Nói cách khác, Pháp về cơ bản là tách biệt khỏi tất cả cái thấy, cái nghe và nhận thức. Nếu có dính mắc vào cái thấy, cái nghe và cái biết, đó là gốc rễ của vô minh. Tóm lại, “Tánh không” được phát triển từ góc độ tuyệt đối; trong khi “vô ngã” nằm từ góc độ tương đối, nên có sự khác biệt rõ ràng giữa “vô ngã” và “tánh không”.

Từ xa xưa, Phật giáo đã được mệnh danh là “tánh không” bởi vì “tánh không” là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật. Đó cũng là đặc điểm khiến đạo Phật khác biệt với các tôn giáo hiện nay và một số các học thuyết thế tục khác. Trên thực tế, “tánh không” chứa đựng sự vô tận, và chỉ có chân không mới có thể tạo ra sự tồn tại kỳ diệu; “tánh không” cũng không phải là hư vô mà đòi hỏi chúng ta phải thoát khỏi sự tồn tại và không tồn tại.

Với ý nghĩa của tánh Không, mọi việc đều có thể thành tựu được. “Tánh Không” là yếu tố thiết lập nên mọi sự. Chúng tôi đưa ra một ví dụ: Nguyên liệu của chiếc áo bằng vải bông được làm từ hạt bông, cần đất, ánh sáng mặt trời, không khí, tưới nước, phân bón, v.v., Chúng có thể phát triển, nở hoa và kết trái. Đồng thời nó kết hợp với nhân duyên của vạn vật trong vũ trụ. Nếu nhìn từ góc độ “nhân duyên của vạn vật” thì bản chất của nó là “không”. Chính “chân không này có thể tạo ra sự tồn tại tuyệt vời”. Hay một ví dụ khác về thân thể con người: Nếu lỗ mũi không trống rỗng thì chúng ta không thở được, nếu tai không trống rỗng thì không nghe được, nếu miệng không trống thì làm sao ăn, hay các tế bào lỗ chân lông và các cơ quan nội tạng của toàn cơ thể không trống rỗng thì chúng ta có thể sống hay tồn tại được không? “Trống rỗng” là sự thật tối thượng.

Tóm lại, trên đời không có gì là vĩnh cửu. Vạn vật trên thế giới không ngừng thay đổi. Đây là “sự vô thường của vạn vật”, cũng là “sự vô thường, khổ và trống rỗng”. Trên đời này, không có thứ gì độc lập cả. Vạn vật sinh khởi và bổ sung cho nhau. Đây là “pháp vô ngã”, tức là “bản chất duyên khởi là không”. Và trên đời không có thứ gì có thật. Mọi thứ giống như một giấc mơ. Đây là “sự im lặng Niết bàn”, tức là “chân không tuyệt vời”.

Nói cho cùng, Phật giáo có rất nhiều cái không; nhưng chúng tôi xin tóm tắt thành ba loại: Tính không của con người, tính không của pháp và tính không của ý nghĩa tối thượng. Tuy nhiên, trên lý thuyết là vậy, nhưng nếu nghĩ một cách đơn thuần thì có nhiều câu hỏi được đặt ra. Nếu không có không gian thì làm sao chúng ta có thể xây nhà; làm đường, máy bay làm sao bay được, nếu cái túi không trống rỗng thì làm sao đựng được đồ vật, nếu vũ trụ không trống rỗng thì con người không thể tồn tại được; “trống” là cần thiết để con người “có”. Mọi quy luật trong vũ trụ đều dựa trên ý nghĩa trống rỗng này; bởi vì “sự trống rỗng” không phải là hư vô mà là nền tảng của mọi quy luật, là nguyên lý tồn tại và hoạt động. Bởi vậy, “Tánh không” gắn liền với vô thường. Vô thường có nghĩa là mọi thứ đều không ngừng thay đổi. “Sinh, lão, bệnh, tử” đều là quá trình tự nhiên của cuộc sống.

2- Sự thực hành tánh Không

“Tánh Không” không chỉ là một khái niệm triết học mà còn là một phương pháp tu tập tâm linh, là con đường hướng dẫn hành giả chứng ngộ “tánh không”. Trên con đường tu tập thông qua thiền định, nó giúp chúng ta quán chiếu và nhận thức, giúp chúng ta cố gắng vượt qua sự gắn bó và kiên trì để nhận ra rằng mọi thứ đều vô thường và trống rỗng. Trải nghiệm này có thể giúp người tu hành vượt qua nỗi đau khổ để đạt được sự bình an cho nội tâm. Chúng ta phải bước ra ngoài chủ nghĩa hiện thực và nhắc nhở rằng phải thấu hiểu sâu sắc về bản chất của nó, suy xét những hiện tượng bề ngoài và khám phá bản chất thực sự của sự vật.

Con người có thể trải nghiệm niềm hạnh phúc lớn lao của “tánh không”. Các câu hỏi được nêu lên: Sự trống rỗng là gì? Sự trống rỗng ở đâu? Tất cả pháp đều không trường tồn và không tồn tại một mình. Bản thể của pháp là “tánh không”, tức là tự tánh của tánh không. Luôn luôn duy trì nhận thức về tánh không, mọi thứ sẽ thay đổi vì không có gì để chúng ta ghét bỏ hay bám víu. Tánh không là sự hòa nhập hoàn toàn, một cách trọn vẹn của tâm mà không có bất kỳ dính mắc nào. Tánh không, không phủ nhận mọi thứ; có nghĩa là mọi thứ tồn tại theo bản chất nhưng nó không tồn tại vĩnh viễn. Tự tánh tồn tại. Nó ám chỉ bản chất và tự tánh thường hằng, bất biến. Sự phủ định tự tánh phù hợp với ý nghĩa duyên khởi; vì sự tồn tại và bản thể của mọi hiện tượng đều không có tự tánh. Nó được cấu thành từ sự kết hợp của nhiều duyên nhân quả. Nó chỉ là hình tướng tạm thời mang tính hài hòa không tự tánh. Chúng ta hãy lấy tánh không làm nền tảng để phát tâm và khởi lên tấm lòng đại bi, lúc đó chúng ta có thể thấy được giá trị trong cuộc đời. Người tu hành phải luôn tỉnh giác về tánh không vốn sẽ tạo ra sức mạnh nội tâm để vượt qua mọi trở ngại trước mắt và tiến gần con đường giải thoát. Tánh không sẽ giúp con người không sợ hãi, có thể buông bỏ chính mình và không còn chấp trước.

Chúng ta nên thiền định, để phân tích tất cả các pháp và nguyên lý vi diệu của tánh không và tự tính. Lúc đó, nó mới có thể cắt đứt vô minh, mới ngăn chặn sự ích kỷ, chấp ngã và phát triển lòng từ bi vô hạn để mở rộng tâm hồn. Vào thời điểm đó, con người mới tự do và vô tư thực sự. Tuy nhiên, vô ngã và tính không muốn đạt được phải do sự thực hành chứ không phải thông qua suy nghĩ logic, hay đạt được qua việc tụng kinh hay thực hành các nghi lễ.

Tóm lại, tính vô thường và ảo ảnh của vạn vật không chỉ có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc mà còn có tác động sâu đậm đến triết học, văn hóa và thực hành. Nếu con người hiểu được “sự trống rỗng”, họ có thể đương đầu tốt hơn với những thay đổi vô thường, nỗi đau trong cuộc sống và tìm kiếm sự bình yên, nhẹ nhõm trong nội tâm.

Một khi bạn nhận ra tánh Không, việc thực hành sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó giống như bầu trời nhiều mây che khuất tia nắng; khi mây tan thì ánh nắng lại xuất hiện. Tương tự như vậy, nếu con người biết buông bỏ cái “tôi” của mình thì sẽ tạo ra nhiều không gian hơn trong môi trường sống của mình. Một số người tin rằng những người chứng ngộ được tánh không là những người phi thường. Điều này không hoàn toàn đúng; bởi vì, khi chứng ngộ được tánh không, chúng ta có thể gần gũi và biết tôn trọng người khác hơn, đồng thời có thể giúp đỡ họ một cách nhiệt tình. Cho nên, con người cần có trái tim trong sáng, buông bỏ, từ bi để bước đến bờ giác ngộ và giúp chúng ta gần gũi, quan tâm hơn với tất cả mọi người.

Điều quan trọng là phải học cách nhận biết tánh “Không” để hiểu được bản chất của mọi thứ là hư ảo. Chúng ta cũng không thể đặt câu hỏi tâm đến từ đâu và nó sẽ đi đâu; nó có màu sắc hay hình dạng cụ thể như thế nào. Nếu con người hiểu được điều này, thì chúng sinh có thể thoát khỏi sự mê lầm của chính mình và đạt được Phật quả.

Sẽ tiếp kỳ tới

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here