L – Các Quốc gia theo Phật giáo đa số đều nghèo (kỳ 8)

0

Sự sống, Con người và Tôn giáo tiếp theo kỳ 8

Một trong những giáo lý Phật giáo, sự giàu có không bảo đảm sự hạnh phúc. Sự giàu có cũng chỉ là vô thường. Con người trên thế giới đều phải chịu mọi đau khổ dù giàu hay nghèo. Tuy nhiên, những người hiểu giáo lý Phật giáo thường nghĩ rằng, họ có thể tìm thấy hạnh phúc thật sự cho chính họ. Nếu nói đến nghèo, có nghĩa là Quốc gia đó có nền kinh tế không được phát triển, người dân sống trong sự thiếu thốn vật chất, cuộc sống kém chất lượng, nhưng đời sống tinh thần của họ phong phú hơn so với người dân các Quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hôm nay. Trên lĩnh vực này họ thường so sánh về phương diện tội phạm; người già bị bỏ quên bởi con cái họ và chết vì cô đơn, bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em, ly dị nhiều hơn, văn hóa đồi trị, khiêu dâm… Nói như vậy không có nghĩa là chỉ có các Quốc gia giàu có về kinh tế mới có những tình huống đó xảy ra, mà các Quốc Gia nghèo có ảnh hưởng Phật giáo cũng xảy ra, đôi khi cũng không kém. Tuy nhiên, điều này một phần lớn còn ảnh hưởng từ phong tục tập quán, dân trí, văn hóa, chính trị nữa… Việc đánh giá tại sao các Quốc Gia nghèo đa số theo Phật giáo nhiều nhất? Điều này còn tùy thuộc nhiều yếu tố như: Địa lý, nền văn minh, sự truyền giáo, ngôn ngữ, kinh điển, chứ không hẳn Phật giáo là ở các Quốc Gia nghèo. Sau đây là một số Quốc Gia tiêu biểu có nhiều Phật tử nhất trên thế giới:

1 -Lào.

Hiện nay thế giới có khoảng 376 triệu tín đồ Phật giáo. Đa số là những tín đồ Phật giáo đông nhất đều ở những Quốc gia Á Châu. Tuy dân số Lào hiện nay khoảng 6.5 triệu người, nhưng đa số theo đạo Phật. Lào tổng cộng có khoảng hơn 5.000 ngôi chùa lớn nhỏ. Phật Giáo đã ảnh hưởng đến tính cách dân tộc, nhân sinh của người Lào từ rất lâu. Nhiều thế kỷ trước đây người Lào theo tập tục dân gian, thờ phụng thần linh, gia tiên, thờ vong hồn và thế giới thiên nhiên. Nét đặc biệt nhất được nhiều người chú ý đó là những sinh hoạt của các tu sĩ. Nếu có cơ hội đến Lào chúng ta có thể nhìn thấy từ 6 giờ sáng mỗi ngày, có từng đoàn khất thực với những bước chân chậm rãi, vô tư lự trong một thế giới tĩnh mịch đầy bình an như cõi niết bàn.

Chùa cổ Visounarath được Unesco công nhận là di sản văn hoá của nhân loại. Ngoài ra thành phố Luang Prabang là một điểm đến của rất nhiều du khách khi đến với Lào. Họ được cơ hội xem hàng trăm nhà sư mặc áo choàng ngoài màu vàng nghệ di chuyển âm thầm trong sinh hoạt khất thực, trong khung cảnh tĩnh mịch trầm mặc đầy sự bình an, đúng là trái tim Phật giáo của đất nước Lào. Thủ đô Lào là Vientiane tiếng Việt xưa gọi là Vạn Tượng hay Mường Viêng là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất ở Lào nằm về hướng tả ngạn sông Mê Công.                 

2 -Campuchia

Phật giáo của tu viện Sarvastivadin đã lan truyền sang Campuchia trong thế kỷ thứ 3 TCN và đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ thứ năm và thứ sáu. Đến cuối thế kỷ thứ tám, các nguyên tố của Đại Thừa (Mahayana = Great Vehicle) cũng xuất hiện. Trong suốt nhiều thế kỷ qua Phật giáo đã kết hợp giữa Phật Pháp với Shaivite Hinduism của Ấn Độ giáo. Tuy nhiên vào thế kỷ 14, Nguyên thủy (Theravada) được nhà vua áp đặt vững chắc vào đất nước họ và đã chiếm ưu thế. Năm 1955 Hoàng tử Norodom Sihanouk tìm cách thống nhất đất nước dưới ngọn cờ của vua, giáo pháp và chủ nghĩa xã hội.

Campuchia là một Quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh cũng là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Phật giáo đã trở thành Quốc giáo từ thế kỷ 15, mặc dù chế độ Khmer Đỏ đã tìm cách tiêu diệt tất cả các tôn giáo, nhưng Phật giáo hiện nay vẫn chiếm ưu thế. Sau chiến tranh nhiều chùa được phát triển thêm nhiều nơi. Dân số hiện nay khoảng 15 triệu người, thủ đô tại Phnom Penh. Đây là một Quốc gia nghèo, Phật giáo là Quốc giáo nhưng nạn buôn bán tình dục lên đến cả 100.000 người và tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở Châu Á.

Campuchia có đền thờ tôn giáo và đài tưởng niệm Angkor Wat nỗi tiếng lớn nhất thế giới. Ban đầu đền này được xây dựng như một đền Hindu thờ thần Vishnu thời Đế quốc Khmer, dần dần chuyển thành đền thờ của Phật giáo vào cuối thế kỷ thứ 12. Angkor Wat kết hợp hai phương án cơ bản của kiến trúc chùa Khmer. Nó được thiết kế xem như một biểu tượng của núi Meru là quê hương của Chư thiên trong thần thoại Hindu. Ngôi đền (stupas) này được nhiều người ngưỡng mộ như một sự hùng vĩ với kiến trúc hài hòa rộng lớn với hình thức sáng tạo nghệ thuật bằng cách đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài và rộng khác nhau. Tất cả được kết hợp hài hòa tạo nên một phong cách nghệ thuật cổ tuyệt đỉnh đầy nguy nga, ước lệ. Có thể nói Angkor Wat là di tích lịch sử siêu việt được thế giới công nhận như các đền Machu Picchu hay Petra chẳng hạn.     

3 -Bhutan

Bhutan là vương Quốc Bhutan (Kingdom of Bhutan), tuy nhiên tại địa phương, Bhutan đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Bhutan là một đất nước nhỏ, dân số khoảng 800.000 người, nằm trong dãy núi phía đông Himalava bao quanh bởi Trung Quốc và Ấn Độ. Bhutan đã phát triển một biệt sắc dân tộc dựa trên Phật giáo như là Phật giáo chính trị thần quyền. Bhutan đã bị đóng cửa cho tất cả các chứng nhân Kitô giáo cho đến năm 1965. Phật giáo lần đầu tiên du nhập đến Bhutan trong thế kỷ thứ 7. Hai ngôi đền Phật giáo được xây dựng tại Bumthang ở miền Trung Bhutan và Kyichu gần thung lũng Paro. Phật giáo ở đây được truyền bá một cách nghiêm túc trong khoảng năm 746 dưới thời vua Sindhu Raja. Người ta ước tính rằng giữa hai phần ba và ba phần tư dân số Bhutan theo phái Kim Cang Thừa (Vajrana= Diamond Vehicle) của Phật giáo và đó cũng chính là Quốc giáo. Khoảng một phần tư đến một phần ba là tín đồ của Ấn Độ giáo. Còn các tôn giáo khác có ít hơn 1% dân số. Khuôn khổ pháp luật hiện hành, về nguyên tắc bảo đảm quyền tự do tôn giáo và truyền đạo. Bhutan là đất nước Phật giáo gắn liền với huyền thoại là đất của Rồng Sấm (Thunder Dragon). Được xếp hạng là một trong những nước hạnh phúc nhất trên thế giới.       

4 -Tây Tạng

Phật Pháp của Tây Tạng (và các nước Himalaya như: Sikkim, Bhutan và Ladakh) được bảo tồn và phát triển truyền thống Kim Cang Thừa của Phật giáo Ấn Độ sau này và kết nối với luật lệ của tu viện Sarvastivadin. Việc truyền bá Phật giáo lần đầu tiên được khởi xướng bởi Vua Trisong Detsen (755-797), Ông đã mời một học giả Shantarakshita người Ấn Độ gốc Tây Tạng, một danh sĩ đã tổng hợp tuyệt vời về Madhayamaka và Yogachara cùng với một đại sư siddha Padmasambhava vĩ đại của Ấn Độ. Truyền thống của phái Nyingma bắt nguồn từ thời gian này. Sau một thời gian bị bách hại và sự lan truyền lần thứ hai vào thế kỷ thứ 11, kết quả thành tựu đó là nền tảng của các tu viện Kagyu và Shakya. Một phần các văn bản quan trọng của Phật giáo Ấn Độ được dịch ra thành kinh điển Tây Tạng, Trong đó bao gồm kinh Tantric (Mật Tông)/Mantra và phần chú giải, đồng thời bảo quản và tìm kiếm nhiều văn bản khác đã bị mất.

Trong thế kỷ 14, một phong trào cải cách dẫn đến sự hình thành của tu viện Gelukpa, đó là tu viện chủ yếu thứ tư của Phật giáo Tây Tạng. Vào cuối thế kỷ 20, do hậu quả đàn áp của Trung Quốc Phật giáo ở Tây Tạng đã bị suy tàn chỉ còn lại như một tàn tích. Dù thế, nhưng nó vẫn còn tồn tại ở Sikkim và Bhutan. Trung tâm của Phật giáo Tây Tạng cũng đã phát triển ở miền bắc Ấn Độ và Nepal cũng như ở Châu Âu, Úc và Bắc Mỹ.

Tây Tạng là nơi mà người ta thường gọi là xứ tuyết. Dân số khoảng 2.9 triệu người, phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng, dãy núi này có đỉnh Everest cao trên thế giới nằm trên biên giới Napal. Tây Tạng hiện nay có tên là “khu tự trị Xizang”. Chính phủ Trung Quốc đã thành lập, phân loại thành hệ thống để tiêu diệt các nền văn hóa, tôn giáo và bản sắc dân tộc của nhân dân Tây Tạng. Từ năm 2011, có hơn 100 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc. Trước đây, Tây Tạng bị cuộc xâm lược Cộng sản năm 1950 đã phá hủy 6.000 tu viện (monasteries), nhưng vẫn còn 1789 còn sót lại. Tây Tạng hiện nay chỉ còn lại khoảng 46.000 tu sĩ Phật giáo. Những huyền thoại và truyền giáo đã lớn lên ở Tây Tạng có thể nói là đã lôi cuốn, hấp dẫn và tràn ngập rất sâu đậm trong lòng mọi người, đến nỗi khó có thể nhìn thấy, nghe thấy được bằng đôi mắt, đôi tai bình thường của chúng ta. Tây Tạng là trung tâm truyền thống của Phật giáo dưới phái Mật Tông (Vajrayana). Hiện nay Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng.     

5 – Miến Điện (Myanmar)

Các Sứ giả được gửi đi bởi Vua Ashoka trong thế kỷ thứ 3 TCN, cũng là buổi đầu tiên đưa Phật Pháp tới Miến Điện. Đến thế kỷ thứ năm, Nguyên thủy (Theravada) đã được thiết lập tốt đẹp và vào thế kỷ thứ bảy Đại Thừa đã xuất hiện trong khu vực gần biên giới Trung Quốc. Đến thế kỷ thứ tám, thì Kim Cang Thừa cũng có mặt, ở các vùng biên giới Trung Quốc. Đến thế kỷ thứ 8 thì phái Kim Cang Thừa cũng có mặt và từ đó cả ba hình thức NT-ĐT-KCT vẫn tiếp tục cùng tồn tại cho đến khi vua Anaratha thành lập Nguyên thủy (Theravada) tiểu thừa trên toàn quốc vào thế kỷ 11. Pagan, thủ phủ của Hoàng gia ở phía bắc, được trang trí hàng ngàn, hàng vạn ngôi bảo tháp Phật giáo và đền thờ cũng như tháp đài chính của Phật pháp vĩ đại trên trái đất, cho đến khi bị người Mông Cổ đập phá vào năm 1287.

Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, Nguyên Thủy (Theravada) vẫn tiếp tục thành công mạnh mẽ, tương tác chặt chẽ vào các trung tâm giáo pháp của Tích Lan (Ceylon)/Sri Lanka. Hình thức Theravada của Miến Điện có một tập quán và sắc thái độc đáo xuyên qua sự đồng hóa của tín ngưỡng dân gian gắn liền với tinh thần của tất cả các loại niềm tin khác, thường gọi là (nats). Hôm nay 85 phần trăm người Miến Điện theo đạo Phật và Phật giáo đã trở thành chính thức là Quốc giáo như hiện nay.

Miến Điện được cai trị bởi chính quyền quân sự, kinh đô là Yangoon hay Rangon với dân số khoảng 50 triệu người. Một chế độ chủ trương tiêu diệt Kitô giáo. Cho nên, các Giáo hội không được chính quyền cấp phép xây cất nhà thờ. Cũng như trước đây khoảng năm 1966 tất cả các nhà truyền giáo đã bị trục xuất khỏi Miến Điện. Phật giáo được củng cố mạnh mẽ với sắc tộc Bama, nhóm người này có hơn 80% dân số của cả nước (40 triệu người). Miến Điện là một Quốc gia Phật giáo từ thế kỷ thứ 12. Phật Giáo đã trở thành Quốc giáo cho đến thế kỷ thứ 19. Đến nay đã gần 2.500 năm lịch sử về chùa chiền, tháp thờ xá lợi, tu viện.v.v. Hiện nay Miến Điện có khoảng 2,000 ngôi chùa danh tiếng. Quả là một dân tộc rất hài hòa theo tinh thần Từ bi và Trí tuệ của đạo Phật. Ngôi chùa lịch sử Schwedagon ở thủ đô Yangoon, nghe nói ngôi chùa này đang thờ 8 sợi tóc của đức Phật. Đây cũng là ngôi chùa được cho là một kỳ quan của thế giới. Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó Phật giáo chiếm 89,3% số dân; Thiên Chúa giáo 5,6%, đạo Hồi 3,8%, đạo Hindu 0,5% và một vài tôn giáo khác nữa. Người dân Myanmar được tự do tín ngưỡng, chung sống trong hòa bình. Miến Điện hiện nay có khoảng 500.000 tăng ni theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), tức là dòng Phật giáo Tiểu thừa (Hinayana), giáo phái Nam Tông (Ngày nay Thượng tọa bộ được lưu hành tại các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Lào còn được gọi là Nam Tông Phật pháp hay Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Nam Tông). Giáo phái Nam Tông có thể cho phép ăn thịt cá. Người xuất gia ăn chay tùy theo giáo phái lập trường và quan điểm của mỗi hệ phái mà hình thức cũng có sự khác biệt.     

6 -Thái Lan

Một số hình thức của Phật giáo Tiểu thừa mang đến Thái Lan từ Miến Điện trong khoảng thế kỷ thứ sáu. Tuy nhiên, Đại Thừa dường như đã chiếm ưu thế giữa thế kỷ thứ tám và mười ba.Từ thế kỷ thứ mười một người Khmers, người Hinduist đã là nhân tố chính trong nhiều vùng của đất nước này. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ mười ba, nhà vua Thái đã thành lập Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) như Quốc giáo.

Cuối cùng, người Khmer đã được chuyển đổi sang Nguyên Thủy (Theravada) và trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ. Vào thế kỷ XIX, giáo phái cải cách Dhammayut có đặc trưng tuân thủ nghiêm ngặt giáo luật Vinaya, phát sinh dưới ảnh hưởng của Hoàng gia. Hôm nay nó vẫn là yếu tố chủ đạo trong Phật giáo Thái Lan và cũng đã ảnh hưởng đến các nước khác ở Đông Nam Á. 90% dân số Thái là Phật giáo.

Thái Lan (Thailand), tên cũ gọi là Siam (Xiêm-la), một Quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Thủ đô Bangkok. Dân số có khoảng trên 60 triệu người, là một Quốc gia mà Phật giáo được xem Quốc giáo, Hiện tại, tổng số 95% dân chúng được ghi nhận là tín đồ PG, hầu hết là theo truyền thống Nguyên thủy. Đồng thời cũng có một số các tôn giáo khác như: Ky Tô giáo, Hồi Giáo và Ấn Giáo. Hiện nay Thái Lan có trên 30.000 ngôi Chùa ở 75 tỉnh thành và 350.000 tăng sĩ khắp mọi nơi. Phật giáo được truyền vào Thái Lan khoảng đầu thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch. Ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ nhất vào xã hội Thái Lan từ triều đại Sukhothai (1237-1456). Di tích lịch sử còn lại là những tượng đồng thật lớn hiện nay vẫn còn tôn thờ ở Chùa Buddhajinarai, Chùa Phrarinatnahadhatu, Chùa Sadassana. Đối với Thái Lan thì Chùa chiền và tăng sĩ đã đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội Thái trên 700 năm qua trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, văn hóa và xã hội. Có hai tổ chức Phật giáo Thế giới đều được đặt trụ sở chính tại nơi đây, đó là World Buddhist Followship (Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới) và International Network of Engaged Buddhists (Tổ Chức Quốc Tế Các Phật Tử Dấn Thân)         

7 -Việt Nam

Việt Nam nằm dưới ảnh hưởng của Trung Quốc và các giáo phái Đại Thừa của Trung Hoa như: Chan(Thiền) và Pure Land (Tịnh độ) cũng đã được thành lập tại Việt Nam vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất. Cùng thời gian đó giáo phái Nguyên Thủy chỉ được giới thiệu đến người Khmer nhưng phần lớn vẫn còn giới hạn ở các khu vực dọc biên giới Campuchia. Một phong trào vận động hành lang của xã hội hành động hiện đại đã hoàn hợp với hai phái Đại Thừa (Mahayana) khởi đầu ở Sài Gòn vào năm 1932. Đến năm 1963 giáo phái Nguyên thủy (Theravadans) tham gia phong trào này và liên kết Phật giáo Việt Nam lại, cho nên đã tồn tại và phát triển một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Hôm nay Phật tử tại Việt Nam vẫn còn tham gia tích cực vào chính trị và hoạt động xã hội.        

8 –Mông Cổ

Người Mông Cổ đã dứt khoát chuyển sang Phật giáo Tây Tạng vào thế kỷ 16. Kinh thư và lễ thức (phụng vụ) đã được dịch ra tiếng Mông Cổ và bốn trường phái chính của Tây Tạng đã phát triển mạnh mẽ cho đến khi Cộng sản đánh chiếm vào thế kỷ 20.

9 –Trung Quốc

Đại Thừa xâm nhập vào Trung Quốc xuyên qua Trung Á vào đầu kỷ nguyên. Lúc đầu, nó bị nhầm lẫn với Đạo giáo bản địa, với những điều khoản và thuật ngữ đã vay mượn của nó. Nhà sư Kuchean (Cưu Ma La Thập) Kumarajiva (344-413).), đã đưa đến Trung Quốc như một tù nhân chiến tranh, ông đã tạo ra một cấp độ mới chính xác của Phật giáo ở Trung Hoa. Sự dịch thuật và giảng dạy minh bạch của ông dẫn đến sự hình thành tu viện Madhyamaka Trung Quốc (San-Iun, Three Treatises/ San-Iun, Ba khái luận). Paramartha (499-569) là một đại dịch giả là một đại sư uyên thâm. Tác phẩm của ông có thể làm cho sự phát triển của Pháp Fa-hsiang, Yogachara và các tu viện ở Trung Quốc.

Thời kỳ vàng son của Phật pháp ở Trung Quốc là thời kỳ nhà Đường (Tang)(618-907). Nhiều Tu viện được phát triển mạnh mẽ dưới sự hỗ trợ của các Hoàng Đế. Trong thời gian này các trường phái chính khác của Trung Quốc là: Hua-yen, Tien-tai, Chan, Pure Land và Tantric Mi-tsung cũng xuất hiện. Tuy nhiên trong năm 845, có một cuộc đàn áp lớn với cộng đồng Phật Pháp và các tu viện, đã làm họ phải di tản. Sau đó, Phật Pháp ở Trung Quốc không bao giờ hồi phục lại sự vinh quang như trước đây của nó.

Giai đoạn nhà Tống (Sung) (960-1279) là khoảng thời gian kết hợp các ý tưởng và phương pháp của Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo (Taoist, Buddhist). Dưới triều đại nhà Minh (1368-1662), sự kết hợp giữa Thiền và Tịnh Độ mở đường một phong trào lớn mạnh cho giáo dân. Trong giai đoạn nhà Thanh (Ching) (1663-1908), Kim Cương Thừa được đánh dấu vị thế của nó đối với Phật Giáo Trung Hoa, phần chủ yếu được thông qua bởi các tòa án của Đế quốc (Hoàng gia). Sự cai trị của chế độ Cộng sản trong thế kỷ XX đã làm giảm số lượng của cộng đồng Phật Pháp và chỉ còn lại một phần nhỏ. Nhưng ở Đài Loan Phật Pháp đã phát triển mạnh mẽ, chủ yếu phái (Pure Land Buddhism) Tịnh Độ Tông và một số phái phổ biến khác.

10 -Hàn Quốc

Phật Pháp được đưa đến Hàn Quốc từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ tư CE (CE là một thuật ngữ gần đây. Nó đề cập đến Common Era và được sử dụng ở vị trí của AD). Nó phát triển mạnh mẽ sau khi thống nhất đất nước Silla vào thế kỷ thứ bảy. Đến thế kỷ thứ mười đã có phiên bản Hàn Quốc của hầu hết các kinh điển từ các tu viện Trung Quốc. Tối thượng (Paramount) là Chao, Hua-yen, và Vajrayana (Ch’ao, Hoa Nghiêm và một hình thức Kim Cang Thừa) có liên quan đến Trung Quốc Mi-tsung. Thời hưng thịnh Phật pháp của Hàn Quốc là thời kỳ Koryo (932-1392), trong đó toàn bộ Tripitaka Koreana (Tam Tạng) được xuất bản. Dưới triều đại Yi (1392-1910), Nho Giáo (Khổng giáo/Confucianism) đã trở thành Quốc giáo và Phật Pháp đã buộc phải lùi về phía sau. Sự hồi sinh đã đến sau khi sự cai trị chính phủ Nhật Bản sụp đổ vào năm 1945, khi phong trào Won nổi lên. Phật giáo phổ biến thời đó ảnh hưởng nhiều bởi Thiền đã có từ trước. Và ngày nay Phật giáo (syncretic) được phát triển rộng rãi tại Hàn Quốc.

11 -Nhật Bản

Phật pháp được mang vô Nhật Bản từ Hàn Quốc vào năm 522. Nó nhận được động lực thúc đẩy lớn từ Hoàng tử nhiếp chính Shotoku (593-621). Ông Ashoka là một người Nhật đã thành lập Phật giáo như là Quốc giáo của Nhật Bản, ông đã xây dựng tu viện và tự mình viết những bài bình luận quan trọng về kinh điển. Ban đầu, chủ yếu là Sanron (San-Iun, Madhyamaka) (San-Iun/ Trung đạo) nhiều tu viện được lan rộng trong thế kỷ thứ 9. Sáu tu viện Nhật Bản, nguyên gốc mang từ Trung Quốc như: Kosha, Hosso, Sanron, Jojitsu, Ritsu và Kegon được chính thức công nhận cùng với các Hoàng gia thông qua luật Pháp Kegon.

Trong phần sau của thời kỳ Heian (794-1184), các giáo phái Tendai và Tantric Shingon trở nên chiếm ưu thế. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 14, các giáo phái Tịnh Độ bắt đầu khởi sắc. Zen/Chan (Thiền) du nhập đến Nhật Bản từ Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ 12, đây là một lực lượng quan trọng trong đời sống văn hóa Nhật Bản và tiếp tục cho mãi về sau; Soto và Rinzai hai tu viện (trường phái) chính của họ. Sau khi xuất hiện tu viện Nichiren vào thế kỷ thứ 13, không có phong trào nào khác được phát triển trong thời kỳ đó. Tất cả các tu viện của Nhật Bản đều đồng hóa mang sắc thái của bản địa Shinto kami (deities inhabiting nature) ( thần tính tự nhiên) và thờ cúng tổ tiên.

Kể từ Thế chiến II, nhiều phong trào hiện đại hóa khác nhau như: Soka-gakkai và Rissho Kosei-kai đã phát triển mạnh mẽ. Nhật Bản ngày nay tự hào có một sự đa dạng tuyệt vời của các giáo phái cũng như các giáo phái của Phật giáo.

12 -Sri Lanka ((Ceylon)

Theo niên sử, thì Phật giáo được truyền đến đảo Sri Lanka trong thế kỷ thứ 3 TCN bởi Mahinda Thera là con trai của Hoàng đế Ashoka. Sri Lanka là Quốc đảo ở Nam Á nằm phía đông nam của Ấn Độ tên chính thức gọi là “Democratic Socialist Republic of Sri Lanka”/ Dân chủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Sri Lanka. Hiến pháp hiện hành quy định hệ thống chính trị như một nước Cộng hòa chi phối bởi một hệ thống bán Tổng Thống (semi-president system)/ là một hệ thống gồm có Chủ tịch cùng với Thủ Tướng và Nội các phân chia quyền lực. Cư dân đầu tiên của Sri Lanka có lẽ là tổ tiên của người Vedda hay Mesolithic khoảng 34.000 năm trước đây.

Đảo có chiều dài tối đa 268 dặm (432 km) và chiều rộng tối đa 139 dặm (224 km), bờ biển trải dài hơn 830 dặm. Tổng diện tích khoảng 25.300 dặm, nó lớn hơn một chút so với tiểu bang Virginia. Thành phố lớn nhất của Sri Lanka là Colombo và thủ đô chính thức là Sri Jayawardenepura Kotte. Dân số hiện nay gần 21,9 triệu người. Người dân Sri Lanka đa số nghèo, sống ở nông thôn và phụ thuộc vào nông nghiệp để kiếm sống. Đặc biệt môi trường tự nhiên có tính đa dạng rộng lớn làm cho Sri Lanka trở thành một trong những quốc gia đẹp nhất thế giới. Sri Lanka cũng có một cảnh quan văn hoá đa dạng, đẹp nhất là Sigiriya Rock, The Lion Gate và Climbing Stretch, Lion’s Paw, The mirror wall và spiral stairs… Pháo đài đá Sigiriya được bao quanh bởi một mạng lưới rộng lớn của thành lũy và tường thành. Bên trong thành này là khu vườn, ao, chòi nghỉ chân, cung điện và các công trình khác. Ngoài ra còn nhiều cảnh đẹp khác như các ngôi nhà của một số nhóm thiểu số dân tộc và nhiều cảnh quan văn hoá đa dạng riêng của Sri Lanka đã thu hút nhiều du khách. 

Phật giáo đã được truyền đến Sri Lanka trong Thế kỷ 3 TCN bởi Mahinda Thera (con trai của hoàng đế Ấn Độ Ashoka). Ông đã đến hòn đảo này dưới thời trị vì của vua Devanampiya Tissa. Theo niên sử Sri Lanka ghi chép thì Phật giáo truyền thống đã được giới thiệu vào Sri Lanka Trước CN vào thế kỷ thứ ba sau khi Hội Đồng Phật giáo thứ Ba thành lập. Phật giáo đã được hưng thịnh trong nhiều thế kỷ ở Ceylon (Bây giờ gọi là Sri Lanka). Pali Canon lần đầu tiên được biết viết bằng Ceylon. Tất cả kết quả của công việc này là do Indian Scholar, Buddhaghosa và Dhammapala. Vào thời điểm Mahinda đến, ông mang theo một cây bồ đề non đến Sri Lanka và thành lập một số tu viện Phật giáo, tượng đài đầu tiên, đồng thời giới thiệu một số tu sĩ. Ông đã xây dựng các Pathamaka Cetiya (khu tưởng niệm), các tu viện Jambukola và Vihara Hatthālhaka.

Sri Lanka hiện có một truyền thống Phật giáo sống lâu đời nhất trên thế giới. Khoảng 70% dân số của Đảo Quốc là Nguyên Thủy Phật giáo, có khoảng 6000 tu viện với hơn 15,000 người tu sĩ đã cống hiến cuộc đời mình để phục vụ và rao giảng Phật pháp của Đức Phật. Khoảng thời gian giữa thế kỷ thứ 5 và thế kỷ 11, Sri Lanka phải đối mặt với chiến tranh liên tục với những kẻ xâm lược nước ngoài như các triều đại Pandyan và Chola của Ấn Độ. Cuộc chiến tranh gây ra một thời kỳ khủng khiếp cho Phật tử với nhiều bảo tháp và tịnh xá bị phá hủy. Tuy nhiên, vua Vijayabahu I của Polonnaruwa đã chiếm lại lại hòn đảo này trong năm 1070 và bắt đầu tái xây dựng các tu viện và bảo tháp đã bị phá hủy. Thời gian này Đảo Quốc bị cạn kiệt cho nên việc tấn phong, truyển chức tu sĩ để khôi phục lại truyền thống tu viện gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1880 các nhà lãnh đạo Phật giáo Sinhala cùng với Olcott thành lập Thông Thiên Học Hội Phật Giáo với mục tiêu xây dựng các trường học Phật giáo khắp nơi trên hòn đảo này. Cuối năm 1940, đã có hơn 400 trường học Phật giáo ở Sri Lanka sinh hoạt mạnh mẽ, mặc dù sau này từ năm 1987-1989, với cuộc nội chiến kéo dài 25 năm và kết thúc vào năm 2009, nhưng Phật giáo Sri Lanka luôn phát triển không ngừng cho đến hôm nay.

Nền văn minh đặc biệt của Sri Lanka có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 6 đặc trưng bởi hai yếu tố: Bảo tồn TheravadaBuddhism (trường chính thống của Phật giáo có truyền thống văn học bằng tiếng Pali) và sự phát triển của hai hàng ngàn năm của một hệ thống thủy lợi tinh vi trong những vùng khô cằn của đất nước. Nền văn minh này được làm giàu thêm bởi những ảnh hưởng của Hindu và Hồi giáo. Năm 1948, sau gần 150 năm cai trị của Anh, Sri Lanka đã trở thành một quốc gia độc lập và đã được nhận vào Liên Hợp Quốc bảy năm sau đó. Nước này là thành viên của Liên minh Khối thịnh vượng chung và Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á.

Tóm lại, chúng tôi chỉ nêu lên 12 Quốc gia tiêu biểu có nền kinh tế thấp và một số Quốc gia đang phát triển lớn mạnh hiện nay như Nhật Bản và Trung Quốc để chúng ta có một khái niệm như thế nào với một quốc gia lấy Phật giáo làm Quốc giáo. Hiện nay tín đồ Phật giáo không nhiều lắm so với một số đạo giáo khác trên thế giới. Theo chúng tôi thì lý do những Quốc gia đó đông tín đồ Phật giáo, không phải vì sự chậm tiến hay nghèo nàn về kinh tế hay địa dư không tốt. Theo chúng tôi các Quốc gia này được du nhập Phật giáo sớm nhất. Tuy nhiên thời đó không có phương tiện, không có sự trợ giúp, trở ngại ngôn ngữ, không có kinh điển dịch thuật của các đại sư uyên thâm Phật học và không có nhiều người truyền giáo. Cho nên, Phật giáo có bước tiến chậm hơn… Mặc dù lịch sử của Phật giáo trải dài từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên cho đến ngày nay. Phật giáo đã phát triển khắp vùng đông bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và nó ảnh hưởng hầu hết các lục địa Châu Á. Phật giáo lan rộng bắt đầu từ con đường tơ lụa ở ngã tư giữa Ấn Độ và Trung Quốc (Afghanistan hiện đại, miền bắc Pakistan và Tajikistan) vương quốc Hy Lạp đã được áp dụng từ thời điểm các cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế khoảng 326 trước Công Nguyên và kéo dài hơn 300 năm: Đầu tiên là Seleucid (323BC), sau đó Greco-Bactrian (các vương quốc Hy Lạp-Bactria) 250BC và cuối cùng là Indo-Greek Kingdom đến cuối thế kỷ thứ 10CE. Mặc dù, Kinh điển Đại Thừa có sớm nhất bao gồm các phiên bản đầu tiên của thể loại Bát Nhã, cùng với các văn bản liên quan đến Phật Aksobhya được viết ra trong Thế kỷ 1 TCN ở phía nam Ấn Độ. Nhưng thời điểm hiện nay Phật giáo vẫn chưa phát triển mạnh mẽ khắp thế giới như các tôn giáo khác: Hồi Giáo, Kitô Giáo, Tin Lành… Số lượng Phật tử hiện nay vẫn còn ở con số thấp hơn so với một số tôn giáo khác.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here