Mắt thấy tai nghe chưa hẳn là sự thật

0

Linh Vũ

Chúng tôi vừa xem một bức tranh sơn dầu “Simon và Perot” của Họa Sĩ Rubens  tôi chợt nhớ đến bức ảnh của nhiếp ảnh gia Eddie Adams đã giành giải Pulitzer về bức ảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một cán bộ CS trên đường phố trong ngày Tết Mậu Thân và bức ảnh cô gái Napalm Kim Phúc của Nick Út. Thật ra còn rất nhiều tranh vẽ và hình ảnh bị nhiều người hiểu lầm hoặc chỉ hiểu một nửa của sự thật. Hôm nay chúng tôi xin chia xẻ một vài điều về những hiểu biết riêng tư với những vụ việc đó.

Trước tiên tôi xin nói qua bức tranh “Simon và Perot”. Bức tranh này được treo ngay cửa chính của viện bảo tàng, khi bước vô cửa ai cũng kinh ngạc về bức tranh có vẻ nude quá. Một ông già đang ngậm vú của một cô gái trẻ để lộ bầu ngực trong bộ áo quần xộc xệch. Dĩ nhiên mới thoạt nhìn trong đầu ai cũng có ý nghĩ không mấy đẹp về bức tranh này, vì họ chỉ nhìn ở một góc cạnh nào đó chứ không thấy ý nghĩa thực của nó là gì. Đây là một bức tranh mà người dân nước Puerto Rico ngưỡng mộ và kính trọng. Một bức tranh rất cảm động đã làm rơi nước mắt cả dân quốc Puerto Rico. Cô gái trẻ để lộ bầu ngực trong bức tranh chính là cô con gái của ông lão và ông lão chính là cha cô ấy. Ông lão là người anh hùng đã đấu tranh đòi độc lập cho nước Puerto Rico, ông bị kết tội và bắt giam trong tù không cho ăn uống. Trước giờ ông bị tử hình, người con gái đến thăm cha và nhìn thấy cơ thể của người cha quá suy nhược, cô không muốn cha mình chết trong đói khát. Cho nên người con gái vừa mới sinh con bèn cởi áo, đưa dòng sữa của mình cho cha bú. Đây là một hình ảnh quá đau lòng khi hiểu được câu chuyện. Cho nên, người Mỹ có câu châm ngôn: “Never judge a book by its cover” “Đừng bao giờ phán xét một cuốn sách chỉ bằng cái bìa bên ngoài” đúng như vậy.

Những gì chúng ta nhìn tận mắt không hẳn đó là sự thật. Vậy thì sự thật rốt cuộc nằm ở đâu? Bằng mắt thịt đôi khi nó rất hạn chế, chỉ nhìn được những thứ hữu hình, thực tại. Bởi vậy, muốn thấu hiểu thế giới này, người ta không chỉ tin vào mắt thấy, tai nghe mà còn cả trái tim và trí tuệ nữa. Tục ngữ ta cũng có câu: “Biết người biết mặt không biết lòng, vẽ hổ chỉ vẽ được da khó vẽ được xương.” Trên thế giới này có rất nhiều việc mà chân tướng của nó không giống như biểu hiện bề ngoài…

Chúng tôi trở lại bức ảnh của Eddie Adams về Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một cán bộ CS trên đường phố Sai Gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968, khi Việt Cộng phát động cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Có lẽ, khi nhìn bức ảnh ai cũng có vẻ rợn người hay cho rằng thái độ quá tàn nhẫn. Chính vì thế, mà bức hình này đã gây chấn động thế giới trong chiến tranh VN… Nhưng trong cuộc sống, có những điều chúng ta nhìn thấy là tốt nhưng chưa hẳn đã là tốt, lại có những điều chúng ta cho là xấu nhưng chưa hẳn đã là xấu. Rất nhiều sự thật không giống như những gì mà chúng ta phán đoán. Chúng tôi xin kể qua sự thật của sự việc đã được báo chí đăng tải. Nạn nhân ăn mặc giản dị có thể giống một người đi bộ bình thường, đó là tên cán bộ nằm vùng Nguyễn Văn Lém bí danh là Bảy Lốp. Anh ta là thủ lĩnh của một đội quân nằm vùng của Việt Cộng chuyên ám sát, anh đã xâm nhập vào Sài Gòn để thi hành ám sát những người có tên trong một danh sách dài được đảng ghi sẳn.

Hộm đó, anh ta đã đích thân xử tử một số sĩ quan quân đội VNCH và toàn bộ gia đình của họ, trong đó có người thân và đồng đội của ông Tướng Nguyễn N. Loan. Anh ta cũng đã xử tử 34 người gồm có người già, trẻ em và phụ nữ, các thi thể đó được tìm thấy trong một ngôi mộ khi anh thi hành lệnh xử tử. Sự căm giận đó trong hoàn cảnh hỗn loạn ít ai có thể kềm giữ được sự bình tĩnh giữa cuộc chiến đang diễn ra. Bức hình của tướng NNL xử tử tên VC này nếu so với hình ảnh VC đã làm trong Tết Mậu Thân ở Huế thì chưa thấm vào đâu, chưa tàn nhẫn đủ bằng những nhát búa của người CS đập vào đầu người dân vô tội, đã chôn sống tập thể dưới hố sâu hàng ngàn người. Những hành động tàn sát đẫm máu khác như ở trường học, khu dân cư, đặt mìn trên trục lộ và nhiều nơi trên toàn đất nước nữa v.v. Theo tôi nghĩ đây có thể là một trong những bức ảnh bị hiểu lầm nhất trong lịch sử của chiến tranh VN. Bức ảnh không phải là toàn bộ sự thật, chỉ một chiều, một quan niệm, là cái nhìn chưa chính xác. Người Mỹ ở phương trời xa chỉ nhìn hình ảnh này giống như người mù rờ con voi. Rất nhiều điều chân tướng sự thật không giống như những gì mà chúng ta phán đoán. Bởi vậy, khi đối mặt với một sự tình nào đó, ngoài dùng con mắt để quan sát, chúng ta còn phải dùng sự suy nghĩ để cân nhắc, thấy rõ hoàn cảnh, thời gian của sự việc và nên dùng sự nhẫn nại để thấu hiểu.

Những gì Tướng Nguyễn Ngọc Loan làm không vượt quá giới hạn của những gì mà nhiều người lính khác đang làm (thành phố ngày hôm đó chính là một chiến trường giữa sống và chết). Chiến tranh là như thế đó, nó là địa ngục. War is and has always been hell. To pretend it is anything less is to pretend fire isn’t hot. Tạm dịch là: “Chiến tranh luôn là địa ngục. Dù chúng ta có giả vờ nghĩ khác đi, cũng giống như giả vờ nghĩ rằng lửa không nóng vậy.” Đó là bức tranh có sự hiểu lầm trầm trọng, điều này đã biến cuộc đời và gia đình Tướng Loan gặp rất nhiều đau buồn từ buổi đầu tị nạn và những tháng ngày lưu vong nơi xứ người.

Sau này, nhiếp ảnh gia Eddie Adams, đã hiểu được mọi sự việc sau bức ảnh mà ông tình cờ chụp được, nó chỉ có một phần sự thật. Cho nên, ông đã vô cùng hối hận và ông đã tìm đến gặp Tướng Nguyễn Ngọc Loan nói lời xin lỗi một cách chân thành. Ông cảm thấy hối tiếc vì bức ảnh không ghi đủ chi tiết về sự thật của sự việc đã xảy ra gây nhiều sự hiểu lầm. Ông nói một câu đầy chua cay hối tiếc  “Two lives were destroyed, and I was getting paid for it. I was a hero.” /”Hai mạng sống đã bị phá hủy và tôi đã được trả tiền vì nó. Tôi là một anh hùng.”Hay một câu khác “The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera.” “Tướng quân đã giết Việt Cộng; tôi đã giết tướng quân bằng máy ảnh của tôi.”…

Hay bức ảnh cô gái Napalm Kim Phúc được nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP chụp ngày 8 tháng 6 năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Hình ảnh một cô bé chín tuổi trần truồng vừa chạy vừa khóc ra khỏi vùng lửa đạn trước máy ảnh của các phóng viên Alan Downes, Christopher Wain v.v. Cô bé trong tình trạng da thịt và quần áo bị đốt cháy, cô vừa khóc và la hét trong đau đớn sau một cuộc tấn công napalm thiêu hủy một ngôi làng. Cô bé chạy cùng nhóm trẻ khác với quần áo và da của cô bị cháy. Hình ảnh này làm mọi người liên tưởng đến sự tàn sát phụ nữ và trẻ em vô tội trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến xảy ra trong một ngôi làng nhỏ ở Trảng Bàng bị lực lượng Nam Việt Nam tấn công. Sự thực khu làng đó đã bị lực lượng Bắc Việt chiếm giữ sống lẫn lộn trong dân chúng. Trước khi lực lượng Không quân thả bom họ đã kêu gọi người dân phải ra khỏi làng, họ nhìn thấy có nhiều người dân đã bỏ chạy hết, họ nghĩ rằng, trong làng chỉ còn những người bộ đội, nhưng không ngờ bộ đội CS đã giữ một số người dân ở lại để làm bia đỡ đạn cho chúng nếu bị tấn công.

Dĩ nhiên, cuộc chiến nào cũng có thương vong, ngoài các quân nhân còn có cả người dân vô tôi nữa. Trong cuộc chiến nhiều khi không có sự chọn lựa hay sự đúng sai và nhiều người có thể trở thành nạn nhân của chiến tranh. Điều này không chỉ có chiến tranh VN mà trên toàn thế giới đều có những hoàn cảnh không may đó.

Cho nên, câu chuyện cô bé Napalm Kim Phúc không ngoại lệ. Sự thật sau lưng bức hình đó người lính VNCH không phải là kẻ sát nhân khát máu. Họ là những người thi hành nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ người dân chống sự tàn bạo của người CS xâm chiếm miền Nam. Lòng nhân đạo và tình yêu thương của người lính VNCH đã thể hiện sau cuộc chiến chấm dứt, họ đã tải thương cho từng người dân đến bệnh viện để cứu chữa, Kim Phúc và những đứa trẻ bị thương khác cũng được đưa đến bệnh viện địa phương gần nhất và sau đó chuyển về Bệnh viện (Barksy) Nhi đồng Sài Gòn chữa trị. Họ cũng đã lo lắng đời sống của người dân không may đó mau chóng trở lại bình thường v.v.

Tuy nhiên, hình ảnh cô bé Napalm Kim Phúc đã nhanh chóng đăng trên trang nhất tờ New York Times và nhiều tờ báo khắp thế giới, tạo ra một cơn sóng thần mới. Và chính bức hình này đã trở thành biểu tượng cho phong trào phản chiến, mục tiêu của chính trị và thúc đẩy Mỹ gấp rút điều đình để rút quân. Cho tới nay, nhiều cựu chiến binh Mỹ vẫn biện minh họ không phải thua trong các cánh rừng rậm Đông Nam Á, mà thua ở chính quê nhà. Nhiều sự thật không hoàn toàn như sự tuyên truyền và thổi phồng của họ, đó mới chỉ là một phần của sự việc.

Thật ra, còn nhiều bức họa cũng như hình ảnh gây hiểu lầm đến nhiều người. Cái  nhìn, cái biết chỉ có thể là một nửa của sự thật ví dụ như: –

Bức ảnh “Kên kên và cô bé” ở phía Nam Sudan vào tháng 3 năm 1993. Bức ảnh của Kevin Carter xuất hiện lần đầu trên tờ Thời báo New York vào ngày 26 tháng 3 sau đó. Carter đã bị chỉ trích và lên án với thái độ vô nhân đạo vì không đuổi kên kên ngay lập tức hay đưa em bé đến trung tâm nuôi dưỡng mà chỉ đứng xa chụp hình mà thôi. Sự thật không phải như vậy, có nhiều lý do mà người nhiếp ảnh gia này không thể làm được dù ông có muốn làm. Quý vị có thể vào đề mục này để tìm hiểu lý do tại sao.

                                 “Starving Child and Vulture,”

-Hay một bức ảnh nổi tiếng về việc Nga đặt cờ Liên Xô trên Reichstag. Đó là biểu tượng hoàn toàn chiến thắng của Liên Xô và sự sụp đổ của Hitler. Bức ảnh được làm tem thơ và poster trên khắp Liên Xô. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy, lá cờ đầu tiên được đưa lên Reichstag là một lá cờ Ba Lan (lúc đó Quân đội Ba Lan tiến vào cùng với Liên Xô).

-Hay bức hình về nụ hôn của Erich Honecker và Leonid Brezhnev, đây không phải là nụ hôn đồng tính, hay trò đùa mà nhiều người hiểu lầm, nó là những nụ hôn huynh đệ rất phổ biến giữa các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa (với nhà độc tài Cộng sản).

-Một bức ảnh khác, một gương mặt của bạo loạn là kẻ khủng bố Ấn Độ, người đã nổi điên trong cuộc bạo loạn ở Gujarat 2002 sau vụ cháy tàu Godhra. Thật ra anh ta chỉ là người tạo dáng có tên Ashok Parmar.-Một bức ảnh khác bị hiểu lầm nhiều nhất trong lịch sử Bangladesh đã trở thành một trong nhiều công cụ tuyên truyền liên quan đến cuộc chiến tranh giành độc lập năm 1971. Bức ảnh này đã được lan truyền khắp Bangladesh để thể hiện bản chất phi nhân tính của quân đội Pakistan, hình ảnh đó với ngụ ý rằng quân đội Pakistan rất tàn nhẫn và phân biệt chủng tộc, đến nỗi họ không ngần ngại kiểm tra cắt bao quy đầu của người dân thường để xác định và tách người Hindu ra khỏi quần chúng chung. Sự thật đó là một người lính Ấn Độ “đang kiểm tra vũ khí”

Tóm lại, còn hằng trăm bức họa và hình ảnh nữa, nhưng chúng tôi chỉ dùng một vài hình ảnh tiểu biểu để nói lên điều nhận xét của chúng ta bằng mắt, bằng tai đôi khi không được chính xác và chưa chắc đó là sự thật. Mặc dù, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cũng là khung cửa để người ta nhìn ra bên ngoài cảm nhận thế giới. Nhưng mắt thịt lại rất hạn chế, chỉ nhìn được những thứ hữu hình, thực tại. Muốn thấu hiểu thế giới này, người ta nhất định không thể chỉ tin vào mắt thấy, tai nghe. “Có một số việc kỳ thực không giống với những gì chúng ta nhìn thấy đâu.

Trong cuộc sống, có những điều chúng ta nhìn thấy là tốt nhưng chưa hẳn đã là tốt, lại có những điều chúng ta cho là xấu nhưng chưa hẳn đã là xấu. Rất nhiều khi chân tướng sự thật không giống như những gì mà chúng ta phán đoán. Bởi vậy, khi đối mặt với một sự tình nào đó, chúng ta cần phải dùng con tim để cân nhắc, dùng sự nhẫn nại để thấu hiểu, dùng trí tuệ để phán xét.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here