MỞ MẮT MUỘN MÀNG

0

Để nhớ về ngày 30 tháng 4 chúng tôi xin gửi đến quý độc giả bài viết của nhà biên khảo Hà Bắc với những nhân vật mà chúng ta đã từng biết họ là ai?

HÀ BẮC

 Con ơi, ba không thể hiểu nổi con; sao con lại từ bỏ tất cả: Một gia đình êm ấm, hạnh phúc, giàu có để theo Cộng Sản?! Rồi con sẽ thấy chúng sẽ phản bội con; rồi con sẽ đau khổ suốt đời!” (lời cha của Trương Như Tảng “trăn trối” khi đến thăm con trong nhà tù VNCH hồi 1967).

 (nhân chứng trẻ “to xác” André Menras 1970)

Cuốn phim “Việt Nam: Tiếng Gào Thét Từ Bên Trong” (Vietnam: Un Cri Qui Vient de l’Intérieur) của André Marcel Menras cho thấy những kẻ mù quáng theo cái gọi là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam”(MTGP) và gia nhập đảng CSVN để bị lợi dụng làm tay sai lót đường cho CSBV xâm lăng miền Nam nay đã mở mắt một cách muộn màng sau khi bị Đảng gán cho tội “phản động” và đàn áp triệt để. Họ không chỉ là thành phần Việt Cộng ở miền Nam mà gồm cả thành phần cán binh CSBV cấp tướng. Phần lớn họ chỉ cảnh tỉnh khi đảng CSVN đã bí mật ký hiệp ước Thành Đô 1990 bán biển đảo và đất liền cho Tàu Cộng sau khi quan thầy Soviet sụp đổ. Tuy nhiên cũng có kẻ mở mắt sớm hơn ngay sau 30/4/1975 mà điển hình là Trương Như Tảng, bộ trưởng Tư Pháp của cái gọi là “Chính Phủ CMLT/CH.MNVN” sau khi MTGP bị giải thể ngay sau ngày ấy.

Trước hết hãy tìm hiểu tác giả André Marcel Menras và xem cuốn phim của nhân chứng sống này. Ông là dân Pháp sinh năm 1945 tại Coufouleux, miền Nam Pháp. Ông tốt nghiệp đại học sư phạm Montpellier hồi 1967. Thay vì thi hành quân dịch theo bổn phận công dân, ông xin đi dạy học ở VNCH dưới hình thức dân sự vụ đảm trách văn hóa Pháp. Ông đến nơi hồi tháng 9/1968; tùng sự tại Lycée Blaise Pascal, Đà Nẵng với tư cách giáo viên Pháp ngữ. Do tình hình quân sự hậu Tết Mậu Thân ngày càng khốc liệt ở miền Trung, ông được điều về dạy tại Trung Học Lê Quý Đôn (Jean-Jacque Rousseau cũ) niên khóa 1969-1970. Ông từng lập ADEP (hội hữu nghị Pháp-Việt về phát triển & trao đổi sư phạm khoa hồi 2002. Tuy không phải đảng viên đảng CS Pháp nhưng chỉ sau 3 tháng dùng xe gắn máy đi về vùng nông thôn ở Tây Nguyên, Huế, Quảng Trị, Mỹ Tho và ngoại ô Saigon để tìm hiếu cuộc chiến, Menras đã đổ lỗi cho Mỹ và về phe với MTGP mà ông xem là đại diện những nạn nhân chiến cuộc.

Sau này, Trung Cộng và tay sai CSVN đồng phạm gây bao thảm họa cho dân miền Trung và đàn áp dã man dân Saigon yêu nước biểu tình chống giặc Tàu Cộng ngoại xâm, ông đã phát hành thêm để phản ảnh các nhân tai này: Phim “Hoàng Sa – Việt Nam: Nỗi Đau Mất Mát” (bản Pháp ngữ “Hoang Sa Vietnam – La Meurtrissure”). Phim này có thêm bản song ngữ “La Meurtrissure – Painful Loss”. Phim được thực hiện tại huyện đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Thời gian gom tư liệu 3 tháng; quay phim 10 ngày và edit phim 2 tuần. Phim được chiếu (rạp) lần đầu hôm 28/6/2011 tại Paris cho cộng đồng người Pháp ủng hộ ngư phủ Việt. Hôm 28/2/2012, thành phố Montpellier, nơi ông học sư phạm, đã từ chối cho ông mượn hội trường để chiếu phim này. Tại VN, sau vụ “giàn khoan Hải Dương 981” (TC vi phạm trắng trợn hải phận VN), VC đã cho phép chiếu (rạp) phim này hôm 10, 11 và 12/7/2011 ở Hà Nội; nhưng vì áp lực của quan thầy TC, phim đã bị cấm chiếu ở VN kể từ 29/11/2011. Tuy nhiên, YouTube đã giúp những ai cần biết sự thật này.
Menras nổi tiếng trên truyền thông quốc tế từ hôm 25/7/1970 khi ông phụ giúp bạn đồng hành Jean-Pierre Debris leo lên bức tượng TQLC trước tòa QH.VNCH rải truyền đơn đòi Mỹ và Đồng Minh rút khỏi Nam VN; phất cờ MTGP suốt gần 30 phút. Cả hai bị bao vây bởi lực lượng an ninh chìm nổi 40 người và bị lôi xuống hành hung sau đó. Menras rúc đầu vào bụng một người Âu để tránh bị thương đầu nặng đến đổ máu như bạn mình. Người Âu này trước đó đã chửi bằng tiếng Anh giọng Pháp “son of the bitch!”. Thế nhưng ông vẫn bị 9 vết rách trên đầu và được khâu vá tại bệnh viện Bến Thành gần đó. Cả hai phải ra tòa án quân sự hồi tháng 12 năm ấy về tội gây rối an ninh quốc gia. Ông lãnh án 3 năm tù, bạn ông 4 năm; thụ án tại Chí Hòa. Ông ra tù tháng 12/1972 và bị trục xuất ngày 1/1/1973 trước khi HĐ Paris được ký kết.

Sau 30/4/1975, Menras đã khóc vì cảm động trước chiến thắng của CSBV và MTGP mà ông có một phần công trạng. Ông trở lại Việt Nam năm 2006 theo lời mời của “CLB Lê Hiếu Đằng” của MTGP và được VC Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước, trao quốc tịch Việt Nam với tên Việt “Hồ Cương Quyết” (cương quyết nhắm mắt theo Hồ tặc!?) năm 2009 theo công văn 1761/QĐ-CTN. Ông được câu lạc bộ này mời họp mặt nhiều lần nhân các ngày lễ kỷ niệm, ngày chu niên thành lập, hoặc chỉ là những dịp gặp mặt thân hữu bên tiệc trà, cà phê. Với vốn tiếng Việt đủ dùng, ông được nghe và thấy một cuộc chiến khác ngày càng bi thảm mà lần này thủ phạm không phải Mỹ nữa mà chính là bọn cầm quyền trước đây ở miền bắc. Nạn nhân nay vẫn là dân Việt lại còn thêm các cựu Việt Cộng tay sai bị thất sủng sau khi bị “vắt chanh bỏ vỏ”! Tiếng than của họ và tiếng thét gào của các nạn nhân trong quần chúng được ông Menras gom lại thành cuốn phim có tên nêu trên.

(“đàn ông” André Menras 2021)

Cuốn phim gồm phát biểu của 35 nhân vật đủ mọi thành phần xã hội; được chiếu tại rạp Théâtre Kantor hôm 12/10/2021. Hôm đầu chỉ có 80 khán giả vào xem; sau đem lên YouTube được hàng triệu người biết khiến chế độ CSVN hoảng sợ và dọa giết ông. Phim cũng được lãnh 7 giải thưởng của các tổ chức nhân quyền ở Đức và Mỹ; được truyền bá trên các cơ sở truyền thông quốc tế danh tiếng như Reuters, Associated Press, British Movie-Tone, Agence France-Presse, VOA, BBC, RFA ..vv.. Các cơ sở này cũng truyền đi lời hối hận của nhà giáo André Menras vì đã “ngây thơ góp phần giúp chế độ gian ác độc tài thắng trận … gây tang thương cho hàng triệu dân Việt” như lời ông nói. Ông kết luận “cuộc chiến đã giúp tôi trưởng thành; từ một đứa ‘con trai to xác’ thành một ‘đàn ông”. Sau đây là lời phân trần của các cựu Việt Cộng, cựu binh CSBV và tiếng gào thét từ quần chúng yêu nước phẫn nộ trước bạo quyền CSVN độc tài khát máu, bán nước hại dân, tham nhũng thối nát, hèn với giặc ác với dân:

Phạm Toàn (cựu binh CSBV, sáng lập “Bauxit Việt Nam” và tủ sách “Cánh Buồm”): Mục tiêu tự do dân chủ nay đã bị đảo ngược; đất nước đã bị giặc Tàu chiếm và cai trị. Ông tận mắt nhìn thấy từ balcon nhà mỗi đêm hàng đoàn convoi đến 5,000 chiếc từ TQ vào VN chở theo có lẽ vũ khí và binh lính; đến hôm sau lại trở về TQ giữa ban ngày có lẽ mang theo tài nguyên vơ vét được.

Thiều Thị Tân Danièle (cựu nữ sinh Marie Curie, cựu tù VNCH): Nuối tiếc đời con gái ngây thơ tin theo VC và những “hy sinh” (sic) cá nhân uổng phí nay trở thành “công cốc”! Cho rằng chế độ đang “hấp hối” nhưng lãnh đạo mù không thấy; đàn áp và tham nhũng khiến “giọt nước tràn ly”!

Nguyên Ngọc (cựu binh CSBV, nhà văn, 62 tuổi đảng, sáng lập “Văn Đoàn Độc Lập”, bỏ đảng 2018): Đảng CSVN đặt quyền lợi chủ nghĩa trên quyền lợi dân tộc để phục vụ lợi ích nhóm “tư bản đỏ … tham nhũng, phản dân hại nước, dã man; một chế độ không đáng tồn tại”; tố CQ để bọn “lố lăng, đĩ điếm” nhảy múa tại công viên Lý Thái Tổ ở Hà Nội hầu phá đám lễ tưởng niệm chiến sĩ Gạc-Ma. Đảng phản bội giai cấp nông dân chiếm 70% dân số và cướp đất canh tác của họ.

Chu Hảo (giáo sư, tiến sĩ, thứ trưởng KHCN, lập nhà xuất bản Tri Thức, bỏ đảng 2018): nhận trách nhiệm bất lực trước sự tha hóa của chế độ. Đảng hèn để TC chiếm biển đảo và đất liền biên giới.

Huỳnh Tấn Mẫm (bác sĩ Y, CT Tổng Hội SVSG 1969-1970, chủ bút báo Thanh Niên): biểu tình đòi bỏ điều 4 HP bị CA bao vây nhà. Vài tá CA đuổi bắt từ SG đến tận Củ Chi khiến đột quỵ.

Tương Lai  (giáo sư, cựu binh CSBV, viện trưởng KHXH): khoe cả nhà theo kháng chiến; bị khai trừ đảng 2018 vì tổ chức tưởng niệm nhà tranh đấu nhân quyền lãnh giải Nobel Lưu Hiểu Ba bị CSTQ bức tử tại nhà riêng; gọi TBT Trọng là “thằng”; chống TC là “đá thử vàng”; chỉ chống ĐCSTQ chứ không chống dân TQ.

Lê Công Giàu (phó bí thư thành đoàn CS thành Hồ) bị bao vây nhà và bắt tù vì đòi thay đổi thể chế độc tài; phải tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại nhà cùng vài đồng chí như Trần Bằng; tố Đảng gây chia rẽ dân tộc khi bắt cựu viên chức VNCH vào tù “cải tạo” hàng chục năm và làm nhiều điều sai trái khác sau 1975.

Kha Lương Ngãi (theo VC năm 15 tuổi, vào đảng 21 tuổi, phóng viên đài GPMN trong bưng mật khu, chủ bút báo SGGP) bỏ đảng 2004.

Nguyễn Văn Kết (thư ký của Mai Chí Thọ bí thư thành ủy thành Hồ, 50 tuổi đảng) tố Đảng “hèn với giặc, ác với dân”.

Lê Thân (cựu tù VNCH, đảng viên, phát ngôn viên CLB Lê Hiếu Đằng): xã hội ngày càng bất an, Đảng đàn áp dân biểu tình ôn hòa chống TC; nêu câu hỏi Đảng là của ai mà cấm dân chống TC ngoại xâm; tố CQ đã không tưởng niệm Đức Thánh Trần thắng trận Bạch Đằng hồi Tk 13 lại còn cấm dân và cẩu lư hương về đường Võ T Sáu hôm 22/3/2019 để giấu; tố CQ hôm 14/3/2019 cản lễ truy điệu 64 chiến sĩ Gạc Ma bị TC thảm sát hồi 1988 tổ chức ở công viên Tao Đàn.

Nguyễn Trọng Vĩnh (Cựu binh CSBV, thiếu tướng, 72 tuổi đảng, 13 năm đại sứ BV tại TC, 104 tuổi đời) tố chế độ tham nhũng; đòi thay thể chế, đề cao dân chủ, tố TC “lấy thịt đè người”.

Phạm Chí Dũng (cán bộ an ninh thành Hồ, CT hội Nhà Báo Độc Lập, bỏ đảng 2013, đang bị tù) tố Đảng để TC mua 30-60% đất đai VN, cướp 59 mẫu đất của dân Đồng Tâm, giết cụ Lê Đình Kinh 55 tuổi đảng 90 tuổi đời, mổ cướp nội tạng và cướp quỹ hậu sự của gia đình cụ; nêu viễn ảnh Đảng sẽ phải chui ống cống và chết nhục như Ghadafi. Đài BBC hôm 14/9/2020 đã phát đi nhận xét của André Menras về vụ thảm sát Đồng Tâm là hình ảnh “một chế độ cùng đường, coi dân là kẻ thù”.

Trần Đức Anh Sơn (viện phó PTKT Đà Nẵng, bị khai trừ đảng 2019) tố đảng cho TC đem quân vào BV thay thế bộ đội vào Nam, để yên Hoa kiều Chợ Lớn nằm vùng của TC; bênh HQVC có bảo vệ ngư phủ nhưng chưa đủ; xác nhận hiện ngư phủ rất “lẻ loi” trên biển.

Nguyễn Ngọc Thanh (cựu cán bộ thành Hồ) bị cướp hết đất thổ cư và canh tác; giận lẩy bảo CQ Bình Dương hãy bắn ông và gia đình chết ngay thay vì để họ chết dần mòn vì đói khổ.

Kim Chi (nghệ sĩ ưu tú, vào B chống Mỹ) phát biểu nhiều nhất trong phim. Bà đánh giá “Đảng không yêu nước hơn mình” vì vô ơn, bất kính với liệt sĩ, hèn với giặc. Bà bất mãn vì làm bổn phận tối thiểu của công dân (tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, thắp hương đài Đức Thánh Trần..vv..) đều bị bắt bớ nhiều lần. Tuy nhiên điều làm cựu văn công được Đảng trao danh hiệu “ưu tú” này cay cú nhất khiến bà nhắc lại nhiều lần là cái tội danh “phản động”; trước kia Đảng chỉ gán cho bọn “ngụy đĩ điếm” bám gót đế quốc “tư bản giãy chết” để ăn “bơ thừa sữa cặn” thì nay lại đẩy danh hiệu này qua cho cựu văn công “chống Mỹ cứu nước”. Nghĩa là danh hiệu “ưu tú” của bà không còn nữa nhưng bọn bám Mỹ kia thì nay lại được Đảng tấn phong danh hiệu “khúc ruột ngàn dặm”; nghĩa là tội danh “phản động” của họ không còn vì Đảng đã bốc từ họ để gắn qua cho bà (nguyên văn “tôi thế này mà phản động chỗ nào”) rồi còn gì!? Bà cay cho bản thân sao không cay cho “ông Liên Xô vĩ đại” không “giãy” lại chết ngủm bất đắc kỳ tử?

Ông Menras cũng phỏng vấn quần chúng nhân dân Việt, nạn nhân của giặc trong là CSVN và giặc ngoài là Tàu Cộng:

Đỗ Trung, Trương Văn Công (ngư phủ, nạn nhân TC) là 2 trong số hơn 2,000 ngư phủ bị TC bắn, cướp hết cá và đâm chìm tàu thuyền ngay tại Hoàng Sa, Trường Sa và trong lãnh hải của nước mình. Một số khác còn bị TC bắt phạt tù, phạt tiền; bị chìm chết mất tích hoặc bị giặc Tàu bắn chết. Vì sự vô trách nhiệm và hèn hạ của HQVC, họ phải đi xa hơn hải phận nước nhà để rồi bị hải cảnh các lân quốc đánh đập, bắt tù, phạt vạ, đốt tàu; lại còn bị chính CQ của mình phạt và cấm họ đánh cá 6 tháng sau mỗi “sự cố”!

Hơn 300,000 dân miền Trung VN bị đói khổ vì hãng thép Formosa của TC ở Hà Tĩnh thải phế liệu hóa chất ra biển gây tàn phá môi sinh vô cùng nghiêm trọng khiến hàng tỷ tỷ hải sản chết nổi lềnh bềnh, nước biển nhiễm độc khiến nhiều thập niên nữa cũng chưa thể hồi sinh. CA huyện Kỳ Anh theo lệnh trên đã bênh vực kẻ ngoại xâm, đàn áp thô bạo và bỏ tù nhiều ngư phủ và gia đình họ. Nhân chứng GM Nguyễn Thái Hợp đã đi theo họ suốt đêm dọc 30km đường lưới giăng ra mà hôm sau cũng chỉ bắt được mấy con cá đếm trên đầu ngón tay. Ông nói tàu cá TC đã cào hết cá rồi.

Nguyễn Văn Giới (dân Bình Dương) bị cướp đất; Võ Văn Tấn (dân BD) bị ủi sập 3 căn nhà, cướp 4 mẫu đất hồi 2009; Thái Thị LợiLê Văn Việt (gia đình liệt sĩ VC) bị cướp 1,000 mẫu đất hồi 2003; Thái Văn Dậu (GđCM) ra tận Hà Nội khiếu kiện bị CA. BD ra lôi cổ về; Nguyễn Văn Danh (dân BD) bị cướp 4,100 mẫu đất hồi 2003; bà Nguyễn Thị Rẽ (BD) bị cướp 4000 mẫu đất phải ở chòi rách nát và thất nghiệp.

Dân quận Long Biên ở thủ đô cùng số phận bị cướp đất.

Dân Thủ Thiêm SG bị cướp 20 mẫu đất suốt 20 năm vẫn chưa được VC trả lại; 3,000 gia đình mất nhà; 115 gia đình vẫn còn khiếu kiện.

Dân Lộc Hưng SG (đa số di cư từ BV hồi 1954 như Đoàn T. Minh Thoa): có 112 nhà bị ủi sập, 5 mẫu rau bị cướp đoạt bởi hơn 1,000 cán bộ, công an giả dạng côn đồ che mặt; Trần T. Quyên quay video bị lột quần áo, sờ bóp vùng kín; viện cớ khám xét tài liệu mật và chõ mũi canh chừng ở cầu tiêu không cho đóng cửa. Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh thương cảm số phận của họ nên đã giúp pháp lý miễn phí như đã từng giúp nhiều dân oan những nơi khác.

Ls Lê Quân CG tố cáo chế độ nhà tù CSVN vi phạm công ước quốc tế đã ký, nhốt 50 tù nhân trong phòng 25m2 lẫn lộn dân oan, tù chính trị và tù hình sự.

Hàng trăm phế binh VNCH (như Nguyễn T. Huê) đã không được CQ mảy may giúp gì lại còn bị cấm cản các nơi thờ tự giúp họ khám, trị bệnh và lương thực.

-Anh Nguyễn Phong (nhân viên thương xá) bị theo dõi vì tội tham gia biểu tình chống TC; không cảm thấy lẻ loi mặc dù “cả nước gù mà mình thẳng lưng thì có bị coi là khuyết tật cũng không ngạc nhiên”!

Như đã nói trên đây, biểu tượng của “mở mắt sáng lòng” phải là Trương Như Tảng, kẻ bị “Hồ chủ tịch” trực tiếp tẩy não ngay tại Pháp, hang ổ của thực dân. Ngoài danh nghĩa du sinh ngành dược và bộ trưởng Tư Pháp của “CH.MN.VN”, Tảng còn là ai? Cha Tảng là đại gia giàu “nứt khố đổ vách”: chủ đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một, chủ nhà in ở Saigon và chủ nhà nghỉ mát ở Đà Lạt, Vũng Tàu. Ông dạy học tại Lycée Classeloup Laubat ở Saigon chỉ để làm thú tiêu khiển và lấy oai với CQ thực dân. Tuy nhiều thê thiếp nhưng ông chăm sóc 6 con trai (không có con gái) tận lực; chỉ định đứa nào sẽ theo nghề gì và mướn 6 y tá người Hoa để chăm sóc từng đứa. Ông còn thuê nhạc sư về nhà dạy nhạc 2 ngày mỗi tuần. Tảng học violon. Ông nội của Tảng là tộc trưởng họ Trương. Ông ngoại là sáng lập viên hội thánh Cao Đài.

Do bị bạn học Pháp trong lớp kỳ thị gọi Tảng là “nhà quê” nên Tảng bất mãn. Khi có bạn học Albert (Phạm Ngọc) Thảo (CS nằm vùng) rủ rê, Tảng đem theo súng săn tham gia đội Thanh Niên Tiền Phong hồi 1945 và được bầu làm đội trưởng ngay nhờ có súng và nói tiếng Pháp. Nhưng theo lệnh bố phải du học Pháp để tốt nghiệp dược sĩ, Tảng trao súng cho Thảo rồi quay về nhà. Thảo qua Pháp bằng tàu thủy; cập bến Toulon rồi đi xe lửa đến Paris. Tại nhà nội trú, Thảo bị nhóm CS nằm vùng dụ đến Montmorency gặp HCM tại nhà của Raymond Aubrac thân cộng, cựu kháng chiến quân chống Đức thời thế chiến 2. Lần đầu gặp HCM, Tảng có cảm tình ngay nhờ xảo thuật đóng kịch “giản dị, bình dân, thân mật” của y (luôn gọi Tảng là “mon enfant” khiến Tảng xem HCM như Gandhi, Sun Yatsen, Lincohn của VN vậy. Tảng cùng một nữ sinh viên dược tên Lý (cũng dân Nam kỳ theo đề nghị của HCM) được gặp riêng HCM để “dùng trà”. HCM tặng Tảng ảnh chân dung có thủ bút gọi Tảng là Toản (chữ Hán nghĩa là “ngọc bích”; hay hơn Tảng là “khối lớn”). Từ đó Tảng bị chinh phục; luôn sốt sắng tham gia các dịp lễ CS. Tảng tiễn HCM tại ga Lyon đi Paris để xuống tàu về nước.

Bố Tảng gửi thư bắt Tảng phải tốt nghiệp dược khoa và lấy vợ mùa hè sắp tới. Cha con cô dâu sẽ đến Paris dịp đó. Tuy nhiên với vòng vây xiết chặt của đám Việt gian, Tảng lún sâu vào chính trị; bỏ rơi khoa dược để qua học khoa chính trị khiến bố Tảng tức giận đe cúp tài trợ. Nhưng kế hoạch hôn nhân của Tảng vẫn tiến hành: Đúng hẹn, cha con cô vợ qua Paris và được Tảng dẫn đi du ngoạn nước Pháp, Ý và Thụy-sĩ. Lễ đính hôn diễn ra ở quận 15 Paris; cùng lượt với bên quê nhà Saigon. Hay tin vợ Tảng bị bọn Việt gian cử làm đại diện đến thăm Maurice Thoreg (TBT/ĐCS Pháp FCP), bố Tảng bắt cả hai phải về Saigon ngay. Cả hai định ở lại song vì vợ Tảng có thai 6 tháng sợ gặp khó khăn nếu bị cúp tiền nên cô vợ 20 tuổi của Tảng về Saigon một mình; với ý định dùng đứa con trong bụng để khuất phục ông bố chồng cứng rắn. Nhưng bố chồng vẫn cúp tiền khiến Tảng phải rửa chén nhà hàng (tiếng lóng gọi là “plongeur”) để mưu sinh. Thậm chí cả hai gia đình ở Saigon quyết định hủy hôn; cấm vợ Tảng liên lạc với Tảng. Tảng không ngờ bố mình cứng cỏi đến thế! Tuy nhiên tay lỡ nhúng chàm Việt gian, Tảng vẫn ở lại để học và tốt nghiệp khoa chính trị; được cấp phép hành nghề. Trong lúc đó, thỏa thuận ngừng bắn giữa Moputet và HCM tan vỡ bởi trận Hải Phòng hôm 20/11/1946; bất kể kêu gọi của HCM và chính phủ mới của Léon Blum, bạn cũ của HCM. Liên-xô bắt đầu can thiệp vào VN 1948, TC từ 1949 viện trợ cho HCM.

Cuối 1951, Tảng nhận thư bố gọi Tảng về để cứu vãn việc kinh doanh đang hồi lụn bại đến độ có nguy cơ phải cúp tiền tất cả 6 anh em đang du học châu Âu. Vừa về nước, Tảng nhận ngay giấy gọi quân dịch của chính phủ Bảo Đại nên đã chọn đi dạy học vùng nông thôn để né tránh; không chỉ dạy Pháp văn mà còn nhiều môn khác. Tảng thấy ở nông thôn đa số dân ủng hộ Việt Minh nên cũng tham gia cung cấp thuốc tây cho VM ở Cai Lậy. Tảng cũng đã chứng kiến vụ du kích đánh úp toán tuần tiễu của Pháp trên sông. Trong dịp làm giám khảo chấm thi ở Cần Thơ hồi 1952, Tảng gặp cô gái đẹp Tây Đô liền cưới ngay 6 tháng sau; sanh ra con gái Loan năm 1953. Pháp bắt đầu nhảy dù xuống ĐBP hôm 20/11/1953. Pháp mất ĐBP nên phải để VM chiếm từ vĩ tuyến 17 trở ra theo HĐ Genève. Tảng lại nhận lệnh nhập ngũ lần nữa; thấy không còn cách né tránh, Tảng ghi danh vào HQ Pháp huấn luyện ở Toulon đầu năm 1954. Vợ con Tảng qua đoàn tụ năm sau. Tảng về Saigon tháng 7/1955 theo yêu cầu của bố; không tham chánh CQ TT Diệm mà chọn điều hành Ngân hàng Kỹ Nghệ & Thương Mại VNCH.

Tại Saigon, Tảng nhận phôn của Albert Phạm Ngọc Thảo hồi tháng 1/1956 sau 11 năm biệt tăm. Thảo kể: Thảo gia đình CG nhưng theo VM. Anh Gaston được cử làm đại sứ BV ở Đông Đức. Thảo vào Nam làm tại NHQGVN. Thảo lé mắt, bí hiểm và khó đoán; từng ca tụng HCM và tham gia VM. Năm 1946 Thảo nhận lệnh của VM đi nằm vùng ở vùng Delta Mekong; từng bị du kích VM bắt trói thả trôi sông vì nghi là mật thám Pháp. Thảo thoát chết liền về hoạt động ở Vĩnh Long cho gần gia đình nhưng VM không tin dùng bèn về Saigon và được giao công tác theo dõi về quân bị của địch. Tảng chỉ nhận ra tông tích nằm vùng cho VC của Thảo 8 năm sau đảo chánh đệ I CH: Thời đó, gia đình Thảo là giáo dân giáo xứ do Lm Thục làm chánh xứ ở VL nên đã nhờ Lm Thục che chở và giới thiệu Thảo cho ông Nhu, TT Diệm; và từ đó quen biết Trần Kim Tuyến, một gián điệp khác của BV làm giám đốc sở mật vụ VNCH. Thảo luôn mặc quân phục với quân hàm Thiếu-tá phụ trách huấn luyện quân sự cho công chức. Hồi 1957, Thảo được cử đi Malaysia học chống du kích chiến. Đến 1962, Thảo phụ trách lập ấp chiến lược nên gần gũi với các tướng Khánh, Khiêm, Đôn. Nhờ hợp tác với Khiêm và Khánh chống vụ đảo chánh 11/11/1960 nên Thảo được ông Nhu cho về Bến Tre làm tỉnh trưởng năm 1961.

Hôm 28/10/1963, Thảo đến nhà Tảng xin ngủ nhờ 3 đêm vì “có tật giật mình” sợ bị ông Nhu bắt! Theo Thảo, phe đảo chánh 1/11 sợ thất bại nên Đỗ Mậu phải quỳ lạy xin Đính cùng tham gia. Thảo cũng đích thân chỉ huy một đơn vị thiết giáp để lập công. Một tuần sau cái gọi là “cách mạng 1/11/1963” thành công, Thảo mời vợ chồng Tảng và Nguyễn Cao Kỳ (cùng cô bồ vũ nữ) đến nhà ăn tiệc. Tảng nay quản lý công ty đường quốc gia. Thảo được thăng Đại-tá, cố vấn cho Khiêm, Khánh trong vụ “chỉnh lý” 30/1/1964. Khánh dựng Phan K. Sửu làm bù nhìn; đày Big Minh và tống Khiêm làm đại sứ VNCH tại Mỹ và Thảo làm tùy viên quân sự. Nhưng Khánh bắt Thảo phải về nước để chặt vây cánh Khiêm. Thảo lẻn về Saigon rồi trốn trong Lê Lợi Pharmacy vì nhà Tảng bị theo dõi. Mỹ bắt đầu tấn công BV hôm 4/8/1964 sau vụ tàu Maddox của Mỹ bị BV bắn. BV đã pháo kích sân bay Biên Hòa hồi tháng 10 và tấn công Bình Giả tháng 12/1964 để trả đũa.

Về phẩn Tảng lần đầu (và vài lần sau) vào bưng kín đáo không bị nghi ngờ và phát giác. Lần đầu là hôm 17/12/1960 Tảng vào để dự lễ thành lập MTGPMN. Từ trạm bus ở trung tâm SG, Tảng gặp Lê V. Phong rồi chờ bà Xuyến mua vé xe đò đi Tây Ninh. Tại đây Tảng đi xe lam đến Cần Đăng cách biên giới Miên 10 dặm. Bà Xuyến đút lót lính biên phòng rồi chỉ lối cho xe lam đi lộ đất vào rừng. Sau 1.5 dặm, xe đến một ấp nhỏ có Trần B. Kiếm chở Tảng để ăn trưa. Rồi Kiếm đưa cho Tảng bộ bà ba đen để thay. Một du kích VC chở Tảng bằng xe đạp băng qua cánh đồng mía và sắn để đến một chòi lá có 3 du kích mời trà. Tảng được một du kích khác chở bằng xe đạp vào sâu trong rừng rậm; đến một chòi lá nữa ở biên giới Miên quá nửa đêm. Tại chòi, Tảng được trao ám hiệu “Ba Chàm” để xưng khi tiếp xúc người lạ rồi gặp Huỳnh Tấn Phát. Phát giới thiệu Tảng với “Hai Xe Ngựa” (Nguyễn V. So phụ trách tài chánh của MT).

Hôm sau 19/12/1960, Tảng được dẫn đến hội trường rộng có cờ MT và biểu ngữ “Chào mừng đại hội thành lập MTGPMNVN”. Trên khán đài có Phát, Hiếu, Kiếm, Ung Kỳ, Dr Cung và mấy người lạ Tảng chưa gặp lần nào. Ngoài ra còn có đại biểu các đoàn thế, ban ngành. Tảng nhận ra Thái, Thế, Tâm, Nguyễn T. Định. Dr Cung tuyên bố khai mạc. Kiếm và Hiếu đọc cương lĩnh và nghị trình chống “Mỹ-Diệm”. Các thành viên “thường trú’ trong bưng được lộ diện; các thành viên đến từ thành thị và vùng địch như Tảng phải chít khăn che bớt mặt và phải ngủ một mình trong chòi. Đến gần nửa đêm là phần bỏ phiếu “nhất trí” tán thành mọi thứ. Phát đề nghi danh sách ủy viên UB lâm thời cũng được “nhất trí” tán thành gồm Dr Cung là CT, Hiếu là TTK. Buổi lễ thành công tốt đẹp và chấm dứt sáng sớm 20/12/1960. Sau đó mọi người mau chóng giải tán vì sợ B52. Tảng trở lại các giao điểm, thay đồ và đón xe đò Tây Ninh về Saigon như không có chuyện gì xảy ra. Sáng hôm đó, đài Hà Nội hồ hởi báo tin vui.

Tại Saigon, nhóm 18 nhân sĩ gởi kiến nghị chống CQ Diệm hôm 26/4/1960 đều bị bắt. Đảo chánh 11/11/1960 thất bại; một phần nhờ Albert Thảo liên lạc Khánh, Khiêm can thiệp. MTGP lợi dụng Tết đã xâm nhập để lập UB nội thành “Saigon-Gia định-Cholon”. Tảng lại vào bưng lần nữa theo ngả Biên Hòa; đi xe van đến điểm hẹn Tân Uyên cạnh sông Đồng Nai; đi ghe đến Bến Gò thay đồ bà ba đen rồi ngủ đêm bằng võng ở mật khu “Xóm Giữa”. Sáng hôm sau Phát ra bìa rừng cùng “Sáu Dân” Võ V. Kiệt đón Tảng. (Kiệt từng là khách trọ ở nhà Tảng; trả ơn Tảng bằng job thơm trước khi Tảng trốn khỏi “thiên đường XHCN” 17 năm sau). Chủ tọa buổi họp có Phát, Kiệt và văn công Thanh Loan. Buổi họp cũng “nhất trí” mọi thứ (theo chỉ đạo của CSBV) và thành công tốt đẹp. Tảng được báo hồi đầu tháng 2/1962 cần vắng nhà khoảng 10 ngày để vào bưng họp lần 3 nhưng bị đau dạ dày nên vắng mặt. Lần họp này, Thọ được bầu làm CT, Phát làm đệ I PCT.

Sau khi CQ Diệm bị Mỹ lật đổ, Tảng được chỉ định làm TGĐ công ty đường QG có 5,000 nhân viên. Hôm 30/1/1964, Đôn và mấy tướng chủ chốt đảo chánh 1/11/63 bị Khánh lật và bắt. Hôm 19/2/1965, Thảo và Lâm V. Phát làm đảo chánh chống Khánh. Vì Kỳ đe dội bom nên phe Thảo phải thôi với điều kiện Khánh phải từ chức. Thấy có lợi, Kỳ đồng ý và Khánh đã từ chức. Sau cuộc đụng độ ngắn, Thảo bị thương phải trốn về vùng Hố Nai trong một giáo xứ nhưng bị phát giác, bị bắt và tra tấn đến chết. Giữa những hỗn loạn ở Saigon, lợi dụng một đám giỗ lớn, nhóm chủ hòa thân VC đã họp để lập phong trào “Dân Tộc Tự Quyết MNVN” do Ls Nguyễn Long cầm đầu. TT Mỹ Johnson quyết không công nhận MTGP và ra lệnh dội bom BV để VC không nơi nương tựa. Albert Thảo theo lệnh Khánh từ Mỹ trở về Saigon trốn trong nhà Tảng vì sợ bị bắt; thấy Tảng họp tại nhà và lập thỉnh nguyện thư của nhóm Tự Quyết đòi CQ phải thương thuyết với MTGP. Hôm 1/1/1965, nhóm bèn lập ra “UB Bảo Vệ Hòa Bình” do Dr Phạm V. Huyến (cựu UV đặc trách Tổng ủy Di cư 1954) cầm đầu và con gái (vợ của Ngô Bá Thành) làm ủy viên. Hôm 1/2/1965, UB họp báo tại một nhà hàng ở trung tâm Saigon; có mặt nhiều ký giả quốc tế.

Vài ngày sau, hôm 9/2/1965, hai cảnh sát chìm đến văn phòng công ty của Tảng đưa “thư mời” của GđCSQG Phạm V Liễu đến TNCSĐT ở Chợ Lớn để gặp ông ta. Tảng bị hỏi cung 10 phút và chối không có liên lạc với MTGP; bị dẫn đến phòng giam rộng đã có sẵn độ 30 người khác. Tt Phan Huy Quát ra lệnh tống xuất 3 kẻ chủ chốt ra BV gồm Dr Huyến, Gs Kỵ và ký giả Chiêm. Tảng can tội chứa làm nơi hội họp nên bị tù giam Chí Hòa cùng 5 người khác. Tầng trên giam tù đảo chánh chống Khánh. Tù được đi lại thoải mái như giam lỏng. Trong một lần thăm, vợ Tảng đưa cho Tảng miếng giấy khen ngợi ngắn ký tên “Tám Chi” (HT Phát). Nhờ vợ đút lót 5,000 đồng cho chánh án (sau làm cố vấn ANQG của TT Thiệu), Tảng chỉ lãnh án 2 năm rồi ra sớm sau 6 tháng tù.

Theo Tảng, cán bộ BV thường lấn quyền chỉ huy quân GP của MT khiến Trần Bạch Đằng (thư ký thường trực đảng LĐVN phụ trách SG-GĐ-CL) muốn gặp Tảng để bàn về chiến lược thành thị của MT. Tảng gặp Đằng tại nhà PGĐ công ty dệt. Đằng muốn Tảng phát động phong trào thanh niên tòan vùng chống CQ. Vì thế Tảng phải ra mặt công khai; được Tạ Bá Tòng giới thiệu với Ba Trà, anh em rể của Dr Cung. Tảng họp hôm 30/6/1965 ở ngoại ô Thủ Đức để tập hợp các nhóm thanh niên trong vùng và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở tuổi 43. CQ có theo dõi nhưng chỉ cho là Tảng lập dị, ham vui. Nhưng chính lực lượng này là gốc của “thành phần thứ ba” dự trù nằm trong chính phủ liên hiệp sau này theo HĐ Paris. Tuy nhiên do Ba Trà bị bắt trước đó khai ra, Tảng đã bị bắt trên đường lái xe từ hãng về nhà tối 16/6/1967. Tảng bị dẫn giải đến một nhà giam ở Chợ Lớn, bị lột giày và dây nịt quần. Điều tra viên (ĐTV) quát “mày là VC; hãy gặp đồng chí của mày đây”. Ba Trà được dẫn ra cho Tảng thấy để khỏi quanh co chối tội. Đảng CSVN đã kết án Ba Trà tử hình và giết y dịp Tết Mậu Thân.

Trong phòng hỏi cung, Tảng thấy 2 phụ nữ nằm bất tỉnh; 1 trong số đó là vợ của TBĐằng. Lúc vắng ĐTV, bà đã tỉnh dậy thì thào bên tai Tảng rằng Ba Trà đã phản bội và khai ra hết rồi. Tảng bị trói vào ghế dài và bị đổ nước savon vào miệng đến ngất xỉu vì Tảng không chịu nhận là đảng viên ĐCS. Tảng được cởi trói và giam vào phòng tối vài ngày rồi trở lại phòng hỏi cung. Lần này Tảng bị giựt điện đến ngất xỉu. Vợ Tảng đút lót thẩm quyền để được biết chỗ đến thăm; nói với Tảng rằng mình cũng bị bắt tháng trước. Cả hai tâm sự trong nước mắt. Vợ Tảng khuyên chồng nên nhận là đảng viên để khỏi bị tra tấn thêm và hứa sẽ chạy chọt để Tảng được giam ở BCH.CSĐT đỡ khổ hơn. Trong lần hỏi cung sau đó, Tảng nghe theo vợ nói sẵn sàng khai theo ý ĐTV nhưng vẫn khẳng định không phải đảng viên. Tảng được đưa giấy bút khai là “cộng sản trên thực tế”. Tuần sau Tảng được chuyển về giam ở BCH.CSĐT nhờ vợ Tảng đút lót 6,000 đồng cho … chính ĐTV!

Tại đây, Tảng bị giam 6 tháng; ở phòng rộng hơn, ăn uống khá hơn; được thăm nuôi 1 lần mỗi tháng và tắm 1 lần mỗi tuần. “Hàng xóm” của Tảng không ai khác hơn là Trần V Kiên và Lê T Riêng, 2 cán bộ cao cấp của MTGP. Trần B Đằng đã liên lạc được với tòa đại sứ Mỹ xin trao đổi tù binh để cứu vợ mình. Mỹ đồng ý gặp Sáu Hà, phụ tá của Đằng. CQ Thiệu biết vụ này nên giăng bẫy bắt Sáu Hà khiến Mỹ nổi giận; đòi phải thả Sáu Hà và cả bà Riêng, vợ TBĐ. Miễn cưỡng phải làm theo Mỹ, CQ đã chở Kiên, bà Riêng và 1 VC khác trên xe van đến điểm trao đổi. Nhưng một lệnh mật nào đó khiến 3 tù VC này bị ám sát trên xe; xác được chở về BV Chợ Quán. Tuy nhiên 1 trong 3 vẫn chưa chết. Đó là 1 phụ nữ gốc Hoa, công nhân hãng dệt Vinatexco.

Phòng giam của Tảng có thêm bạn tù từng quen biết lâu năm. Hôm Tết 31/1/1968, cả hai nghe tiếng súng nổ rền ngoài đường cứ tưởng là đảo chánh. Ba tuần sau Tết, Tảng và 2 phụ nữ được rời nhà giam ra xe van chở đến điển hẹn gần trường nữ Gia Long. Tại đây có xe HTT Mỹ và vài quân xa Mỹ chờ sẵn. Cả ba vào xe HTT thấy có sẵn 2 anh Mỹ mặc thường phục. Xe ngừng tại căn nhà gần TSN có lính Mỹ mặc quân phục ở đó. Tảng thấy nhà sang trọng cứ như đền “Taj Mahal” vậy (?!). Cả 3 và 2 anh Mỹ được mời dùng Coke và cookie. Một Thiếu tá Mỹ nói đây là cuộc trao đổi tù binh giữa Mỹ và MTGP. Có thông ngôn Mỹ dịch ra tiếng Việt. Hôm sau, đại diện MT đến bảo cả 3 chuẩn bị lên đường. Th. Tá Mỹ tặng 3 tù VC một số tiền VNCH, 1 radio và 1 sổ chỉ dẫn. Cả ba từ chối nhưng đã nhận sổ vì chứa chi tiết quan trọng để liên lạc với Mỹ khi cần. Th. Tá Mỹ lái xe chở liên lạc viên VC, 1 đại úy Mỹ và cả 3 tù VC lên đường đến TSN; có xe MP Mỹ dẫn đường. Họ leo lên trực thăng Mỹ bay 30 phút đến điểm hẹn ở Trảng Bàng (TN) có xe lam chờ sẵn. Xe lam chở liên lạc viên VC, viên đại úy Mỹ và 3 tù VC đến điểm hẹn nữa. Đến nơi, viên đại úy Mỹ và xe lam quay trở lại điểm hẹn cũ; còn 4 VC kia (kể cả Tảng) lên 1 xe lam khác chạy 20 phút đến bìa rừng rồi xuống xe đi bộ 2km vào bưng.

Ra đón họ có chồng của Duy Liên, kẻ từng là thư ký của Lê Duẩn. Đây là lần chót Liên gặp chồng vì một tháng sau đó, anh ta tử thương trong một cuộc dội bom của B52. Cả 3 VC được chở xe đạp vào bưng; được Mai Chí Thọ ra đón. Họ lại tiếp tục đi bằng xe đạp hàng trăm dặm dọc đường mòn quân sự suốt 2 tuần nữa mới đến BCH của MTGP vốn chỉ là một nhà lá có hầm hố và chốt gác xung quanh. Đây là bản doanh mà từ lâu Mỹ cố tìm để diệt nhưng chưa bao giờ thấy. Nó là một nhóm chỉ huy di động thay vì là một địa điểm cố định vốn nằm trong rừng cao su Minot cạnh biên giới Miên. Ra đón họ có tướng Trần Nam Trung (bí danh 2 Hậu và 3 Ngà [tên vợ]), TTL quân GP. BCH này gồm Phạm Hùng (7 Hồng), Phạm Đăng (2 Vân), Nguyễn V Linh (10 Cúc), Võ V Kiệt (6 Dân), Mai Chí Thọ và Hoàng V Thái (tướng BV tại B). Cả 3 được nằm bệnh xá MTGP cạnh sông Vàm Cỏ, phía bên đất Miên; cách BCH vài ngày đi bộ. Tảng được điều trị bệnh đau dạ dày kinh niên tại đây. Được biết kẻ thù sốt rét còn đáng sợ hơn bom đạn: Hồi 1971, ngay cả BT. Y tế CSBV, Dr Phạm Ngọc Thạch vào Nam để tìm hiểu nạn sốt rét đã bị nhiễm bệnh rồi chết trong rừng “Tam Giác Sắt”. Theo Tảng, VC chết vì sốt rét nhiều hơn vì bom đạn.

Sau Tết 1968, một số bạn của Tảng vào bưng để lập “thành phần thứ ba” của CP 3 thành phần tương lai như Dr Dương Q Hoa, Lâm V Tét; ngoài ra còn có Thanh Nghị, Ng V Kiệt, Cao V Bổn, Lucien Phạm N Hùng (anh của Albert Thảo bị bắt sau vụ chống Khánh). Đầu năm 1969, Trịnh Đ Thảo (CT.LMDCHB) dẫn phái đoàn ra Hanoi thăm HCM. Thay vì để họ đến phủ CT, HCM đã một mình đến nơi đoàn tạm trú không báo trước; vào cửa sau thấy vợ của TĐThảo đang trang điểm và không nhận ra mình. Từ đó vợ Thảo bỏ hẳn trang điểm vì thẹn và “thất lễ” với Hồ “chủ tịch”! Theo Tảng, nhiều viên chức CQ Thiệu các cấp từng giấu trong nhà thân nhân VC của họ; điển hình là TrT Trần V Trung (TCT.CTCT) giấu chị em dâu từng là cán bộ VC chỉ huy đội sát thủ của UBCM Huế nổi dậy Mậu Thân; ĐT Cao V Viên (TTMT) chứa 2 cháu vợ, con của cán bộ VC.

Quân số Mỹ tính từ hôm TQLC Mỹ đổ bộ Đà Nẵng 8/3/1965 nay lên đến nửa triệu. TT Mỹ Nixon vào thời điểm đầu 1969 (mới đắc cử) bắt đầu kế hoạch “VN Hóa” để rút quân. Nixon đến Midway để gặp Thiệu hôm 8/6/69 bàn việc rút quân. MTGP hay tin liền chớp thời cơ tổ chức lập CP lâm thời suốt ba ngày 6, 7 và 8/6 trong rừng (khúc lộ 22 bên này biên giới) để đối phó. HT Phát lập nội các CPLT với Ng T Bình BTNG, Dr DQ Hoa BTYT và Tảng làm BTTP. Hôm sau cả thế giới đều biết tin này. MTGP không còn là “thực thể” mà nay là một chính phủ! Tảng không được nhận chức BTNV như đề nghị. Dr Cung nhận thay.

Trong bưng, Tảng BTTP được cung cấp báo chí Saigon và 1 radio Nhật có thể bắt BBC, VOA… Ban đầu ĐCS Nhật tặng hàng trăm radio; sau đó họ tặng cả xe Honda. Kinh tài VC còn mua được máy đánh chữ, radio, thuốc tây; thậm chí cả lựu đạn và mìn Claymor của Sđ5 VNCH. Mỗi tháng, Tảng được cấp 20kg gạo, lương từ 60-70 đồng (# 20 USD); lãnh tụ lãnh thêm 15 đồng nữa. Chế độ ăn uống rất thiếu thốn đến độ 1 con gà nuôi phải chia 30 phần nên phải săn bắt khỉ và chó; thậm chí cả cọp và voi cũng không còn con nào sống sót! Thịt voi được mô tả là dai tựa da giày cũ! Chế độ nghỉ phép thường áp dụng cho du kích có nhà trong bưng. Kẻ có gia đình ở thành phố thường bị hạn chế vì lý do an ninh. Vợ con của Võ V Kiệt đến điểm hẹn thăm đã bị giết bởi bom B52. Bộ TP của Tảng có 50 nhân viên và 30 du kích bảo vệ. Thành tích của Tảng là gài được người vào mọi tầng lớp của quân đội và CQ Thiệu.

Theo Tảng, sức nổ của bom B52 khiến nạn nhân xa hơn 1km bị điếc vĩnh viễn. Bom B52 gây thiệt hại lớn về tổng quát nhưng nhờ hệ thống báo động và tin tình báo chính xác, không một chỉ huy quân sự hay dân sự nào của TƯ.MTGP bị thương vong. Có lần B52 thả bom lúc có phái đoàn Soviet đến thăm. Tuy không ai bị thương nhưng cả đoàn đều bị run rẩy không kềm chế nổi và đái trong quần do sức ép quá lớn. Cũng có chiến dịch B52 thả bom liên tục mỗi ngày suốt nhiều tuần khiến VC phải nấu cơm nếp; nắm thành nắm để vừa đi vừa ăn trên đường tránh bom. Sau lần VC Trương Cao Phước bị tường hầm sụp vì bom B52 xém chôn sống y trong công sự hình chữ U khiến BCH phải lót gỗ hình chữ A để chống đỡ. Bom B52 gây ảnh hưởng lớn đến VC: Thần kinh bị rối loạn, kẻ phải nằm bệnh xá, kẻ được thả về nhà, kẻ phải qua Miên dưỡng bệnh; thập chí có kẻ phải ra hồi chánh!

Hôm 18/3/1970, vua Sihanouk bị lật đổ trong khi đang nghỉ hè ở Pháp. Giữa gọng kềm quân Lon Nol và quân VNCH, CPLT phải dời “đô” tới tỉnh Kratie nằm sâu trong đất Miên, chặng chót của lộ trình thoát hiểm do tướng BV Hoàng V Thái lập ra: vượt sông Vàm Cỏ vào tỉnh Prey Vang rồi lên phía bắc vào đây. Khi Sđ 25 VNCH tấn công “thủ đô” CPLT này thì toàn bộ “nội các” đã kịp dời đô đến Kratie gần 2 tháng trước! Trận bom B52 hôm 27/3 đã ngừng đúng lúc, đúng chỗ; chỉ cách nơi CPLT ẩn náu chưa tới 1km. Gay nhất là hôm 30/3 khi trực thăng VNCH vần vũ sát ngọn cây đến độ Tảng nhìn thấy rõ xạ thủ VNCH trên máy bay. Từ hôm đó, Tảng và toàn bộ “nội các” phải lội bộ chạy mau nhất có thể về hướng Kratie. Chạy đến 2/4, Tảng kiệt sức và được một xe gắn máy chở đi tiếp theo lệnh của Phát. Trên đường chạy bộ, Dr Hoa BTYT được chồng và 1 cận vệ dìu lại tấm nylon dùng che mưa và sanh bé trai trên đó. Bé khỏe mạnh nhưng bị nhiễm bệnh sốt rét 7 tháng sau đó.

Để chận đà tiến của thế gọng kềm, Sđ 9 VC đã phải đánh chận đường để câu giờ cho CPLT băng qua lộ 7 về Kratie ở phía bắc. Đã mệt lả, CPLT lại còn bị trận mưa lớn kéo dài 5 ngày liền khiến đất đỏ trở thành đất sét ngập đến mắt cá chân; thế là mọi “dép râu” đều đứt quai; cả xe đạp cũng phải bỏ lại để “bỏ của chạy lấy người” bằng chân trần! Mưa mù mịt khiến các “bộ trưởng” phải nắm áo nhau để khỏi bị lạc. Cuối cùng CPLT cũng đến được Kratie cách lộ 7 khoảng 150km. Họ được “bồi dưỡng” cơm nóng canh nóng cho lại sức. Cuộc tấn công của VNCH không bắt hay giết được “bộ trưởng” nào; chỉ tạm làm gián đoạn tuyến tiếp vận. Trở về VN, CPLT lập BCH mới ở tây ngạn sông Mékong.

Tại hội nghị ở Canton hôm 24/4/1970 theo đề nghị của CSBV, có CT nước Lào và CT Thọ tham dự, vua Sihanouk tuyên bố chính thức cho phép CPLT và cả CSBV được tạm trú trên đất Miên. Để “chào hội nghị”, B52 mỗi ngày tấn công 81 vụ. Tảng xuất viện sau thời gian dài điều trị sốt rét, nay trở lại “dinh” CPLT liền gặp “sự cố” bất ngờ: Tên cán bộ BV dễ chịu Chín Chiến đã ở lại BV sau công tác di tản các thành viên CPLT lão thành ra Bắc. Thay thế Chiến là tên CSBV Ba Cạp, xếp đội phục vụ vốn thô lỗ, khắc nghiệt và hống hách. Y không che giấu tánh nóng nảy khiến ai cũng ghét; trong số có bạn Tảng là Nguyễn V Kiệt (giáo sư đào tạo ở Pháp) gọi hắn là “thằng chó đẻ”. Chả thế mà khi hắn “về đoàn tụ với bác” trong một trận bom B52, không một ai thèm phân ưu.

Sau khi HCM chết, ĐCSVN lộ rõ bản chất Marxisme và không muốn phí công chăm sóc đàn em MTGP nữa. Tướng Giáp bắt đầu đề cập đến chiến tranh “quy ước” vốn được tướng Ng Chí Thanh áp dụng trước đó nhưng phải từ bỏ vì không chịu nổi vũ khí áp đảo của Mỹ. Trận Khe Sanh là bài học điển hình về “cối xay thịt” và chiến thuật biển người! Đảng ngày càng lạnh nhạt với đàn em MTGP; ngày càng ít cập nhật tình hình chiến sự và rất hiếm khi tham khảo ý kiến. Trong một cuộc họp ở Kratie đầu thu 1971 (vắng Phát), Đảng yêu cầu các đồng chí Nam bộ dành 3 tháng để học cơ bản Marxisme và chối bỏ giai cấp cũ của mình để làm cuộc “cách mạng vô sản”. VC Huỳnh V Nghi, chồng Dr Hoa phản đối. Ông nói MTGP chiến đấu để đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập chứ không phải để làm cách mạng vô sản; và rằng không cần chối bỏ giai cấp xuất thân mà cần xây dựng kinh tế hậu chiến. Bà Bùi T Nga (gốc tư sản bắc kỳ) vợ Phát thì nịnh Đảng; không rõ để châm biếm hay để tiến thân khiến bà ta có biệt danh là “pháo đài gác miếu”! Thế là Ng V Linh, Ng Nam Trung và Phan V Đang phải giảng hòa.

Cũng tại Kratie trong một buổi họp, Phát đánh giá 2 năm 1970, 1972 khiến địch chán nản; nay cần chú tâm đối phó chiến dịch Phượng Hoàng vốn san bằng một số hậu cứ của MTGP như tại Hậu Nghĩa. Trong cuộc bầu cử TT ở Saigon hôm 10/7/1972, cán bộ MTGP trong nhà Dương V Minh “khuyên” Minh đừng ra ứng cử (cũng là ý của TĐS Mỹ); còn Kỳ thì bất hợp lệ để tranh cử. Mỹ rút 400,000 quân từ 1972 kéo theo nguồn dollars khiến Nam VN khủng hoảng kinh tế, bế tắc chính trị và suy yếu quân sự. Ngược lại CSBV được viện trợ dồi dào từ cả Soviet và TC. Hậu quả là CQ Thiệu bị mất Lộc Ninh hôm 21/5/72; An Lộc cách SG 60 dặm bị bao vây; Sđ 3 bị giải thể; Kontum, Bình Long, Đông Hà, Q. Trị bị tấn công mạnh; Sđ 5 (vốn từng bán lựu đạn và mìn Claymor cho VC) sắp tan rã. Để trả đũa, lần đầu từ 1967, BV bị B52 dội bom trở lại. Hanoi, Hải Phòng bị dội hôm 16/4.

Tảng so sánh 2 “sai lầm” (sic) tương tự của Mỹ: CQ Eisenhower và Kendedy xem HCM là công cụ của TC; CQ Johnson và Nixon xem MTGP là một phần của CSBV. Trong mật đàm với BV, Kissinger phớt lờ việc quân BV ở lại miền Nam để đánh đổi việc Thiệu trụ lại và lập CP 3 thành phần tức thì. Lê Đ Thọ đạt được mục tiêu tối hậu để cô lập Thiệu (mà cũng là mục đích chính của Nixon): Quân Mỹ rút toàn bộ ra khỏi Nam VN. Nay thì Thiệu không chỉ đối phó với CSBV, VC mà còn phải đối phó với “thành phần thứ ba”. Về điều này, Tảng nhận xét sai khi cho rằng Lm Trần H Thanh, cán bộ VC Trí Quang, sư Thiện Minh đều thuộc phe trung lập (tức phe thứ ba). Thực ra Lm Thanh là phe quốc gia chống cộng; chống tham nhũng để cứu chế độ. Trí Quang là VC giấu đảng tịch. Thiện Minh bị VC lợi dụng rồi giết để diệt khẩu sau 1975. Dân biểu VNCH Nguyễn C. Hoan chống Thiệu rồi trở thành “cách mạng 30”; làm “đại biểu QH” bù nhìn sau 1975; nếu không vượt biên thoát để định cư ở xứ “tư bản giãy chết” thì số phận không khá hơn Trí Quang, Thiện Minh.

CPLT của VC dời Kratie bên Miên hôm 17/10/72 để về nội địa VN lập lại bản doanh ở Sa Mat và Thiện Ngôn trong khu “Tam Giác Sắt”, cách Tây Ninh 20km; gần trạm ICC của LHQ lập bởi HĐ Paris 27/1/1973 sau này. Dựa vào yếu tố tại Mỹ hôm 4/6/73 (QH đảng DC thông qua dự luật “Case/Church” cấm quân viện cho toàn Đông Dương kể từ 15/8/73), MTGP phát động chiến dịch quân sự nhiều nơi từ 15/10/73; lấn chiếm thêm nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng Delta trù phú. Thấy KQ Mỹ không phản ứng, VC ra khỏi bưng công khai đánh giữa ban ngày; phối hợp với tình báo để tuyên truyền xách động: Tại Café Givral và Broda Café, ổ gián điệp quốc tế ở trung tâm SG, VC nghe ngóng và tung tin Kỳ sắp đảo chánh Thiệu, biên giới VNCH và VC là vĩ tuyến 13, Lộc Ninh là thủ đô của CPLT  ..vv.. Trong khi chờ đến mùa khô 1973-1974, CSBV lập ống dẫn dầu dọc Trường Sơn vào tận Lộc Ninh, VC lập chiến lược bao vây Saigon; đột kích phá hủy hậu cần VNCH như kho xăng Nhà Bè hồi 12/2.

Đầu năm 1974, Phát chỉ thị Tảng làm phụ tá cho Ng T Bình BTNG trên mặt trận ngoại giao để thu hút đồng minh quốc tế. Tuy nhiên vì bệnh sốt rét lại bùng phát nặng, Tảng được ra Hanoi bằng đường bộ để trung chuyển qua Đông Đức chữa trị. Lúc này, Tr B Đằng (bí danh Tư Mẹo và bút hiệu Hương Triều khi làm thơ) bị kiểm điểm và lưu đày ra Bắc để học Marxisme. Đằng có tật trực ngôn gây mất lòng TƯ Đảng; cụ thể là vụ phê phán phong trào “vùng dậy chống Thiệu” của giới công nhân (nòng cốt của Đảng) là “xệ quá” (sic) so với các giới sinh viên, phật tử, trí thức … Tuy nhiên Đằng lại là ân nhân lớn của Tảng vì y đã tiếp xúc được tòa ĐS Mỹ để trao đổi tù binh; trong đó có Tảng. Tr B Kiếm cũng bị Đảng kiểm điểm vì tánh nóng hay cãi cọ gay gắt. Vì thế Ng T Bình được chỉ định thay Kiếm làm BTNG của CPLT. Để Kiếm đỡ mất mặt, Đảng cho Kiếm làm BT phủ chủ tịch CPLT; được cấp nhà, xe và lương bổng khi bị buộc về hưu non.

Tảng mô tả chuyến đi ra Hanoi để trung chuyển qua Đông Đức như sau: Tảng đi bằng xe jeep của TC cùng bác sĩ, y tá và cận vệ dọc theo “đường mòn HCM”; mỗi ngày xe chỉ đi được 10km. Vào thời điểm 1974, khúc lộ phía bắc đã trở thành lộ 2 chiều rải sỏi không chướng ngại vật; hai bên đường cứ mỗi 100km lại có trạm công binh mà tổng số có đến hàng trăm ngàn, đủ mọi thành phần. Nông dân và thanh niên đều là “tình nguyện” viên; nhiều người trong số này phải xa gia đình hàng chục năm không được nghỉ phép thăm nhà. Hố bom B52 dầy đặc dọc lộ trình được lấp; dần dà thành lộ lớn không thể bị tắc nghẽn. Xe cộ tạm chạy lối conduit route tại khúc có hố bom. Có lần xe Tảng phải đi sau đoàn xe tải lớn chở xác mấy chiến đấu cơ Mỹ (đã gỡ cánh) ra viện bảo tàng ở Hanoi. “Ấn tượng” nhất là nhóm Tảng được hưởng tiện nghi suốt 11 đêm trong các “motel” bằng lá đẹp đẽ vốn để phục vụ vua Sihanouk thân chinh ra thăm “Hồ chủ tịch” trước kia! Lộ trình có khúc đi qua đất Lào rồi trở về nội địa tại Đồng Hới. Từ đây Tảng đi bằng máy bay Soviet ra Hanoi.

Tại sân bay, Tảng được HT Phát, NH Thọ ra đón cùng các đồng chí khác. Tảng muốn “đứng tim” trên đường vào thủ đô, chốn hoa lệ, thanh tịnh mà Tảng từng cư ngụ thời học sinh 30 năm trước hồi 1944. Nay như nó bị vỡ thành từng mảnh, hoang tàn và không hề có dấu hiệu được tu sửa. Dân địa phương trông xơ xác, buồn thảm và già trước tuổi; đi vật vờ như mất hồn và cam chịu với số phận khắc nghiệt gây bởi “nhân tai”. Họ mặc toàn vải màu tối, đen hoặc khaki, màu sắc như chôn vùi cả một thế hệ. Không có sắc màu tươi vui nào khác ở đây. Tảng viếng vài nhà dân; thấy nhà nào cũng có mấy gia đình trú ngụ chung; phân cách bởi miếng màn vải lơ lửng. Tại góc nhà là bàn thờ nhỏ đặt ảnh chồng con, anh em bị “hy sinh” trong Nam mà chi tiết, địa điểm bị giấu nhẹm hoặc bị chôn vùi vĩnh viễn không bao giờ tìm ra.

Tảng mệt lả sau 6 năm trong rừng và một hành trình dài đường bộ; nay được an ủi nằm điều trị bệnh sốt rét kinh niên tại hôpital Việt-Xô “hiện đại” nhất của chế độ! Tảng bay đến Dresden, Đông Đức để được tiếp tục điều trị vài tháng. Nơi đây các bác sĩ, y tá của nước “cộng hòa XHCN anh em” phục vụ một cách miễn cưỡng (vì bận nuôi mộng trốn qua Tây Đức “tư bản giãy chết” vốn diễn ra thật 14 năm sau). Tảng về Hanoi tháng 11/1974 để làm phụ tá ở BNG. CPLT. Tảng được giao dẫn đầu phát đoàn CPLT đến tham dự lễ quốc khánh của Algérie 1/11. Tảng là thượng khách suốt 2 tuần ở thủ đô Algiers, nơi BTNG Ng T Bình được đồng minh Abdelaziz Bouteflica cấp một nhà riêng tiện nghi để vãng lai. Mọi chuyến công tác của bà Bình đều được CQ nước này thanh toán toàn bộ chi phí. Do đó, dù đi nước nào, bà cũng phải ghé “nhà” ở Algiers để nhận tài khoản cụ thể. Tảng kết thân được với BTVH Ahmed Taleb nên được phục vụ tận lực, tận tâm trong tình “huynh đệ”. BT tư pháp Boualem Ben Hamouda cũng thân thiện không kém. Taleb nói ĐBPhủ là dấu chỉ cho Algérie thành công; do trước đó, tỷ lệ dân xứ này ủng hộ bạo động chống Pháp rất thấp. Ai cũng cho rằng Pháp quá mạnh không thể đánh đuổi họ được. Talib đã tình nguyện in “Bạch Thư” của CPLT tố Thiệu vi phạm HĐ Paris. Được biết Algérie năm đó đứng đầu tổ chức “các quốc gia không liên kết”. Vua Sihanouk có mặt dịp này ở Algiers đã được Tảng báo cáo tình hình thời sự và khẳng định sự ủng hộ Khmer đỏ mùa khô năm ấy. Trước khi từ biệt, Tảng nhắc lại thời học sinh của cả hai tại Lycée Chasseloup Laubat, nơi họ ngồi chung bàn ghế. Tảng mô tả vua Miên là “hảo gái”; từng mê cô con gái đẹp của ông hiệu trưởng Pháp cọc cằn của trường.

Sau đó, Tảng lên máy bay Soviet “Aeroflot Ilyushin” đi Moscou nghỉ ngơi theo lịch trình. Tại tòa đại sứ CPLT, Tảng ngủ vùi suốt 7 ngày vì mệt lả. Đến Budapest theo lời mời của BTNG Hongrie, người từng cay cú về TC. Tại đây, Tảng được dẫn đi ngắm các thắng cảnh của thủ đô. Tảng đọc được ý ghĩ của đồng chí BTNG này: Hongrie không ủng hộ CPLT vì lý tưởng mà vì VN ngả về phe Soviet trong tranh chấp Nga-Hoa. Theo Tảng, cuộc tranh chấp nội bộ của BCT hồi 1974 cho thấy phe thân Soviet của Lê Duẩn, Lê Đ Thọ thắng thế. Giáp, Hoan, X Thủy bị kẹt ở giữa 2 thế lực; kể cả Tr Chinh và Đồng. Nghe đồn Chinh thân Tàu, Đồng thân Nga. Hoan sau này đào tẩu sang TC rồi chết ở đó.

Từ Hongrie, Tảng đến Tirane, thủ đô Albanie để dự quốc khánh nước này. Trong số quốc khách có đại diện TC Yao Wen Yuan, một trong nhóm “tứ nhân bang” nổi tiếng. Khi biết Tảng là tay sai CSBV, Yao không thích ra mặt. Tảng ngạc nhiên khi được Enver Hoxha đối xử tử tế bằng tiếng Pháp hoàn hảo; vì Hoxha từng ghét cá nhân Khrushchev; gọi ông ta là “bọn xét lại”; ghét đến độ 2 nước đoạn giao và chỉ nối lại bang giao sau khi Khrushchev bị hạ bệ. Tảng cũng ghé thăm Bulgarie và Syrie, hai nước có BTNG mà Tảng quen biết. Tảng từng chứng minh không chỉ Mỹ mới ngạo mạn: Trong 1 cuộc họp QT ở Algérie, đại diện Soviet đứng cạnh Tảng đã nắm tay Tảng giơ lên nói đại ý “với bàn tay Soviet, thế giới thứ 3 có thể tự vệ chống đế quốc Mỹ”. Đi đến đâu, phái đoàn CPLT của Tảng cũng được Soviet và TGT3 ưu đãi hơn phái đoàn CSBV: Tòa đại sứ lớn hơn, xe đẹp và mới hơn, nội thất đắt và sang hơn; được bao mọi chi phí kể cả lương bổng! Tuy nhiên CPLT cũng “biết điều” với đàn anh CSBV: Lương được chuyển thẳng vào trương mục của tòa ĐSBV (DRV); ngay cả báo chí được cung cấp cũng phải nhường cho tòa ĐS này. Thế nhưng sau khi thống nhất lại xuất hiện chuyện đàm tiếu cay nghiệt lan truyền rộng rằng “CPLT là con ngỗng đẻ trứng vàng; thế mà người anh miền Bắc lại chỉ chực giết ngỗng”! Theo Tảng, quan hệ CSBV và VC phức tạp và trực diện hơn phương Tây tưởng.

Tảng về Hanoi giữa tháng 1/1975; nghe tin ba Sđ 3, 7 và 9 của VC “giải phóng” Phước Long. Trong buổi họp BCT sau vụ này, Lê Duẩn tươi cười báo tin hôm 6/1, “lần đầu nguyên 1 tỉnh của Thiệu bị thất thủ … mà Phước Long lại gần Saigon .. nếu có cơ hội, ta sẽ lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Thế là mọi người trong phòng ôm nhau chúc mừng. Báo cáo nói VC đã gom được 8,000 tấn đạn trong số 30,000 tấn vũ khí để tấn công mùa khô. Nghe thế, Trần V Trà háo hức vào Nam ngay để cùng Văn T. Dũng  tổ chức chiến dịch “HCM”. BCH của Trà và Dũng chọn Ban M Thuột, nơi yếu nhất do Sđ 23 VNCH trấn giữ để tấn công hôm 8/3 khiến BMT thất thủ dễ dàng. Theo Tảng, Thiệu lầm lớn khi ra lệnh rút quân về duyên hải giữa lúc thiếu mọi phương tiện và đạn dược khiến cả quân đoàn II tan rã. Hôm 21/3, Dũng cắt QL 1 khiến Đà Nẵng thất thủ 13/3, Huế 26/3. Xem phim ảnh cuộc di tản hỗn loạn của nửa triệu dân và quân VNCH, BCT ở Hanoi tuyên bố “cơ hội” đã đến; và chỉ thị Dũng đánh thẳng vào Saigon; chậm nhất là tháng 4/1975. Thiệu đã từ chức hôm 21/4 và sang Taiwan tạm trú.

Tảng trở lại Algérie hôm 4/4/1975 dự hội nghị QT về “tư pháp dân chủ”. Được tin vui từ VN, cả hội trường bầu Tảng làm phó CT hội nghị. Tại đây Tảng hay tin Phnom Penh thất thủ hôm 15-16/4. Tảng gặp bà Bình công du châu Phi 16/4 ghé Algiers như thường lệ; liền cùng bà gọi Khmer Đỏ để miễn cưỡng chúc mừng. Đây là cú phôn cuối cùng của Tảng với tư cách “ministre” của CPLT. Tảng trở lại Hanoi 20/4 để dẫn đầu phái đoàn CPLT đi Péking dự tang lễ thân mẫu Kossamek của vua Miên. Sihanouk mời cả 2 phái đoàn BV và VC ăn bữa tối; bất chấp việc bị CSBV đối xử tệ trước đây: Tảng gặp lại vua Miên hồi 1980 khi cả 2 cùng bị lưu vong. Vua Miên kể ông đã viết 3 lá thư cho PV Đồng đề nghị thương thuyết về giải pháp chính trị để chấm dứt việc CSVN chiếm đóng xứ ông đã 2 năm nay. Đồng chỉ khinh khỉnh gửi trả lại ông cả 3 lá thư mà không thèm mở ra đọc! Trong lần khác dự tiệc của BT thương mại TC Li Quing tổ chức để vinh danh Li Nian, PCT HĐ nhà nước TC, Li đã loan báo lô hàng viện trợ nhân đạo cho CPLT sẵn sàng để gửi trực tiếp đến Đà Nẵng và Saigon ngay sau khi được “giải phóng” (mà không thông qua CSBV; sợ bị moi bớt). Li đối xử với CPLT tử tế hơn so với phái đoàn BV và ra dấu sẽ tiếp xúc độc lập với CPLT mà không thông qua CSBV.

Ngay sau buổi hỏa táng Kossamak, mẹ của Sihanouk ở TQ, Tảng về Hanoi theo dõi radio ngày đêm tin chiến sự tại nhà NH Thọ: Thiệu đã từ chức hôm 21/4/75 và đang tạm trú ở Taiwan. Trưa 30/4 có tin Big Minh ra lệnh toàn bộ quân CH buông súng đầu hàng. Thế là mọi người có mặt ôm nhau xúc động đến nhòa lệ. Trịnh Đ Thảo, Dr Hoa, Lâm V Tết đều nôn nóng được “về nhà” ngay (trong Nam). Dường như dân Hanoi đều túa ra đường mừng tin vui; kẻ ôm nhau, kẻ đốt pháo khắp nơi. Hàng trăm ngàn bông hoa được tung lên cao. PV Đồng đưa vào Saigon nhóm cán bộ BV của UB quân quản TƯ mới thành lập; khuyên “chớ bị cám dỗ bởi kẹo độc bọc đường, phải giữ gìn đạo đức CM của giai cấp công nhân”. TrChinh và X Thủy tổ chức vinh danh và tiễn biệt nhóm CPLT hôm 12/5 rồi cả nhóm lên máy bay Soviet sáng hôm sau 12/5 vào Saigon. Ai cũng bồi hồi, háo hức mong gặp lại thân nhân sau 14 năm xa cách. Cả nhóm được đón tiếp nồng hậu tại TSN rồi về tạm trú tại hôtel Miramar sang trọng.

Thấy chiếc điện thoại tại đó, Tảng liền gọi cho mẹ nhưng bà đã qua sống với anh trai cả Quỳnh sau hôm chồng mất cách nay mấy tuần. Bà mẹ bốc phôn; nghẹn ngào báo tin bố Tảng mới qua đời chưa đầy 1 tháng sau thời gian dài đau yếu. Tảng choáng váng và chợt nhớ lại lần chót gặp cha hồi 1967 khi ông đến thăm Tảng trong nhà tù CSQG ở Saigon. Lần đó, cha Tảng nói như trăn trối: “Con ơi, ba không thể hiểu nổi con; sao con lại từ bỏ tất cả: Một gia đình êm ấm, hạnh phúc, giàu có để theo Cộng Sản?! Rồi con sẽ thấy chúng sẽ phản bội con; rồi con sẽ đau khổ suốt đời!”. Đúng thế: Chỉ dưới chế độ VNCH nhân bản, ông mới gầy được một gia đình hạnh phúc, giàu có và thượng lưu: 2 con trai là sĩ quan KQ.VNCH (Hoàng Th Tá, Duệ Tr Úy), con cả Quỳnh giám đốc bệnh viện đa khoa SG, Bích giám đốc sở hối đoái của NHQGVN, Khuê phó giám đốc công ty dầu Shell. Hồi đó, Tảng ngần ngừ trả lời cha: “Thưa ba, ba có 6 đứa con, ba phải hy sinh 1 đứa cho ‘độc lập, tự do’ của đất nước”! Nay Tảng nghẹn họng không trả lời mẹ nổi một câu nào!

Tảng không chỉ choáng váng với cái chết của cha, vợ Tảng cũng đã ly dị và sống bên Mỹ. Con cái Tảng đều sống ở các nước “tư bản giãy chết” Âu Mỹ vì không chịu nổi “thiên đàng XHCN” mà bố chúng đang phí phạm tuổi xuân, mù quáng để theo đuổi. Con trai đầu 24 tuổi (của vợ đầu) sống ở Pháp; con gái Loan (của vợ Tây Đô) đang học đại học ở Mỹ. Cô con gái này đã là “nouvelle toute chaude” thời sự hồi đó: Vốn là học sinh Couvent des Oiseaux (trường CG dành cho giới thượng lưu), Loan kết thân với bạn học Tuấn Anh (con của TT Thiệu) và thường được bạn dẫn về nhà (dinh ĐL) dùng cơm với gia đình và ngủ qua đêm. Loan được bà Thiệu nhận làm con (garantie); can thiệp với bộ nội vụ và ngoại giao VNCH gởi đi du học Institute of Technology (MIT) ở Massachusetts như ước nguyện của Loan. Vì phong trào phản chiến đang mạnh trong giới sinh viên và cả giáo sư tại đây (như Gs Howard Zinn, Noam Chomsky), Loan bị đe dọa tánh mạng vì bọn phản chiến gán cho là thân nhân của bà Thiệu. Do đó, Loan được chuyển qua học University of Pennsilvania; tốt nghiệp 4 năm khoa Computer Science. Chắc Tảng cảm thấy xấu hổ khi “seigneur de la guerre Thiệu”, “tay sai” tên “đế quốc đầu sỏ sen đầm quốc tế” lại tử tế cả với con VC!

Trở lại “việc nhà thì nhác, việc bác thì siêng” của Tảng, Tảng thấy số phận các đồng chí khác trong MTGP cũng không kém bi thảm: Vợ con Kiệt bị giết sạch trong rừng bởi bom B52 trong một lần mạo hiểm thăm Kiệt; vợ Liêm mới gặp chồng chưa đầy 5 phút đã bị B52 “hỏi thăm”! ..vv.. Tảng nhìn quanh hành lang hôtel thấy ai cũng đăm chiêu với nỗi ưu tư mất mát. Hôm sau, Tảng cùng CPLT ra TSN để đón Tôn Đ Thắng, CT nước (kế vị HCM đã đoàn tụ với Marx hồi 1969 vì đau thất trận MT 1968) vào dự lễ chiến thắng. Hôm 15/5/75, lễ “diễu” binh “hoành tráng” diễn ra ngay trước dinh ĐL. Tảng đứng cạnh VT Dũng và sau cả 2 Thọ (NH Thọ, Lê Đ Thọ). Thắng tuyên bố dành ngày này cho “bác Hồ” để đánh dấu “thời đại mới” (sic!?). NH Thọ phát biểu thay CPLT, Phạm Hùng thay Đảng LĐVN (trá hình của CSVN); tất cả đều tuyên truyền khoác lác, lừa bịp như bọn này đã lừa bịp 30 năm nay mà Tảng là một trong những nạn nhân.

Đại diện các đơn vị vũ trang và các “bộ” đứng chật cả mấy bloquer dưới tàng cây cao phủ bóng mát trước lễ đài. Chung quanh là đồng bào (phần lớn hiếu kỳ). Tất cả tổng cộng lên đến hơn nửa triệu. Một rừng biểu ngữ chói loà màu đỏ. Ngoài quân xa và vũ khí đủ loại còn có hỏa tiễn Liên-xô mà Tảng mô tả như “meurtrier” đầy sát khí và máy bay Mig đời 1970 (mà Putin ca tụng vẫn còn “hiện đại” ở chiến trường Ukraine) bay qua khán đài để khoe sức mạnh lèo tèo và yếu nhất suốt cuộc chiến. Vài đơn vị mũ tai bèo MTGP lại chỉ giương cờ CSBV khiến Tảng ngạc nhiên và chú ý. Tảng ghé tai hỏi Văn T Dũng “thế còn Sư 1, 3, 5, 7 và 9 GPQ đâu không thấy? Dũng liếc nhìn Tảng trả lời miễn cưỡng: “đã nhập vào QĐND rồi”. Tảng hỏi thêm “nhập hồi nào sao không thấy có quyết định sáp nhập?”; Dũng lườm Tảng rồi quay ra phía trước không thèm trả lời. UB quân quản TƯ quyết định mọi việc; cho nên trong CPLT, chỉ có Võ V Kiệt (BCT. TƯ Đảng) có chút thực quyền.

Các cán bộ kiêu binh BV nay lộ vẻ hống hách, khinh thị ra mặt để biểu thị vai vế của kẻ thống trị đối với kẻ bị trị CPLT. Bộ TP từ Hanoi vào ngang nhiên chiếm hữu mọi cơ sở CQ của bộ TP.CPLT. Xếp bộ TPBV buộc Tảng ký định chế quy định các bộ thuộc CPLT nay nằm dưới quyền quản lý của CQTƯ. Phần lớn cán bộ CPLT bất mãn; nhiều người bỏ không đến văn phòng nữa. Dr D Q Hoa vừa ra khỏi BYT vừa rống lên “hãy để cán bộ miền Bắc làm mưa làm gió gì thì làm”! Kiếm, Hiếu, N H Phước đều nín nhịn chịu đựng. N H Thọ và Phát đành chấp nhận việc “cưỡng chế thống nhất” và “cấp tốc XHCN hóa miền Nam” để được tại vị bù nhìn. Lê V Thà, phó BTTP của Tảng lại chọn tranh cãi om sòm; thi thố quyền lực với chủ BV. Để chấm dứt tình trạng này, sử gia BV Nguyễn K Viện (bác sĩ tốt nghiệp Pháp) đã thẳng thừng tuyên bố: “CPLT đơn thuần chỉ là nhóm con đẻ của CQBV (DRV). Chúng tôi giả vờ lâu nay chẳng qua vì trong chiến tranh không thể để lộ quân cờ”!

Từ nay kẻ thống trị sẽ cai trị độc quyền với bàn tay sắt. Mọi truyền thống và văn hóa miền Nam phải bị dẹp và “nghiền nát bởi guống máy thống trị”! CPLT và MTGP sau 30 năm chiến đấu gian khổ, nay không chỉ không còn vai trò gì sau thống nhất mà còn là chướng ngại vật của tiến trình gom độc quyền và toàn quyền cấp tốc qua tuyên bố của Tr Chinh: “Bước mới của chiến lược CM là tăng tốc việc thống nhất và trở thành quốc gia XHCN nhanh và mạnh mà CPLT và MTGP không có vai trò gì trong đó”! Tháng 7/1975, Ph Hùng (UVTƯ phụ trách Nam bộ) cho họp toàn bộ CPLT và đại diện các phe phái khác liên hệ để nghe lệnh “khai tử” các công cụ bù nhìn này. Trong buổi họp, Tr B Kiếm ghé tai Tảng thì thầm “họ chôn chúng ta không kèn không trống; lẽ ra cũng phải có thời gian tụng kinh cho kẻ quá cố mới phải”! Tảng đáp “Anh nói đúng, phải có ‘tang lễ’ chính thức chứ”! Trong lúc giải lao, Tảng bảo NH Thọ “phải có nghi lễ ‘mai táng’ chứ, ông nghĩ sao”? Thọ liếc quanh rồi bảo Tảng câu chắc nịch “Dĩ nhiên, chúng ta có thể thu xếp dễ dàng mà”! Thọ tưởng dễ nhưng không dễ: Vào thời điểm đó, mọi nỗ lực của quan chức BV chỉ tập trung chiếm hữu các cơ sở CQ và tư doanh; kể cả tịch thu tư gia và tài sản không lồ những nạn nhân bỏ lại trong ngân hàng, nhà kho trước khi xuất ngoại; cho nên không ai rảnh để lo việc “mai táng” linh kỉnh vô bổ này. Không đồng chí BV nào giúp, Thọ đành thuê sàn nhảy của hôtel Rex để làm lễ “mai táng” nhạt nhẽo ấy.

Hôm 16/6/75, Tảng đích thân chở anh Quỳnh và em Bích đi trình diện “cải tạo” trong 30 ngày. Sau mấy lần thời hạn 30 ngày trôi qua, mẹ Tảng lo âu chất vấn Tảng khiến Tảng phải gặp Phát (Tám Chi) để hỏi cho ra lẽ. Phát nói rằng CM đâu có bảo thời hạn cải tạo là 30 ngày; mà chỉ bảo đem theo lương thực dùng cho 30 ngày thôi. Tảng tức giận bảo Phát rằng hóa ra là trò “chơi chữ”; ta nắm toàn quyền trong tay việc gì phải chơi chữ để lừa gạt. Tảng quy trách nhiệm Phát là phản bội Tảng khiến Tảng phản bội dây chuyền kẻ khác. Phát phân bua rằng tổng quát thì “ta đã khoan hồng cho nhiều người” nhưng đối với kẻ thù nặng ký thì “phải xét theo từng trường hợp”. Việc cai trị bằng bàn tay sắt và bắt bớ tùy tiện khiến cho quần chúng và cả nội bộ hoang mang.

Vài hôm sau, một phụ tá của Tảng tên Hai Thuận tự sát chết. Thuận gia nhập VM kháng chiến chống Pháp rồi tập kết ra bắc sau HĐ Genève; để lại vợ và con trai nhỏ ở chung với mẹ. Nay Thuận về với đồng lương “chết đói”, con trai bị bắt tù “cải tạo” không ngày về; lại bị mẹ và vợ mắng chửi: “…nay anh trở lại mà chẳng giúp được tí gì; đã thế lương không đủ nuôi bản thân chứ đừng nói nuôi chúng tôi. Anh chỉ vác thêm 1 miệng ăn về nhà không hơn không kém; lại còn bắt chúng tôi nuôi thêm anh nữa …”. Không cứu được con trai lại bị mẹ và vợ mắng nhiếc, Thuận không chịu nổi nỗi nhục. Nhưng “còn nước còn tát”, Tảng giúp Thuận chuyển đơn với phê thự thuận lợi gởi BCT xin thả con trai nhưng không thấy trả lời. Hai tuần sau Thuận nhảy từ lầu 6 của văn phòng BTP của Tảng ở đường Lê Lợi tử vong; để lại 2 thư tuyệt mệnh: 1 gởi cho mẹ và vợ xin thứ lỗi; 1 gởi cho Đảng chỉ trích chính sách lừa bịp và nhẫn tâm đối với miền Nam.

Cái chết của Thuận khiến Tảng sốc nặng vì chính Tảng cũng bất lực đối với anh em trai mình. Vài hôm sau, Tảng nhờ Phát giúp vào trại Long Thành thăm họ; có cả Tr Đ Thảo đi cùng để vào thăm con rể giam cùng trại. Thế nhưng Tảng chỉ được ngồi hàng ghế sau của xe quản giáo chạy quanh trại để “tham quan”; không được gặp mặt và nói chuyện. Tảng thấy từ xa hai anh em Quỳnh xanh xao gầy gò, mắt lờ đờ nhìn xa xăm vô vọng. Tảng sốt ruột nên 4 tháng sau nhờ Phạm Hùng can thiệp nên em Bích được thả; còn anh Quỳnh đã bị chuyển ra bắc suốt 9 năm (tính đến ngày Tảng viết hồi ký 1986 ở Pháp) không án, không hạn tù, biệt vô âm tín. Tảng thấy CM thật phí phạm nhân lực vì biết bao nhiêu bệnh nhân cần đến một bác sĩ tốt nghiệp y khoa Pháp tài năng như anh. Toàn miền Nam nay kinh hoàng với nạn “thập nhị sứ quân” và “kiêu binh” thổ phỉ; gây cướp bóc, bắt cóc, thủ tiêu không kiểm soát nổi!

Tình thế cấp bách khiến Tảng phải viết thư thẳng cho PV Đồng yêu cầu chấn chỉnh tình trạng vô luật pháp ấy. Một tháng sau Tảng nhận được trả lời của phủ thủ tướng; cho biết sẽ gởi đội tư pháp TƯ vào Nam điều tra. Sau 2 tháng làm việc, họ đưa ra 4 biện pháp khắc phục nhưng các CQ địa phương ở các tỉnh làm lơ không tuân thủ (rừng nào cọp nấy). Phát giận Tảng qua mặt CPLT nên ban đầu không chịu ký nhận 4 biện pháp này. Cho đến khi về hưu mùa hè 1976, Tảng tổng kết chỉ riêng 3 thành phần tù cải tạo chế độ cũ gồm sĩ quan, công chức và lãnh tụ đảng phái đã lên đến hơn 300,000; chưa kể vô số bị mất tích, thủ tiêu trên toàn miền Nam.

Cuộc bầu QHVN thống nhất diễn ra hôm 25/4/76 với kết quả 99% tán thành. Tảng biết số ít ỏi không tán thành sẽ bị mất phiếu gạo và nhiều thứ khác; kể cả tự do và sinh mạng. Tháng 6/76, Tảng được mời ra Hanoi họp QH thống nhất. Tảng nhớ tháng 11 năm ngoái cũng tại thủ đô, Tr Chinh vỗ vai Tảng thăm hỏi; thế mà lần này, Chinh trố mắt hỏi Tảng: “xin lỗi đồng chí, tôi thấy quen quen; anh là ai?” Khi Tảng trả lời là BTTP của CPLT, Chinh thốt lên “thế à, tên anh là gì, bây giờ đang làm gì?”. Tảng nghĩ có thể chỉ là xã giao chiếu lệ; cũng có thể là tuổi già đãng trí!? Tại Hanoi cũng dịp này, BT hậu cần Ngô M Loan tìm gặp Tảng để mời làm phó BT bộ này. Sau thống nhất, rất ít thành viên CPLT được mời vào chính phủ thống nhất; Tảng là một ngoại lệ. Vài tuần sau, Loan vào Saigon gặp Tảng nhắc lại lời mời và đề cao kinh nghiệm quản lý kỹ nghệ đường mía của Tảng. Loan cũng khẳng định TT Đồng đã chấp thuận việc chọn Tảng; nay chỉ cần ứng viên trả lời. Thâm tâm Tảng chán ngán (chỉ muốn “vượt biên”) nên Tảng nêu lý do “kém sức khỏe” mà ai cũng biết và “không muốn xa mẹ già lần nữa” để từ chối khéo.

Mẹ Tảng hồi 30/4/75 đã tán thành việc thống nhất đất nước; nay bà thấy ghê tởm cái gọi là “cách mạng”. Bà mắng Tảng: “bạn bè cộng sản của mày toàn nói nước đôi; chỉ giỏi khoác lác, bịp bơm và bạo hành. Chúng ‘gieo gió sẽ gặt bão”. Đó là trong nhà; ngoài đường còn nhiều bất mãn hơn nữa. Tảng nghe đầy tai những mỉa mai cay nghiệt như “…dưới chế độ Diệm-Thiệu, ngay cả thằng trộm cũng còn lương tâm; còn bọn Đảng này nhẫn tâm cướp sạch không chừa thứ gì!”, “…đuổi Mỹ để rước Nga vào cho nó chặn họng à; dù sao còn Mỹ cũng còn có cái mà ăn; nay thì có gì … đoàn kết quốc tế vô sản để mà … ăn à?`”,cán bộ CS luôn nhận mình là đầy tớ nhân dân; thế mà chủ thì lội bộ còn tớ thì đi xe auto!” ..vv.. Tảng thất vọng không còn muốn đến văn phòng nữa. Báo Nhân Dân thú nhận: “… kỹ nghệ vận hành 50%: nhà máy làm việc 4-5 giờ/ngày; nông nghiệp sụp đổ: nông dân bỏ ruộng đồng của họ…” Để đối phó, Đảng chỉ biết nhai lại tuyên truyền thời chiến “…ta đánh bại giặc Tàu, giặc Nhật, giặc Tây và cả giặc Mỹ mạnh nhất hành tinh; thì chắc chắn ta sẽ vượt qua mọi thử thách…”. Tất cả đều do dân đã mất lòng tin vào mọi lời dốt trá của Đảng: TT Đồng từng nói với nhiều chính khách nước ngoài rằng “ý nghĩ sáp nhập miền Nam thật ngu xuẩn và tội đồ làm sao!”. Lê Đ Thọ từng nói với báo chí ở Paris rằng “chúng tôi không muốn áp đặt chủ nghĩa xã hội ở miền Nam VN”. Nói một đàng làm một nẻo là thế!

Tảng nay tránh mặt bạn cũ VC; cưới vợ mới là bạn thân với gia đình Tr Đ Thảo rồi dọn về nông trại ở Gò Vấp để trồng trọt hoa màu; nuôi cá ao và vài con heo; thỉnh thoảng đạp xe về thăm mẹ. Tảng lãnh 210đ/tháng + 14kg gạo, 2kg đường, 4 hộp sữa; có cả thẻ mua hàng theo quy chế dành cho cán bộ cấp cao. Thế nhưng Tảng vẫn thấy bấp bênh và bị Đảng theo dõi sát nên vợ chồng lại dọn về nhà mẹ Tảng hồi mùa thu 1977. Vừa tạm ổn định thì Võ V Kiệt đến thăm; bày tỏ quan tâm và lo ngại. Vì thân tình đã lâu trong nhóm Nam bộ nên Tảng bộc bạch hết nỗi ưu tư: Đảng không tuân thủ đường lối của bác; phạm nhiều sai lầm lớn … Kiệt biết Tảng không chịu ra bắc nên đề nghị trao Tảng một “rôle” trong Nam: Giám đốc kỹ nghệ cao su quốc gia. Tảng đành nhận để làm ô dù che con mắt cú vọ của Đảng hầu dễ vượt biên. Lúc này phong trào vượt biên có từ 30/4/75 nay đang lên cao và phổ biến. Vợ chồng Tảng tìm và chờ cơ hội.

Cơ hội đã đến khi 1 trong các anh em rể của vợ là Dr Tôn ở Long Xuyên cũng có ý định tương tự. Tôn nguyên là cán bộ VM tập kết ra bắc hồi 1954; nay trở về làm y sĩ ở Bv tỉnh nhà. Tôn giới thiệu cousin mình là một thương gia giàu có đang tìm mua tàu đi biển để vượt biên. Tảng khuyên anh này nên mua ghe chạy đường sông để tránh bị nghi ngờ. Vợ chồng Tảng đã mượn nợ đủ để nộp cho chủ ghe. Anh cousin này mua được chiếc ghe vận tải dài 35m; hối lộ quan chức VC địa phương để có hợp đồng vận tải 250 dặm chở sỏi đi Cà Mau rồi chở than lượt về; có cả giấy phép hành nghề và quyền mướn công nhân. Anh chở được 10 chuyến suốt 2 tháng để tập lái (vì chưa biết lái ghe bao giờ) và tìm mua nguyên vật liệu (chính thức lẫn chợ đen) cho chuyến hải hành. Ngoài ra anh còn học các biện pháp như “đường đi nước bước” (từ nhà ra cửa biển có 6-7 trạm công an); “thủ tục đầu tiên” (hối lộ ít quá gây khó chịu; nhiều quá gây nghi ngờ); “nhẵn mặt” (để biết thói quen, giờ giấc của CA) và “an toàn” (chủ động đem tiền vào trạm thay vì chờ CA xuống ghe lấy tiền và dòm ngó kiểm tra).

Hôm thứ tư 22/8/78, chị em vợ Tảng lên Saigon báo tin ngày N là chủ nhật 26/8 (CA có thói quen lơ là, ăn nhậu mỗi cuối tuần, có khi xỉn). Vợ chồng Tảng quyến luyến chào giã biệt mẹ Tảng hôm thứ bảy rồi bắt xe bus đến nhà bố mẹ Tôn ở Long Xuyên. Giờ G là 4 giờ sáng chủ nhật. Vợ chồng Tảng xuống ghe cùng vợ chồng Tôn và đứa con trai 5 tuổi của họ. Tảng thấy dưới lòng ghe đã có sẵn 20 khách xuống trước và ghe còn ghé một lần nữa đón thêm 1 tá nữa khiến ghe quá tải. Khoảng nửa đêm ghe tới cửa biển Đại Ngãi thì bị mắc cạn vì “tài công” mới tập sự 10 chuyến chưa kinh nghiệm. Đàn ông khỏe mạnh phải xuống dưới nước hì hục đẩy mãi đến 4 giờ sáng mới thành công nhờ thủy triều dâng. Tảng sợ bị bắt (vì đã từng thấy đồng chí bị Đảng xử tội, làm nhục) nên sẵn sàng nhảy để chết chìm. Tuy nhiên vì trời đang sáng dần, tài công khôn khéo lái quay trở lại hướng Long Xuyên tìm chỗ ẩn náu, chờ đêm hôm sau mới tái khởi hành cho an toàn. Vào thời kỳ 1978, để ngăn chận nạn vượt biên, mỗi tàu ghe ra biển đều có 1 bộ đội đi theo. Để tránh lộ chỗ ẩn, con nít được “bịt miệng” bằng thuốc ngủ. Trở ra biển hồi gần nửa đêm; mới chạy được 30 phút ghe lại vướng lưới. Phải gỡ lưới suốt 4 giờ, ghe mới thoát được và ra tới hải phận quốc tế.

Ghe đi suốt một ngày không gặp được tàu nào nên đến đêm thấy có đốm sáng xa xa bèn chạy lại. Đến khi “thủy thủ” ghe cá nhảy qua mới biết đó là ghe hải tặc (cơ hội) Thái. Họ đem dao búa sang uy hiếp; cướp la bàn, ống nhòm và vàng bạc; cả chiếc áo kiểu “à la mode” cũng không tha nhưng lại cho nước và thực phẩm rồi chỉ hướng ra. Dr Tôn tiếc “của” vì khi ghe mắc cạn lần đầu, sợ CA đến nên đã vội vứt khầu K54 xuống nước; nay gặp hải tặc thì vô phương cứu chữa! Đến ngày thứ 6, ghe gặp mấy tàu vận tải tuyến Singapore-HongKong nhưng không tàu nào ngừng. Đến hôm 31/8/78, ghe ngừng bến đất liền có đèn sáng trưng; đợi đến sáng sớm hôm sau mới nhận ra đó là trạm lọc dầu của Indonesia. Trạm trưởng không cho đổ bộ; chỉ cho nước uống và thực phẩm; viện cớ chính phủ cấm rước dân tỵ nạn vì các trại tỵ nạn ở Indonesia đều quá tải. Tảng thấy có người Mỹ và Hollande trên trạm ra hiệu lạ; sau mới hiểu ra là hãy đánh đắm ghe thì mới hợp lệ để được cứu. Nghe năn nỉ mãi, trạm trưởng mới chịu cho trẻ em lên bờ rồi ông vào buồng truyền tin gọi cho thẩm quyền xin ý kiến. Ông trở ra mỉm cười nói đã được phép cấp trên cho tất cả lên bờ nghỉ dưỡng. Hai hôm sau, một tàu vận tải Singapore đến đón mọi người chở đến Galang, nơi có Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ giúp đi định cư. Tảng đến Pháp tỵ nạn 6 tháng sau đó; kết thúc nỗi gian truân “trao trứng cho ác” là bọn CSBV và MTGP tay sai.

Trong hồi ký, Tảng luôn gọi NH Thọ là “chủ tịch” nhưng chưa một lần gọi ông Diệm là tổng thống; mặc dù cha Tảng nổi lên rất giàu có thời đệ I Cộng Hòa; chỉ suy sụp từ thời đệ II CH. Tuy nhiên Tảng đã vài lần hiếm hoi gọi ông Thiệu là “tổng thống”; có lẽ vì công ơn bà Thiệu giúp con gái Tảng du học Mỹ quá lớn chăng!? Tảng có hối hận không khi vẫn nhận mình là “Việt Cộng” như tựa sách; và có xấu hổ không khi bà Thiệu biết Tảng là VC mà vẫn giúp con gái của giặc?! Trái lại BV và VC dĩ nhiên chưa bao giờ và không bao giờ giúp con cái kẻ thù. Đã thế bọn “mặt người dạ thú” “hèn với giặc Tàu ác với dân lành” lại còn bỏ rơi đồng chí, ân nhân và thân nhân lúc sa cơ lỡ vận (xem gương Hai Thuận, cha mẹ, anh em Tảng và nhiều đồng chí khác); và làm ngơ trước cảnh các đồng chí của Đảng cướp bóc, bắt cóc, thủ tiêu, đày đọa có hệ thống vô số quân nhân, công chức và gia đình họ cùng đồng bào toàn miền Nam. André Menras chỉ là một nhân chứng lẻ loi; Tảng chỉ “mở mắt” sớm hơn đồng chí của mình nhưng cũng đã “muộn màng”. Các nhân chứng không thể xóa bỏ lịch sử; nhưng với sự thật họ phơi bày, lịch sử đang xóa bỏ chế độ đã che giấu sự thật.

HÀ BẮC

(tham khảo tài liệu của BBC, VOA, RFA, Reuters, film của André Menras, hồi ký của VC Trương Như Tảng và các tài liệu khác)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here