Mùa báo hiếu

0

Linh Vũ
Nhân mùa lễ Vu Lan (báo hiếu) chúng tôi xin viết vài dòng về nguồn gốc của Lễ hội. Lễ này bắt đầu từ truyền thuyết Bồ tát Maudgalyayana (Mục Kiền Liên bồ tát), người đã cứu mẹ mình khỏi những cực hình trong địa ngục. Ông là một trong mười đệ tử chính của Đức Phật, ngài cầu xin Đức Phật giúp đỡ, cứu giúp người mẹ dưới địa ngục, giải thoát khỏi khổ đau và đặc biệt là sự cứu rỗi cho những linh hồn bị hành hạ trong địa ngục.

Đức Phật khuyên ông nên thu thập một nhóm các nhà sư và tín đồ để cùng hợp lực cầu nguyện hỗ trợ cho mẹ ông. Buổi cầu nguyện được tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 7 âm lịch. 

Lễ Vu Lan còn được gọi là Ullambana trong Phật giáo, được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Lễ Vu lan không chỉ ở Việt Nam mà còn một số quốc gia Đông Á khác. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Phật giáo, là dịp đặc biệt để mọi người bày tỏ lòng biết ơn cũng như sự cảm kích đối với cha mẹ và tổ tiên của họ.

Lễ Vu lan còn được gọi là lễ Ân xá các linh hồn trong Phật giáo Đại thừa, được tổ chức để tôn vinh người chết. Họ tham dự các nghi lễ tôn giáo và dâng hương cho Đức Phật, với hy vọng rửa sạch tội lỗi của họ, đồng thời cầu nguyện cho những người thân đã khuất và con cháu còn sống. 

Nhiều năm gần đây, thường thấy trong ngày lễ Vu lan nhiều người cài một bông hồng đỏ nếu mẹ của họ còn sống hoặc bông hồng trắng cho những ai mẹ đã qua đời. Bông hồng cài áo có lẽ bắt đầu từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết trong những năm 1960. Nhân dịp trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư nhìn thấy người Nhật cài một bông hoa trắng hoặc đỏ lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu ở Việt Nam và ông viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1962.

Trong khi người phương Tây cũng có “Ngày” cho cha mẹ như: ngày Mother’s day và Father’s Day để tự hào, vinh danh và nhớ ơn công đức bậc sinh thành. Người Việt chúng ta dùng lễ hội Vu Lan để tỏ lòng thành kính với những người thân yêu của mình dù sống hay đã chết.

Trong lễ hội Vu Lan, thường người ta đều ăn thức ăn chay và thả chim, cá, v.v. Bên cạnh đó, dân gian còn có một niềm tin khác cho là tháng 7 của Âm lịch là tháng không may mắn hoặc tháng của ma quỷ như lễ Halloween (Ngày của linh hồn lang thang). 

Trong tháng này, đặc biệt người Việt Nam, nhất là người lớn tuổi, có xu hướng không sát sanh bất kỳ động vật nào. Ngoài ra còn có phong tục mê tín dị đoan khác như lễ cúng các linh hồn người chết bằng những vật dụng như:  Tòa nhà cao tầng, TV, máy giặt, se ô tô, máy điều hòa không khí, Iphone, Ipad và tiền bạc vàng mã.v.v.

Đồng thời, trong mùa Vu lan họ thường giúp đỡ những người vô gia cư gặp khó khăn trong cuộc sống bằng những bữa ăn tình thương. Người ta tin rằng khi bố thí hay thực hiện những hành động tốt sẽ tích lũy công đức cho tâm linh.

Ở Ấn Độ, những câu chuyện tôn vinh người chết đã được truyền đến Trung Quốc và đã đồng hóa một số giáo lý Phật giáo vào các nghi lễ của họ. Chúng ta cũng bị ảnh hưởng từ Trung quốc, nên sau này những nghi lễ đó cũng trở nên phổ biến ở Việt Nam.

Mặc dù, ngày nay giới trẻ sống nhanh, có nhiều quan niệm cũng như niềm tin có sự khác biệt trong thế giới văn minh khoa học hôm nay. Họ dần dần trở nên xa lạ hơn với các giá trị truyền thống. Tuy nhiên họ vẫn vô cùng yêu mến và kính trọng cha mẹ của họ.

Nhân dịp mùa Vu Lan chúng tôi có một vài bài thơ xin được cống hiến với quý vị.

Đóa hồng dâng mẹ

Con xin dâng mẹ đóa hồng
Một đời để nhớ tấm lòng mẫu thân
Công cha nghĩa mẹ vô ngần
Dìu con từng bước thăng trầm thế gian
Mẹ là chỗ tựa cưu mang
Nuôi con no ấm bình an vào đời
Nắng mưa xuôi ngược tả tơi
Chắt chiu mẹ khổ không lời thở than
Mong con thành đạt vinh quang
Mẹ quên áo rách tóc xanh đổi màu
Rồi ngày đột biến cơn đau
Bỏ cơm bỏ nước khay trầu nhạt vôi
Mẹ đi bỏ lại cuộc đời
Vườn hoang nhà vắng trống nồi khoai ngô
Cuối đời còn lại nấm mồ
Hoang vu đất lạnh cỏ khô sương mù   
Trần gian một kiếp phù du
Mẹ về thế giới thiên thu vĩnh hằng
Mẹ là ánh đuốt vầng trăng
Là sông biển rộng ngập tràn yêu thương
Hôm nay đứng trước Phật đường
Con xin đốt nén trầm hương cho người
Dâng lên một đóa hồng tươi 
Con xin lạy mẹ một trời nghĩa ân

Và sau đây là bài thơ đường luật xướng họa cùng với Lưu Chinh

Xin Cứu Độ (xướng)
Lưu Chinh
Mình ta lặng ngắm ánh trăng vàng
Gió lạnh mùa thu mới chớm sang
Cảnh vắng chuông chiều ngân thoát tục
Chùa khuya mõ tối vọng âm vang
Vu Lan kính nguyện Từ Tôn tịnh
Tự Tứ cầu mong Phụ Mẫu an
Phật Tổ từ bi xin cứu độ
Nhân sinh vạn hữu chốn sa tràng

Xin Cứu Độ (họa)
Linh Vũ
Đứng ngắm chiều qua ánh đạo vàng
Thu về gió thổi tưởng xuân sang
Chùa xưa vọng lại lời kinh pháp
Tháp cũ xa đưa tiếng kệ vang
Giác hạnh tam thiên mùa báo hiếu
Văn thù đảnh lễ buổi bình an
Như Lai trợ lực Kim cang hộ
Chánh Niệm tùy duyên phước đạo tràng

Ghi chú:
–  Ánh Đạo Vàng là kim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
Kệ là bài thơ của Phật. Như vậy bài thơ nào của Phật viết, giảng hoặc nói về cách sống đạo đều gọi là Kệ. “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”
-Kệ pháp là: Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. Kệ là “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp.
-PhậtTỏa ánh từ quang. … Chính  Tánh Giác hằng soi.
Văn-thù cũng có lúc được gọi  Diệu Âm, dịch từ tên tiếng Phạn  Mañjughoṣa,  một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo.
– Về bản chất, Phật … Chúng ta hãy tự giác, giác tha, rồi mới đến giác hạnh viên mãn. Khi chúng ta tỉnh …
– Trong các kinh tạng, Phật nói nhiều về ‘tam thiên, đại thiên’ thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần…
– Trí Phật là trí kim cương. thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàng là kim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
– Đạo tràng là nơi tu hành Phật đạo. Bất luận có nhà cửa hay không, phàm chỗ nào dùng để tu hành Phật đạo đều được gọi là Đạo tràng.
– Kim Cang hiểu theo nhiều nghĩa như kinh kim cang, thần Kim Cang, chùy kim cang.v.v. ở đây tôi muốn nói là hộ trì chánh pháp Thanh tịnh thiền. Ví như trí huệ và chơn như Phật tánh không có  làm hư hoại. Đoạn trừ các loại phiền não, ngăn dẹp các hình sắc.
– Đảnh lễ là thể hiện lòng chân thành kính ngưỡng của mình đối với các bậc tôn quý trên đời.
– Chánh niệm là sự biết rõ (tuệ tri) được những gì đang có mặt, đang xảy ra

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here