NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TẾT DƯƠNG LỊCH

0

Có thể nói, ngày đầu năm là ngày Lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc cũng như các nền văn hóa trên thế giới. Vậy ngày Lễ này có những ý nghĩa như thế nào đối với người dân các nước trên thế giới?

Tết Dương lịch

Linh Vũ/ ghi vội

Tết Dương lịch bắt nguồn từ đâu?

Lễ hội năm mới/ New Year, bất kỳ là xã hội, văn hóa và tôn giáo nào trên toàn thế giới mỗi năm đều tổ chức lễ đầu năm mới. Đây là lễ hội được xem như lâu đời, phổ biến và được tổ chức tưng bừng nhất. Lễ hội được tổ chức rất sớm để tôn vinh và vui mừng cho một năm mới đến, lễ hội này đã có từ khoảng 4.000 năm trước Babylon cổ đại. Lễ hội năm mới được bắt đầu vào tối ngày 31 tháng 12 gọi là đêm giao thừa và tiếp tục kéo dài đến đầu ngày 1 tháng 1. Đây cũng là ngày đầu năm trong lịch Julian nguyên thủy và lịch La Mã (sau năm 153 trước Công nguyên). Những người tuân theo lịch Julian đã sửa đổi toàn bộ ngày tháng của lịch Gregorian), bao gồm Bulgaria, Cyprus, Ai Cập, Hy Lạp, Romania, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đều tuân thủ ngày lễ năm mới và các ngày lễ tôn giáo và dân sự vào ngày 1 tháng 1. Ở một số các quốc gia khác các nhà thờ Chính thống giáo vẫn theo lịch Julian, bao gồm Georgia, Israel, Nga, Cộng hòa Macedonia, Serbia, Montenegro và Ukraine. Ở châu Âu thời Trung cổ, các nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo tạm thời thay thế ngày 1 tháng Giêng là ngày đầu năm bằng những ngày mang ý nghĩa tôn giáo hơn, chẳng hạn như ngày 25 tháng 12 (kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su) và ngày 25 tháng 3 (lễ Annunciation Christianity)… Giáo hoàng Gregory XIII đã tái lập ngày 1 tháng 1 là Ngày đầu năm mới vào năm 1582. Qua nhiều thế kỷ, lịch không đồng bộ với mặt trời, và vào năm 46 trước Công nguyên, Hoàng đế Julius Caesar quyết định giải quyết vấn đề này bằng cách tham khảo ý kiến ​​của các nhà thiên văn và toán học lỗi lạc nhất trong thời đại của ông. Sau đó ông đã giới thiệu lịch Julian, lịch này gần giống với lịch Gregorian nhưng nó hiện đại hơn mà hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng hiện nay. Đây là một phần trong cuộc cải cách của Hoàng đế Caesar kể từ đó ngày 1 tháng 1 được xem là ngày đầu tiên của năm, đồng thời một phần để tôn vinh tên gọi của tháng “Janus”. (Janus là vị thần của sự khởi đầu, chuyển tiếp trong thần thoại La Mã và chủ trì các lối đi, cánh cửa, cổng và kết thúc, cũng như trong các thời kỳ chuyển tiếp…)

Tuy nhiên, những tôn giáo và một số nền văn hóa khác đã sử dụng âm lịch khác với ngày 1 tháng 1. Ví dụ như lịch tôn giáo của người Do Thái, năm bắt đầu với Rosh Hashanah, ngày đầu tiên của tháng Tishri, rơi vào khoảng từ ngày 6 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10. Lịch Hồi giáo thường có 354 ngày trong mỗi năm, với năm mới bắt đầu bằng tháng của Muharram. Việt Nam Tết Nguyên Đán được tổ chức trong tháng bắt đầu từ cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai.  Một số nước Châu Á khác thì chọn lễ kỷ niệm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm như. Ở miền nam Ấn độ, Người Tamil thì mừng năm mới vào ngày đông chí; Người Tây Tạng trong tháng Hai; Thái Lan được tổ chức vào tháng Ba hoặc tháng Tư. Người Nhật thì chọn ba ngày từ 1 đến ngày 3 tháng Giêng.v.v.

Về ẩm thực trong ngày đầu năm, mỗi Quốc gia đều có sự chọn lựa khác nhau tùy theo phong tục tập quán và niềm tin của họ để mang lại sự may mắn cho năm mới. Ví dụ, nhiều người Châu Âu ăn bắp cải hoặc các loại rau xanh để bảo đảm cho sự thịnh vượng trong năm tới, trong khi những người ở Nam Mỹ thì họ chuộng ăn đậu đen để cầu may. Còn hầu hết khắp châu Á, thì loại thực phẩm đặc biệt như bánh gạo, mì sợi và bánh làm bằng gạo được dùng để ăn, hay một số loại thức ăn có tên gọi mang âm hưởng cho cuộc sống lâu dài, hạnh phúc, giàu có, may mắn…Như hạt dưa đỏ, hạt điều, dưa hấu, táo, quất, bưởi, mì sợi, canh khổ qua, đu đủ, xôi gấc, gà luộc, các loại cá, dưa hành, bánh chưng, lạp sườn, thịt kho tàu.v.v. Còn trò chơi thì có quá nhiều, nhất là ở các nước Á Đông nhất là trò chơi đen đỏ (cờ bạc) Các nước Âu Mỹ có những trò chơi như: Ở Hoa Kỳ, truyền thống mang tính biểu tượng nhất của năm mới là thả một quả bóng khổng lồ đếm số ở Quảng trường Thời Đại của thành phố New York vào lúc nửa đêm, trò Rose Bowl ở Pasadena, California, bóng đá của các trường Đại học, thả phao được kết bằng hoa sống hay cuộc diễn hành của những người mẹ ở Philadelphia là những sự kiện phổ biến trong ngày đầu năm mới.
Thêm (ST)

– Tết Dương lịch thể hiện sự khát khao trường tồn cuộc sống, thể hiện sự mới mẻ, mong muốn mọi điều tốt đẹp:
Bất kỳ đất nước phương Tây nào trong dịp Tết Dương lịch đều mong muốn những điều tốt đẹp về ý nghĩa cuộc sống. Với ý nghĩa ngày Tết Dương lịch họ mong muốn sự trường tồn cuộc sống. Mong những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của gia đình, đất nước. Cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no… mãi trường tồn chính là ý nghĩa của mỗi dịp tết Dương lịch mỗi năm khi đồng hồ điểm đúng khoảnh khắc kết thúc năm cũ bước sang năm mới.

Ở nước Anh, vào trước ngày tết tây, mọi nhà đều mua rượu về và đổ đầy tất cả các chai, hũ. Bởi người Anh mong muốn năm mới sẽ có nhiều điều mới tốt đẹp. Vì nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ.
Lễ hội đón năm mới ở Pháp được xem như “lễ hội ánh sáng”. Người dân tham gia vào các cuộc diễn hành với ánh sáng lung linh của ngọn đuốc và cùng nhau uống rượu mừng năm mới. “Ánh sáng” mang ý nghĩa tượng trưng cho một năm mới nhiều điều mới tươi sáng, tốt đẹp.
– Tết Dương lịch là dịp để quây quần, tụ họp:
Ở phương Tây, ý nghĩa ngày Tết Dương lịch là dịp để mọi người quây quần tụ họp cùng nhau đón chào năm mới.

Ở Mỹ, mọi người thường cùng nhau ngồi trong các quán rượu. Hay cùng nhau ngồi ở nhà trước tivi. Cùng nhau đếm ngược thời gian, những khoảnh khắc cuối cùng trên đồng hồ và cùng nhau đón năm mới. Đông vui và nhộn nhịp hơn thì mọi người cùng nhau đến quảng trường (Time Squares).
Ở Nga, Tết Dương lịch là dịp gia đình tụ họp bên “cây thông năm mới”. Và cha mẹ sẽ trao tặng những món quà năm mới ý nghĩa dành cho các con của mình dưới cây năm mới này.
– Tết Dương lịch thể hiện sự yêu thương:
Dịp Tết Dương lịch, câu cửa miệng của mọi người luôn là “Happy New Year” (chúc mừng năm mới). Kèm theo lời chúc đó, mọi người thường dành tặng nhau những lời thể hiện tình cảm yêu thương dành cho đối phương.

Ở Pakistan, khi bước ra đường, người dân thường xuyên cầm một chút bột màu đỏ. Sau khi gặp người thân và chúc mừng năm mới, mọi người liền quệt một vệt phấn đỏ trên trán người đối diện để thể hiện tình yêu thương của mình cũng như thay cho lời chúc năm mới ấm áp, hạnh phúc.
Không những thế, việc được nghỉ học, nghỉ làm, quây quần bên cạnh nhau dịp Tết Dương lịch cũng là việc làm vô cùng ý nghĩa, tình cảm đối với những thành viên trong gia đình.
– Ý nghĩa của sự cảm ơn:
Ngày Tết Dương lịch, ở các nước phương Tây, mọi người thường hay quây quần bên gia đình hoặc tụ tập cùng bạn bè. Con cháu thì chúc tết người lớn, bạn bè thì chúc tết cũng như cảm ơn nhau sau một năm cùng làm việc, cùng giúp đỡ… Mọi người cùng nhau chúc tụng và ăn mừng để cảm ơn những tình cảm cũng như sự giúp đỡ trong một năm vừa qua.

Tết Dương lịch hay Tết Tây không còn là ngày lễ quan trọng của riêng các nước phương Tây, mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngày Tết Dương lịch được xem như dịp để nghỉ ngơi, chúc mừng và chào đón một năm mới lại đến với những mong muốn một năm thật nhiều điều mới tốt đẹp và may mắn. Thật ra còn rất nhiều điều để nói về ngày lễ đầu năm, nhưng chúng tôi chỉ tóm lược một số sự kiện thường xuất hiện phổ quát trong ngày Tết Dương lịch mà thôi mong quý độc giả thông cảm.
Nhân dịp Tết Dương lịch 2022, Kính chúc các độc giả khỏe mạnh, bình an và mọi điều tốt lành.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here