SỰ RA ĐỜI CỦA VIỆT NAM

0

“The Birth Of Vietnam”
Tác giả Keith Weller Taylor
Chuyển Ngữ Linh Vũ

Lời Nói Đầu

Là một chiến binh Mỹ ở Việt Nam, tôi chẳng thể giúp để có ấn tượng bởi sự thông minh và sự quyết tâm của người Việt vốn chống lại chúng tôi và tự hỏi “họ từ đâu đến?”. Quyển sách này với ấn bản đã xét duyệt và bổ sung bởi luận án tiến sĩ hoàn tất tại Đại Học Michigan năm 1976 chính là câu trả lời của tôi cho câu hỏi ấy.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đi trước tôi về tiền sử của Việt Nam. Các học giả Pháp đã từng gom góp trong gần một thế kỷ và tích lũy phong phú về đề tài này cũng hữu dụng và khích động. Công trình của các học giả Tàu và Nhật đặc biệt có giá trị bởi vì nói chung, nó dựa trên kiến thức vững chắc về cổ văn và truyền thống viết sử ký.  Các học giả Nhật về tiền sử Việt đặc biệt lỗi lạc qua vài nghiên cứu công phu. Công trình của các học giả Việt hiện đại thì thật là vô kể. Những nỗ lực khảo cổ

trong một phần tư thế kỷ qua đã phải nhường chỗ cho những khám phá vốn đã cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng tôi về tiền sử Việt Nam và buộc xét lại các thời kỳ lịch sử đến sau.

Trong thế giới nói tiếng Anh, chúng ta bắt đầu nhận ra kế thừa sâu đậm đáng chú ý của Việt Nam. Sự kế thừa này đã được hình thành bởi một lịch sử hơn hai ngàn năm về trước. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ bằng cách nào đó thúc đẩy một sự hiểu biết rộng hơn mà quốc sử lâu dài này đã cống hiến đối với cái nhìn về người Việt ngày nay.

Tôi đã để riêng những dấu âm Việt ngữ và chữ Hán vào mục từ ngữ đối chiếu để tránh hành văn đáng tiếc xảy ra. Không thể nhận dạng và phát âm tiếng Việt mà không có dấu âm cho nên độc giả quen thuộc với Việt ngữ được khuyên nên tham khảo mục từ ngữ đối chiếu để chỉnh đốn cách đánh vần một chữ Việt xảy ra ngay từ chữ đầu tiên trong bài. Ngược lại, chữ Hán không thể nhận dạng ngoài chữ Viết của nó, cho nên độc giả quen thuộc với Hán tự được khuyên nên tham khảo mục từ ngữ đối chiếu khi cần.

Tôi xin gởi lòng biết ơn đến Giáo sư Paul G. Fried của Hope College về sự khuyên khích tôi trở lại việc đèn sách sau thời gian quân vụ.

Tại Đại Học Michigan, thật may cho tôi được học Tiến sĩ John K. Whitmore, một nhà tiền phong trong lãnh vực sử Việt tiền hiện đại ở Hoa Kỳ. Tôi cũng ghi ơn các thành viên đồng viện và hội đồng luận án tại Đại Học Michigan: Giáo sư Chun-shu Chang, Gs John V. A. Fine Jr., Gs Charles O. Hucker và Gs Thomas R. Trautmann là những người đã hỗ trợ những nỗ lực của tôi trong việc nghiên cứu lịch sử.

Tôi cũng đặc biệt cảm tạ Gs O. W. Wolters của Đại Học Cornell về những ý kiến trong tiến trình thảo duyệt không những giúp tôi tránh nhầm lẫn mà còn đặt tôi vào đường hướng tái thẩm định một cách nghiêm túc.

Tôi cũng mang ơn Gs Chi-yun Chen của Đại học California ở Santa Barbara, Gs David G. Marr của Đại Học Quốc Gia Úc, Gs Alexander B. Woodside của Đại Học British Columbia và Gs Ying-shih Yu của Đại Học Yale về những thẩm định trong tiến trình xem xét; những ý kiến của họ đóng vai trò lớn trong việc sửa sai những lầm lẫn, phát huy ý kiến của tôi và cho những thủ bút để có thủ bản hiện nay.

Gs William H. Nienhauser Jr của Đại Học Wisconsin đã ưu ái cống hiến những hiểu biết sâu sắc trong bài thơ của P’I Jih-hsiu đã thảo luận trong phần phụ lục N.

John K. Musgrave của Thư Viện Đại Học Michigan và Ikuta Shigeru của Thư Viện Toyo Bunko ở Tokyo đã dành nhiều thời gian giúp việc tìm kiếm tài liệu.

Sakado Ohki, bạn và phu nhân của tôi đã dịch sách Nhật và các bài viết và giúp nhận dạng các chữ tối nghĩa.

Một trợ cấp từ hội đồng Social Science Research đã cho phép tôi đặt thủ bút thành ấn bản phát hành. Tôi cũng mang ơn Grant Barnes, Phyllis Killen và các đồng sự của họ tại Đại Học Báo Chí California về sự cổ động, hướng dẫn và giám định chuyên môn của họ. Quyển sách này được Phúc lợi từ năng khiếu luận bút của Helen Tartar. Tôi cám ơn về sự chú ý suốt qua chi tiết của bà và dĩ nhiên là ý thức đúng văn phạm và cách hành văn.Mọi sai sót là phần của tôi.

Lời Giới Thiệu

Quyển sách này viết về Việt Nam từ khi lịch sử được ghi chép hồi thế kỷ thứ 3 B.C. khi sự đô hộ của người Tàu chấm dứt và một vương quốc Việt độc lập được thiết lập. Trong mười hai thế kỷ này, người Việt mở ra từ một xã hội chưa có chữ viết nằm trong một nền “Văn minh Nam Hải” trở nên một thành viên riêng biệt của thế giới văn hóa Đông Á. Tiến trình dài này chính là sự hình thành của Việt sử.

Sử gia Trung-hoa và các nhà Hán học người Pháp đã xem giai đoạn này của sử Việt là một nhánh của sử Tàu. Họ đã xem Việt Nam chỉ hơn ranh giới tỉnh lỵ bướng bỉnh một chút của vương quốc Trung-hoa, hàm ân ảnh hưởng “văn minh” Tàu. Sử gia Việt trái lại đã xem thời đại này là thời kỳ tổ tiên họ tranh đấu dưới sự cai trị của ngoại bang, thời mà quốc thể của họ đã được thử thách và tôi luyện. Để có một cái nhìn cân xứng, điều quan trọng là xem xét cả hai thông tin về Việt Nam ghi chép bởi sử gia Tàu và truyền thống lịch sử vốn tồn tại điều mà ký ức người Việt đã có về thời đại ấy.

Cứ thử tưởng tượng cái cốt lõi bản xứ của “Việt tính” đã sống sót nguyên vẹn qua sự thiêu đốt của thống trị Trung-hoa. Vì ngôn ngữ Việt sống còn cùng với các truyền thống thần thoại từ thời đại tiền Trung-hoa đã chứng minh chừng mực nào đó là sự thực. Nhưng cả ngôn ngữ Việt và các truyền thống thần thoại đã biến thể qua tiếp xúc mật thiết với Trung-hoa.

Người Việt thế kỷ thứ 10 rất khác với tổ tiên của họ mười hai thế kỷ trước đó. Họ tăng trưởng để hiểu biết Trung-hoa tựa kẻ nô lệ hiểu biết người cai trị họ. Họ biết rành ưu, nhược điểm của Trung-hoa. Họ có thể thưởng thức thơ Đường luật nhưng cũng rất dũng mãnh chống lại quân Tàu. Họ đã trở nên chuyên gia về sự sống còn dưới cái bóng của đế quốc hùng mạnh nhất địa cầu.

Sự độc lập của Việt Nam không xuất hiện đột ngột vào thế kỷ thứ mười chỉ bởi sự yếu kém của Tàu. Trung-hoa chưa bao giờ từ bỏ chuyên quyền để cai trị người Việt và đã hơn một lần định tái thống trị Việt Nam. Nhưng vào thế kỷ thứ 10, người Việt đã phát triển năng lực tinh thần và trí tuệ chống sức mạnh của Tàu. Tinh thần và trí tuệ này trưởng thành trong những thế kỷ bị Tàu đô hộ đã có căn nguyên tin chắc bởi người Việt rằng họ không phải và không muốn là người Tàu.

Đã có giả thuyết cho rằng sự độc lập của Việt Nam là do ảnh hưởng của Tàu; rằng sự kích thích của các khái niệm Tàu về chính quyền và xã hội đã khích động người Việt đạt được tầm vóc quốc gia hiện đại. Nhưng tổ tiên của người Việt đã có vua và những đặc trưng văn hóa của riêng họ trước khi quân Tàu đến; và sự tiếp tục hiện hữu có căn cứ đã đảm bảo ngay như thể họ chưa từng nghe nói về Trung-hoa bao giờ.

Kinh nghiệm về sự cai trị của Tàu ảnh hưởng người Việt hai chiều. Trước hết, nó nuôi dưỡng sự lĩnh hội ưu thế văn hóa Trung-hoa trong hàng ngũ cầm quyền người Việt. Với sự du nhập vô số Hán tự trong ngữ vựng của họ và kinh nghiệm nhiều thế kỷ làm một tỉnh của Trung-hoa, người Việt đã tiến đến làm chủ sự diễn đạt về chính trị và triết học quen thuộc với Trung-hoa. Khuynh hướng trí tuệ ở Trung-hoa dù là Tôn-tử, Phật, Khổng hay Mác-xít đều dễ hiểu đối với người Việt.

Mặt khác, sự đô hộ của Tàu đã nuôi dưỡng sự đối kháng theo bản năng đối với người Tàu và rộng hơn nữa; đối với mọi can thiệp chính trị từ bên ngoài. Hơn một ngàn năm qua, người Việt không có dưới bảy lần đánh bại âm mưu của Tàu đòi chinh phục bằng võ lực. Không đề tài nào phù hợp với sử Việt hơn là đề tài chống ngoại xâm.

Khái niệm Việt về vua chúa đã bao phủ triết thuyết Tàu và hình thành qua các thế kỷ nhưng nó có nguồn gốc trong một phẩm chất riêng phản ảnh viễn tượng một nông dân thông minh cứng đầu, bậc thầy về nghệ thuật sống còn. Sự thiết lập vương triều Việt độc lập hồi thế kỷ thứ 10 đã không đi sau truyền thống quân chủ Trung-hoa. Người nông dân mộc mạc vũ trang mà hai thành tựu thống nhất dân tộc và cung cầu quốc phòng vẫn là các điều kiện không thể thiếu về lãnh đạo chính trị ở Việt Nam cho đến hiện nay.

Quyển sách này chấm dứt với sự ám sát người đã lập vương quốc Việt mới ở thế kỷ thứ 10. Trung-hoa lợi dụng dịp này để mưu toan đòi lại quyền bá chủ xa xưa của nó ở Việt Nam. Xáo trộn như vậy đòi hỏi một sự lãnh đạo vững chắc để đối diện với kẻ xâm lược đã trở nên đề tài quen thuộc trong sử Việt; và các vua Việt đã dự trù để biết cách quy tụ đông đảo trong nỗ lực kháng chiến. Vào thế kỷ thứ 19, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vươn lên thật độc lập trên khái niệm Tàu về chính quyền mà họ đã tự tách ra khỏi dân chúng và thất bại trong việc chống Pháp xâm lược. Việt Nam hiện đại đã vươn ra ngoài sự thất bại này.

Sự ra đời của Việt Nam đã kéo dài tiến trình điều chỉnh sự kề cận của sức mạnh Tàu. Có thể nói chính xác hơn là “những sự ra đời” của Việt nam vì chiều dài lịch sử mà người Việt đã hơn một lần kinh nghiệm sự biến hóa ý thức liên hệ với “sự ra đời”. Một học giả Việt nổi tiếng gần đây đã đưa ra một tổng hợp mới về sử Việt; gợi ý rằng quốc gia đã được “lập” ba lần: một trong thời đại tiền sử rực rỡ thời văn minh Đông Sơn trước cả ảnh hưởng Tàu, lần sau vào thế kỷ 10 khi sự đô hộ của Tàu chấm dứt, và một lần nữa vào thế kỷ 20 sau này. Quyển sách này tập chú vào sự ra đời của Việt Nam hồi thế kỷ thứ 10 mặc dù câu chuyện bắt đầu từ Đông Sơn.

Sự ra đời có thể được phân tích trong sáu phần, mỗi phần cung cấp định nghĩa những giới hạn mà người Việt có thể sinh trưởng. Những giới hạn này phần lớn quyết định bởi mức độ và tính chất của sức mạnh Tàu cảm nhận ở Việt Nam.

Ở phần đầu có thể gọi là thời đại Đông Sơn hay Lạc Việt, sức mạnh Tàu chưa với tới Việt Nam. Người Việt là những thành viên quan trọng của thời đại tiền sử văn minh Đồng- Thiếc về hướng bãi biển và các hải đảo ở Đông Nam Á. Biên giới văn hóa và chính trị giữa người Việt và người Tàu đã được định nghĩa rất rõ.

Trong phần hai, có thể gọi là thời kỳ Hán Việt, sức mạnh Tàu đến và giai cấp thống trị mới hỗn hợp Hoa-Việt xưa đã nhập lại. Triết lý Trung-hoa xuất hiện và thuyết nhà Phật Việt Nam bắt đầu; trong khi cưỡng lại cũng xu hướng này với Phật giáo truyền thụ bởi các nhà truyền giáo đến trực tiếp từ Ấn-độ bằng đường biển. Biên giới văn hóa và chính trị trong phần này được phác họa từ trong lòng xã hội Việt.

Phần ba có thể gọi là thời kỳ Giao-Việt vì là lúc tỉnh lỵ Giao được thiết lập vững trong mảnh đất Việt Nam và một khái niệm mới về các biên giới văn hóa và chính trị đã được thực thi bởi kẻ trung thành với các triều đại phương bắc. Lin-i, vương quốc Chàm ở bờ biển phía nam đã không còn là yếu tố trong nội bộ chính trị Việt mà là một kẻ thù nước ngoài. Các cuộc chiến tranh với Lin-i là đặc điểm đặc thù nhất của thời kỳ này. Phần này bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 3, sau bạo loạn do sự can thiệp của Chin, khi Tao Huang, một thống sứ Tàu đã đẩy lui ranh giới và tái tổ chức việc quản lý tỉnh thị. Biên giới văn hóa và chính trị ấy hiện là giữa Việt Nam và các lân bang phía nam.

Trong phần bốn trải dài suốt thế kỷ thứ 6, sức mạnh Tàu rút khỏi Việt Nam trong chốc lát và các anh hùng địa phương định áp dụng khái niệm mới về biên giới đã khiến Việt Nam nổi bật, không chỉ từ các lân quốc phía nam mà từ cả Trung-hoa. Đây là thời kỳ tự khám phá khi người Việt thử nghiệm bằng các hình thức biểu hiện quốc gia khác nhau; từ một nỗ lực để noi theo thể chế quân chủ Trung-hoa đến toan tính trở lại các truyền thống thần thoại của quá khứ tiền sử Trung-hoa và cuối cùng là một thể cách Phật giáo về quyền bính quốc gia vốn đã báo trước sự thiết lập nền độc lập Việt Nam trong hai thế kỷ 10 và 11.

Phần năm là phần T’ang Việt, khám phá bởi người Việt từ trong nội bộ đế quốc phương bắc. Áp lực phải thích nghi với kiểu cách ứng xử Tàu đã tương đối mãnh liệt và người Việt đã đáp ứng bằng những đối kháng; mời mọc các lân bang không phải Tàu can thiệp thay mặt họ. Nhưng mọi kháng cự và mọi toan tính đồng minh với các dân tộc láng giềng đều bị phá tan bởi sức mạnh quân sự của T’ang (nhà Thanh). Thách đố lớn nhất đối với sự đô hộ của nhà T’ang đến vào giữa thế kỷ thứ 9 khi người Việt chống T’ang liên minh với vương quốc miền núi Nan-chao ở Yun-nan. Nhưng người Việt nhận ra rằng họ có thể tha thứ cho sự cai quản tồi tệ của nhà T’ang dễ hơn là không trừng phạt thói quen của các lân bang “tàn bạo”. Thời kỳ T’ang-Việt xem biên giới văn hóa và chính trị của Việt Nam phác họa nghiêm chỉnh, không chỉ phân chia người Việt với lân bang ven biển và cao nguyên mà còn phân chia người Việt với người Mường cư ngụ ở các vùng ngoại vi nằm ngoài sự đô hộ của các viên chức T’ang và bảo tồn hình thái văn hóa Việt ít ảnh hưởng của Tàu.

Trong thế kỷ thứ 10, phần cuối được đạt tới khi các lãnh tụ người Việt phác họa một biên giới chính trị giữa họ với nhau và với người Tàu. Việc định nghĩa và hành xử biên cương này đã đóng một vai trò lớn trong hậu lịch sử Việt.

Mỗi phần này lại thay đổi nhận thức của chính họ trong mối tương quan với lân bang. Sự thay đổi đã xảy ra ở phần hai, ba và năm khi các triều đại hùng mạnh của người Tàu đòi quyền của họ ở Việt Nam khiến người Việt gần gũi với Trung-hoa hơn và ngắt họ hẳn với các láng giềng không phải người Tàu. Chỉ có ở thế kỷ 6 và 10, khi người Việt có khả năng chủ động thì các biên giới mới phản ảnh quyền lực bản xứ có hiệu quả. Và ngay cả sau này, có ít bằng chứng là người Việt tái phạm việc quay trở lại viễn cảnh trước đó.

Đến thế kỷ thứ 10, người Việt biết định mệnh quốc gia của họ không thể tránh khỏi vướng mắc với Trung-hoa. Họ không bao giờ giả vờ xem Trung-hoa không phải là mối đe dọa tiềm tàng liên tục đối với sự phát triển không trở ngại của đời sống quốc gia của họ. Dù làm gì thì họ cũng phải để một mắt về Trung-hoa. Họ không rảnh rỗi để ấp ủ bất cứ khát vọng ban sơ nào để hơn các lân bang Đông Nam Á của họ.

Điều này không có nghĩa là người Việt không phải cư dân “Đông Nam Á” ở bất cứ khía cạnh nào. Đầu tiên và trước hết, họ là người Việt. Họ đòi cái nhìn riêng biệt của họ về thế giới chống lại cả Trung-hoa và các lân quốc Đông Nam Á của họ. Các lân bang không phải người Tàu của Việt Nam hiểu ít về cái giá mà người Việt phải trả cho sự sống còn quốc gia của họ và về chiều sâu của người Việt quyết tâm chống lại áp lực lịch sử của Trung-hoa. Người Việt chấp nhận viễn tượng áp đặt lên họ bởi lịch sử. Họ tự xem mình đứng lẻ loi giữa mối đe dọa khổng lồ và một vòng các vương quốc tương đối dễ thu phục. Trên thực tế, người Việt thích thú với gốc tích Đông Nam Á của mình, mặc dù không để thủ lợi mà để có sự thư giãn và củng cố cần thiết trong công tác ác liệt để giữ lấy biên cương phương bắc.

Từ một viễn cảnh rộng hơn, Việt Nam đứng trên biên giới giữa Đông và Đông Nam Á. Câu hỏi liệu Việt Nam “thuộc về” Đông Nam Á hay Đông Á có lẽ là điều ít sáng tỏ nhất trong các nghiên cứu về Việt Nam. Mặc dù mọi thứ, từ ngôn ngữ đến thói quen ăn uống của người Việt đều phản ảnh một pha trộn đặc sắc của hai thế giới văn hóa, văn chương, học bổng và chính quyền cho thấy rõ người Việt đã từng là thành viên tích cực của nền văn minh cổ điển của Đông Á. Điều này xuất phát từ thành công của các triều đại Trung-hoa trong việc áp đặt một biên giới văn hóa và chính trị giữa người Việt và các lân bang Đông Nam Á của họ trong vài thế kỷ.

Sự ra đời của Việt Nam mô tả trong quyển sách này là sự ra đời ý thức mới bên trong thế giới văn hóa Đông Á vốn có cội nguồn từ bên ngoài thế giới ấy. Trong phạm vi tổng thế Đông Á, đây là một biên giới trung thực; nhưng đối với người Việt thì chỉ đơn thuần là do ngẫu nhiên mà có. Họ biết làm cho ăn khớp cá tính không phải Tàu của mình trong giới hạn của di sản văn hóa Tàu. Nhận sự đè nén áp đặt bởi sức mạnh Tàu trong những thời kỳ dài của lịch sử, sự sống sót của cá tính này cũng đáng chú ý như hình thức văn hóa vốn đã đến để được diễn đạt.

Chương 1 : Các Vua Lạc

Các Truyền Thống Lâu Đời Nhất

Các truyền thống lâu đời nhất của dân tộc Việt, như đã cho thấy trong Lĩnh Nam Chích Quái một sự tích lũy về toàn bộ truyền thuyết xuất bản hồi thế kỷ thứ XV, đã liên đới với các vua Hùng vốn cai trị vương quốc Văn Lang. Các vua Hùng được cho là dòng dõi Lạc Long Quân “Lạc Tiên Rồng”, một anh hùng từ biển đến đồng bằng sông Hồng mà nay là miền Bắc Việt. Ngài chế ngự mọi quỷ thần trên lãnh thổ và khai hóa dân chúng; dạy họ trồng lúa và mặc y phục. Lạc Long Quân trở lại biển sau khi dặn dân chúng hãy gọi ngài nếu như có bị lâm nguy. Cuối cùng, một vương triều từ phương Bắc là Trung-hoa đã vào lãnh thổ; thấy đất không có vua thì nhận là của mình. Khi dân chúng kêu cứu với Lạc Long Quân để được thoát tay kẻ cai trị xa lạ này, ngài đã nghe thấy và trở lại từ biển; bắt cóc Âu Cơ, vợ của kẻ xâm nhập, rồi đem bà lên đỉnh núi Tản-viên bao quát sông Hồng khi chảy vào vùng đồng bằng. Không lấy lại được vợ, vua phương bắc đã ra đi trong tuyệt vọng. Âu Cơ cuối cùng đã sinh ra vị vua đầu tiên của triều đại Hùng vương. Lạc Long Quân đã trở ra biển sau khi hứa sẽ trở lại nếu cần. Lạc Long Quân, hoàng tử của biển; và Âu Cơ, công chúa của núi được người Việt xem như tiền bối của giống nòi.

Các truyền thống hoang đường bao quanh Lạc Long Quân và nguồn gốc các vua Hùng đã cho thấy một nền văn hóa thiên hải đến để giao hảo với một môi trường lục địa. Văn minh đến với một nền văn hóa anh hùng từ biển, người đã làm hỏng một sức mạnh lục địa bằng cách cướp vợ của kẻ thù và biến bà thành mẹ của các con mình. Chủ đề anh hùng văn hóa địa phương này đã vô hiệu hóa đe dọa từ phương bắc bằng cách chiếm đoạt nguồn gốc thích đáng; báo hiệu liên hệ lịch sử giữa người Việt và người Tàu. Nguồn gốc thần thoại của các vua Hùng phản ánh căn bản văn hóa hải dương với sự bồi đắp chính trị từ các ảnh hưởng lục địa. Ý kiến này sau đó được nâng cao bởi giới văn học người Việt thành ra một khoa phả hệ học về Lạc Long Quân và Âu Cơ; vốn cùng đem tuyến hải dương phía nam và tuyến lục địa phía bắc thành một gia đình hoàng tộc duy nhất mà người khai sáng đã được chọn để lùi lại thời huyền thoại hoàng đế Trung-hoa đầu tiên.

Theo một nghiên cứu gần đây của người Việt, tên “Hùng” đọc trại từ một tiểu đề Úc-Á về cương vị thủ lĩnh đã lưu truyền đến tận nay trong nhóm dân nói tiếng Mông-Khmer sống ở miền núi vùng Đông Nam Á; cũng như tiếng Mường là ngôn ngữ miền cao họ hàng của tiếng Việt. Tiểu đề cũng được tìm thấy trong dân Munda vùng đông bắc Ấn-độ, người đã nói các ngôn ngữ Úc-Á sống sót ở phần lớn vùng phía tây. Ngôn ngữ Việt hiện đại đã kết hợp từ “Văn Lang”, một tên truyền thống của triều đại Hùng vương với ngữ âm tương tự ngôn ngữ các sắc tộc thiểu số khắp vùng ngăn bởi các con sông Giang-tử và Cửu-long có nghĩa là “dân” và bởi nghĩa rộng là “quốc”. Theo truyền thuyết, vật tổ của các vua Hùng là một đại bàng huyền thoại. Tên của đại bàng này có lẽ là nguồn gốc của địa danh người Tàu đã đặt cho vùng đất mà các vua Hùng đã cai trị: Mê-linh.

Mê-linh tọa lạc ở góc tây bắc của đồng bằng, nơi sông Hồng xuất từ núi non và được nhập bởi hai nguồn lớn là sông Đà và sông Chày. Ngã ba của tam giang này ở độ cao  khoảng 30 đến 35 bộ trên mặt biển và cách biển xấp xỉ 100 dặm. Mê-linh bị chế ngự bởi núi Tản-viên về phía tây nam và núi Tam-đao về phía đông bắc. Ba con sông nhập giòng tại chân ngọn Hùng, nơi mà đền thờ cổ các vua Hùng tọa lạc.

Biến cố lâu đời nhất được ghi trong một nguồn sử liệu Việt đến từ Việt Sử Lược có từ thời vua Tàu Chuang đời nhà Chu lên ngôi từ 696 đến 682 BC. Mười tám thế hệ đã tách Chuang đời Chu từ cuối triều đại này. Các sử gia Việt dường như đã kế thừa truyền thống mười tám thế hệ vua Hùng kết thúc cùng thời với nhà Chu bên Tàu mà họ đã tính ngày vua Hùng đầu tiên cho đến Chuang đời Chu trên căn bản là một giả định hợp lý. Theo Việt Sử Lược, Việt sử bắt đầu từ “người phi thường” ở Mê-linh dùng ảo thuật để thống lĩnh các bộ tộc; nhân danh vua Hùng để đặt tên vương quốc của chính mình là Văn-lang. Nguyên thủy câu chuyện này không rõ rệt và sự chính đáng của nó đã là một nghi vấn. Tuy nhiên thời điểm bố trí cho sự lên ngôi của các vua Hùng trùng khớp với bằng chứng mà các nhà khảo cổ trưng dẫn về khoảng thời kỳ thế kỷ VII trước công nguyên. Các nền văn hóa khác biệt của miền Bắc Việt Nam đã được thống nhất dưới ảnh hưởng của văn hóa thời đồ đồng lâu đời nhất vốn có nguồn gốc từ vùng Mê-linh. Điều này đánh dấu sự bắt đầu của nền văn hóa được gọi là Đông-sơn.

Tiến trình khảo cổ gặt hái từ văn hóa Đông-sơn đã bắt đầu gần cuối thời đại thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên với sự xuất hiện của thời hậu-Neolithic, các nền văn hóa thời đại tiền-đồ-đồng ở các thung lũng sông Hồng và sông Mã. Hai trung tâm văn hóa này tiếp tục song hành riêng rẽ cho đến khi thống nhất thành văn hóa Đông-sơn vào khoảng thế kỷ VII trước công nguyên. Nền văn hóa Đông-sơn được biết qua các trống đồng để trang trí được tìm thấy tại nhiều nơi ở Đông Nam Á và Nam Trung-hoa. Kiểu cách trên các trống này phản ảnh một nền văn hóa biển đông.

Các học giả Việt kết hợp các vua Hùng với văn hóa Đông-sơn. Họ xem đó như thời kỳ hình thành trong việc đặt nền tảng truyền thống quốc gia của họ. Vì thế họ có thể xem thời kỳ cai trị của Trung-hoa sau đó là một sự xâm nhập tạm thời vào một đời sống quốc gia đã được thiết lập. Viễn cảnh này giải thích nền độc lập Việt-nam trong thế kỷ thứ X như là sự tái xuất hiện của một truyền thống đã có từ trước. Nó bác bỏ quan điểm thông thường của các học giả Tàu và Pháp mà theo đó sự kế thừa của người Việt có nguồn gốc tỉnh thị của Trung-hoa, một quan điểm càng khó tồn tại với những tiến triển nghiên cứu về khảo cổ, ngôn ngữ và lịch sử.

Từ trung tâm Mê-linh của họ, các vua Hùng nới rộng ảnh hưởng của họ về phương đông bao gồm vùng Tày-vu. Tên “Tày-vu” đến từ các thế kỷ sau và bị gọi trại mà thành khi tiếp xúc với các dân tộc mạn đông Trung-hoa ở phương bắc. Vùng này nằm giữa sông Cầu và sông Hồng tại chân núi Tam-đảo. Đó là một khu vực mầu mỡ gồm sông hồ, đồi và đồng bằng; bao quanh bởi địa thế đồi núi một bên và một bên kia là châu thổ đầm lầy. Vùng này đông dân cư ngay từ đầu. Cao nguyên phía bắc của Tày-vu bị rút nước bởi sông ngòi mà các thung lũng của chúng có liên hệ đến miền nam Trung-hoa qua các đèo thấp. Bởi vậy, Tày-vu dễ lâm nguy bởi sự tấn công từ phía bắc. Những truyền thuyết tiền sử từ vùng này là việc bảo vệ lãnh thổ chống lại quân xâm lược từ phương bắc.

Truyền thuyết nổi tiếng nhất là về Ông Gióng, cậu bé ba tuổi lớn như thổi thành người khổng lồ nhờ ăn khỏe; sau khi quét sạch quân xâm lược đã biến mất về trời. Ông Gióng đã được mô tả như một hiện thân của Lạc Long Quân trở về để cứu giúp dân tộc; tương tự những anh hùng trong truyền thuyết Nam-dương.

Một trong những khuôn mặt thế lực nhất của thần thoại Việt là đại đế núi Tản-viên, cũng được gọi là Thần Núi Tản-viên hoặc ngắn gọn là Sơn Tinh. Ông là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, người đã theo cha xuống biển nhưng sau đã trở lại sống trên núi Tản-viên, “nhà trời” của thần thoại Việt. Một truyền thuyết về Sơn Tinh gần như được nhận diện là một truyền thống dân tộc từ miền bắc Bornéo.

Truyền thuyết nổi tiếng nhất về Sơn Tinh là trận chiến đánh Thủy Tinh, kẻ vốn được mô tả như biểu trưng cho mưa mùa gây mốc thủy triều dâng bất thình lình hay quân xâm lược đến từ biển. Trong lúc trường hợp đáng tin có thể được tạo cho từng diễn giải này, chúng không được đưa vào hồ sơ tất cả các nguyên tố về truyền thuyết như đang được bảo tồn trong “Việt Điển U Linh Tập”, nguồn thu thập trước nhất của chúng tôi.

Còn hơn là một người hành tinh xâm nhập, Thủy Tinh ban đầu từng là bạn tốt của Sơn Tinh; cả hai đều sống ẩn dật ở Mê-linh. Nguyên nhân sự thù nghịch của họ do tán tỉnh một công chúa của vua Hùng. Vua Hùng và các cố vấn xem cả hai đều có thể được nhận làm phò mã của triều đình và mời mỗi người tranh tài. Sơn Tinh thắng giải và đem cô dâu lên núi Tản-viên; tuy nhiên Thủy Tinh không nhận thua cuộc rồi ẩu đả dữ dội với Sơn Tinh nhưng ít thành công. Truyền thuyết này xuất hiện như để lý giải tính ưu việt của núi Tản-viên đối với những vùng đất trũng kề cạnh như kết quả của việc sở hữu công chúa. Nó được hỗ trợ bởi văn học truyền khẩu; qua đó sự quan trọng về chính trị của núi Tản-viên thời cổ là một đề tài tái diễn.

Truyền thuyết Nhất Dạ Trạch đến từ khu vực Nam đồng bằng sông Hồng, một vùng đầm lầy gần biển. Theo truyền thuyết này, một công chúa của vua Hùng tên Tiên Dung đang khảo sát các nhánh sông của đồng bằng châu thổ thì gặp một thanh niên lõa thể tên Chử Đồng Tử. Nàng đã cưới chàng trai và đôi vợ chồng xây dựng gia đình gần biển trong một dinh thự đầy hàng hóa của thương buôn đường biển. Nghe chuyện này, vua Hùng gởi một đạo binh chống lại họ. Tuy nhiên, khi đạo quân đến gần, tòa nhà biến mất ngay trong đêm; chẳng để lại dấu vết gì ngoại trừ đầm lầy không thể vượt qua được: Nhất Dạ Trạch. Truyền thuyết này chứa đựng những nguyên tố tương tự thần thoại tìm thấy mà người Tàu gọi là Fu-nan ở hạ lưu sông Mékong.

Những truyền thyết về Lạc Long Quân, Ông Gióng, Thần Núi Tản-viên và Nhất Dạ Trạch đã được gom góp thành bộ lịch sử triều đình thế kỷ XV của Ngô Sĩ Liên. Tất cả các truyền thuyết này được ghi nhớ bởi người Việt vì họ đã biểu hiện tính nhất quán sớm nhất như một dân tộc.

Vượt ra ngoài các chi tiết của những truyền thuyết này là căn tâm thực của xã hội Việt cổ: chủ quyền đến từ biển. Lạc Long Quân thuộc về thủy vương quốc. Như chúng ta đã thấy, những nguyên tố chắc chắn của những truyền thuyết này thì tương tự những đề tài nổi tiếng được tìm thấy trên ốc đảo và bờ biển khắp Đông Nam Á. Ý kiến về một thủy thần là nguồn gốc quyền lực chính trị và sự hợp pháp; qua đó hiển hiện sự hình thành dân tộc Việt như một dân tộc riêng rẽ và tự giác. Ý kiến này đã đưa đến hình thái thấy rõ trong nghệ thuật trống đồng Đông-sơn, nơi mà chim biển và các loài động vật lưỡng cư khác bao quanh tàu thuyền chở các chiến tướng.

Xã Hội Lạc

Các nhà khảo cổ Việt ấn định thời điểm bắt đầu nền văn minh của họ là nền văn hóa Phụng-nguyên của hạ bán thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên; vốn đã nở rộ trong khu vực mà sau đó gọi là Mê-linh. Họ xem Phụng-nguyên như một thời kỳ Tân Đồ Đá phát triển, tiền văn hóa Đồ Đồng. Các khu vực Phụng-nguyên trải dài hàng vạn dặm vuông và chứa hàng ngàn cư dân. Đây từng được xem như bằng chứng của một công xã dựng lên bở sự xâm lược của các sắc tộc và bộ lạc.

Khi việc dùng đồng thau phát triển trong hai thiên niên kỷ kế tiếp, chế độ công xã nguyên sơ này biến thành một xã hội có thứ bậc hơn đặt cơ sở trên làng mạc tương đối nhỏ hoặc các nhóm gia đình. Khuynh hướng này lên đến cao điểm thời văn minh Đông-sơn mà các nhà khảo cổ Việt ấn định thời điểm từ thế kỷ thứ bảy trước công nguyên đến thế kỷ thứ nhất công nguyên. Các mộ phần của dân giai cấp cai trị từ thời kỳ Đông-sơn có nhiều sản phẩm đồng thau chon theo. Họ cho thấy rằng dân giai cấp thống trị vào thời kỳ này đã thiết lập một khoảng cách rõ rệt giữa họ với kẻ mà họ cai trị. Các nhà khảo cổ Việt nhận diện thời kỳ này như là thời các vua Hùng nổi tiếng và vương quốc Văn-lang của họ.

Một nhà ngôn ngữ học Việt đã chỉ ra – trong một nghiên cứu về từ ngữ tìm thấy trong truyền thống liên đới với các vua Hùng- rằng các từ ngữ dành cho “thủ lãnh” (phủ đao), “quý nương hoặc công chúa” (mị nương) và “quý ông hoặc hoàng tử” (quân lang) được chia sẻ với một số ngôn ngữ Úc-Á và Austronesian ở Đông Nam Á. Ông ta còn lý luận rằng những từ ngữ này đã nhập vào người Tàu bởi các ngôn ngữ phương nam này. Một từ dành cho “con ở hoặc nô lệ” (xao) được chia sẻ với tiếng Thái, một từ dành cho “người hoặc vật” (hòn) được chia sẻ với cả tiếng Thái và Chàm, còn một từ để chỉ “phụ tá thủ lãnh” (bố chính) được chia sẻ với tiếng Jarai, một thứ tiếng Austronesian vùng cao nguyên trung phần Việt Nam. Gốc chính xác về ngôn ngữ học của các đề mục và từ ngữ này chưa được rõ rệt nhưng sự phân loại của chúng nêu ra rằng nước Việt cổ đã là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa ngữ ngôn khác nhau.

Một từ Việt cổ chỉ “làng mạc hoặc địa phương” (kẻ) có vẻ như là bản địa chỉ đồng bằng sông Hồng; và vùng địa dư tồn tại của nó trong các tên làng hiện đại nêu lên một nguồn gốc xã hội làm ruộng trong thời Đồ Đá và Đồ Đồng Thau.

Từ Việt chỉ (sông) được chia sẻ với nhiều nhóm ngôn ngữ lân cận và được vay mượn từ người Tàu (giang) mà hồi gần đây được biết đã đọc trại từ ngôn ngữ Úc-Á. Cũng thế như đã nói từ đầu, có lý do để tin rằng từ “Hùng” được đọc trại từ Úc-Á ngữ chỉ danh hiệu của chức thủ lãnh. Các học giả hiện đại có khuynh hướng xem ảnh hưởng Úc-Á ngữ và Austronesian như các nhánh liên lục địa và hàng hải của một nhóm Úc-Á cổ hơn. Ảnh hưởng Austronesian đã rời lục địa đến các đảo ở Đông Nam Á; trong khi sự hiện diện Úc-Á dời bằng đường bộ qua lục địa Đông Nam Á. Mon-Khmer là gia đình ngôn ngữ chính trong Úc-Á. Theo một điều tra gần đây thì tiếng Việt “chắc chắn là ngôn ngữ Mon-Khmer” với sự vay mượn rõ rệt có thể nhận ra được là từ Austronesian.

Sự đối lập của núi và biển trong thần thoại Việt vì thế có một cơ bản về ngôn ngữ học. Tại Bắc phần Việt-nam trong thời tiền sử, chúng ta có thể giả định rằng thế giới ngữ ngôn Mon-Khmer hoặc Úc-Á thịnh hành trên phần đất gắn liền với vùng biển Austronesian và thu hút chúng đồng đều nhau. Tiếng Việt phát triển theo Mon-Khmer trong thế giới văn hóa nợ nần sâu đậm trong tiếp xúc với dân Austronesian. Khi tiếp xúc với dân Thái; và trong các thời kỳ lịch sử, người Tàu cũng để lại những dấu tích thấy rõ.

Nghệ thuật Đông-sơn cho thấy viễn cảnh giai cấp cai trị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Austronesian. Cái rìu hình chữ nhật bằng đá vốn liên đới tổng quát với nền văn hóa Austronesian Đồ Đá đã được tìm thấy số lượng nhiều ở miền Bắc Việt-nam trong khi rìu đá đeo vai; được cho là đặc trưng của văn hóa Úc-Á, thì tương đối hiếm.

Một loại vũ khí Đông-sơn khác, rìu đồng thau hình cuống được cho là một phát huy của rìu đá hình chữ nhật. Rìu hình cuống chiếm ưu thế hơn các loại rìu đồng thau khác vì nó có thể vừa dùng để cắt và đâm. Hơn thế nữa, nó có thể được cất dễ dàng bằng cách cuộn lỏng khỏi cán để tăng thêm nhát trong cùng thời gian nhất định.

Vũ khí này, cầm trong tay các chiến tướng vẽ trên các trống Đông-sơn đã mang dấu ấn vị thế chiến đấu ác liệt của đồng bằng sông Hồng như một điểm áp lực về nhân khẩu thời cổ. Đồng bằng này nằm phủ lên hành lang trũng giữa các cao nguyên Tây-tạng và biển. Do đó nó ở trong vết chân của dân đi lại giữa Đông và Đông Nam Á. Những ai chọn đây để ở đã phải đối diện thường xuyên với những thách đố từ mọi phía. Nếu cần, họ phải tự trang bị những vũ khí tương xứng những thách đố này. Vũ khí đồng thau khác được tìm thấy từ các khu vực ở Đông-sơn gồm có lưỡi dao cho dao găm, kích và gươm; mũi nhọn cho lao và giáo (thích); mũi tên và cung nỏ.

Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy rìu đồng thau hình cuống vẽ trong một truyền thống nghệ thuật truyền thụ bởi dân Austronesian. Theo truyền thống lịch sử Việt, rìu này được dùng nhân danh hàng vua chúa có mang chức sắc Úc-Á. Văn minh Đông-sơn là một tổng hợp văn hóa hấp thụ bởi dân sống trong một môi trường chính trị địa dư đơn thuần. Những người này đến từ cả hai vùng núi và biển. Rốt cuộc xã hội họ chia sẻ cũng san bằng được những khác biệt lẫn nhau. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng dân Việt xuất xứ từ con người phối hợp đáp ứng bởi dân đa chủng đối với một sự sắp xếp địa dư nhất định, vùng đồng bằng Bắc Việt.

Xuất xứ và điều đáng chú ý về trống đồng Đông-sơn đã được thảo luận bởi vài học giả nhưng chưa có sự đồng thuận ý kiến nào xuất hiện. Trong khi nghĩ một cách truyền thống rằng việc đúc đồng thau lan ra Đông Nam Á từ Trung-hoa, những nghiên cứu gần đây lại chứng minh ngược lại. theo các văn bản Tàu cổ, trống đồng thau được dùng bởi dân miền Nam như là dấu hiệu của sự giàu có và ảnh hưởng. Giải thích đáng thuyết phục nhất về nguồn gốc của chúng là chúng tiến hóa từ cối xay gạo; vì “tiếng chày khua” đã được đề cập bởi các nhà văn Tàu tiên khởi như một phần quan trọng của đời sống xã hội trong số dân miền Nam. Rồi các nhà nhân chủng học Việt hiện đại đã khám phá ra sự trùng hợp đáng chú ý giữa miêu tả bình chậu hình trống bị vỡ nát được tìm thấy trong nghệ thuật Đông-sơn và cảnh giã gạo quan sát trong số nông dân Việt và các sắc tộc vùng cao ở Việt-nam.

Theo mô tả xưa nhất về nền kinh tế và xã hội Việt cổ vốn tồn tại trong các trích dẫn từ các nguồn vô chứng từ của Tàu có từ thế kỷ thứ ba đến thứ năm công nguyên, nền kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng trước khi nền hành chính Tàu đến gồm có những cánh đồng lúa vốn được kích thích bằng việc lợi dụng sự thay đổi mực nước sông cho hợp với thủy triều. Những cánh đồng này được gọi là những “cánh đồng Lạc”. Chúng ta đã từng thấy rằng “Lạc” cũng là tên gọi vị anh hùng văn hóa mà truyền thống Việt gán cho là sự khai phá nông nghiệp. các học giả Nhật đã gợi ý rằng tên gọi “Lạc” do đọc trại từ tiếng Việt “lạch” hoặc “rạch” có nghĩa là “mương,

kêng đào, rãnh”. Việc lập nên mương thoát nước chắc hẳn đã là bước đầu tiên cho sự tạo thành những cánh đầm lầy của miền Bắc phù hợp cho nông nghiệp. Kêng đào và mương rạch với các cửa thoát nước phải là yếu tố cần thiết cho việc dùng thủy triều để điều hành mực nước. Những cánh đồng Lạc như đã tô tả trong văn bản tất nhiên tùy thuộc vào loại hệ thống điều hành nước nào đó. Tuy chúng ta phải nhớ rằng văn bản Tàu nêu việc thực hành sự kích thích thủy triều bằng lối giải thích về tên gọi Lạc và rằng xã hội Lạc rất có thể đặt căn cứ trên một nền nông nghiệp đa dạng về phương pháp, qua đó sự kích thích thủy triều đã là một trong những phương pháp đó.

Lạc là tên gọi được ghi nhận xưa nhất dành cho người Việt. Chúng ta có thể qui đúng cách cho xã hội thời Đông-sơn là xã hội Lạc bởi một yếu tố khiến thống nhất các truyền thống nổi tiếng của các vua Hùng và thời kỳ lịch sử sớm sủa dưới vùng Đông Hán là vị trí thống lĩnh của các Chúa Lạc như một giai cấp thống trị vùng.

Sự thực hành về kích thích thủy triều như đã mô tả trong các bài viết có nhắc đến những cánh đồng Lạc cho thấy kỹ thuật nông nghiệp tương đối tân tiến. Bản đồ số 2 cho thấy ảnh hưởng thủy triều trên đồng bằng song Hồng hồi thập niên 1930s. Hơn 2,000 năm về trước, chúng ta có thể cho rằng ảnh hưởng thủy triều đã xâm nhập sâu đậm hơn thế nữa vì phù sa bồi đắp châu thổ ven biển rộng đến 10 dặm trong các thời kỳ lịch sử. Ảnh hưởng thủy triều lớn nhất trong khu vực Tây-vu, nơi nằm bên ngoài tầm sông Hồng. Một nghiên cứu gần đây về địa lý cổ của vùng này gợi ý rằng đây là nơi mà đồng bằng xã hội Lạc được đặt ra. Những hạt lúa lâu đời nhất hái được, lúa Oryza fatua, tìm thấy ở châu Á đã được đào thấy có từ văn hóa thời đại tân đồ đá trong mọi vùng đất Việt-nam hiện nay. Khoa khảo cổ học cho thấy rằng dân Việt cổ đã làm đất bằng những cái cuốc làm bằng đá mài sớm có ở mức xưa cổ Go-mun từ thời hậu bán thiên niên kỷ thứ hai trước Công-nguyên, liềm và các dụng cụ gặt hái có lưỡi đồng, và cuốc, lưỡi cày, lưỡi hái thời Đông-sơn đều làm bằng đồng. Năng khiếu của nông dân đủ để hỗ trợ một giai cấp được định nghĩa rõ là giai cấp cai trị.

Tài liệu lâu đời nhất bằng Hoa ngữ tồn tại có nhắc đến các vua Hùng, từ thế kỷ 5AD, giải thích danh hiệu Hùng trong nghĩa của chữ Tàu dùng để diễn tả nó một cách ngữ âm học. Chữ Tàu có nghĩa là “mạnh, cường dũng” và nó triển khai nghĩa này bằng sự mô tả một khí hậu nhiệt đới nóng bỏng và đất đai màu mỡ. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng sự giải thích của Tàu về nghĩa của chữ Hùng đã được gợi ý bởi sự xâm nhập vào văn chương Tàu của văn nói từ Việt-nam về các vua Hùng nổi tiếng.

Theo truyền thống, các vua Hùng đã trực tiếp cai quản vùng Mê-linh. Xa hơn nữa, họ đã phần nào tùy thuộc hẳn vào sự hợp tác của các chúa Lạc. Các vua Hùng có vẻ đã bảo vệ các chúa Lạc chống lại những đột kích và thôn tính từ rừng núi, trong khi đó các chúa Lạc ủng hộ các vua Hùng bằng nhân vật lực dồi dào của họ.

Henri Maspero, ước lượng từ xã hội vùng cao nguyên bắc phần Việt-nam trong thời gian nghiên cứu, đã mô tả đây là một xã hội có thứ bậc đặt căn bản trên ưu tiên cha truyền con nối, nghĩa vụ tương trợ và sự trung thành cá nhân. Dân chúng trong các làng mạc hoặc các cộng đồng thân thuộc nhỏ bé được đặt dưới sự cai trị của các chúa Lạc. Các chúa Lạc hưởng nhiều mức độ khác nhau về ưu tiên và thẩm quyền, từ những trưởng làng lên cho đến lãnh tụ vùng là những người đích thân cố vấn các vua Hùng. Các vua Hùng giữ thanh thế của họ bằng đời sống cung đình thăng hoa vốn tạo dễ dàng các quan hệ hòa thuận với dân chúng vùng núi lân cận. Các truyền thống nổi tiếng và các ngôi mộ Đông-sơn được khai quật có khuynh hướng xác định hình ảnh xã hội Lạc này.

Phụ nữ hưởng tình trạng tương đối cao trong xã hội Lạc. Như chúng ta sẽ thấy sau này, khi các chúa Lạc rốt cuộc đã vùng dậy chống lại ảnh hưởng gia tăng của Tàu, họ đã được dẫn đầu bởi phụ nữ. Theo truyền thống Việt-nam, con cái của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã được chia thành hai nhóm với một nửa theo cha trở lại biển và nửa kia theo mẹ lên núi. Sự phân chia con cái thành hai nhóm này xuất hiện để phản ảnh hệ thống gia đình tay đôi; trong đó những quyền thừa kế phải được phân tán qua cả hai dòng ngoại và nội.

Xã hội Lạc đã tương đối tiến hóa và hiển nhiên tự kiềm chế. Nó đã phát triển kém xa các trung tâm chính trị bành trướng ở bắc Trung-hoa và bắc Ấn-độ và ngang tầm đối với bất cứ đe dọa nào nổi lên từ các lãnh địa chung quanh. Tuy nhiên, tình trạnh này đã chấm dứt bằng sức mạnh Tàu đến biển Nam-hải.

Mở Đầu Tân Thời Đại

Trong hậu bán thế kỷ thứ ba trước công nguyên, tổ tiên người Việt đã bước vào một thời đại mới. Lần đầu tiên trong ký ức, vua của họ đã thua kẻ xâm lược; Kinh Dương Vương, khuôn mặt lịch sử có thật đầu tiên ở Việt-nam. Điều này đã liên hệ đến các biến cố xảy ra ở miền bắc, nơi nước Ch’in đã trừ khử các đối thủ của nó và tiến bước lên thành vương quốc, tung ra một loạt các hoàng tử kế thừa có tham vọng kế vị lộ liễu. Để hiểu rõ hơn tình trạng này thì phải xem lại lai lịch của nó.

Như đã biết rõ, trung tâm của nền văn minh cổ Trung-hoa là từ thung lũng sông Yellow nay là miền bắc Trung-quốc. Trong lưu vực sông Yangtze ở miền trung Trung-hoa, ba quyền lực chính xuất hiện trong số dân không phải gốc Tàu có giai cấp thống trị trong tiến trình nhận văn hóa Tàu. Nước Chu tọa lạc ở Ssu-ch’uan, một thung lũng màu mỡ bao quanh bởi núi non, nơi mà con sông Dương-tử (Yangtze) nhập từ cao nguyên. Nước Chu nằm dọc trung ngạn sông Dương-tử, vùng đất ao hồ và đồng bằng. Nước Yueh chiếm vùng ven biển, nơi con sông Dương-tử đổ ta biển. Shu được tách rời từ miền nam bởi vùng đất lởm chởm Kuei-chou, qua sông Dương-tử dẫn tới cao nguyên Vân-nam (Yun-nan) với nhiều tuyến đường từ đó dẫn đi khắp nơi. Ch’u nhìn chung là nước rộng nhất và quan trọng nhất của các nước bán-Tàu chủng này; bị tách ra từ thung lũng sông Hsi ở miền nam Trung-hoa bởi một rặng núi đâm ngang bằng năm con đèo nổi tiếng. Yueh được tôn trọng phần nào dưới ảnh hưởng của nhà Ch’u, cho nên được lợi từ nhiều giao tiếp do vị trí cạnh biển. Miền nam của Yueh nằm lọt giữa vùng ven biển Wen-chou (yang-chia) ở miền nam Che-chiang và Fu-chien; được chia cắt từ hệ thống sông Dương-tử và sông Hsi bởi núi non.

Miền nam Trung-hoa ít được biết đến trước thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Thung lũng sông His đã có những giao thương quan trọng với cả nước Ch’u ở miền bắc và với các dân tộc miền biển. Giao thương được thiết lập rộng giữa các vùng ven biển Nam Hải và miền bắc Trung-hoa ngay từ thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên. Những giao tiếp thương mại này đã ngày càng trở nên phần quan trọng của nền kinh tế Trung-hoa trong thời kỳ nhà Chou (1122-255BC). Bằng chứng nêu lên rằng những dân tộc Malayo-Polynesian đã đem quế từ miền nam Trung-hoa đến miền đông châu Phi bằng đường biển; từ đó tìm ra ngõ đi đến Địa-trung-hải ngay từ thời kỳ chấm dứt thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên; khi mà rốt cuộc Ch’in đã vào miền nam Trung-hoa, một trong ba quận hạt nguyên thủy thiết lập tại đó được đặt tên là Kuei-lin, “Rừng Quế” ở Quảng-tây (Kuang-hsi) ngày nay. Tình trạng chính trị hiển nhiên xoay quanh cửa sông His, nơi mà Quảng-đông, HongKong và Macao thời nay tiếp tục phản ánh môi trường hòa hợp cả hai ảnh hưởng đất liền và biển khơi. Năm trăm dặm về hướng tây nam là đồng bằng sông Hồng được chia cắt bởi thế giới bành trướng của người Tàu vì tầm xa và địa thế. Trong hậu bán thế kỷ thứ tư trước công nguyên, tình trạng này bắt đầu thay đổi bằng sự sụp đổ của hai trong ba nước ở Dương-tử.

Vào năm 333 trước công nguyên, Ch’u xâm chiếm nước Yueh. Mười tám năm sau, nước Ch’in ở phương bắc xâm chiếm nước Shu. Trong khi một phần giai cấp thống trị của nước Shu rốt cuộc đã đi tỵ nạn ở nước Ch’u; còn giai cấp thống trị của nước Yueh sống rải rác dọc duyên hải phía nam, nơi họ đã thiết lập nhiều vương quốc nhỏ và những lãnh địa mà người Hán gọi là “Hàng trăm Yueh”.

Bốn trong các vương quốc này được lịch sử ghi nhận. Người Tàu gọi vương quốc lớn nhất trong số này là Nan Yueh “Nam Yueh” nằm tập trung ở cửa con sông Hsi; là vòng đai tỉnh Quảng-đông ngày nay. Lớn thứ nhì là Min Yueh ở Tứ-xuyên (Fu-chien). Đông-Ou, cũng được gọi là Yueh của biển đông tọa lạc ở miền nam Che-chiang là Wen-chou (yung-chia) ngày nay. Tây-Ou nằm ở thượng lưu sông Hsi là Quảng-tây (Kuang-hsi) ngày nay.

Như vậy, sau năm 333 trước công nguyên, cư dân ở đông nam Trung-hoa nằm dưới sự cai trị của dân mang dòng họ và di sản của nước Yueh. Nan Yueh là trung tâm của trật tự mới này; Min Yueh quan trọng hàng nhì; kẹp hai bên sườn bởi Đông và Tây Ou. Các vương quyền Ou được chú trọng vì ở đồng bằng sông Hồng, vương quốc Văn-lang được thay thế bằng vương quốc Âu Lạc. Chữ Âu được người Việt phát âm đơn thuần từ chữ Ou mà ra.

Quan hệ giữa Đông và Tây Ou không được đề cập bởi sử liệu nhưng tên gọi đã ngụ ý một khuôn khổ chứng nhận. Đây hiển nhiên là thế giới của “Hàng trăm Yueh” với Nan Yueh là trung tâm. Như vậy, ít nhất đó cũng là cái nhìn của các sử gia Tàu sau này. Tuy nhiên, ở đây không giải thích ý nghĩa của tên gọi Ou bên trong vương quốc Yueh.

Cái tên xuất hiện như một xuất xứ từ miền nam Che-chiang, nơi thủ phủ của Đông Ou được tọa lạc trên các nhánh một con sông mang cái tên Ou vào thời đại ngày nay. Vùng đất này là trung tâm xưa kia của văn hóa Yueh vốn đã cống hiến cho một nước chính trị Yueh có sự gắn bó lâu bền hơn với các truyền thống của vương quốc mà nay không còn tồn tại; hơn là với các trung tâm Min Yueh và Nan Yueh lớn hơn ở tận phía nam. Nhiều lãnh địa nhỏ đã vượt ra ngoài tầm với của hai trung tâm hiển nhiên đã chọn để liên hệ với nhau bằng các truyền thống quý của nước Ou ngõ hầu tăng cường thanh thế với các vương quốc mạnh hơn. Tên gọi Ou được ghi nhận như bằng chứng đối với các dân tộc trên đảo Hải-nam; ở đó có thể có những trường hợp cá biệt vốn đã không được lưu truyền nên không biết được.

Nếu tên gọi Ou lan rộng trong những trung tâm “Hàng trăm Yueh” nhỏ và xa xôi hơn kiểu này thì có thể thai nghén ra nhận thức rằng Ou biểu hiện một loại riêng biệt về sự lãnh đạo chính trị vốn đã tiến hóa dọc biên cương của vương quốc Yueh. Chúng ta có thể ước đoán rằng Ou, có nghĩa “đất biên giới”, mà lãnh chúa Tây Ou, người đã chống lại sự xâm lăng của Ch’in đối với vùng Kuang-hsi ngày nay hồi năm 219 trước công nguyên; là loại lãnh chúa du mục liên hệ với Nan Yueh.

Ý kiến cho rằng gốc gác của dân Việt là do sự có mặt của người Yueh di cư hồi thế kỷ thứ ba trước công nguyên đã không được hỗ trợ bởi các nguồn dẫn chứng. Trong diễn biến hồi thế kỷ này, dân cư ở miền nam Trung-hoa ngày nay đã được người Tàu biết đến như là dân “Yueh” nhưng không có nghĩa là dân địa phương đã bị áp đảo bởi cuộc di dân từ cố quốc Yueh. Những cản trở về địa lý đã khiến một hiện tượng như vậy khó xảy ra. Có những núi non trùng điệp và sông ngòi phải băng qua nên đây không phải là lối đi thiên nhiên để di cư; chẳng hạn những thảo nguyên ở Nội Á. Dân bản xứ vùng đất thấp không phải dân du mục; được tổ chức trong những bộ lạc di động có khả năng vận dụng quanh những kẻ mới đến đồng bằng, định cư họ và buộc họ phải hòa hợp nhân dạng của họ.

Từ điều được biết như những cuộc di dân tương tự trong các thời kỳ lịch sử, chúng ta có thể cho rằng, khi Yueh bị xâm chiếm bởi nhà Ch’u hồi năm 333 trước công nguyên, phần lớn dân số Yueh ở lại nơi họ đã đến, và chỉ có giai cấp thống trị có tôi tớ và tùy tùng là chạy trốn về phương nam; có lẽ giống như những băng võ trang vượt ngục hơn là một đạo quân xâm lược. Những nhóm săn bắt võ trang nhỏ như vậy có thể đã áp đặt quyền bính và danh xưng của họ lên dân chúng phía nam bởi vì họ có kinh nghiệm chiến tranh và sở hữu những dấu hiệu quyền hành thanh thế liên quan đến các truyền thống chính trị ở miền bắc Trung-hoa. Một tiến trình tương tự được ghi nhận trong thế kỷ thứ bảy sau công nguyên ở vùng hành lang Balkan, một vùng núi non và thung lũng tương tự vùng đông nam Trung-hoa, khi những hoàng tử người Serb gốc Ba-tư và Croat có quân đội riêng đã nắm quyền đối với dân Slavic; dựa thanh thế của Byzantium để hợp thức hóa sự cai trị của họ.

Khái niệm di dân hồi thời cổ đã được xét lại trong những năm gần đây và ngày càng rõ rằng nhiều cái gọi là cuộc di cư có dính líu một nhóm tương đối nhỏ giai cấp thống trị là kẻ khống chế những sự vụ về chính trị và quân sự đã được cảm nhận qua cảnh tượng ngôn ngữ và văn hóa. Bằng chứng đáng chú ý nhất về việc này đến từ những nghiên cứu về ngôn ngữ học gợi ý rằng sự phân phối các ngôn ngữ hiện nay ở lục địa Đông Nam Á là kết quả không phải từ những cuộc di cư vĩ đại mà từ sự đáp ứng của dân bản xứ; cai trị bởi sự thích nghi chính trị đối với những nhóm nhỏ di dân giai cấp cao nhưng có ảnh hưởng. Một điều tra viên hồi gần đây nhìn vào sự bành trướng của người Thái vào Đông Nam Á như là kết quả của cuộc di dân vào bắc Thái-lan chỉ bao gồm có triều đình nhà vua và một đội quân nhỏ thường trực.

Điều này nảy ra ý nghĩ rằng sự có mặt của An Dương Vương với đạo quân 30,000 mà theo các nguồn sử liệu, đã khiến chấm dứt dòng vua Hùng hồi cuối thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Như chúng ta hiện thấy, đây là sự phân chia mở đầu cho ảnh hưởng của “Yueh” ở đồng bằng sông Hồng. Nhưng không có bằng chứng rằng sự nổi dậy của An Dương Vương đã để lại bất cứ dấu vết nào về ngôn ngữ Việt, và cũng rõ rằng đã không có thay đổi lớn nào về nhân chủng. Các nghiên cứu gần đây về thể chất nhân loại học cho thấy một sự liên tục đáng kể của sự tiến triển về nhân chủng ở Bắc Việt từ thời tiền sử đến ngày nay. Một sự giao tiếp về nhân chủng từ thời đại này sang thời đại khác không cho thấy bất cứ một cuộc di cư rộng lớn và bất thình lình nào có tầm vóc lớn đủ để định gốc gác của một dân tộc.

An Dương Vương

Vào năm 222 trước công nguyên, nước Ch’in thôn tính nước Ch’u và vào năm tiếp theo, Ch’in Shih Huang Ti, “hoàng đế đầu tiên của nước Ch’in” đưa nửa triệu quân vào lãnh thổ Yueh. Con số sống sót ban đầu của chiến dịch đã được ghi nhận gần nửa thế kỷ sau khi xảy ra đáng để đề cập như sau:

“Ch’in Shih Huang Ti thích sừng tê giác, ngà voi, lông chim bói cá và ngọc trai của đất Yueh; do đó đã sai T’u Sui thống lĩnh năm trăm ngàn binh chia làm năm cánh quân . . . gươm giáo và cung tên đã không ngớt được chuẩn bị trong ba năm liền. Giám sát vệ Lu vì không có phương tiện bảo đảm việc vận tải trang bị nên đã dùng binh lính đào một kênh rạch để gởi gạo thóc; hầu có thể gây chiến với dân nước Yueh. Lãnh chúa Tây Ou là I Hsu Sung bị giết nên hậu quả là dân Yueh phải vào vùng hoang dã sống với thú vật; không ai bằng lòng làm nô lệ cho Ch’in. Họ chọn trong số những người dũng cảm làm lãnh tụ rồi tấn công quân Ch’in vào ban đêm;

gây đại bại cho Ch’in khiến giám sát vệ T’u Sui bị giết cùng nhiều lính tử trận và bị thương. Sau trận này, nhà vua đã phải đem tù hình sự ra những nơi đồn trú để chống trả dân Yueh”.

Năm đạo quân tiến về phương nam vào năm 221 trước công nguyên. Một đạo quân đủ sức trấn áp phía đông Ou và Min Yueh, hai đạo quân tiến đánh Nan Yueh. Hai đạo quân còn lại tiến vào Kuang-hsi, nơi giám sát vệ Lu được gởi đến để giải quyết vấn đề hậu cần. Con kênh Hsing-an mà ông ta cho đào xuyên qua năm đèo phía cận tây vào nam đã liên kết hệ thống sông ngòi của Yangtze với nó.

Ch’in tấn công hướng tây Ou sau khi hoàn tất con kênh năm 219 trước công nguyên và đã thu được thành công ban đầu là cái chết của I Hsu Sung, lãnh chúa của Tây Ou. Nhưng vài năm sau chiến tranh, cuối cùng đã bị thất trận nặng nề với cái chết của viên tướng tư lệnh T’u Sui. Các biến cố này được ghi nhận bởi người Tàu như sau:

 “Dân Yueh trốn vào tận núi rừng nên không thể đánh họ được. Binh lính được giữ tại các nơi đóng quân để canh chừng các hoang địa. Tình trạng này kéo dài lâu khiến binh lính chán nản. Rồi dân Yueh xuất đầu lộ diện và tấn công. Quân lính Ch’in bị bại trận nặng. Cuối cùng những tù hình sự đã được gởi đến các trại lính để chống trả người Yueh.”

Sự tiến quân của Ch’in vì thế bị sa lầy trong núi rừng Kuang-his. Năm 214 trước công nguyên đó, những tù hình sự đã được đưa đến để trấn giữ các nơi đóng quân. Họ “gồm những kẻ du mục kinh niên, kẻ chây lười và gác gian” định cư tại các vùng chiếm đóng. Giám sát vệ Chao T’o được gởi đến để đặt nền quân trấn và buộc 30,000 con gái và góa phụ phải xuôi nam để làm vợ cho quân lính của ông ta.

Ít năm sau, người Tàu và người Yueh tranh giành miền nam một cách chí tử. Về mặt hành chính, người Tàu chia đất Yueh thành các vùng bảo hộ và có sử liệu chép rằng “các hoàng tử của Hàng Trăm Yueh với đầu cúi mang giây thừng quanh cổ trao số phận của họ cho các viên chức Ch’in”. Những từ ngữ này có lẽ quá chủ quan vì đối với một sử gia Tàu vào một thế kỷ sau đã đoan chắc rằng người Ch’in “vẫn ngu đần đối với người Yueh. Các binh sĩ bị đóng quân ở những vị trí vô giá trị, một khi đã tiến quân thì không thể lui binh được nữa. Trong hơn mười năm, họ đeo gươm trong khi đàn bà trông nom cung cấp lương thực. Dọc các đường lộ có nhiều người không chịu nổi khổ cực đã treo cổ lên cây tự tử. Thế rồi xảy ra việc hoàng đế nước Ch’in chết rồi vương quốc sụp đổ; làm mồi cho những cuộc nổi loạn lớn lao”.

Ch’in Shih Huang Ti chết năm 210 trước công nguyên. Tham vọng đế vương của ông ta nhắm vào đất đai của người Yueh chẳng khác nào con mãnh thú nóng giận; đã đem đến hàng hàng lớp lớp bạo động vốn gây tan tác cho thời tiền sử êm thắm của người Việt cổ đại.

Vị vua Hùng cuối cùng bị truất ngôi bởi một người đã đặt chủ quyền lên các lãnh chúa Lạc; dựng lên triều đình Âu Lạc lấy vương hiệu là An Dương Vương. Lai lịch của An Dương Vương thì mù mờ. Chỉ có nguồn cung cấp bởi các sử liệu cho thấy ông họ Thục, tiếng Việt để chỉ Shu, và tên riêng là Phan.

Thục Phan là ai và đến từ đâu là các vấn đề chính trong sử Việt thuở ban đầu. Họ của ông dự kiến rằng ông có liên hệ đến giai cấp cai trị cũ của quốc gia Shu ở Ssu-ch’uan. Đây là quan điểm truyền thống của các sử gia Tàu và Việt. Nhưng ngay cả đúng là thế thì Ssu-ch’uan đã nằm dưới sự cai trị của Ch’in một thế kỷ và gia tộc Thục Phan phải được lập ra ở một nơi khác vào thời đó.

Một truyền thống truyền khẩu được ghi nhận hồi gần đây đã liên kết gia tộc nhà Thục với thung lũng chiến lược Cao-bằng, nơi hệ thống sông His ở miền nam Trung-hoa liên lạc với đồng bằng sông Hồng. Theo truyền thuyết vốn thiếu chân thực này, vào cuối triều các vua Hùng, gia tộc nhà Thục đã cai quản một vương quốc có tên là Nam Cương, nghĩa là “biên giới phía nam” gồm Cao-bằng và các phần tiếp nối của Kuang-his ở phía bắc. Khi cha ông mất, Thục Phan vẫn còn là một cậu bé. Tuy nhiên sự thông minh khác thường của cậu đã khiến cậu có thể kế vị ngai vàng của cha. Vì Nam Cương lớn mạnh, Văn-lang trở nên yếu kém; rồi Thục Phan xâm chiếm Văn-lang và lập nên vương quốc Âu Lạc.

Việc gia tộc Thục được thiết lập ở biên giới của Văn-lang trong vài thế hệ đã được chứng minh bởi một chi tiết trong một trận đánh nổi tiếng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh; ghi chép thành văn hồi thế kỷ thứ 14 từ một nguồn của thế kỷ thứ 9. Theo nguồn sử này, một vị tiền bối của Thục Phan đã hỏi cưới một công chúa nhà Hùng. Mặc dù vua Hùng đồng ý nhưng các lãnh chúa Lạc từ chối; bảo rằng “Anh ta chỉ muốn làm gián điệp trên đất chúng tôi”. Một nguồn khác hồi thế kỷ 14 trích dẫn tình tiết này để giải thích rằng Thục Phan sau đó đã xâm chiếm Văn-lang để trả đũa sự cự tuyệt này đối với tổ tiên của ông. Một bài thơ viết về vùng Mê-linh bởi một viên chức Việt thời thế kỷ 14 có đoạn: “Ôi hào quang Văn-lang chiếu rọi lên núi sông nhà Thục”. Điều này gợi ý sự tưởng nhớ gia tộc nhà Thục như những hàng xóm xa xưa của lãnh địa Việt.

Việc gia tộc nhà Thục cai trị một vương quốc tên Nam Cương được xác minh bằng chứng cớ gián tiếp. Về mặt địa hình, Cao-bằng và vùng phụ cận gồm “biên giới phía nam” thiên nhiên của lãnh địa Tây Ou (Kuang-his). Là một gia tộc, nhà Thục có thể đã truy ra quê quán của họ trở về quốc gia Shu ở Ssu-ch’uan nhưng thực tế chính trị thời ấy và nơi chốn chắc chắn buộc họ có một số quan hệ với các lãnh chúa Ou Yueh ở Kuang-his.

Khi các đạo quân Ch’in tiến vào Kuang-his giết lãnh chúa của Tây Ou và khiến dân chúng trốn vào rừng, đất đai nhà Thục đã là nơi lánh nạn thiên nhiên. Vì sự chiếm đóng của Ch’in tiến hành, nhà Thục có lẽ đã hấp dẫn được các lãnh chúa Ou bị mất đất; nóng lòng muốn khôi phục lại vận may của họ; và xuyên qua ảnh hưởng của họ, nhà Thục lớn mạnh và gây hấn với xứ hàng xóm phương nam ở đồng bằng màu mỡ sông Hồng. Sự chinh phục sau đó đã sản sinh sự liên kết trong việc xâm chiếm các lãnh chúa Ou (Âu) và nơi cư trú của các lãnh chúa Lạc rồi hình thành vương quốc Âu Lạc.

Kiến thức của chúng ta về vương quốc Âu Lạc là một hỗn hợp của truyền thuyết và lịch sử. An Dương Vương là khuôn mặt đầu tiên trong sử Việt làm thành tài liệu bởi các nguồn đáng tin cậy; vậy mà phần lớn những gì chúng ta biết về ngai vàng của ông đã chỉ được tồn tại trong dạng truyền thuyết. Mê-linh vẫn là trung tâm quyền lực của Lạc. Các chúa tể mới nhà Âu thiết lập những bộ chỉ huy của họ ở Tây-vu, nơi họ đã xây một thành lũy lớn được biết dưới tên Cổ-loa hay Cổ-loa Thành (thành ốc sên cổ). Tên gọi này đến từ thực tế các bức tường đặt nằm trong vòng đồng tâm theo hình một vỏ ốc sên. Những kiến trúc còn lại ở Cổ-loa phản ánh nặng nề ảnh hưởng phía bắc trong khoa kiến trúc; chưa kể đồ gốm và những kho lớn chứa các mũi tên bằng đồng là những phát triển thuần kỹ nghệ địa phương. Các biến cố liên hệ với sự xây cất Cổ-loa được ghi nhận trong truyền thuyết về rùa vàng.

Theo truyền thuyết này, việc xây cất thành lũy bị trì hoãn từng ngày là điều khó hiểu về ban đêm do thần linh của đất. Những thần linh này đã trợ giúp con trai của vị vua tiền nhiệm để trả đũa việc mất gia sản kế thừa của người con này. Các thần linh địa phương được dẫn đầu bởi con bạch kê (gà lông trắng) một ngàn tuổi đậu trên ngọn núi Tam-đảo gần đó. Một con rùa vàng xuất hiện chinh phục con gà trắng và ở lại với An Dương Vương cho đến khi thành lũy hoàn tất. Khi ra đi, nó để lại một móng để làm cò bắn nỏ của nhà vua; với bảo đảm rằng dùng nó thì nhà vua sẽ thắng mọi kẻ thù. An Dương Vương chỉ định một người tên Cao Lo làm nỏ thần và đặt tên nỏ là “Nỏ Thần Móng Vàng Siêu Nhiên Rực Rỡ”.

Cái nỏ cùng với cây gươm có vẻ như đã được đưa vào Trung-hoa bởi dân Úc-Á phương nam hồi thế kỷ 3 hoặc 4 trước công nguyên. Vũ khí này mau chóng trở thành một phần của binh khí Tàu. Bộ máy kích nổ có khả năng chịu đựng áp lực cao và phóng mũi tên mạnh hơn bất kỳ loại ná nào khác. Hai ổ máy kích nổ bằng đồng đã được đào lên tại Việt-nam; phần lớn các ổ máy khác có lẽ đã làm bằng tre. Móng rùa dùng làm cò kích nổ cho thấy tính chất quân sự của việc chinh phục của An Dương Vương và gợi ý rằng sự cai trị của ông đặt nền tảng trên sức mạnh hoặc sự đe dọa của sức mạnh.

Việc xây thành Cổ-loa và truyền thuyết về rùa vàng gợi lại việc xây Ch’eng-tu ở Ssu-ch’uan bởi Ch’in sau khi chinh phục Shu thế kỷ trước đó. Những nỗ lực để cai trị từ Ch’eng-tu hồi thế kỷ thứ 3 cũng gợi lại sự liên kết với sức mạnh của Thủy Tinh.

Đề tài chính về truyền thuyết An Dương Vương là thí nghiệm sức mạnh giữa con bạch kê và con rùa vàng. Con gà là một biểu tượng cổ kính vĩ đại của bản xứ. Một tượng gà bằng đồng có từ thời đại chuyển tiếp sang thiên niên kỷ đầu trước công nguyên đã được dựng lên ở Mê-linh. Mặt khác, con rùa là biểu tượng thần chiến tranh Chen Wu của người Tàu. Các quan hệ vật tổ này phản ánh sự chuyển đổi thời vận chính trị. Trong một truyền thuyết riêng rẽ từ thời kỳ này, An Dương Vương đã được mô tả như thần kê vàng và các lãnh chúa Lạc như các thần bạch thân (khỉ trắng). Vì chinh phục bạch kê với sự trợ giúp của rùa vàng, An Dương Vương được tô vẽ ở đây như chính ông là thần kê; đổi màu sắc ấy cho con rùa vì màu trắng là biểu tượng của quyền lực địa phương mặc dù nó đã trở thành hình dáng của khỉ.

Triển vọng của truyền thuyết rùa vàng thuộc về An Dương Vương, kẻ chinh phục. Về việc xây thành Cổ-loa và sự áp bức của các lực lượng muốn ngăn cản việc xây dựng. Con rùa vàng được vay mượn từ hình ảnh hủy thần của triều đình phương bắc như biểu tượng của quyền quân sự tối thượng. Cho nên vì truyền thuyết này được viết ra, con rùa vàng xuất hiện để thành hiện thân của Lạc Long Quân sống dưới nước ở đồng bằng sông Hồng. Điều này tiêu biểu triển vọng của các lãnh chúa Lạc vì họ biến trật tự chính trị mới thành chủ đề thần thoại xưa hơn cho họ. Tương tự như thế, tên gọi Âu Cơ có lẽ được đưa ra thành huyền thoại Lạc vào thời này để biểu tượng hóa  sự hợp nhất chính trị của Âu và Lạc do hôn phối của Âu Cơ, người đã đến cùng kẻ xâm nhập phương bắc; và Lạc Long Quân, vị anh hung khai hóa ở địa phương. Nguyên thủy Âu Cơ, mẹ của các vua Hùng có thể có lẽ đúng hơn đã quan hệ với Ngu Cơ, con hươu trời trong phiên bản của thần thoại vốn được kể lại bởi dân Mường, bà con vùng cao của người Việt.

Truyền thuyết về Lý Ông Trọng là dấu chỉ duy nhất về sự tiếp xúc giữa An Dương Vương và vương quốc Ch’in. Lý Ông Trọng là người Việt vĩ đại được gởi đến như món quà của An Dương Vương tặng Ch’in Ahih Huang Ti. Sau sự nghiệp lỗi lạc đánh Hsiung-nu ở biên giới phía bắc của vương quốc, ông trở lại làng sinh quán rồi mất ở đó. Tuy nhiên sự sùng bái Lý Ông Trọng được thiết lập bởi thái thú Tàu ở Việt-nam hồi thế kỷ thứ 9 cho nên có lẽ nó ít liên hệ với các biến cố trong thời An Dương Vương

Sự nghiệp của An Dương Vương phản ánh một thời đại chuyển tiếp. Ông đến từ phương bắc và xây một thành lũy lớn. Vì ông đã chinh phục các lãnh chúa Lạc, ông đã không tước quyền thừa kế của họ. Ông bị thu hút vào các cổ tích truyền thống của dân chúng mà ông đã khuất phục. Cuối cùng, ông bị biến thành con mồi cho những thế lực mạnh hơn đến từ phương bắc.

Chao T’o

Trong thời gian ngắn bá chủ của Ch’in, các vua Đông Ou và Min Yueh bị làm chư hầu; nhưng sau cái chết của Shih Huang Ti nước Ch’in và sự giải tán triều đại của ông ta, họ đã hồi sinh ở mức độ độc lập nào đó dưới quyền bá vương của nhà Hán. Xa về hướng nam, các giao hảo tiến triển một cách khác.

Khi Shih Huang Ti nước Ch’in chết đi và đế quốc sụp đổ, người Tàu được gởi đến chiếm đất của Yueh ở lưu vực sông Hsi bị kẹt trong lãnh địa đối nghịch. Theo lời một cây bút xưa, họ “chịu kém may mắn khó tả” và các lãnh tụ của họ “ngờ vực lẫn nhau”.

Theo những tài liệu còn sót lại, khi thống sứ ở Quảng-đông còn nằm trên giường bệnh, ông cho gọi người tín cẩn duy nhất là xứ ủy Chao T’o. Ông lưu ý Chao T’o đừng có dính líu vào nội chiến đang diễn ra ở miền bắc rồi nhấn mạnh về sự xa xôi của Quảng-đông rằng “với nhiều người Tàu ở đây, ai có phương tiện thì người ấy giành được chủ quyền độc lập và lập đế chế”. Sau cái chết của thống sứ, Chao T’o lãnh sứ mạng chỉ huy. Ông ta đóng các đường đèo dẫn lên hướng bắc và tiêu diệt tất cả thành phần không trung thành với ông ta. Ông lấy lại quyền bính trên toàn lưu vực sông Hsi và tự phong làm vua Nan Yueh.

Sự thành công của Chao T’o không chỉ ở năng lực qui tụ di dân người Tàu ở miền nam mà còn ở sự ưa chuộng trong số dân cư không phải người Tàu. Vào năm 196 trước công nguyên, một phái đoàn đế quốc tân lập Hán đến với ấn chỉ công nhận Chao T’o là vua Nan Yueh; Chao T’o đã đón nhận phái đoàn theo cung cách dân địa phương “tóc búi và ngồi xổm”. Phái đoàn buộc tội Chao T’o đã quên cội nguồn và dám tách rời đế quốc. Chao T’o chống chế rằng sau nhiều năm sống ở miền nam, ông ta không còn nhớ thông lệ miền bắc nữa.

Thực ra, Chao T’o đã lấy được lòng trung thành của dân miền nam bằng sự chống lại nhà Hán của ông. Điều này đã chứng tỏ hồi năm 185 trước công nguyên khi hoàng hậu Lu của nhà Hán sợ hãi quyền lực của Chao T’o và cấm bán thép, vàng, vũ khí, ngựa và trâu bò cho Nan Yueh. Chao T’o đã đáp lại bằng cách chiếm hai tỉnh của nhà Hán mà hiện nay là Hải-nam. Ông ta còn đi xa hơn nữa lấy danh hiệu hoàng đế; do đó đã chấm dứt sự công nhận của bá quyền nhà Hán ngầm diễn ra trong buổi tiếp nhận ấn tín nhà vua hồi năm 196 trước công nguyên. Hoàng hậu Lu gởi môt đạo binh chống lại ông ta nhưng lại bị tan rã bởi nạn dịch tả. Khi bà chết năm 180 trước công nguyên, binh lính gởi đi đánh Nan Yueh được trở về nước. Có ghi chép rằng “với sức mạnh quân sự, Chao T’o gây sợ hãi nơi biên giới và với đông quân hiện diện, ông đã lấy lại Min Yueh và Âu Lạc như những chư hầu.

Âu Lạc và Min Yueh tạm nhận bá quyền của Nan Yueh nhưng thay vì  để Nan Yueh cai trị họ; lại tỏ ra đoàn kết chống Hán. Vào năm 179 trước công nguyên, khi quan hệ hòa hoãn với Hán được phục hồi, ảnh hưởng của Nan Yueh trên Âu Lạc và Min Yueh bị suy giảm. Cả Nan Yueh và Min Yueh đều lại công nhận bá quyền nhà Hán; vì vậy, sự quan hệ hỗ tương của họ bị đặt dưới con mắt theo dõi của nhà Hán. Tuy nhiên vì Nan Yueh chọn đặt bá quyền của mình lên Âu Lạc nên đã không có đáp trả từ phương bắc, bởi Âu Lạc đứng ngoài ảnh hưởng của nhà Hán. Điều này đã rõ vì sao khiến Chao T’o đem binh chống lại An Dương Vương. Có quân ra trận chống Hán và chiến thắng mà không cần đánh trận lớn, Chao T’o thấy việc xâm chiếm Âu Lạc vừa lôi cuốn vừa tiện lợi.

Các chi tiết của chiến dịch không được ghi nhận đáng tin cậy nhưng chúng đã dấy lên một truyền thuyết mà chủ đề là sự chuyển nỏ có cơ bẩm móng rùa từ An Dương Vương cho Chao T’o. Theo truyền thuyết này, sở hữu một nỏ là được phong cho quyền và sức mạnh để cai trị. Theo lời Cao Lo, người đã làm nỏ thì “ai có khả năng cầm nỏ này sẽ cai trị vương quốc; ai không có khả năng giữ nó sẽ bị hủy diệt”.

Không thành công trên mặt trận chống lại nỏ thần, Chao T’o xin hưu chiến rồi gởi con trai là Trọng Thủy (Shih Chiang) đến triều đình của kẻ thù. Shih Chiang lấy được lòng tin của An Dương Vương và trái tim của con gái ông là Mỵ Châu. Vào được kho vũ khí với sự giúp đỡ của Mỵ Châu, Trọng Thủy trộm lấy cơ bẩm móng rùa khiến cho nỏ hết linh nghiệm rồi trở về với cha mình. Chao T’o trở lại đối địch và thắng trận. An Dương Vương phải chạy trốn ra biển, nơi ông được đón tiếp bởi rùa vàng và được dẫn vào thủy vương quốc.

Hiệu quả thực dụng của truyền thuyết này là hợp thức hóa quyền cai trị của Chao T’o. Dân Việt xưa đã đi vào thế giới các vương quốc và đế quốc bằng sự cai trị của An Dương Vương. Trước thời kỳ này, trong quan điểm của một cây bút xưa người Tàu thì người Việt sống “vượt xa chốn hoang dã khiếp đảm”. Nay thời đại dài tiền sử tương đối cô lập đã qua đi, người Tàu đã đến tận cửa ngõ. Truyền thuyết cơ bẩm móng rùa tạo thành nỏ thần như một dấu hiệu của sự tăng trưởng chính trị đã là cách để nắm một cách khái niệm về một thế giới chuyển đổi.

Chao T’o chia đất đã chiếm được của Âu Lạc thành hai vùng Giao-chỉ và Cửu-chân. Giao-chỉ nằm ở đồng bằng sông Hồng còn Cửu-chân nằm trong đồng bằng nhỏ hơn của sông Mã về hướng nam. Tên gọi “Giao-chỉ” được lấy từ chữ Li-chi (sách nghi lễ), một văn bản cổ của Tàu vốn xuất hiện như một chữ dùng để mô tả thói quen ngủ tập thể của “những kẻ man rợ phương nam”. Giao-chỉ nghĩa là “bàn chân giao nhau” và ý nói thói ngủ theo nhóm với đầu ra ngoài còn bàn chân thì chụm nhau vào giữa.

Điều này không có nghĩa là người Viêt cổ thực hành lệ ấy vì chữ ấy xuất hiện trong Li-chi dưới thời Nhà Cheng; và nhà Cheng cai trị ở Hồ-nan từ năm 774 đến năm 500 trước công nguyên. Vào thời ấy và nơi “những kẻ man rợ phương nam” hẳn là dân ở lưu vực Yangtze hoặc xa hơn nữa, lưu vực Hsi chứ không phải nơi xa đến tận lưu vực sông Hồng. Chẳng qua vì Li-chi được tính trong số văn học cổ điển Trung-hoa, cú pháp của nó được phép áp dụng riêng một cách bừa bãi bởi các thế hệ sau dành cho những điều kiện xảy ra sau này.

Nguyên thủy tên gọi Cửu-chân thì mù mờ hơn vì không còn tài liệu nào tồn tại. Nó có thể được diễn dịch là “chín chân lý” và có lẽ được đọc trại từ một số từ triết học.

Vì thế, hai tên gọi này nguyên thủy được gọi trại từ di sản trí thức của nền văn minh Tàu. Thế mà vì sự cố định địa dư chính trị của người Việt nhiều thế kỷ sau này, họ đã đặt những ý nghĩa mới địa phương hóa và nâng cấp sự xử dụng mới mẻ hơn. Chẳng hạn hồi thế kỷ thứ 16, Giao-chỉ được người Bồ-đào-nha gọi là Cochin; từ đó cho ra từ Cochinchina.

Chao T’o gởi hai sứ giả để trông coi vùng người Việt. Luật truyền thống Lạc vẫn giữ nguyên vì triều đình nhà vua tiếp tục hiện diện ở Cổ-loa mà theo đó các chúa Lạc cai trị như trước đó, nay chỉ là chư hầu của Nan Yueh. Hai sứ giả xuất hiện như để chủ trì các trung tâm phát triển thương mại vốn là tầm ngắm lợi ích của người Tàu.

Lần đầu trong lịch sử của họ, dân Việt là một bộ phận của vương quốc bao quanh mọi vùng phía nam Trung-hoa. Vương quốc này có dấu ấn của cá nhân người sáng lập nó là Chao T’o. Có ghi chép rằng Chao T’o cai trị hơn 70 năm rồi chết năm 136 trước công nguyên vào thời đại vững vàng kéo dài 121 năm. Ông được nối ngôi bởi người cháu trai 70 tuổi tên Hu.

Chao T’o được ghi nhớ bởi sử gia Việt hậu thế như một vị vua bảo vệ bờ cõi chống lại sự xâm lược của người Tàu. Sự sùng bái tinh thần của ông cuối cùng đã được vinh danh tại nhiều nơi ở bắc phần Việt-nam. Vương quốc Nan Yueh đã kích thích sự tưởng tượng trong nhiều thế kỷ. Sự hoài niệm Nan Yueh đã cung cấp khát vọng cho nhiều nhóm chống đối địa phương vốn không thể tự tuyên bố họ là vua của Nan Yueh. Cùng lúc đó, các học giả Tàu thăm viếng miền nam thường dành một vài dòng thơ để tưởng nhớ Chao T’o, nhà cai trị người Tàu đầu tiên ở vùng đất xa xôi này. Hình ảnh quen thuộc của Chao T’o như là một nhà cầm quyền vĩ đại thời xưa đã tồn tại ở vùng Quảng-đông mãi cho đến thời nhà T’ang.

Chao T’o đã đặt chân đến cả hai thế giới là đế quốc bành trướng và biên cương co rút lại. Người Tàu nhớ đến ông như một viên chức triều đình lạc lối; còn người Việt thì nhớ đến ông như vị vua chống nhà Hán vĩ đại. Ông là nhà cai trị cuối cùng đã tìm được một nơi trong thần thoại cổ Viêt-nam. Sự sở hữu cơ bẩm móng rùa thần đã nêu bật tính hợp pháp của ông trong tâm tư người Việt và giải thích sự khuất phục An Dương Vương của ông. Nhưng sau khi ông chết, Nan Yueh lại ngày càng rơi vào ảnh hưởng của nhà Hán.

Nhà Hán Đến

Vì ảnh hưởng của Nhà Hán xuống phương nam, những người sống sót của giai cấp thống trị Yueh cũ ngày càng cảm thấy nguy khốn. Vào thời điểm Chao T’o qua đời, vương quốc Min Yueh ở Fu-chien đang phải đối phó với nguy cơ bị hủy diệt trong tình trạng giao chiến gia tăng. Lo sợ về Min Yueh thúc đẩy dân kém hiếu chiến Đông Ou ở miền nam Che-chiang phải di cư giữa năm 138 và 135 trước công nguyên đến một nơi an toàn hơn bên trong đế quốc Hán. Năm 135 trước công nguyên, Min Yueh tấn công Nan Yueh, hy vọng lôi nước này ra khỏi chính sách thân Hán tiêu cực. Nhưng Nan Yueh đã không dám lập một quân đội để tự bảo vệ; thay vào đó, chỉ báo cho Hán về thực lực của một chư hầu. Sự độc lập của vua Hu nước Nan Yueh đối với nhà Hán trong vụ xáo trộn Min Yueh  là đặc tính của quan hệ phát triển với Nhà Hán của Nan Yueh.
Năm 124 trước công nguyên, Hu chết và được nối ngôi bởi con trai Yung Ch’i. Vì là thanh niên, Yung Ch’I đã phục vụ trong triều đình Hán, nơi ông ta đã cưới một quí tộc tên Ku. Ngay khi Yung Ch’I vừa lên ngôi, Ku trở thành hoàng hậu; đến khi ông ta chết, bà trở nên hoàng thái hậu nhiếp chính cai trị nhân danh người con thiếu niên Hsing.

Có sử liệu chép rằng sau khi Yung Ch’i chết, Nhà Hán gởi người yêu cũ của Ku làm đại sứ ở triều đình Nan Yueh. Vị đại sứ tái lập liên hệ với Ku và bà đã chịu ảnh hưởng của vị này. Yếu tố thân Hán đã khiến áp đăt luật Hán ở Nan Yueh và đề nghị gởi ấu vương về triều đình Hán. Tuy nhiên, quân đội vẫn còn trong tay của Lu Chia, một “người của Yueh” mà gia đình đã phụng sự cho Chao T’o từ thời lập quốc và có thông gia với hoàng gia ở mỗi thế hệ nối ngôi. Có sử liệu chép rằng “dân Yueh” tin tưởng và yêu quý gia đình Lu hơn là chính nhà vua. Vì Lu Chia nổi lên chống lại sự hiện diện gia tăng của người Tàu, triều đình tách ra làm hai phe quân sự đối lập. Nhà Hán đáp ứng bằng cách gởi hai ngàn quân để bảo vệ phe thân Hán bao quanh hoàng thái hậu nhiếp chính và ấu hoàng Hsing.
Nghe tin quân viễn chinh Hán, Lu Chia đã điều quân và giết tất cả những ai dính líu đến người Tàu; kể cả ấu hoàng Hsing rồi đưa người con rể là anh cùng cha khác mẹ với Hsing lên ngôi. Ông gởi quân sĩ đến canh chừng biên thùy nhưng Nhà Hán đã đáp lại bằng năm đạo quân dưới sự chỉ huy của Lu Po-te; người có tiếng là “tướng dẹp ba đào”. Năm ấy là 111 trước công nguyên và nước Nan Yueh chấm dứt. Sự chống lại bành trướng nhà Hán của Lu Chia đã được người Việt tưởng nhớ và một đền thờ sau đó đã được xây để ghi ơn tinh thần của ông ở Mê-linh.

Khi Lu Po-te đến vòng đai của nước Giao-chỉ, ông ta gặp phải hai đại diện từng được Nan Yueh chỉ định. Họ được biết đã tặng ông 100 trâu bò, 1,000 vại rượu và công chứng thư nhận hai vị có quyền tài phán. Lu Po-ta chấp nhận phái đoàn và xác nhận thẩm quyền của họ bằng tước vị tổng trấn. Các lãnh chúa Lạc lại tiếp tục cai trị dân như trước đây.

Chi tiết về trâu bò, rượu và giấy công chứng phải được xem xét thận trọng. Trâu bò và rượu không gây vấn đề gì vì không lý gì ngờ vực khả năng cung cấp những thứ ấy của dân Giao-chỉ. Tiếp một đạo quân xông đến bằng đồ ăn thức uống là một phương cách cung ứng tiện nghi ban đầu đáng nói; nhưng nhắc đến công chứng thư cho điều hành một số quyền hành chính cố định; bất kể là quyền gì chắc hẳn là đã không áp dụng rộng rãi trên xã hội Lạc vì các lãnh chúa Lạc vẫn cai quản phần lớn đất và dân trong thời kỳ này.
Phái đoàn Nan Yueh xuất hiện như thể chú trọng về đường giao thương và chủ trì các trung tâm thương mãi. Phạm vi hoạt động hành chính của họ phần lớn đã hạn chế ở những vòng đai phố thị mà họ cư ngụ. Có lẽ thẩm quyền của phái đoàn đã nới rộng ra một số lãnh vực chung quanh. Dân số của vùng ấy có thể được chính thức xác nhận bằng cách nào đó. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng sở hữu công chứng thư là một loại hợp thức hóa chức vị dành cho các viên chức Tàu thời xưa. Cho nên, bảo rằng giá trị của nó như một dấu hiệu điều hành hữu hiệu dân số thì nên xét lại; đặc biệt trong bối cảnh như đã bàn là các viên chức địa phương tìm kiếm sự hợp thức hóa chức vụ của họ từ sự giám sát của kẻ xâm nhập.
Đằng sau phái đoàn, các lãnh chúa Lạc cũng chú trọng hơn việc bảo tồn các trách vụ quốc gia; cho nên chúng ta cũng cứ cho là cuộc gặp mặt của phái đoàn với Lu Po-te là một phần của chính sách phổ thông theo đuổi bởi các lãnh chúa Lạc và của phái đoàn đối với quân viễn chinh. Và sử liệu ghi rõ rằng sau khi qui phục Hán, “các chúa Lạc vẫn cai trị dân như cũ”.

Việc chuyển quyền bá chủ từ Nan Yueh sang đế quốc Hán không êm thắm một cách hoàn toàn; vì vào năm 110 trước CN, một “tướng tả quân Âu Lạc” nào đó được nhận tước vị của Hán để thưởng công đã giết “vua Tây-vu”. Ông vua này rõ ràng là một vị vương giả lập nên ở Cổ-loa như một chư hầu của nan Yueh; với sự chấm dứt của  Nan Yueh, ông có thể đã chống lại thương lượng của Nhà Hán và mưu định nổi dậy. Vị “tướng tả quân” có lẽ là một vị lãnh chúa cao cấp đã làm hỏng mưu định này với sự hỗ trợ của phái đoàn, hoặc cũng có thể ông đã giết vua theo chỉ dẫn của nhà Hán cốt chỉ để thoát thân. Đời sống của dân chúng đã không bị xáo trộn bởi các biến cố này; tuy nhiên, vị trí của các lãnh chúa Lạc vẫn không ai lay chuyển được.

Việc đề cập ngắn ngủi đến “vua Tây-vu” vào năm 110 trước CN là dẫn chứng đầu tiên về danh xưng Tây-vu trong sử Việt. Chúng ta đã dùng danh xưng này như một địa danh cho vùng mà Cổ-loa đã được xây dựng. Sau năm 111 trước CN, nhà Hán xem địa danh này là quận hạt Tây-vu. Năm 43 khi các lãnh chúa Lạc bị truất quyền, nó được chia thành hai quận mới rồi địa danh Tây-vu được bãi bỏ. Có vẻ như hợp lý để liên hệ danh xưng Tây-vu với di sản của vương quốc Âu Lạc. Chính lãnh chúa của “Cổ Âu Lạc” đã giết vua Tây-vu và danh xưng chỉ còn bao lâu mà hậu thế chính trị của Âu Lạc còn; bởi vì cuối cùng nó đã biến mất khi các lãnh chúa Lạc bị chinh phục bởi quân sĩ nhà Hán. Vì danh xưng nguyên thủy chính xác không biết được nên nó có thể đã được liên hệ với truyền thống hoàng gia dựng ở Cổ-loa bởi An Dương Vương và có lẽ nó có vài dính líu với Tây Ou.

Sự chuyển đổi các chúa tể từ Nan Yueh đến đế quốc Hán không để lại vết tích nào trên các truyền thuyết của dân Việt. Không như sự sụp đổ của Âu Lạc, sự sụp đổ của Nan Yueh đã không hiện ra trong trí nhớ tập thể của người Việt.  Ngày truyền thống của năm 111 trước CN như một bắt đầu của thời kỳ Bắc thuộc đã không phản ánh chính xác thẩm quyền liên tục của giai cấp thống trị Lạc mãi cho đến năm 42; là ngày đánh dấu việc trực tiếp cai trị của người Tàu.

Nhà Hán tổ chức lãnh thổ cũ của Nan Yueh thành 7 lãnh địa. Nan-hai, Ts’ang-wu, Yu-lin và Ho-p’u tọa lạc ở Quảng-đông và Quảng-tây ngày nay. Ba phần kia thuộc Việt-nam. Thêm vào với Giao-chỉ và Cửu-chân, Nhật-nam được thiết lập tận hướng nam, khỏi dãy Hoành-sơn. Nhật-nam có nghĩa là “phía nam mặt trời” và lãnh địa được đặt tên ấy vì thực tế phía nam mặt trời vào những tháng mùa hè.

Năm đèo vốn đánh dấu biên giới phía bắc của Nan Yueh được đặt dưới sự tài phán của các tỉnh phía bắc; bởi thế đã cướp đi phía nam của biên giới chiến lược của nó. Bảy lãnh địa miền nam được tổ chức thành vòng đai Chiao-chih (tiếng Việt là Giao-chỉ) dưới sự cai quản của một thống sứ. Nơi cư ngụ của vị thống sứ ban đầu tọa lạc ở Luy-lau trong lãnh địa Giao-chỉ nhưng vào năm 106 trước CN, nó được dời đến Ts’ang-wu, một nơi gần trung tâm hơn; nay là Quảng-tây.

Việc dời nơi ở của thống sứ từ Luy-lau về giữa vùng đồng bằng đông dân cư Ts’ang-wu trong một thung lũng hẹp của cao nguyên rõ ràng là một công nhận rằng chính quyền Tàu đã sớm bị nuốt trửng bởi xã hội Việt trừ phi nó được tọa lạc ở một nơi tương đối hẻo lánh. Tên của ba vị thống sứ đã được bảo tồn từ thời Cổ Hán: mỗi thời một người gồm Han Wu Ti (140-87 trước CN) và Han Chao Ti (86-74 trước CN) và một từ thời kỳ Wu-feng (57-54 trước CN).

Luy-lau trở thành trung tâm hành chính của lãnh địa Giao-chỉ. Không như các trung tâm chính trị trước kia ở Mê-linh và Tây-vu mà sự quan trọng của chúng đã có được từ gần đến xa núi rừng, Luy-lau  nằm ngay giữa đồng bằng. Điều này phản ánh sự khuyếch trương di trú sâu vào vùng đồng bằng cũng như sự quan trọng về phát triển chính trị của vùng ven sông và đường ven biển đi sang Trung-hoa. Luy-lau có vẻ như từng là gia cư của phái đoàn từ thuở Giao-chỉ sơ khai của Nan Yueh và đã là một trung tâm thương mãi quan trọng ban đầu.

Thêm vào địa điểm tọa lạc ở Luy-lau, Nhà Hán đã thiết lập một trại lính dưới sự chỉ huy của một chỉ huy trưởng ở Mê-linh có lẽ để trông coi phía bắc và tây của đồng bằng. Xa hơn về phía nam, lãnh địa Cửu-chân gồm 7 quận hạt gồm gia cư của một chỉ huy trưởng và lãnh địa Nhật-nam gồm 5 quận hạt. Thay vì áp đặt sự cai quản trực tiếp, các quận này được hiểu ngầm như các vùng đại diện quen thuộc đối với người Tàu mà theo đó, một số hình thức thương mãi và quan hệ triều cống đã xảy ra.

Các trạm quân Hán tiên khởi là các trung tâm thương mãi. Nhà Hán chưa thích thiết lập một chính quyền đầy đủ ở nơi xa xôi hẻo lánh này mà chỉ muốn bảo đảm các tuyến đường giao thương và tạo tiện nghi để có hàng hóa xa xỉ của vùng biển nhiệt đới phía nam. Thử thay đổi lối sống theo sở thích cũng chẳng lợi lộc gì. Gởi quân thì tốn kém quá.

Vì các lãnh chúa Lạc tiếp tục cai trị như trong quá khứ cho nên tình trạng của họ vẫn chịu cảnh lửng lơ không thay đổi hẳn. Nhà Hán “thiết lập” lãnh địa và quận hạt trong xã hội Lạc có nghĩa là các lãnh chúa Lạc được chính thức công nhận là các viên chức cai trị lãnh địa và quận hạt. Bằng sính lễ triều cống, họ nhận được “ấn

tín và sắc chỉ” hợp thức hóa quyền hạn dưới mắt người Hán và tăng cường thanh thế của họ đối với các đồng nhiệm. Một cựu phẩm chức cao trong triều dù là các vua Hùng, An Dương Vương hay “vua Tây-vu” đều được thay thế bằng các quan hệ hành chính căn cứ trên lý thuyết của hành chính lãnh địa hoặc quận hạt. Vì trong khi Nhà Hán không chính thức cho phép các lãnh chúa Lạc cai quản theo cách quen thuộc của họ, chủ yếu của hành chính lãnh địa và quận hạt đã được thiết lập như một chính sách công quyền.

Không có tài liệu nào về các biến cố ở Việt Nam còn để lại từ thế kỷ I trước CN nhưng chúng ta có thể cho là các lãnh chúa Lạc nhận vai trò được chỉ định của mình trong khuôn khổ hành chính lãnh địa và quận hạt của Nhà Hán. Điều giả định này được chứng minh bởi cuộc điều tra dân số hồi thế kỷ 2; theo đó, 3 lãnh địa Việt gồm 143,643 cư gia và 72% dân chúng ghi danh trong vòng đai Chiao-chih năm đó. Các thống kê này là dấu hiệu cho thấy sự mở rộng mà các lãnh chúa Lạc tham gia trong chính quyền Hán; vì sự ghi danh các cư gia này và dân chúng, chắc chắn đã được hoàn tất bởi sự trợ giúp của các lãnh chúa Lạc và được xem là phản ánh của xã hội Lạc thời bấy giờ.

Cuộc điều tra dân số này trùng hợp với nhiệm kỳ của His Kuang là quan trấn của Giao-chỉ. Ông phục vụ dưới triều vua P’ing (năm 1-5) và được biết đã mở trường, cưỡng bách nghi thức cưới hỏi kiểu Tàu, ra lệnh phải đội nón và đi dép cùng “hướng dẫn dân chúng về công lý và lễ giáo”. Những cải cách của Hsi Kuang cho thấy các viên chức Hán bắt đầu theo đuổi một chính sách gay gắt hơn đối với lối sống bản xứ. Chính sách này đem lại xung lực trong các năm sau đó với số lượng lớn dân Hán di cư đến phương nam.

Vào năm 9, một quan lớn tên Wang Mang đã cướp ngôi Nhà Hán. Sự cải cách về hành chính và kinh tế của ông ta không thành công khiến nông dân nổi loạn lớn; dẫn đến sự tái lập nhà Hán vào năm 23. Trong thời xen kẽ ngắn ngủi nhưng bạo loạn này, nhiều di dân trốn về miền nam Trung-hoa, nơi tương đối an bình hơn. Thống sứ của Chiao-chih là Teng Jang từ chối công nhận Wang Mang và đóng cửa biên giới với phía nội loạn phương bắc. Số đông người thuộc giai cấp thống trị Nhà Hán di tản về phía nam. Những kẻ mới đến này củng cố vị trí các viên chức Hán địa phương và khuyến khích xã hội địa phương  bằng thái độ ít độc đoán hơn.

Viên chức Hán nổi tiếng nhất ở Việt-nam trong thời kỳ Wang Mang là Jen Yen, người được chỉ định cai quản Cửu-chân hồi năm 25. Theo tiểu sử của ông ta, Jen yen biết rằng dân Cửu-chân đã không dùng thú vật kéo cầy trong nông nghiệp. Hậu quả là thu hoạch rất thấp và lúa phải mua từ Giao-chỉ. Nền kinh tế địa phương được đặt trên căn bản săn bắt và ngư nghiệp. Rồi Jen Yen lại thấy khó thu thuế cho nên ông ta ra lệnh sản xuất nông cụ bằng sắt rồi giám sát việc khai hoang trồng trọt. Đất để gặt hái được mở rộng hết năm này qua năm khác và đời sống dân chúng trở nên an toàn hơn. Jen Yen cũng thấy rằng không có hệ thống gia đình vững chắc ở Cửu-chân. Nam nữ đến với nhau bất chợt vì không có khái

niệm vợ chồng, cha mẹ con cái. Do đó, ông ra lệnh nam giới từ 20 đến 50 và nữ giới từ 15-40 được chọn một người phối ngẫu. Các viên chức địa phương được lệnh phải trả phí tổn cưới hỏi cho những kẻ quá nghèo không đủ tiền. Ông giới thiệu nghi lễ kiểu Tàu và được biết đã chủ hôn cho hằng ngàn cặp trong một dịp. Nhiều con cái của các cặp hôn nhân này được đặt tên theo Jen Yen và sau khi ông ta trở về bắc, dân chúng đã dựng một đền thờ tưởng niệm ông ta.

Tất cả các chi tiết này đến từ tiểu sử chính thức của Jen Yen cho nên chúng ta phải nhớ rằng đó là quan sát một chiều vốn hầu như lượng định thái quá về những thành quả của ông ta. Hơn nữa, không lạ gì đối với các viên chức khi phác họa một bức tranh càng đẹp đẽ càng tốt về năng khiếu quản trị như một phương tiện để tiến thân. Đây có lẽ là trường hợp ở Cửu-chân, một vùng cực xa xôi hẻo lánh, nơi các viên chức ấy đã gần như không thể xác nhận được và là nơi mà các viên chức Hán cư ngụ rất háo hức được thuyên chuyển đi nơi khác.

Tiểu sử của Jen Yen thường được coi như bằng chứng việc dùng nông cụ kim loại và thú vật kéo cày trong nông nghiệp; giới thiệu vào Việt-nam thời đó. Đây là đánh giá vội vã vì những hoạt động của Jen Yen bị hạn chế ở Cửu-chân, nơi mà sự việc tương đối đã xảy ra trước đó.  Nếu Giao-chỉ có thể sản xuất đủ số lượng thặng dư lúa để cung cấp cho Cửu-chân, nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã phải được phát triển mạnh.

Lưỡi cày Đông-sơn bằng đồng đã được tìm thấy trong vùng Mê-linh và xương trâu cũng được đào lên ở các nơi trong vùng Mê-linh có số tuổi tận thiên niên kỷ thứ hai trước CN. Chúng tôi đã thấy 100 sọ gia súc có lẽ là của trâu tặng cho quân Hán hồi năm 111 trước CN. Hai vật đồ đồng từ thời kỳ Đông-sơn tìm thấy trong vùng Mê-linh xuất hiện như thể mẫu mã lưỡi cày đã được kéo bởi trâu. Trong khi đó bằng chứng này không đủ mạnh để thuyết phục sự quyết đoán rằng trâu đã được dùng để kéo cày vào một thời điểm sớm như thế đã không thể xảy ra. Lưỡi cày có thể được kéo bằng sức người nhưng ai cũng biết rằng trâu có thể được dùng nếu có đủ về số lượng.

Việc dùng trâu trở nên chắc chắn hơn với sự ra đời của nông cụ bằng sắt vì lưỡi cày bằng sắt quá nặng để người có thể kéo. Chúng ta đã thấy vào năm 185 trước CN, hoàng hậu Lu của Nhà Hán đã cấm xuất cảng sắt và trâu bò cùng những thứ khác sang Nan Yueh. Đây là bằng chứng bằng văn bản sớm nhất về đồ sắt ở miền nam. Có thể nói nếu việc buôn bán sắt ngừng vào thời điểm này, nó đã được tiếp tục vào lúc nào đó trước kia. Goto Kimpei đã phỏng đoán rằng sắt đã được đem vào miền nam trước tiên bởi lái buôn để đánh đổi những mặt hàng xa xỉ vùng nhiệt đới; ưa chuộng bởi giai cấp thống trị của người Tàu.

Bằng chứng chi tiết mạnh mẽ cho thấy rằng lưỡi cày sắt và trâu kéo đã được dùng ở đồng bằng sông Hồng trước năm 111 trước CN. Nơi đây, các cánh đồng Lạc đã hỗ trợ một xã hội đủ tiến bộ để áp dụng những cải tiến về kỹ thuật trong các phương thức canh nông. Bất cứ kỹ thuật nào giúp tăng sản phẩm nông nghiệp và nhờ cách ấy đã sản xuất ra thặng dư lớn hơn đều được tận dụng bởi các lãnh chúa Lạc. Thật khó mà tin được rằng với đại diện của Nan Yueh cư ngụ ngay giữa họ, các lãnh chúa Lạc vẫn tận dụng được nông cụ mới này một khi họ đã nghe nói đến nó.

Sự liệu đề cập đến các cánh đồng Lạc có vẻ không áp dụng cho Cửu-chân. Ở đó, sự phát triển nông nghiệp rõ rang đã chậm hơn ở Giao-chỉ. Chi tiết về các cải cách của Jen Yen có ý nói rằng chủ ý trước tiên của ông ta là để thu thuế. Nền kinh tế săn bắt và ngư nghiệp tồn tại không sản xuất ra thặng dư được. Bằng cổ động việc dùng lưỡi cày sắt và trâu kéo và bằng canh tác thêm đất đai, Jen Yen đã nhắm vào nguồn lợi thuế má. Những nỗ lực của ông ta để cải tiến hệ thống gia đình cũng phục vụ cùng một mục đích tương tự vì dân không thể được thống kê và đánh thuế trừ phi họ được nhận dạng là thành viên của điều mà người Tàu công nhận là một nhóm được xác định rõ về huyết thống.

Tuy thế chúng ta vẫn phải đặt nghi vấn về một thành tích trong tiểu sử của Jen Yen rằng ông ta đã đem nông nghiệp đến Cửu-chân vì cuộc kiểm tra dân số hồi năm 2 ghi nhận số dân đăng ký là 35,743 người và 166,013 người của Cửu-chân. Những cư dân đã ghi danh có nghĩa là một đời sống canh tác đã định cư. Sự thật có thể là Jen Yen đã tăng số lượng đất canh tác và cố làm cho việc canh tác hiệu quả hơn bằng cách chế tạo nông cụ bằng sắt; với cách ấy khiến những nông cụ này sẵn sàng có được.

Những cải cách về hôn nhân của His Kuang và Jen Yen vạch ra một khác biệt lớn giữa hệ thống gia đình cổ xưa của Việt-nam và Trung-hoa. Khái niệm về hôn nhân của xã hội là phản ánh trực tiếp của hệ thống gia đình. Gia đình người Việt với thẩm quyền lỏng lẻo, xu hướng nặng tính cá nhân và đặc tính song đôi đã là mục tiêu đầu tiên của chính sách quản lý của người Tàu. Khái niệm về thẩm quyền chính trị của người Tàu đặt trên cơ sở hệ thống gia trưởng kiểm soát chặt chẽ. Gia đình người Việt bởi bản chất không ưa khái niệm về chính quyền của người Tàu vì thiếu ràng buộc kỷ luật, cho nên hệ thống gia đình Tàu trở thành nền tảng của chính quyền và thẩm quyền chính trị của người Tàu. Chỉ ở qui mô khi người Việt có thể thích ứng với hệ thống gia đình Tàu thì họ mới bị cai quản theo khái niệm về chính quyền một cách nghiêm khắc mà bằng cách ấy mới quan hệ đầy đủ vào trong thế giới người Tàu được. Người Tàu mưu tìm cách để cổ súy hôn nhân một vợ một chồng vững chắc như một cơ sở cho loại chính quyền của họ. Sự thất bại trong các nỗ lực của người Tàu để thay đổi hệ thống gia đình người Việt suốt vài thế kỷ kiểm soát chính trị rốt cuộc có nghĩa là sự thất bại của nỗ lực cai trị Việt-nam của người Tàu.

Chính sách Tàu ở Việt-nam trong những thập niên đầu thế kỷ thứ nhất có hai đích để nhắm. Một là để phát triển nền kinh tế nông nghiệp như một nguồn lợi tức thuế má. Một nữa là để thiết lập một xã hội gia trưởng trên cơ sở hôn nhân một vợ một chồng khả dĩ đáp ứng được với kiểu chính quyền của Nhà Hán. Hai mục đích này có liên quan đến nhau. Nâng sản xuất nông nghiệp nghĩa là tăng vai trò con người trong canh tác; vốn cổ súy khái niệm hôn nhân và xã hội Tàu với việc dùng lưỡi cày sắt và trâu kéo. Vai trò của người trong canh tác tăng thì sản xuất cũng tăng theo. Hơn thế nữa, những đơn vị gia đình một vợ một chồng đã rõ rệt sẽ dễ dàng để ghi danh và đánh thuế hơn.

Các chính sách này cho thấy có thay đổi trong thái độ của người Tàu đối với phía Việt-nam. Thay vì chỉ thu những sản phẩm hiếm quí và để các lãnh chúa Lạc thi hành như trước, Nhà Hán nay cố phát triển nông nghiệp và thu thuế. Quan điểm mới này đã là kết quả cho thấy người Hán ngày càng nhận biết được sự tiềm tàng về nông nghiệp của người Việt. Sự nắm biết này có lẽ nổi lên do sự thành công của các lãnh chúa Lạc trong việc gom góp số lượng thặng dư đáng kể từ các cánh đồng Lạc. Sự thành công này có thể tương đối được kể là ổn định chính trị thời bình Nhà Hán cũng như là sự cải tiến trong kỹ thuật canh tác dấy động bởi sự tiếp xúc với người Tàu.

Những cải cách thời Wang Mang đặt ra một thách đố với các lãnh chúa Lạc. Nếu các viên chức địa phương quả đã buộc phải trả cho các phí tổn hôn nhân kiểu Tàu cho những người không có khả năng chi trả như đã nêu trong tiểu sử của Jen Yen; thì đó cũng có nghĩa là các lãnh chúa Lạc đã bị buộc phải trả phụ cấp cho sự nới

rộng ảnh hưởng Tàu trên chính dân của họ vì bản thân các lãnh chúa Lạc chính là các viên chức địa phương xét theo công dụng của “ấn tín và áo mão” mà Nhà Hán trao cho họ. Vì các khái niệm về hôn nhân Tàu và qui ước mặc nhận lan rộng qua xã hội Lạc, những hỗ trợ văn hóa cho thẩm quyền truyền thống của các lãnh chúa Lạc bắt đầu co lại. Các lãnh chúa Lạc và các viên chức Hán tranh nhau cai quản các cánh đồng Lạc và kẻ cày cấy các cánh đồng ấy. Do sự không nhất quán giữa nguyên tắc tôn ti quí tộc cũ với nguyên tắc mới về quản trị lãnh địa và quận hạt đã tăng thêm bằng chứng, các lãnh chúa Lạc phải đối diện với sự lựa chọn hoặc làm viên chức phục tùng trong chính quyền Hán hoặc giải quyết việc này trên trận địa.

Hai Bà Trưng

Năm 29 trước CN sau khi khôi phục nhà Hán, Teng Jang, vị toàn quyền đã giữ cho Chiao-chih trung thành với nhà Hán trong thời kỳ Wang Mang vốn cai quản các vùng do mình quản lý; đặt để bởi nhà Hán để được công nhận và tưởng thưởng. Nhiều di dân Hán, có lẽ đa số cũng cho thấy đã trở lại phương bắc vào thời điểm này. Việc cải tổ thời kỳ Wang Mang ở Việt Nam đã được thực hiện bởi các viên chức có tài vốn chưa từng có mặt ở phương nam; ngoại trừ lúc có những xáo trộn ở miền bắc Trung-hoa. Với sự phục hồi nhà Hán, những người có năng lực háo hức trở về bắc để theo đuổi sự nghiệp ở gần các trung tâm quyền lực của nhà Hán; còn miền nam để lại cho những tay kém cỏi hơn nắm giữ. Su Ting, tân toàn quyền của Giao-chỉ, được biết là một kẻ tham lam và bất tài. Vì vậy ông ta được mô tả theo rập khuôn truyền thống lịch sử địa dư Trung-hoa như là một viên chức tồi, kẻ đã gây ra vụ nổi loạn. Trong thời ông nắm quyền, các chúa Lạc bắt đầu thử thách quyền lực Trung-hoa ngày càng tăng.

Chúa Lạc ở Mê-linh có người con gái tên Trưng Trắc; chồng là Thi Sách, chúa Lạc ở Chu-diên gần con sông. Theo sử liệu Tàu, Thi Sách  là người “cực kỳ nóng tánh” và Su Ting đã toan kềm hãm ông ta bằng những phương cách hợp lý; bóng bảy mà nói là “ràng buộc ông ta vào pháp luật”. Trưng Trắc, người có “tính khí can đảm không biết sợ hãi” đã thúc đẩy chồng mình hành động và đã trở nên khuôn mặt trọng tâm trong việc vận động các chúa Lạc chống lại người Tàu.

Su Ting không sẵn sàng đấu kiếm với các lãnh chúa Lạc. Theo báo cáo sau vụ nổi dậy thì “Su Ting định dùng tiền bạc nhưng lại thôi khi trừng phạt quân nổi dậy”. Ông không dám ra ngoài để tấn công họ. Vào mùa xuân năm 40 trước CN, người Tàu định cư bị tràn ngập nên Su Ting phải chạy trốn. Cửu-chân, Nhật-nam và Ho-p’u tham gia cuộc khởi nghĩa. Trưng Trắc thiết lập triều đình ở Mê-linh và được công nhận là vua bởi 65 cứ địa. Sử liệu ghi nhận bà đã “chỉnh trang thuế má” ở Giao-chỉ và Cửu-chân suốt hai năm trời.

Tin tức về Trưng Trắc “chỉnh trang” thuế má suốt hai năm cần phải được hiểu là “bãi bỏ”. Bà cai trị từ mảnh đất của tổ tiên và thẩm quyền của bà chắc là không thực hành bằng thuế má kiểu Tàu. Các quan lại theo bà công nhận bà là vua và chắc hẳn đã dâng hiến quà cáp như món triều cống. Nhưng phong trào mà bà dẫn đầu là một phong trào tái lập, một nỗ lực đem lại một tình trạng hành pháp đơn giản thích hợp hơn với những giá trị truyền thống. “Thuế vụ” mà bà bãi bỏ hiển nhiên chính là vật triều cống hợp pháp đối với các chúa Lạc bởi nhà Hán để đổi lại sự công nhận các quyền hành truyền thống. Từ những hiểu biết ít nhiều về thuế má ở Việt Nam trong thời Cựu Hán, chúng ta có thể phỏng đoán  rằng những triều cống này chủ yếu ở hình thức lao nô và những sản phẩm đắt tiền trong vùng. Cũng có đề cập riêng đến các viên chức được chỉ định để thu cây trái. Các chúa Lạc chống lại tác dụng quan thuế chẳng qua là chống chính quyền Trung-hoa. Thay vì thu thuế bởi khái niệm luật pháp, các chúa Lạc thích trao đổi quà cáp căn cứ trên quyền kế thừa và lợi ích tương trợ.

Trưng Trắc và em là Trưng Nhị, người nổi tiếng là viên phụ tá kiên trung của vua đã được người Việt thương cảm sâu sa; và qua nhiều thế kỷ ngày càng nổi tiếng trong dân gian. Các sử gia Việt sau này chọn ý kiến rằng Thi Sách bị giết bởi Su Ting vì đã xúi bà vợ nổi dậy. Không có bằng chứng về điều này mà chắc chắn là do thành kiến của các tộc trưởng các thế kỷ sau đó vốn không thể cho phép một người đàn bà dẫn đầu khởi nghĩa và được ông nhận là vua bao lâu mà chồng bà ta vẫn còn sống. Các nguồn sử Tàu dứt khoát cho thấy Thi Sách đã theo sự chỉ huy của bà vợ. Ưu thế nữ quyền thời đó càng được chứng minh bởi sự kiện mộ của mẹ Trưng Trắc và đền thờ vẫn còn tồn tại, mặc dù chẳng có dấu tích gì về cha của bà. Tên và tiểu sử của trên 50 lãnh tụ của vụ khởi nghĩa Trưng Trắc được ghi trong các đền miếu dành cho cánh của bà mà phần lớn trong số đó là phụ nữ.

Khởi đầu năm 41 trước CN, một trong các tướng lãnh giỏi của đế chế là Ma Yuan 56 tuổi vừa xuất hiện từ cuộc đàn áp nổi dậy ở An-hui đã được chỉ định để hành quân về viễn nam. Ông ta được phong “Bình Sóng Tướng Quân” vốn do Lu Po-te nắm giữ thời kỳ chinh phục Nan Yueh hồi một thế kỷ rưỡi trước đó. Với 8,000 binh sĩ chính qui và 12,000 quân địa phương từ các trấn địa vòng đai miền đông Chiao-chih, ông đã tiến quân đến cảng Ho-p’u nơi đạo thủy binh đến Giao-chi phát xuất. Khi chỉ huy trưởng đạo thủy binh tử trận mới khám phá ra 2,000 tàu hiện có đã không đủ để chuyên chở quân lính. Ma Yuan từ đó bắt đầu tiến quân cam go dọc bờ biển; tiến quân đến đâu làm đường đến đó và lệ thuộc vào tàu chiến để có trang bị.

Sự tiến quân của Ma Yuan không bị cản trở cho đến khi ông ta tiến vào vùng chiến lược Tây-vu, nơi tổ tiên người Việt truyền thống đã từng đụng độ quân thù trong chiến trận. Tiến bộ được xem xét tại Cổ-loa rồi rút quân lên vùng cao Lang-bac cách hướng đông không xa nơi ông đóng quân. Vùng cao Lang-bac trông xuống bờ biển miền nam có hồ cổ mang cùng tên. Hồ Lang-bac là một nguồn nước thiên nhiên gắn với sông Cầu. Tàu chiến chở trang bị của Ma Yuan có lẽ đã ngược dòng sông Cầu và thả neo trong hồ.

Lúc ấy là mùa xuân năm 42 trước CN nên mùa mưa bắt đầu. Không quen cái nóng và sự ẩm ướt của gió mùa, quân Tàu dừng lại có lẽ định chờ đến mùa khô sẽ trở lại tấn công. Theo lời Ma Yuan thì “Khi tôi ở giữa Lang-bac và Tây-vu, quân nổi dậy chưa bị trấn áp thì mưa đổ, chán nản dâng cao, dịch bệnh phát ra và cái nóng không thể chịu nổi. Chính mắt tôi thấy một con chim két rơi chìm xưống nước”.

Tuy nhiên, với quân Tàu trong lãnh thổ, theo một nguồn giải thích của người Việt hồi thế kỷ 15, các chúa Lạc bắt đầu mất kiên nhẫn. Nhận thấy cứ bất động thì chỉ gây bất mãn cho thuộc quyền, Trưng Trắc tấn công người Tàu và bị bại trận nặng nề bởi hơn 10,000 quân đầu hàng giặc, vài ngàn du kích quân bị bắt và chặt đầu. Trưng Trắc và một số phụ tá trung thành rút quân lên ngọn núi Tản Viên ở Mê-linh, nơi quê cha đất tổ của bà tọa lạc; những người khác chạy về Cửu-chân. Ma Yuan tiến đến Mê-linh; đến cuối năm thì bắt được Trưng Trắc và cô em Trưng Nhị. Trong tháng đầu của năm mới, đầu của họ được gởi cho triều đình Hán ở Lô-yang.

Tính chất cầm quyền của Trưng Trắc được thể hiện rõ trong các sự kiện ấy. Bao lâu bà còn duy trì được thành tựu thì quân sĩ còn ủng hộ bà. Khi bà gặp nghịch cảnh, bà bị bỏ rơi ngay. Bà bị buộc phải vội mở trận chiến chỉ vì muốn giữ quân sĩ lại trận địa. Bà đã không có một đạo quân kỷ luật. Thay vào đó, bà được các chúa Lạc và người của họ đi theo, mỗi người đều tìm lợi ích riêng cho mình và sẵn sàng chạy theo người Tàu hay theo bà tùy theo ai mạnh hơn. Điều này cho thấy một thế kỷ rưỡi đô hộ nhà Hán đã sói mòn trầm trọng thẩm quyền tinh thần của các giá trị truyền thống. Một phần bất mãn sự lãnh đạo của Trưng Trắc chắc hẳn đã do ảnh hưởng lớn mạnh của các giá trị nam quyền truyền bá bởi người Tàu. Quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hồi thế kỷ 15 đã diễn đạt các sự kiện này như sau : “Trưng Trắc thấy giặc mạnh mà quân binh của mình thì vô kỷ luật; e rằng không thể thành công. Còn kẻ theo bà thấy bà là phụ nữ; e rằng bà không chịu nổi kẻ thù nên khi gặp tình huống thì tháo chạy. Tâm thần của giai cấp thống trị Việt hồi thế kỷ 15 có thể phản ánh qua những từ ngữ này vốn có lẽ chứa đựng phần nào sự thật.

Ma Yuan dành phần lớn năm 43 để đặt nền tảng cho việc cai trị trực tiếp của nhà Hán ở đồng bằng sông Hồng. Chúng ta hãy nhìn vào chi tiết sự cải cách của ông ta vào đầu chương kế tiếp. Gần cuối năm ấy, ông ta chất lên hai tàu chiến đầy những binh lính và quân cụ rồi chèo đến Cửu-chân, nơi các chúa Lạc ngang ngạnh chiếm ngụ. Theo các tuyến chính của đồng bằng sông Hồng, ông ta đến phần cực nam rồi tiến về đồng bằng sông Mã. Ở đó, ông ta càn quét quân thù đối diện. Một số chạy theo các thung lũng con sông để lên núi; số khác trốn vào nam dọc theo bờ biển. Ma Yuan chia đội bộ chỉ huy của mình rồi gởi mỗi một nửa đi mỗi hướng khác nhau. Đạo quân hướng nam đến tận nơi nay là tỉnh lỵ Nghệ An; hồi đó là miền nam Cửu-chân. Khoảng 3,000 đến 5,000 người bị bắt chặt đầu; mấy trăm gia đình của họ bị trục xuất sang miền nam Trung-hoa. Vào mùa xuân năm 44 trước CN, Ma Yuan rời Giao-chỉ đi về bắc. Vào mùa thu kế tiếp, ông ta về thủ đô nhà Hán và được chào đón như một anh hùng.

Yueh và Việt

Cuộc viễn chinh của Ma Yuan là biến cố chính trong lịch sử Việt-nam. Với biến cố này, văn hóa Đông-sơn đã đi đến kết thúc và các chúa Lạc, những người đã thăng hoa với văn hóa ấy không còn được nhắc đến nữa. Người Việt cổ đại đã phải học những phương cách mới để làm việc với các viên chức ngoại quốc. Người Việt vốn quen thuộc lâu đời với người Tàu nhưng sự cai trị bất thình lình của người Tàu khiến nó đến trực tiếp hơn trong khi những cản trở truyền thống với quyền bính Tàu đã được gỡ bỏ. Người Việt bị cướp đi tầng lớp cai trị truyền thống của họ và cuộc đấu tranh để sống còn về văn hóa trở nên hình thái gần gũi với vấn đề căn bản về sống còn thể chất dưới một chế độ lợi dụng và xa lạ. Không giống như văn hóa Nhật chẳng hạn, vốn đã lớn mạnh ngoài tầm với của đe dọa bên ngoài, văn hóa Việt được bảo tồn rất ít ỏi vốn không trực tiếp liên hệ đến sự sống còn của quốc gia.

Người Tàu cho rằng những dân “man rợ” khác đủ may mắn được chinh phục để rốt cuộc trở thành “văn minh”- nói khác đi là trở thành người Tàu. Bất cứ tên gọi chỉ danh tính một người cụ thể chẳng hạn như Lạc đều bị đánh lừa bằng nghĩa rộng hơn như Yueh vốn được mượn như là tiếp vĩ ngữ của “dã man”. Các sử gia Tàu viết về cuộc viễn chinh của Ma Yuan đã nêu dân Việt cổ như là “Lạc Yueh” hoặc đơn giản là “Yueh”. Một học giả Tàu khi đề cập đến tiểu sử Ma Yuan còn đi xa đến độ viết “Lạc là tên gọi khác của Yueh”.

“Yueh” đã trở thành một loại nhận thức phân loại vô số nhóm dân không phải người Tàu ở phương Nam. Nó bắt đầu với văn hóa Yueh của Che-chiang và Fu-chien và di sản nó để lại cho các vương quốc dọc bờ biển Nam Trung-hoa. Di sản này là di sản chính trị. Nó cung cấp truyền thống vua chúa ở biên giới phía Nam của đế quốc Trung-hoa. Cái tên Ou (Âu) đơn thuần đại diện cho một đám võ trang của truyền thống này. Mặc dù bản thân văn hóa Yueh chưa bao giờ nới rộng về phía Nam Fu-chien, những yếu tố của di sản chính trị của nó đã vào xa đến tận Bắc Việt theo di dân giai cấp thống trị.

Theo truyền thống lịch sử Tàu, người Yueh không hẳn dã man. Sách Shih-chi công bố rằng vua Kou Chien (505-465 trước CN), người đã cai trị nước Yueh trong thời vàng son của nó, đã là con cháu của Yu, người sáng lập triều đại thần thoại Hsia qua một vợ lẽ của Shao K’ang (2079-58 trước CN), một người chắt của Yu. Dân Yueh vì thế được xem như một nhánh thoái hóa của thế giới văn minh, một dân tộc đã bị rơi vào chủ nghĩa man rợ qua sự cư ngụ chung chạ lâu dài với kẻ dã man.

Với sự chinh phục của người Tàu ở phương Nam, dân “Yueh” bị áp đặt bừa bãi trong số các dân tộc bị chinh phục dọc theo ven biển phía Nam. Vĩ vậy, loại “yueh” để diễn đạt nơi những dân tộc bị chinh phục trong thế giới nhận thức của đế quốc và văn minh Tàu. Thông thường đó chỉ là sự phân loại tạm thời những dân tộc vốn số phận trở thành người Tàu; còn đối với những người có liên hệ với Trung-hoa cuối cùng cũng bị tan vỡ; trở thành một nhận dạng vĩnh viễn mô tả cả vị trí của họ trong thế giới nhãn quan Tàu lẫn sự khác biệt của họ với sự nhận dạng đó.

Người Tàu xem dân Lạc là người “yueh” và nó được biến hóa để chỉ các nét văn hóa rập khuôn nhất định theo Lạc ngõ hầu nhận dạng họ là “Yueh”. Các nét đặc trưng này, ngoại trừ việc xâm hình, chẳng qua chỉ là những nghịch lý nhảm của những điều mà người Tàu xem là tập quán văn minh đúng nghĩa. Vì vậy, chúng không khác gì một thiết kế văn vẻ cái ý niệm “man rợ”.

Vì sự cai trị của người Tàu trở thành dịch vụ dài hạn, người Việt cổ đã hấp thụ thuật ngữ của kẻ trị vì và đi đến tự xem mình là một trong những sắc dân “Yueh”. Yueh là từ ngữ mà người Tàu hiểu là họ có thể chấp nhận từ ngữ ấy như một sự đặt tên hợp lệ về văn hóa; ngay cả trong trường hợp từ ngữ ấy dùng để chỉ những kẻ đã vượt lên trên địa hạt văn minh. Lạc không có nghĩa gì đối với người Tàu; các học giả Tàu dùng tên Lạc đã phải ghép lai kiểu với Yueh, như Lạc Yueh hay gì đó để giải thích rằng Lạc chẳng qua là một “tên khác của Yueh”.

Để thích nghi với các vương quyền của họ, người Việt cổ đã không lấy tên Lạc từ đâu cả; mà tên Yueh lại có trọng lượng. Vì người cổ Việt ngày càng nhận ra đế quốc thôn tính họ, cảm tính nhận dạng của họ đã chuyển qua lưu tâm đến vị trí mới của mình. Sự nổi tiếng của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã xét lại để tạo cho con cháu họ hàng Trăm Yueh mà qua đó đề cao vai vế người cổ Việt trong văn chương Tàu.

Điều này không có nghĩa là không có liên hệ về văn hóa và ngôn ngữ giữa người Việt cổ -hay Lạc- và dân chúng phía Nam Trung-hoa mà người Tàu gọi là Yueh. Thăm dò về ngôn ngữ hồi gần đây cho rằng mọi sắc dân Yueh của miền Nam cổ Trung-hoa; song hành với cổ Việt, là những người nói tiếng Úc-Á; và rằng chữ Tàu “Yueh” có thể chỉ một nhóm ngôn ngữ. Chẳng hạn những chữ không phải Tàu sau đây trong giọng Min của Fu-chien được chia sẻ với tiếng Việt và các ngôn ngữ Úc-Á khác như: “shaman” (tiếng Việt “đồng”), “child” (con), “damp, wet moist” (dam), “một loại cua” (sam), “nhận ra, biết” (biết), “nổi váng, nổi cặn” (bọt), “bèo tấm” (bèo), “một loại cá nhỏ” (ke). Hơn nữa, những dẫn chúng xưa nhất về Việt ngữ, theo tài liệu của Tàu hồi thế kỷ hai trước CN, đã nhận dạng chữ Việt chỉ sự qua đời (chết) như một từ ngữ Yueh, và chữ Việt “cẩu” (chó) là từ ngữ “Nan Yueh”.

Theo như bằng chứng này, có ta có thể thừa nhận một cách hữu lý rằng người Việt cổ là một phần của thế giới văn hóa có ngữ ngôn phổ biến bao gồm cái gọi là dân Yueh ở Đông Nam Trung-hoa. Tên Yueh đến miền Bắc Việt như thể một nhận thức Tàu về người cổ Việt trong số những thành viên của thế giới rộng mở này. Danh từ ấy không phải bản xứ đối với Việt-nam.

“Việt” là phát âm tiếng Việt của Yueh và vì vậy đã gọi trại tên của một dân tộc. Tên hiện đại của Việt-nam đã có từ 1803 khi phái đoàn của tân triều đại Nguyễn đến Bắc-kinh để thiết lập quan hệ ngoại giao. Họ xưng danh Nam Việt (Nan Yueh). Nhưng người Tàu vốn ghét sự cầu khẩn của vương quốc nổi loạn Chao To xưa kia nên đã đổi nó thành Việt-nam. Sự dính líu của Tàu này đối với những qui cách của lý thuyết cung đình đã gây khó chịu vào lúc đó; nhưng vào thế kỷ thứ 20, tên “Việt-nam” đã được người Việt nói chung chấp nhận.

Thời Đại Hán-Việt

Di Sản Mã Viện

Sau khi hai chị em bà Trưng mất, Mã Viện dùng phần lớn năm 43 để lập nền hành chánh nhà Hán ở đồng bằng sông Hồng và chuẩn bị trực tiếp cai trị xã hội địa phương. Các hành động của ông tiến hành theo ba bước. Thứ nhất, ông loại bỏ kế thừa chính trị thời kỳ tiền-Hán. Thứ hai, ông trụ vững Hán ngạch ở các cấp thái thú và viên chức quận lỵ. Thứ ba, ông cột dân địa phương vào nội vụ mới này bằng một giao kèo cá nhân.

Mã Viện thấy rằng quận Tây-vu có 32,000 gia cư; hơn một phần ba tất cả gia cư đã ghi danh ở đồng bằng sông Hồng trong một kiểm kê hồi năm 2AD. Quận Tây-vu bao bọc đế đô Cổ-loa xưa và từng là một trung tâm chính trị quan trọng từ những ngày còn vua An Dương Vương. Một “vua của Tây-vu” từng bị giết hồi năm 110-BC khi nhà cầm quyền Hán đầu tiên lập tại xứ Giao-chỉ. Hơn thế nữa, hai bà Trưng cũng đã lê gót ở Tây-vu. Mã Viện nhận thấy nó rộng thiếu cân xứng so với các quận lỵ khác nên đã áp đặt Tây-vu và chia nó ra làm hai quận mới. Cộng với việc làm cân đối tầm vóc của các quận lỵ, sự đo lường này nhắm vào việc xóa bỏ mọi kí ức về kế thừa chính trị của thời đại.

Có ghi chép rằng “bất cứ nơi đâu ông đi qua, Viện thiết lập ngay thái thú và các quận hành chánh để điều hành nội thành và chung quanh; đào kinh rạch để khuyến nông ngõ hầu đem phúc lợi đến cho dân nơi đó. Thông tin này gồm hai điểm đáng cân nhắc: Một là ẩn ‎ý cho lính Hán cư trú để bảo vệ viên chức Hán. Nói đến nội thành, vòng đai và những kinh rạch mới đào chính là nói đến lính nông dân. Một bức tường chẳng ích lợi bao nhiêu nếu không có lính bảo vệ nó; mà lính thì không thể tự sản xuất thực phẩm; tạo gánh nặng ngân sách vượt quá tầm tay của cơ quan hành chính biệt lập này. Các trại lính Tàu mọc ra được nuôi dưỡng bởi sưu cao thuế nặng cho nông nghiệp địa phương.

Nhưng xét thấy việc này chưa từng được áp dụng qua trước đây mà vùng đất này từng trong tình trạng loạn lạc công khai; và rằng con số quân cần để canh gác mọi bức tường bao hàm trong việc lập thái thú và quận hành chánh tất phải tương đối rộng lớn. Sẽ dễ tưởng tượng rằng ít nhất một số quân lính được cấp đất để tự sinh sống và cơ quan công quyền mới cũng vất vả tự lập. Cấp đất cho lính chẳng khác nào dụ dỗ để cầm chân họ. Để lính đóng quân xa nhà làm sao tránh khỏi cội nguồn của bất mãn. Nếu được cấp đất, lính sẽ định cư và quan tâm đến các sinh hoạt địa phương. Điều này có vẻ bao hàm trong nhận định đào kinh rạch để khuyến nông gây phúc lợi cho dân sống trong thị thành và vùng lân cận, nơi mà thái thú và quận lỵ hành chánh được thiết lập.

Ẩn ‎ý thứ hai từ thông tin về kinh rạch khuyến nông là các công quyền nhà Hán nay trực tiếp điều khiển nơi từng được gọi là cánh đồng Lạc. Nếu một số kinh rạch đào bởi người Tàu thì phải khẳng định rằng mọi kinh rạch đều do họ chăm sóc vì hệ thống phân phối nước không thể làm đúng chức năng nếu không có sự phối hợp quản lí. Thế có nghĩa là Mã Viện không để mất thời cơ chiến thắng để mà lấy đi đồng lúa của các chúa Lạc.

Sau hết, có ghi chép rằng Mã Viện “báo cáo hơn 10 trái nghịch giữa qui chế Việt và Hán. Ông giải thích rõ những thể lệ xưa với người Việt để trói buộc họ. Vì thế Lạc Việt đã xúc tiến những gì mà Tướng Mã đã lập. Các qui chế về hình sự và luật tục lệ không thể bị lẫn lộn với luật triều đình về chính trị mà Tô Định đã toan buộc Thi Sách làm khiến châm ngòi cho cuộc nổi dậy của Lạc. Mã Viện đơn thuần báo cáo sự khác biệt giữa các qui chế Việt và Hán chứ không có dấu hiệu nào ông toan chỉnh sửa các qui chế này. Điều này cho thấy Việt Nam cổ đã không tan nát hay hoàn toàn đồi bại bởi sự chinh phục của Mã Viện; nhưng đã tiếp tục tồn tại như một xã hội có tổ chức bằng chính cách thức của mình về hôn nhân, thừa kế và trật tự công cộng.

Vì các chúa Lạc không còn được nghe thấy nữa không có nghĩa là họ bị giết hết hay đuổi đi mất. Như chúng ta thấy, vài ngàn người Việt bị bắt và bị chặt đầu trong trận Lãng-bạc, và giữa 3 đến 5 ngàn nữa bị bắt sau đó và bị chặt đầu ở Cửu-chân. Nhưng có ghi chú rằng 10,000 người đã đầu hàng Mã Viện ở Lãng-bạc. Vì chỉ có vài trăm gia đình được báo cáo là bị trục xuất ra bắc về Trung-hoa, có vẻ như một số lớn người theo hai bà Trưng còn sống và ở Viet Nam sau khi chịu thần phục nhà Hán. Những người này chắc hẳn được Mã Viện dùng làm viên chức địa phương; vì không cách nào ông đủ viên thái thú và quận lỵ hành chánh để trực tiếp cai quản dân chúng.

Điều này xác định tại sao Mã Viện “giải thích rõ” những thể lệ cũ. Diễn giải “giải thích rõ” thì nghiêm khắc và ám chỉ rằng ai bất tuân sẽ bị chặt đầu. Chúa Lạc nào tuân phục thì được miễn chặt đầu như luật triều đình đòi hỏi. Để đổi lại sự khoan hồng này, họ phải một mực tuân theo pháp luật. Mã Viện nhất định đã cho thấy sự khoan hồng như vậy vì ông cần những người này để duy trì trật tự ngay ở cấp thấp nhất của chính quyền nhà Hán.

Thể lệ cũ (chiếu chỉ) mà Mã Viện “giải thích rõ” rõ ràng nói về sự cai trị mà thái thú và chính quyền quận lỵ thắng thế trong học thuyết có từ năm 111-BC khi trước tiên nhà Hán “lập” thái thú và quận lỵ ở Viet Nam. Chúng ta có thể khẳng định rằng “thể lệ cũ” đã được cung cấp chất lượng và hình thái bởi những viên chức như Tích Quang. Những cải cách thời Vương Mãng đã đề xuất một nỗ lực để đặt học thuyết về thái thú và chính quyền quận lỵ đi vào thực hành. Thành quả của nỗ lực này có lẽ được gắn vào những “thể lệ cũ” này vốn khẳng định luật lệ căn bản của chính quyền Hán trong khuôn khổ xã hội Việt Nam cổ.

Từ ngữ “buộc” trong câu “ông giải thích rõ những thể lệ cũ cho dân Việt để trói buộc họ” phải hiều là một giao kèo hoặc thỏa ước giữa Mã Viện và các chúa Lạc bị chinh phục; bao gồm một hứa hẹn chính thức hoặc lời thệ nguyện của họ tuân phục “thể lệ cũ”. Từ ngữ “xúc tiến” trong câu “vì thế Lạc Việt đã xúc tiến những gì mà Tướng Mã thiết lập” hàm nghĩa xúc tiến điều mà lệnh cấp trên đòi hỏi vốn là một bằng chứng nữa về một quan hệ luật pháp được định nghĩa minh bạch mà Mã Viện đã áp đặt lên các chúa Lạc. Diễn giải “những gì mà Tướng Mã thiết lập” hàm nghĩa một tiêu chuẩn thái độ lập ra như luật lệ dành cho các thể hệ sau.

Sự đụng chạm cá nhân của Mã Viện vào ngay kí ức chất chồng của dân Việt thì thật lớn. Một thống sứ nhà Tần hồi thế kỷ 9 có tên Mã đã tìm ra kí ức này đủ mạnh thời ấy của ông để khiến nó thích hợp mà xưng Mã Viện là tổ tiên ngõ hầu tăng thanh thế của chính ông trong dân Việt. Nhiều kiến thức nổi tiếng đã mọc quanh những hành vi lớn và những kỳ công siêu nhân được cho là Mã Viện đã làm ở Viet Nam. Mã Viện là người có năng lực khác thường và là một chiến tướng dũng mãnh thời xưa. Không khó để tưởng tượng rằng danh tiếng mà ông để lại Viet Nam tự nó là một yếu tố quan trọng trong việc thiết lập chế độ nhà Hán mới trực tiếp cai trị qua thái thú và chính quyền quận lỵ.

Một trong những hành vi gán cho Mã Viện bởi văn học dân gian sau này là việc dựng lên một cặp cột đồng để đánh dấu lằn mức giới hạn của đế chế nhà Hán. Một số thành tích nào đó gắn vào truyền thuyết này là câu chuyện của những người Tàu định cư do Mã Viện để lại trong vùng lân cận các cột đồng ấy. Những dân định cư này được ghi chép là đã lấy tên gọi Mã và duy trì dạng ngôn ngữ của họ trong vài thế hệ. Trong khi câu chuyện này không thể được chấp nhận về giá trị trên danh nghĩa, nó có vẻ phản ảnh một kí ức định cư dân Hán tộc ở Viet Nam bởi Mã Viện.

Di sản Mã Viện có hai lớp. Thứ nhất là ông đã thiết lập loại thái thú và chính quyền quận lỵ. Thứ nhì là ông lập nên di dân Hán ở xã hội Việt. Cả hai thành tựu này do được đáp ứng ngay bởi xã hội địa phương. Chính quyền nhà Hán đã hiển nhiên bị lu mờ bởi sự nổi lên những gia đình hạnh phúc mọc lên do tiến trình hôn phối liên chủng Hán-Việt.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here