Sự sống-Con người & Tôn giáo

0

Chúng tôi xin được giới thiệu với quý bằng hữu và bạn đọc xa gần cuốn khảo luận về “Sự sống- Con người và Tôn giáo” để chia sẻ với tất cả mọi người hầu nhận được những góp ý để học hỏi hay những tài liệu mới nhất để bổ sung thêm. Đây là một đề tài quá rộng lớn, cho nên chúng tôi có rất nhiều thiếu sót mong quý bằng hữu thông cảm và giúp đỡ cho… Sách dày khoảng 500 trang chúng tôi sẽ post lên trong nhiều kỳ.

Linh Vũ

Mở đầu

Đây là một đề tài quá rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực từ khoa học, sinh học, nhân văn, triết học, tôn giáo. Ý nghĩa đời sống con người tùy thuộc từng cá nhân quan niệm và quyết định. Khi con người sinh ra cuối cùng đi đến sự chết, biến mất và biết mất vĩnh viễn không mang theo được gì. Đời sống, sự Sống được hiểu là Hiện Hữu và Tồn Tại. Thế mà, qua bao nhiêu thế kỷ con người luôn mang theo một thắc mắc, nhưng chưa có câu trả lời chính xác. Con người từ đâu đến, chết đi về đâu, “Đấng” nào đã tạo ra, mục đích con người tồn tại để làm gì, điều gì quan trọng, có linh hồn hay không?…Nhưng có một điều chúng ta biết rất chắc là được sinh ra từ trong bụng mẹ do sự giao hợp giữa vợ và chồng, hay nói nôn na là giữa nam và nữ làm công việc truyền giống. Con người sinh ra, trưởng thành theo quá trình tự nhiên của sự sống với những chất dinh dưỡng nuôi sống thân thể. Cho nên, câu hỏi gần gũi nhất mà nhiều người thường tự vấn, ý nghĩa của cuộc sống là gì? Những suy tư đó được lớn lên theo bước chân của thân xác trưởng thành. Sự khác biệt từ lúc sơ sinh chuyển lên giai đoạn bản năng, phản ứng, nhận thức với một con người thực sự, mà ở đó tư tưởng, trí tuệ bắt đầu thống trị trong việc lựa chọn cách sống và hành vi của một con người.

Có người cho rằng: Vũ trụ là vĩnh cửu, con người xuất hiện trong dòng chảy của thời gian, trưởng thành, tiếp tục sống và sau đó biến mất. Một điều rất chắc chắn là sau khi chết sự hiện hữu sẽ tan biến, bản ngã, tư tưởng của con người sẽ không còn tồn tại. Các sản phẩm của cuộc sống con người mà chúng ta trân trọng, yêu mến như là tình yêu, hạnh phúc, tươi đẹp, nghệ thuật, lòng tốt, thông cảm, tha thứ những thứ đó cũng biến mất. Mặc dù, nó có một giá trị với cuộc sống hiện hữu, nhưng không thể tồn tại đời đời. Cho nên, nhiều người hướng đến những điều cao siêu quá mà rơi vào sự sợ hãi quên đi đời sống thực tế và sự hiện hữu có giới hạn của chúng ta. Chính vì thế con người không tìm được một cuộc sống xứng đáng có ý nghĩa.

Lý do con người rơi vào sự phân vân là vì họ không biết “Sư sống” đến từ đâu và khi chết về đâu? Với những thắc mắc nói trên khoa học đã khám phá, đã chứng minh về nguồn gốc của sự sống trên trái đất này. Những thí nghiệm và khám phá của khoa học từ bao thế kỷ qua đã có nhiều kết quả khả tín và hôm nay họ tìm hiểu xa hơn đến các hành tinh gần nhất trong vũ trụ. Tất cả được chứng minh, được lập ra những giả thuyết, được nhiều lần thí nghiệm, tranh luận và sau cùng có một số kết quả đáng tin cậy. Hôm nay chúng ta có cái nhìn, sự hiểu biết và niềm tin nhiều hơn về sự sống trên hoàn vũ và những sinh vật có sự sống đến từ đâu. Sự hiện hữu của chúng ta hôm nay đó chính là “sự sống”.

Tóm lại, con người thời cổ đại, khoa học chưa phát triển, con người chỉ biết bám víu vào niềm tin tôn giáo để sống. Không ai biết mình từ đâu đến, chết đi về đâu và tại sao chúng ta phải hiện diện trên trái đất này? Loài người có từ lúc nào? Ai đã tạo ra? Câu trả lời hầu như đều căn cứ vào niềm tin tôn giáo, phong tục tập quán hay từ những truyền thuyết của óc tưởng tượng vô căn cứ của con người. Như trong Thiên Chúa Giáo thì vũ trụ và con người do Thượng đế tạo nên, người Âu Mỹ gọi là “God” “Dieu”, đạo Du Già Do Thái gọi là Elôhim, Yahweh, hay tiếng Hê Brơ gọi là Elôhim và Yahweh gọi là Jehovah, Hồi Giáo gọi là Allah.v.v. Ở phương đông đa số tin rằng, bất kỳ điều gì xảy ra không biết nguyên nhân đều cho là do ông “Trời” làm ra, như bão tố, sấm sét, thiên tai, bệnh dịch… Có nhiều sắc tộc họ thường cho ông trời là hiện thân của mọi linh vật trong vũ trụ. Tóm lại quan niệm về ông “Trời” “Thượng Đế” hay “Thần linh” đều khác nhau theo niềm tin riêng của họ. Với tôn giáo thì ông “Trời” hay Thượng Đế có hai mặt khác nhau, một mặt là toàn năng, chân thiện mỹ, còn mặt khác là trừng phạt, độc ác, bất nhân tạo thiên tai và thảm họa cho nhân loại. Ông trời hay Thượng Đế có mọi quyền quyết định về linh hồn và thể xác con người, đầu thai hay nhốt vào địa ngục. Đó chính là điều khó hiểu, mỗi tôn giáo đều có một ông “Trời”/Thượng Đế khác nhau. Cho nên, khi tôi nói đến tôn giáo và con người trong đó có sự chọn lựa về niềm tin của riêng tôi. Có thể đúng với tôi nhưng không hài lòng với người khác mong quý độc giả thông cảm. Sỡ dĩ tôi viết về đề tài “Sự sống, Con người và Tôn giáo” là vì ba chủ đề này có liên quan mật thiết với chúng ta trong đời sống hôm nay. Chúng tôi sẽ đi vào chi tiết trong những chương kế tiếp.

Con người có kiến thức, có kinh nghiệm trong cuộc sống, có khoa học để giải thích những thắc mắc mà ngàn xưa người ta chưa biết đến. Với thế giới văn minh hôm nay chúng ta đừng để những Giáo Chủ, những Cao Tăng hù dọa chúng ta bằng những điều không thật, để họ biến chúng ta thành công cụ phục vụ cho họ và lợi dụng chúng ta làm những điều không mấy tốt đẹp với nhiều mỹ từ “nhân danh” cái này cái nọ. Niềm tin tôn giáo là do trí tuệ của mỗi người, thiện ác, đúng sai, nhân bản hay tình thương yêu đều do “tâm” của chúng ta tạo ra, chứ không có một vị Thượng Đế, ông Trời, ông Phật, hay Thần thánh nào sai khiến, bắt buộc chúng ta phải làm, phải hành động. Và cũng không có ai có quyền thưởng phạt hay ban ân phước cho chúng ta. Cho nên, mọi hành động, ý nghĩ do chúng ta tự quyết định. Mọi kinh sách, Thánh kinh đều do con người viết ra qua hàng ngàn ngàn năm, dĩ nhiên là có nhiều thay đổi tùy theo các vị có quyền lực trong tôn giáo đó, để phù hợp với hoàn cảnh và quyền lợi của tôn giáo họ. Cho nên, nhiều tôn giáo đã tạo nên nhiều phe phái, hay triết lý khác nhau, để tranh chấp, tạo nên những huyền thoại để thu hút nhiều tín hữu. Tất cả mọi kinh sách, Thánh kinh, truyền thuyết đều do con người viết ra sau bao nhiêu ngàn năm dài khi có ngôn ngữ. Những lời lẽ khuyên dạy, những triết lý về niềm tin đó, người ta cho là từ Thượng Đế, từ Phật, hay Thần thánh đã nói như thế và bắt chúng ta phải tin đó là sự thật. Trong những điều đó có thể đúng, có thể sai hay là những ảo tưởng mơ hồ. Tuy nhiên chúng ta cũng có quyền suy nghĩ, tìm hiểu về mọi chân lý của tôn giáo đó, trước khi chúng ta quyết định niềm tin của mình. Nhất là với đà văn minh của nhân loại hôm nay là ánh đuốc có thể soi sáng con đường ta đi chứ không phải là người mù suốt đời trong bóng tối. Socrate một triết gia Hy Lạp đã nói “Connais-toi toi-même, et tu connaitras l’univers et ses dieux” “Ngươi hãy biết chính ngươi, rồi ngươi sẽ biết đến vũ trụ và các ông trời của nó”

Chương I

A – Sự sống từ đâu?

Có nhiều người tin rằng, con người đơn giản chỉ là một loài động vật phát triển cao nhất trong vô số sinh vật khác. Con người cũng giống như những sinh vật sống chung quanh chúng ta, nó cũng được theo một quá trình tiến hóa lâu dài. Khoa học đã đặt ra một giả thuyết cho rằng, giống đực trước đây có thể được phát triển từ một chất nhờn nguyên thủy phủ đầy bụi đất. Hoặc là từ các hạt cực nhỏ (microscopic particles) trên một tảng đá từ một hành tinh xa xôi đã rơi xuống trái đất. Hay một giả thuyết khác về Big Bang do chất Hidrô bùng nổ, các nguyên tố nóng chảy lan tràn khắp không gian, sau đó các hóa chất kết hợp lại với nhau thành những vật thể mới. Hay những thí nghiệm đã kiểm chứng cho rằng tất cả các sinh vật sống ngày hôm nay phức tạp hơn nhiều, không đơn giản như thời nguyên thủy. Sự tiến hóa đã loại bỏ một số dạng sống ban đầu của bốn tỷ năm hoặc lâu hơn trước đây. Vì vậy, người ta có thể tưởng tượng rằng, các hình thức đầu tiên của cuộc sống đơn giản (đơn bào) so với những gì chúng ta đang thấy chung quanh hiện nay. Tuy nhiên, sự tiến hóa nào cũng đều mang một tính chất cơ bản để có thể phát triển và sinh sản. Nguồn gốc sự sống là quá trình phát triển tự nhiên từ vật chất vô cơ thông qua sự phức tạp hóa các hợp chất carbon hình thành các đại phân tử protein và các nucleic làm thành một hệ tương tác có khả năng tự phát triển và tự đổi mới.

Sự sống có ở khắp mọi nơi trên trái đất; bạn có thể tìm thấy các sinh vật sống từ nam đến bắc cực, từ vùng xích đạo, từ tận đáy biển sâu, hay vài dặm trong không khí, từ nơi bị đóng băng hay thung lũng khô cằn, cho tới các lỗ thông nhiệt ngầm hàng ngàn feet dưới bề mặt trái đất. Trong hơn 3,7 tỷ năm qua, những sinh vật sống trên trái đất đã đa dạng hóa và thích nghi với hầu hết các môi trường mà chúng ta không thể tưởng tượng nỗi. Sự đa dạng của cuộc sống thực sự rất tuyệt vời. Đồng thời các sinh vật sống cũng chia sẻ sự tương đồng nhất định đó. Tất cả các sinh vật sống có thể tái tạo rộng lớn hơn và sao chép phân tử DNA . Đồng thời, tất cả các sinh vật sống có chứa một số phương tiện chuyển đổi các thông tin được lưu trữ trong DNA thành các sản phẩm dùng để xây dựng các tế bào phát động chất béo, protein và carbohydrate. Cho đến gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm đã chia các sinh vật sống thành hai thế giới riêng biệt: Động vật và thực vật, hoặc Animalia và Plantae. Trong thế kỷ 19, những bằng chứng được tích lũy vẫn không đủ để chứng minh tính đa dạng của cuộc sống và các chương trình khác nhau được đề xuất với ba, bốn, hoặc nhiều hơn của các thế giới riêng biệt động vật. Đề án thường được sử dụng hiện nay đã chia tất cả các sinh vật sống thành thế giới riêng gồm: (Monera (vi khuẩn/bacteria), Protista, Fungi, Plantae và Animalia). 
Điều này cùng tồn tại với một kế hoạch phân chia cuộc sống thành hai phần chính: Prokaryotae (vi khuẩn.v.v) và Eukaryotae (động vật, thực vật, nấm và protists/ nguyên sinh vật).

Tuy nhiên, ai cũng biết là cuộc sống trên trái đất phụ thuộc vào sáu yếu tố thiết yếu (carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, sulfur và phosphorus. Và sự hiện diện của nước được mô tả ở dạng lỏng, thường dựa trên carbon. Liệu cuộc sống dựa vào carbon có khả năng phát triển nhanh chóng trong một hành tinh nóng bỏng bên trong. Liệu cuộc sống như thế có thể tồn tại và nảy nở trong những điều kiện nhiệt độ rất nóng và lạnh, hoặc trong môi trường thiếu thốn oxy và carbon dioxide hoặc methane? Phải mất bao lâu trước khi những loài thực vật và động vật tiến hóa và thích nghi với cuộc sống trên trái đất? Và điều gì có thể quan sát như là một dấu hiệu của cuộc sống dựa vào carbon trên các hành tinh xa xôi? Đây là vấn đề mà các nhà khoa học đang tìm kiếm để chứng minh hiện nay.

Với thuyết tiến hóa của Charles Darwin cho rằng, tất cả cuộc sống đã phát triển từ một tổ tiên chung đơn giản. Đây là bước đột phá về sinh học lớn vào thế kỷ 19 là thuyết tiến hóa được Darwin và nhiều người đưa ra. Đề tài này là câu hỏi quá lớn về lý thuyết Darwin trong khoảng thời gian vào năm 1859 về nguồn gốc các loài. Ông đã giải thích sự đa dạng rộng lớn của sự sống có thể đều phát sinh từ một tổ tiên chung duy nhất. Thay vì Thiên chúa đã tạo ra mỗi loài khác nhau. Ý tưởng này đã chứng minh gây nhiều tranh cãi, bởi vì mâu thuẫn với Kinh Thánh. Darwin và ý tưởng của ông bị tấn công dữ dội, đặc biệt là từ các Kitô hữu, họ cho là đã bị xúc phạm. Sự sống thường gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo. Như trong Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa sử dụng “hơi thở của sự sống” (breath of life) để kích thích tạo sự sống cho con người trong buổi đầu tiên và linh hồn cũng là một hình thức bất tử của sự sống. Dĩ nhiên là có nhiều điều mâu thuẫn với những khám phá, chứng minh của khoa học. Kinh Thánh cũng do con người viết ra không có gì chứng minh chắc chắn, đó chỉ là niềm tin về tâm linh của con người. Cho nên tin hay không là do con người quyết định. Chính vì lý do tin hay không tin, hay không cùng quan niệm mà nhà bác học Galilée và Giordano bị kết tội tử hình vì những chứng minh khoa học của họ đối nghịch lại với những gì trong Kinh Thánh.

Ông Darwin đã thí nghiệm trong một số ao nhỏ với nhiệt độ ấm áp, gồm tất cả các loại ammonia, muối photphoric, ánh sáng, hơi nóng, điện, carbon. Đó là một hợp chất protein được hình thành về mặt hóa học, những thứ đó đã trải qua nhiều thay đổi phức tạp… Nói cách khác, nếu nơi đó có một lượng nước nhỏ chứa các hợp chất hữu cơ đơn giản và nằm dưới ánh sáng mặt trời, thì số hợp chất này có thể kết hợp để tạo thành một chất giống như một protein. Sau đó có thể bắt đầu phát triển và trở nên phức tạp hơn. Đó là một ý tưởng rất đơn giản, nhưng nó sẽ trở thành cơ sở của giả thuyết cho cuộc sống đầu tiên bắt đầu như thế nào. Darwin còn chứng minh nguồn gốc con người khởi đầu là một loài hầu nhân (primates) hay còn gọi là linh chưỡng, trong nhiều cuộc thí nghiệm và khảo cứu người ta thầy rằng loài hầu nhân đã biến đổi nhanh chóng về cơ thể cũng như những sinh hoạt thích nghi với hoàn cảnh sống để tồn tại. Điều này được một nhà sinh vật học Tiến sĩ Paul Kamerer người Áo chứng minh bằng cách lấy trứng một loài cóc sống trên núi, thích nghi với vùng đất khô, sau đó ông mang về đặt trong nước, sau một thời gian thì các trứng đó nẩy nở ra và từ đó loài cóc này đã biến đổi cơ thể khác đi để thích nghi với môi trường sống hiện tại. Điều này chứng tỏ luật tự nhiên kỳ diệu sẽ tạo cho con cóc khác đi đề tồn tại và tiếp tục truyền giống cho mãi về sau chứ không phải do một bàn tay ai đó hay thần thánh nào sắp đặt cả, con người cũng vậy.

Theo các nhà khảo cổ và nhân chủng học đã tìm thấy được mẫu hầu nhân (homo habilis) tại vùng Đông Phi thuộc xứ Ethiopie. Giống hầu nhân là loại thông minh hơn các sinh vật khác. Trước đây loại hầu nhân sống ở vùng Trung Đông, Sau này khí hậu thay đổi khắc nghiệt, cho nên đã di chuyển đến vùng thảo nguyên khí hậu tốt để sinh sống. Dĩ nhiên, là khả năng sinh tồn đã tạo cơ thể phải thay đổi để thích ứng với môi trường mới. Ví dụ, lúc đầu hầu nhân đi bằng hai chân và hai tay, nhưng khi sống trong vùng cây cỏ cao, hầu nhân phải tự đứng lên đi bằng đôi chân và dùng tay để vịn hay xô đẩy các chướng ngại vật che khuất tầm mắt. Chính vì thế, lâu dần loài hầu nhân có thói quen đi bằng hai chân. Sự biến đổi này sẽ mất ít nhất vài thiên kỷ hay có thể lâu hơn. Điều này cũng giống như một đứa trẻ khi sinh ra chúng đâu có thể biết đi bằng hai chân khi lớn lên chúng mới tập tự đứng lên dần dần. Hay về ngôn ngữ cũng vậy lúc đầu em bé đâu biết nói, nhưng khi lớn lên, nghe thấy và được cha mẹ dạy, thì chúng mới biết nói, nếu không thì chúng cũng giống như một loài thú vật mà thôi. Ví dụ câu chuyện Romulus và Remus đã được chó sói cái nuôi, khi lớn lên hai đứa trẻ hoạt động không khác gì loài chó sói. Hay câu chuyện được quay thành phim về em bé Victor de L’Aveyron và Gaspard de Nuremberg khi chào đời không cho nghe và dạy tiếng nói, sau khi lớn lên chúng không biết dùng ngôn ngữ con người và đời sống rất man rợ trong mọi sinh hoạt. Loài linh chưởng (hầu nhân) cũng vậy, nhờ sự tiến hóa tự nhiên kỳ diệu hằng nhiều triệu năm đã trở thành con người khôn ngoan ngày hôm nay.

Chúng ta hãy tưởng tượng thêm vài trăm năm, hay ngàn năm nữa con người sẽ như thế nào? Theo đà văn minh hôm nay ở thế kỷ 21, chắc chắn sẽ không dừng lại. Đây chỉ là bước bắt đầu của sự khôn ngoan của con người, nếu thêm vài triệu năm nữa thì con người có còn giống ngày hôm nay không? Có thể to lớn hơn, sống thọ hơn, thông minh hơn hay nhiều điểm khác biệt hơn.v.v. Vũ trụ cũng biến hóa, quả địa cầu cũng thay đổi, muôn loài cũng biến hóa theo để thích ứng với môi trường thay đổi, đó là luật tự nhiên kỳ diệu mà thôi. 

Lý thuyết và chứng minh này cũng giống như nhà khoa học người Nga Alexander Oparin. Ông đã đặt ra một tầm nhìn cho sự ra đời của cuộc sống tương tự như thí nghiệm ao nhỏ ấm áp của Darwin. Alexander Oparin đã tưởng tượng những gì trái đất giống như khi nó mới được hình thành. Các bề mặt đá bị cọ xát (searingly) tạo sức nóng, như đá từ không gian rơi xuống bị ảnh hưởng và biến đổi. Đó là một mớ hỗn độn của các loại đá nóng chảy, có chứa một phạm vi rộng lớn của các hóa chất bao gồm nhiều chất carbon. Tóm lại, vũ trụ chúng ta quá rộng lớn, mà sự hiểu biết của con người quá hạn hẹp. Hiện nay có nhiều người tin rằng có sự sống ngoài quả đất, nhưng mãi bây giờ chúng ta vẫn chưa tìm thấy nó, mới đây các nhà khoa học của Anh công bố đã tìm thấy hóa thạch của sự sống tồn tại cách chúng ta từ 3,8 đến 4,3 tỷ năm. Việc này cũng đồng nghĩa của việc sự sống đã hình thành rất sớm, chỉ vài trăm triệu năm sau khi hình thành hệ mặt trời chúng ta. Thời gian đó môi trường trái đất chúng ta là vô cùng khắc nghiệt, chứ không phải có những điều kiện thuận tiện như bây giờ, mà sự sống có thể sinh sôi và phát triển. Như vậy các hành tinh khác ngoài vũ trụ cũng có thể có sự sống. Theo như cơ quan NASA công bố về hệ mặt trời, chúng ta cũng có thể có niềm tin mạnh mẽ về sự sống ngoài vũ trụ, chỉ còn một điều duy nhất, là liệu sự sống ngoài trái đất có giống như con người chúng ta hay không, trí khôn và sự hiểu biết ra sao mà thôi.

Hay một trường hợp khác vào ngày 8 tháng 2 năm 1994, tuần báo tin tức thế giới (Weekly World News) đã lần lượt đăng tải các bức ảnh do kính viễn vọng Hubble của cơ quan NASA chụp được một chòm sao thiên thể xa xôi với ánh sáng và màu sắc biến đổi không ngừng do Tiến sĩ Marcia Masson phát hiện. Họ đặt cho một cái tên nghe thật đẹp và kỳ bí là  “Thế giới thiên quốc”. Điều này, chúng ta chỉ biết được qua hình ảnh trên kính Hubble mà thôi. Hiện nay chúng ta chưa có thể đến đó được vì quá xa và môi trường không thích ứng với con người, cho nên sự thật này tạm thời biến thành câu chuyện thần thoại trong cuộc sống hiện đại. Mặc dù cơ quan không gian Hoa kỳ NASA thừa nhận rằng những khám phá này là sự thật có khả năng làm thay đổi tư duy và tín ngưỡng của nhân loại sau này.

B – Sáng tạo của vũ trụ 

Các nhà thiên văn từ lâu đã quan tâm đến vấn đề là vũ trụ đã được tạo ra như thế nào. Hai lý thuyết phổ biến nhất là “The Big Bang Theory” và lý thuyết “the steady-state theory”/ trạng thái ổn định. Nhà vật lý thiên văn người Bỉ Georges-Henri Lemaître (1894-1966) đã đề xuất lý thuyết vụ nổ lớn (Big bang) vào năm 1927. Ông cho rằng vũ trụ ra đời khoảng 10-15 tỷ năm trước với một vụ nổ lớn. Hầu như ngay thời điểm đó, lực hấp dẫn xuất phát, tiếp theo là các nguyên tử, ngôi sao và các thiên hà. Hệ mặt trời của chúng ta hình thành 4,5 tỷ năm trước từ một đám mây bụi và khí. Ngược lại với lý thuyết “The steady-state theory”/ ‘trạng thái ổn định’ thì cho rằng tất cả vật chất trong vũ trụ đã được tạo ra liên tục mỗi lần một ít tại một thời điểm với một tỷ lệ không thay đổi, từ buổi khởi đầu của thời gian. Lý thuyết này lần đầu tiên được giải thích vào năm 1948 bởi nhà thiên văn học người Mỹ gốc Áo (Austrian-American) Thomas Gold, cũng khẳng định rằng vũ trụ có cấu trúc giống nhau trên tất cả và đã tồn tại mãi mãi. Nói cách khác, vũ trụ là vô hạn, không thay đổi và sẽ vĩnh viễn.

Lý thuyết này không vững, cho nên bị nhiều nhà thiên văn đã nhanh chóng từ bỏ lý thuyết “trạng thái ổn định/ the steady-state theory”, khi họ tìm thấy bức xạ vi sóng (năng lượng dưới dạng sóng hoặc hạt nhân nhỏ) ngập đầy trong không gian khắp vũ trụ được phát hiện vào năm 1964. Sự tồn tại của bức xạ này được gọi là nền vi sóng vũ trụ được các nhà khoa học ủng hộ thuyết Big Bang không chấp nhận. Vào tháng 4 năm 1992 NASA (National Aeronautics and Space Administration/ Cơ quan Hàng Không và Không Gian Hoa Kỳ) đã cho biết là vệ tinh “Cosmic Background Explorer” (COBE) đã phát hiện sự biến chuyển của nhiệt độ trong nền vi sóng vũ trụ. Những dao động này đã chứng tỏ rằng, những nhiễu loạn trọng lực đã tồn tại trong vũ trụ từ buổi sơ khai. Điều này cho phép vật chất kết tụ lại với nhau để hình thành các thiên thể to lớn như các thiên hà và hành tinh. Bằng chứng này cho thấy thuyết Big Bang đáng tin cậy hơn về việc mở rộng vũ trụ. Những năm gần đây các nhà thiên văn học đã phát hiện là vũ trụ có xu hướng “giãn nở” (expanding), có nghĩa là vũ trụ sẽ tiếp tục mở rộng ra bên ngoài của nó trong hàng tỷ năm cho đến khi tất cả mọi thứ bị đốt cháy. Năm 1980, nhà thiên văn học người Mỹ Alan Guth đã đề xuất một ý tưởng bổ sung cho lý thuyết vụ nổ Big Bang.

 Được gọi là lý thuyết phòng ra (Inflationary), cho thấy rằng lúc đầu tiên vũ trụ mở rộng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với hiện nay. Khái niệm gia tăng nhanh này cho phép sự hình thành của các ngôi sao và các hành tinh chúng ta thấy trong vũ trụ hiện nay.

Như chúng ta đã biết vũ trụ mỗi ngày mỗi nở to ra, không gian vũ trụ không ngừng mở rộng, cũng giống như một ngôi sao đang tiến dần đến ngày tàn lụn. Trước đây chúng ta hiểu rằng vũ trụ được cấu tạo bằng vật chất, nhưng điều này không chính xác. Vũ trụ chúng ta chỉ được cấu tạo khoảng 5% vật chất còn lại là chất tối và năng lượng tối, một loại vật chất và năng lượng bí ẩn mà chúng ta chưa biết gì về nó. Chúng ta chỉ biết nó có tồn tại với năng lượng tối bí ẩn đó là nguyên nhân khiến cho vũ trụ chúng ta giãn nở. Từ sự giãn nở càng ngày càng nhanh mà tốc độ giãn nở đó có thể nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Vậy sự thật vấn đề này là như thế nào? Trước tiên là sự giãn nở của vũ trụ mà các nhà khoa học luôn cho rằng vũ trụ bắt đầu giãn nở từ Big Bang và tốc độ giãn nở đó ngày càng nhanh từ khi chúng ta chưa biết đến sự tồn tại của năng lượng tối và vật chất tối. Tốc độ giãn nở của vũ trụ càng ngày càng nhanh các nhà khoa học dự đoán sẽ dần dần đạt đến cực đại tức là cứ mỗi thời gian đơn vị trôi qua thì vũ trụ của chúng ta sẽ giãn nở gấp đôi kích thước.

Tuy nhiên, dù khoa học có tiến triển đến đâu con người vẫn chưa có câu trả lời chính xác về những bí ẩn của vũ trụ và sự sống trên địa cầu. Những năm gần đây khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều lý thuyết mới về vũ trụ với sự bổ sung hay chứng minh bằng lý thuyết vật lý.v.v. để đến gần hơn với bí ẩn của vũ trụ cách đây hàng tỷ..tỷ năm. Có lẽ vũ trụ là một cái gì vĩ đại và bí ẩn lớn nhất, vì nó là nguồn gốc của tất cả. Đây cũng là câu hỏi lớn của nhân loại. Làm thế nào mà cuộc sống bắt đầu? nhiều câu trả lời của nhiều nhà khoa học có nhiều điểm khác nhau trên lý thuyết và thực hành. Có những nhà khoa học cho rằng điều này có thể dùng khoa vật lý để trả lời, tuy nhiên vẫn không phải là hoàn toàn chính xác vì còn nhiều vấn đề như việc truy vấn về lỗ đen và bản chất của vật chất tối, năng lượng tối, lực hấp dẫn… Đó là vấn đề tranh cãi hiện nay vì nó nằm ngoài góc cạnh chính thống của vật lý.

Theo tiêu chuẩn mô hình Big Bang, vũ trụ được sinh ra trong một giai đoạn giãn nở lớn (inflation) bắt đầu từ khoảng 13,7 tỷ năm trước đây. Nó giống như một quả bóng phát triển độ lớn quá nhanh, nó đã tăng lên từ một kích thước nhỏ hơn một điện tử (electron), lên gần kích cỡ hiện tại trong một phần nhỏ của một giây. Ban đầu, vũ trụ chỉ hút qua bằng năng lượng. Một số năng lượng này đông tụ lại thành các hạt nguyên tử nhẹ như, hydro và helium. Những nguyên tử đầu tiên được liên kết lại vào thiên hà, sau đó là những ngôi sao với bên trong là một lò lửa và sau đó tất cả các yếu tố khác cũng bị thay đổi (forged). Đây là một hình ảnh thống nhất chung đã được thỏa thuận về nguồn gốc vũ trụ của chúng ta, được mô tả bởi các nhà khoa học. Đây là một mô hình vững chắc được giải thích rõ ràng với nhiều điều mà các nhà khoa học đã nhìn thấy trên bầu trời, chẳng hạn như sự trơn láng đáng kinh ngạc của không gian, thời gian trên quy mô lớn và sự phân chia của các thiên hà trên các góc cạnh đối diện của vũ trụ.

Nhưng có những điều đã làm cho một số nhà khoa học lo lắng. Đối với những khám phá trong buổi ban đầu, họ cho rằng ý tưởng vũ trụ đã trải qua một giai đoạn nở rộng nhanh chóng sớm nhất trong lịch sử của nó, nhưng không thể kiểm tra trực tiếp về điều đó. Nó phụ thuộc vào một dạng bí ẩn của năng lượng trong sự khởi đầu của vũ trụ, mà nó đã biến mất từ lâu .

Eric Agol, một nhà thiên văn học của Đại học Washington, cho biết: “sự giản nở là một lý thuyết vô cùng mạnh mẽ hiện nay, nhưng chúng ta vẫn chưa có ý tưởng gì về việc gây ra sự giãn nở đó? Cho dù, nó là một lý thuyết đúng và đang có chiều hướng hoạt động tốt cho một vũ trụ vô hạn. Trong những năm gần đây, Steinhardt đã làm việc với đồng nghiệp Neil Turok tại Đại học Cambridge đưa ra một ý tưởng về sự thay thế cơ bản cho mô hình Big Bang, được gọi là lý thuyết vũ trụ “ekpyrotic”. Vũ trụ đã được sinh ra không chỉ một lần, mà nhiều lần trong các chu kỳ bất tận với hủy diệt và tái tạo (death and rebirth), các kích thước “branes” được diễn tả như một phần khác nhau của vũ trụ đã bị va chạm khoảng hàng nghìn tỷ năm trước, đã gây ra vụ nổ Big Bang, cũng giống như sự phun lại vật chất và năng lượng vào vũ trụ. Cả hai đều cho rằng, thuyết tương đối đồng nhất (ekpyrotic) hoặc theo thuyết chu kỳ (cyclic theory). Lý thuyết đó không chỉ giải thích về sự giãn nở, mà còn nêu lên những bí ẩn vũ trụ khác, bao gồm vật chất tối, năng lượng tối và tại sao vũ trụ dường như đang mở rộng một cách tăng tốc ngày càng gia tăng hiện nay. Trong những cuộc tranh cãi, lý thuyết “ekpyrotic” đã đưa ra một lý luận là vũ trụ có khả năng là vĩnh cửu và tự đổi mới. Có lẽ đó là một viễn cảnh, thậm chí có thể gây nhiều cảm hứng để giải thích về sự bắt đầu và kết thúc của vũ trụ. Với điều này cũng mang ý nghĩa rằng những ngôi sao trên bầu trời và những ngôi sao lâu đời nhất cũng giống như (short-lived firefliescon) nằm trong kế hoạch lớn của sự vật) (đom đóm nhỏ bé trong vòm trời của vũ trụ).

Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng, liệu vũ trụ có giống với bất kỳ mô hình vật lý nào mà chúng ta thực hiện được không? Chúng ta hy vọng những nỗ lực nghiên cứu của cộng đồng khoa học sẽ đưa chúng ta gần gũi hơn với những sự thật cơ bản, chứ không chỉ là cách để làm những công cụ hữu ích. Chính Caltech cho biết nhà thiên văn học Richard Massey đã nói. “But I’m equally terrified of finding out that everything I know is wrong, and secretly hope that I don’t.” “Nhưng, tôi rất lo ngại khi phát hiện ra rằng những hiểu biết của tôi là sai, tuy nhiên, tôi vẫn âm thầm hy vọng là điều đó không xảy ra.”

C – Sự sống trên trái đất

Chúng tôi trở lại vấn đề sự sống trên trái đất. Hôm nay, có một số lý thuyết đang tranh cãi về cuộc sống phát sinh trên trái đất như thế nào? Một số câu hỏi và trả lời nêu lên về sự sống bắt đầu ra sao, nhưng điều này không phải để khẳng định, mà cần nhiều thời gian hay nhiều dữ kiện khác nữa để chứng minh thêm. Như một giả thuyết cho rằng sự sống trên trái đất có thể đến từ một thế giới xa xôi nào đó hay từ trung tâm của hệ sao chổi hay từ một tiểu hành tinh rơi xuống. Thậm chí có người cho rằng sự sống đã có phát sinh ở đây nhiều hơn một lần. Tuy nhiên, với những bước tiến nhảy vọt của khoa học hiện đại, nhất là sinh học, định nghĩa về sự sống trở nên phức tạp hơn, đó cũng là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học hiện nay.

Hầu hết các nhà khoa học đồng ý rằng cuộc sống đã trải qua thời kỳ khi phân tử đầu tiên Honcho molecule RNA tạo sự sống thông qua các giai đoạn mới thành lập. Theo giả thuyết “RNA world” chính là phân tử mấu chốt cho sự sống nguyên thủy. RNA rất giống với DNA, hiện nay các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng trong mỗi tế bào của chúng ta, bao gồm sự thay thế như một phân tử chuyển tiếp giữa ADN và tổng hợp protein. Nó hoạt động như một công tắc đóng/mở cho một số gen. Trong khi có những nhà khoa học nghĩ rằng RNA có thể đã phát sinh một cách tự nhiên trên trái đất.

Đối với lịch sử loài người, nhất là trên phương diện tôn giáo, hầu như mọi người tin rằng. Con người có mặt trên địa cầu này là một số phiên bản của các vị thần linh đã làm ra nó. Tuy nhiên khoa học không thể dừng lại, họ luôn tìm kiếm những khám phá mới để trả lời câu hỏi “Khi nào sự sống bắt đầu?” Từ thế kỷ 19, các nhà sinh học đã biết rằng tất cả các sinh vật sống được là do sự kết hợp của “tế bào/cells”. Túi nhỏ của sinh vật đó có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Các tế bào được phát hiện đầu tiên trong thế kỷ 17, khi các kính hiển vi hiện đại đầu tiên được phát minh. Nhưng cũng phải mất hơn một thế kỷ con người mới nhận ra rằng, chính tế bào là cơ sở chính yếu của tất cả sự sống. Cho đến nay, các hình thức của cuộc sống là do những vi sinh vật (microorganisms), một trong số đó được tạo thành một tế bào. Vi khuẩn (Bacteria) là nhóm quan trọng nhất và chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên trái đất. Vào tháng 4 năm 2016 các nhà khoa học đã trình bày một phiên bản cập nhật có tên gọi là “Cây sự sống” (tree of life). Hay nói một cách khác là loại cây gia đình cho các chủng loại sự sống. Hình dạng của “cây sự sống” cho thấy rằng loại vi khuẩn là tổ tiên chung của mọi sự sống. Nói cách khác, mọi sự sống bao gồm cả chúng ta đều do sự chuyển hóa có nguồn gốc từ một loại vi khuẩn. Điều này, chúng ta có thể xác định về nguồn gốc của cuộc sống chính xác hơn. (tài liệu Hug, Banfield et al)

Các bằng chứng cho thấy rằng, sự sống trên trái đất đã tồn tại cách đây khoảng 3,7 tỷ năm với những dấu vết về sự sống cổ nhất được tìm thấy trong các hóa thạch có tuổi 3,4 tỉ năm. Tất cả các dạng sống đã được biết đến có chung các cơ chế phân tử cơ bản, phản ánh sự thành tạo từ cùng nguồn gốc của chúng. Dựa trên các quan sát, giả thuyết về nguồn gốc của sự sống để tìm ra một cơ chế, nhằm giải thích cho sự hình thành của cùng một nguồn gốc trong vũ trụ. Từ các phân tử hữu cơ đơn giản ở các dạng sống tiền tế bào, đến các tế bào nguyên thủy có quá trình trao đổi chất. Các mô hình đã được chia ra thành các nhóm “genes-first” và “metabolism-first”, nhưng xu hướng hiện nay là sự xuất hiện của việc lồng ghép 2 nhóm trên.

Tuy nhiên, trái đất là một hành tinh đầy ắp sức sống và là nơi có hằng tỷ loại thực vật và động vật có cùng một đường tiến hóa chung. Làm thế nào và tại sao chúng ta lại ở đây? Những quy trình đã diễn ra và sự tiến hóa đã xảy ra như thế nào? Và nơi nào chúng ta bắt đầu? Thực tế không ai có thể chứng minh chính xác những gì đã dẫn đến nguồn gốc của sự sống. Hay chúng ta có thể không bao giờ biết. Sau 5 tỷ năm hình thành và tiến hóa của trái đất, nhiều chứng cứ đã bị mất. Dù các nhà khoa học đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tìm hiểu những gì đã tiến hóa qua các quá trình có thể đã dẫn đến nguồn gốc của sự sống. Nhưng vẫn còn là một câu hỏi lớn và cần nhiều thời gian hơn nữa.

Sau đây, chúng tôi đưa ra một số lý thuyết khoa học khác nhau về nguồn gốc của sự sống trên trái đất để chúng ta có khái niệm về dòng thời gian của lịch sử tiến hóa sự sống. Gồm các Lý thuyết khoa học, sự phát triển sự sống trên hành tinh, trong sinh học tiến hóa, bất kỳ sự thay đổi giữa các thế hệ kế tiếp trong những đặc điểm di truyền của các quần thể sinh học. Tổ hợp sinh học tăng tính đa dạng tiến hóa, cá thể sinh vật và phân tử như DNA và protein. Hay nhà hóa sinh học người Anh Benjamin Moore đã cố gắng đưa ra một lý thuyết về “năng lượng sinh học” (bioenergy) hiện nay được nhiều người ủng hộ.v.v. Dù với hình thức nào hay những chứng minh của khoa học về nguồn gốc sự sống như thế nào thì thành phần hóa học trong cơ thể con người vẫn là mấu chốt quan trong để con người có thể sống. Sau đây là các thành phần hóa học trong cơ thể một con người được khoa học khám phá như sau: (Còn tiếp kỳ tới)

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here