SỰ SỐNG, CON NGƯỜI VÀ TÔN GIÁO (tiếp theo kỳ 4)

0

SỰ SỐNG, CON NGƯỜI VÀ TÔN GIÁO 

Chương IV  

A – Phật giáo là gì?

Đạo Phật ra đời ở Ấn độ vào thế kỷ thứ sáu trước Chúa giáng sinh. Theo cái nhìn chung trong truyền thống, đạo Phật được xem như một triết lý, một tinh thần tín ngưỡng, một tôn giáo, hay một cách sống đơn giản. Sự tu tập thực hành của chính mình, tùy theo nguyện vọng, sự chờ đợi và lòng thúc đẩy của từng cá nhân.

Nguồn gốc của đạo phật theo như bách khoa toàn thư thì: Phật giáo (zh.,sa.buddhasana, pi. buddhasna, bo.sangs rgyas bstan paས ) là một tôn giáo vô thần bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (zh.,sa.siddhartha gautama, pi.siddhattha gotama). Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm thường được gọi là Phật-Đà, Bụt-Đà (sa., pi.buddha), gọi tắt là Phật, hay Bụt, có nghĩa là “người tỉnh thức”, “người giác ngộ”. Theo sách vở Phật giáo cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm đã sống và giảng đạo ở vùng phía đông tiểu lục địa Ấn Độ từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Thích Ca Mâu Ni ((Shakyamuni) truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm và viên tịch ở tuổi 80. Phật giáo có nguồn gốc từ khoảng 2.500 năm trước, khi Siddhartha Gautama, được gọi là Phật và đã tự mình giác ngộ (enlightened) ở tuổi 35. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bản thân là một Đông cung Thái Tử, Ngài từ bỏ tất cả mọi giàu sang để làm công tác giáo dục. Ông cho rằng việc giáo dục rất quan trọng để hướng dẫn con người đi đúng đường để trở thành người giác ngộ, giải thoát, giảm bớt khổ đau và tìm được nguồn hạnh phúc cho đời người.

Đức Phật là người sáng lập tôn giáo nói theo nghĩa thông thường. Ngài là người chưa bao giờ tự xưng mình là Thượng Đế, là Thần linh, là Thượng Đế nhập thể hay được mặc khải.v.v. Không! Ông là một con người như mọi người trên thế gian này. Đức Phật còn nói ông không có một thiên khải nào từ bất cứ một vị thần linh hay một quyền năng nào khác trong vũ trụ. Ngài đã từng nói với các môn đệ mình, những gì ta đạt được đều do nỗ lực và trí tuệ mà có. Ai cũng có khả năng để thành Phật nếu biết đi đúng đường, phải nỗ lực, phải biết nhận định chính xác mọi sự việc để hành động, phải sống trong đạo đức và tình yêu thương. Lời Ngài dạy và cả chính ngài quá toàn thiện trong “nhân tính” cho nên nhiều người cho rằng Ngài là bậc “Siêu nhân”.

Trong phần tiểu sử Phật Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm có điều tôi không mấy đồng ý là những người viết sách đã thần thoại hóa về ông như khi mẹ ông mang thai trong giấc mơ thấy bạch tượng nhập vào bào thai hay những lời huyền thoại khác của các vị tiên tri, hay sinh ra bằng nách và sau khi sinh ra ngài được tắm rửa bằng hai con rồng từ trời bay xuống, sau đó bước bảy bước và mỗi bước có hoa sen nở dưới chân Ngài. Khi đó, Thái tử đưa tay lên trời nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có nghĩa là “chỉ có ta là tôn quý” là Phật tính, là Chân tâm, không sinh không diệt.v.v. đây cũng chỉ là huyền thoại do con người đặt ra, đi ngược lại với những gì Đức Phật đã nói. Chuyện huyền thoại này chỉ áp dụng cho những người thiếu tự tin hay kém hiểu biết và mê tín mà thôi. Huyền thoại này làm mất đi triết lý cao siêu của Phật giáo và giảm đi sự trung thực, thực tế của của Đức Phật đã giảng dạy. Ngài cũng chỉ là con người thật như chúng ta mà thôi. Giáo pháp của đức Phật không phải là một tôn giáo của niềm tin mù quáng. Nó đòi hỏi nhiều hơn thế. Nó là một tôn giáo của kinh nghiệm; thăm dò và khám phá. Đức Phật dạy rằng giáo lý của Ngài là “ehipassiko” có nghĩa là “hãy đến mà xem chính mình.” Chính một vài bậc thầy vĩ đại trong lịch sử Phật giáo trước đây cũng có cả lòng tự tin như vậy. Giáo lý của Ngài luôn đặt dưới sự kiểm tra có phương pháp và chính Ngài cũng đòi hỏi điều đó. Trong đạo phật nếu không có sự khôn ngoan thì đức tin đó sẽ trở thành mê tín. Một con người mà không có đức tin và trí tuệ thì sẽ trở thành kẻ xảo quyệt, thấp kém và họ lấy những điều đó để biện minh cho những sai trái của mình.

Đối với một vị Thái Tử ở Ấn Độ, Trung Hoa hay bất kỳ Quốc gia nào khác, họ đều có sự giáo dục tốt từ văn hóa, đạo đức, chính trị, quân sự, võ thuật, nghệ thuật… Xem như khá hoàn hảo hơn người bình thường. Ngài Tất-Đạt-Đa cũng vậy. Ngài dùng sự hiểu biết cao nhất do học tập của mình và kinh nghiệm sống, cùng với một trí tuệ siêu việt tạo ra con đường chân lý và giải thoát mọi khổ đau cho nhân loại. Chứ không do thần thánh hay ai ban cho cả. Cho nên, những truyền thuyết huyền thoại làm sai đi chân lý siêu việt của đạo Phật. Sự hiểu biết của Ngài không phải nhờ vào ân huệ của một thần linh hay một quyền năng bên ngoài nào ban thưởng. Chúng ta không nên tin vào huyền thoại đó.

Phật giáo chưa bao giờ độc đoán, hoài nghi, độc tài, hoặc độc quyền. Nguyên lý Phật giáo không mơ hồ. Họ không bao giờ che dấu bất kỳ điều gì hay lừa dối, phóng đại, kiểm soát hoặc lừa đão người khác trong mọi thứ, mọi sự kiện. Phật giáo cũng không sử dụng vũ lực hoặc áp lực để ép buộc trong niềm tin vì điều đó sẽ gây phản cảm đối với Phật tử. Họ cũng không sử dụng các chức vụ cao trong giáo phái để thu hút tín đồ (người cải đạo). Phật giáo không có những luật tôn giáo độc tài và hình phạt tôn giáo. Những người Phật tử không bao giờ tìm kiếm (Inquisition), thập tự chinh (Crusades), hoặc tàn sát tập thể với bất kỳ người dân bản địa trên bất cứ nơi nào trên thế giới, bởi vì những người đó không tin họ.

Tóm lại Phật giáo là gì? Là một con đường thực hành và phát triển tinh thần dẫn đến sự sáng suốt (Insight) vào bản chất thật của thực tại. Thực hành Phật giáo như thiền định, là phương tiện thay đổi bản thân và tinh thần để phát triển những phẩm chất của nhận thức, lòng tốt và sự khôn ngoan. Kinh nghiệm phát triển trong truyền thống Phật giáo qua hàng ngàn năm, đã tạo ra một nguồn lực vô song cho tất cả những ai muốn đi theo con đường tỉnh thức, một con đường cuối cùng sẽ lên đến đỉnh điểm của sự giác ngộ hay trở thành Phật. Bậc giác ngộ có thể nhìn thấy bản chất của thực tế một cách rõ ràng, cũng như cuộc sống được đầy đủ và phù hợp tự nhiên với tầm nhìn của chính mình. Đây là mục tiêu của đời sống tinh thần Phật giáo, là mấu chốt cuối cùng để diệt bỏ đau khổ cho những ai đạt được nó. Bởi vì Phật giáo không có ý tưởng thờ phượng một vị thần sáng tạo. Các nguyên lý cơ bản của giáo lý đạo Phật đơn giản và thực tế: Không có gì là cố định hoặc vĩnh viễn; mọi hành động đều mang một hậu quả; mọi vật đều có thể thay đổi. Vì vậy, Phật giáo đề cập đến bản thân của con người không phân biệt chủng tộc, quốc tịch, đẳng cấp, tình dục, hay giới tính. Nó dạy cho chúng ta phương pháp thực tiễn mà mọi người đều có thể nhận ra và sử dụng lời dạy của Đức Phật để chuyển đổi kinh nghiệm bản thân và hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc sống của họ.

B – Đạo Phật có phải là một tôn giáo?

Phật giáo không phù hợp với một trong hai loại “tôn giáo” hay “triết học”. Khi mọi người hỏi Đức Phật những gì ông đã giảng dạy, ông trả lời là dạy “mọi sự vật đang hiện hữu”. Ông nói mọi người không nên tin lời dạy của ông như là một đức tin, thay vào đó họ nên kiểm tra bởi chính họ để xem điều đó có đúng hay không.

Theo như câu trả lời của Đức Phật nói trên thì Đạo Phật có phải là một tôn giáo không? Hay là một khoa tâm lý hay cách sống?  Đối với nhiều người, đạo Phật vượt ra khỏi tôn giáo và nó cao xa hơn như là một triết lý hay ‘cách sống’. Điều này đã làm các nhà tư tưởng Tây Phương đã suy nghĩ và phân vân hằng trăm năm qua. Tuy nhiên vẫn có người cho là một tôn giáo, có người cho là không. Đối với sự hiểu biết của chúng tôi đó là một triết lý, mang ý nghĩa tình yêu thương, sự khôn ngoan và thực tế đời người, là con đường dẫn đến hạnh phúc. Tôi có thể lập luận rằng Phật giáo là một khoa học về trí tuệ, một phương pháp để chúng ta khám phá cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động dẫn chúng ta đến với sự thật sâu sắc để biết rằng mình là ai. Nếu chúng ta cứ nghĩ rằng giáo lý của Đức Phật là đức tin cuối cùng mà không cần phải kiểm tra lại, thì chúng ta đang thực hành Phật giáo như một tôn giáo. Ngày nay, những lời dạy của Đức Phật chính là một cuộc hành trình thiêng liêng của nội tâm, nhưng đó không phải là tôn giáo. Đức Phật không phải là một vị thần; thậm chí cũng không phải là một Phật tử. Chúng ta không bắt buộc phải có đức tin vào Đức Phật nhiều hơn chính bản thân mình. Quyền lực và con đường kỳ diệu của ông nằm trong những lời dạy của ông. Điều quan trọng là chúng ta phải biết vận động tâm trí để nhận ra năng lực của chính mình, phải tỉnh táo để suy xét cội nguồn của đau khổ và hạnh phúc. Những lời dạy của ngài có thể giúp chúng ta thỏa mãn sự tìm kiếm những nhu cầu của cuộc sống, sự thực của đời người là gì, chúng ta cần biết họ là ai và chúng ta thật sự là ai.

Chúng ta tìm những sự thật đó ở đâu? Có người cho rằng là trong thiền định và ngay trong cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta hiểu sâu hơn về hoạt động của tâm thức, chúng ta sẽ học cách nhận ra và cách đối phó với những trải nghiệm hàng ngày về những suy nghĩ và cảm xúc. Tóm lại, theo quan niệm của chúng tôi có thể nói rằng, Phật giáo là một triết lý của cuộc sống, một cách để sống tối đa hóa cơ hội, giảm sự đau khổ và cảm nhận được hạnh phúc trong đời sống của chúng ta. Có nhiều sách vở nói rằng Phật giáo không phải là tôn giáo. Theo sự hiểu biết của tôi thì ngày xưa Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm không phải là người đi truyền đạo, mà ông là người tự đi tu và cũng là người để mọi người tìm đến để “chia sẻ” những khắc khoải, những lo âu, những phân vân, những khổ đau trong cuộc sống. Ngài chỉ dạy cho con người những điều mà con người chưa hiểu về cuộc đời. Ngài không phải là người truyền giáo như đoạn nói trên, Ngài là một ông thầy có sự hiểu biết uyên thâm về sự sống giữa khổ đau và hạnh phúc để giúp đỡ con người thoát khỏi bể khổ trần gian. Mãi đến mấy trăm năm sau con người mới dùng lời giảng dạy của Ngài tạo thành một tôn giáo. Có nhiều người cho rằng đạo phật không phải là một tôn giáo. Phật giáo không phù hợp với một trong hai loại “tôn giáo” hay “triết học” nó là một cái gì cao siêu hơn thế. Như vậy nó là cái gì? Tôi cho rằng thực tế hiện nay con người đã biến nó thành một tôn giáo. Mặc dù hình thức truyền giáo có khác với một vài tôn giáo khác. Hiện nay có rất nhiều giáo phái khác nhau, từ kinh kệ, nghi thức tôn giáo, phật pháp…và nhiều bình luận và chỉ trích lẫn nhau, giáo phái này đúng giáo phái kia sai. Tất cả đều do con người tạo ra thành “Tôn Giáo” để thống lĩnh con người giống như hệ thống chính trị để điều hành Quốc gia vậy. Hiện nay có nhiều vị cao tăng đã lợi dụng niềm tin tôn giáo để làm lợi cho bản thân mình. Thậm chí còn truyền dạy những điều không căn cứ hù dọa những người yếu tinh thần. Họ đã bày ra những nghi thức cúng bái, tế lễ, cầu phước, đọc kinh để siêu thoát.v.v. Tất cả những việc làm đó hoàn toàn là do sự mê tín dị đoan. Tôi tuyệt đối không chấp nhận việc làm đó của một số cao tăng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here