SỰ SỐNG, CON NGƯỜI VÀ TÔN GIÁO tiếp theo……kỳ 3

0

Chương III

A – Tôn giáo là gì?

Tôn giáo cho bất kỳ hệ thống văn hóa nào về các hành vi và thực tiễn được nhìn thấy một viễn ảnh của thế giới quan, các văn bản, nơi thần thánh, hay cơ cấu của đạo đức hoặc một tổ chức liên quan đến nhân loại mang tính chất siêu nhiên hay siêu việt. Tôn giáo liên quan đến nhân loại với những gì liên quan với nhân chủng học. Theo Clifford Geertz cho là “Trật tự của sự tồn tại” của vũ trụ. Tuy nhiên không có sự đồng thuận về mặt khoa học về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo. Không có một định nghĩa chính thức về tôn giáo, mặc dù nhiều nhà khoa học đã và đang cố gắng để xác định tôn giáo là gì. Tuy nhiên vẫn có hai hệ thống định nghĩa chung là: Xã hội học/chức năng và hiện tượng/triết học. (the sociological/functional and the phenomenological/philosophical). Tóm lại, tôn giáo là một tập hợp của hệ thống niềm tin được tổ chức bởi một nhóm người. Có rất nhiều tôn giáo khác nhau, về niềm tin này và thế giới con người với sự ra đời của nó và mục đích của nó là gì. Những niềm tin này thường liên quan đến siêu nhiên như Thiên Chúa, một số vị thần hoặc một linh hồn. Họ cũng có thể được liên kết với một ý tưởng như một con đường mà tinh thần của con người nên đi theo hướng tốt đẹp về một chân lý và bổn phận.. Đây được gọi là thế giới tâm linh. Mỗi tôn giáo có ý tưởng khác nhau về những điều này. Mỗi tôn giáo đều có một niềm tin riêng của “tâm linh/luân lý” Nó chính là những tập hợp các niềm tin và những hành động của con người nên hành động như thế nào. Mỗi tôn giáo thường có phương cách riêng của họ về “sùng kính” (devotions) thờ phượng hay cầu nguyện. 

Nói một cách khác, tôn giáo là lý thuyết thích hợp cho niềm tin về tín ngưỡng, những hiện tượng văn hóa bao gồm các tổ chức xã hội, truyền thống theo kinh nghiệm thực tế. Văn hóa, văn bản thiêng liêng thuộc về thần thánh, những câu chuyện huyền thoại, những nơi thiêng liêng bất khả xâm phạm đã được xác định và truyền đạt với sự hiểu biết mang ý nghĩa tối hậu sau cùng. Tôn giáo rất đa dạng, được trải qua thời gian dài, phổ biến cho niềm tin tín ngưỡng, để xác định niềm tin cuối cùng chỉ có một Thượng Đế, một vị Thần Linh. Theo chủ thuyết độc thần được định nghĩa rõ ràng như trong truyền thống của đạo Ba1bism, Bahai Faith, Caodaiism (Cao Đài), Cheondoism (Cheondogvo), Christianity, Deism, Eckankar, Islam, Judaism, Mandaeism, Rastafari, Ravidassia Religion, Seicho no Ie, Shaktism, Sikhism, Tengrism, Tenrikyo (Tenriism) Vaishnavism, Yazidism, Zoroastrianism và tư tưởng độc thần cũng được tìm thấy trong các tôn giáo đầu tiên Atenism, Ancient Chinese Religion và Yahwism.

Rất nhiều chủ thuyết và quan niệm Thượng Đế khác nhau của nhiều tôn giáo. Theo truyền thống Do Thái-Kitô giáo và Hồi Giáo, độc thần là tôn giáo ban đầu của nhân loại. Ở thế kỷ thứ 19th các học giả về tôn giáo phần lớn không nhìn thấy tiến trình tiến hóa từ vạn vật hữu linh qua tôn giáo đa thần và điều đó cho thấy thuyết đa thần không còn được phổ biến rộng rãi. (Vạn vật hữu linh là một tín ngưỡng siêu hình hay còn gọi là huyền bí, siêu tâm linh. (Paranormal là một thuật ngữ được đặt ra để gọi tên cho những hiện tượng nằm ngoài phạm vi hiểu biết bình thường hoặc khoa học hiện tại không thể giải thích hay đo lường được). Vạn vật hữu linh thường mang tên các loại động vật, thực vật, đất đá, sông núi.v.v. Ngày xưa thời cổ đại được các bộ tộc dùng để đặt tên cho vật tổ của họ và phải được người đứng đầu thị tộc thừa nhận. Điều này cũng khác với một số sự tồn tại giả định ví dụ như vật chất hay năng lượng tối, những hiện tượng siêu linh không phù hợp với thế giới như đã được hiểu thông qua quan sát thực nghiệm kết hợp với phương pháp khoa học. Hàng ngàn câu chuyện liên quan đến hiện tượng huyền bí được tìm thấy trong văn hóa, văn học dân gian và những hồi ức của các đối tượng cá nhân)

Trở lại vấn đề tôn giáo độc thần. Các tín đồ của Abrahamic cho là độc thần, nhưng Do Thái Giáo không xem Kitô Giáo là độc thần, mà Hồi Giáo mới là độc thần. Ngược lại Hồi Giáo cho rằng Kitô Giáo với Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một phần của Kitô giáo độc thần buổi ban đầu. Trong Hồi giáo, Allah (Thiên Chúa) là toàn năng, toàn trị là người sáng tạo, bảo tồn và thẩm phán của vũ trụ. Kinh Koran nói rằng: “No vision can grasp Him, but His grasp is over all vision. God is above all comprehension, yet is acquainted with all things” tạm dịch là “Chúng ta không có thể nhìn thấy hay chạm đến ngài, sự nắm bắt của ngài trên tất cả chúng ta. Thiên Chúa là trên hết. Là sự tinh thông của mọi thứ.” Nói thêm (Kinh Koran lập ra từ Mahomet trong năm 621 trong một đêm nằm mơ, ông thấy đã đến Thánh địa Jerusalem gặp được Jesus và các bậc tiên tri. Sau khi thức dậy, ông đã đọc lại những lời thần khải từ Jesus và các bậc tiên tri cho các đệ tử nghe và bắt phải ghi chép lại trên da lừa, da cừu, trên lá và một vài vật khác nữa. Từ đó kinh Koran được ra đời gồm 6236 tiết chia ra làm 114 thiên, điều này đã mất hết 12 năm mới hoàn thành.

Đối với Trung Quốc các hệ thống đức tin chính thống được tổ chức bởi hầu hết các triều đại trước đây, nhất là từ triều đại nhà Thương (1766 TCN) cho đến thời kỳ hiện đại tập trung vào việc thờ phượng Shangdi “Above Sovereign” thường được dịch là Thiên Chúa/ Ông Trời hoặc Thiên đàng như là một đấng toàn năng. Tóm lại, mỗi tôn giáo đều có một vị thần riêng, nói chung thường gọi là “Thượng Đế” là vị thần tạo ra vạn vật, con người trên vũ trụ này. Nếu chúng tôi đi sâu vào chủ đề tôn giáo thì phải mất hàng ngàn trang giấy mới có thể nói hết được. Chúng tôi chỉ muốn nêu lên vài ví dụ để chúng ta có một khái niệm cho việc so sánh giữa khoa học và tôn giáo trong quan niệm về sự sống, con người và vũ trụ.

Người Trung Quốc thời cổ đại có nhiều niềm tin khác nhau. Tổ tiên của Hoàng gia được gọi là di (帝) “vị thần” và vĩ đại nhất trong số đó là Shangdi (上帝”thần cao nhất”). Shangdi được xác định cùng với rồng (Rồng là sinh vật huyền thoại trong truyền thuyết Trung Hoa và văn hóa dân gian Trung Quốc. Rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ). Những niềm tin đó vẫn còn ảnh hưởng đến hoạt động trong tôn giáo ngày hôm nay. Ví dụ, Tao te Ching của Đạo giáo ( là một triết học Trung Quốc do Lão Tử khởi xướng (c. 500 TCN) đã đóng góp vào niềm tin của dân gian như là một tôn giáo của người dân khu vực nông thôn. Đạo giáo hiện đại ở Trung Quốc (và các nơi khác) tôn thờ nhiều vị thần và lập bàn thờ riêng trong các nghi lễ có nguồn gốc trong quá khứ xa xưa của đất nước. Các vị thần, linh hồn và tổ tiên của họ có thể ảnh hưởng đến mùa màng, trồng trọt, thời tiết, sinh nở, sức khỏe trong thế giới cổ đại của họ. Bằng chứng về một niềm tin mãnh liệt vào ma quỷ, dưới hình thức của bùa hộ mệnh. Bùa mê thường thấy ở triều đại nhà Thương. Những câu chuyện về ma quỷ là một hình thức sớm nhất của văn học Trung Quốc. Ma (Ghosts)/ được gọi là guei hoặc Kuei ) là linh hồn của người quá cố, người đó không được chôn cất tốt hay bị oan ức điều gì đó, cho nên còn quyến luyến ở trần gian. Trung Quốc có hơn 200 vị thần được thờ phượng tại các đền thờ trước và sau triều đại nhà Thương, ví dụ Bà Nữ Oa, nữ thần của nhân loại, tồn tại rất sớm trong triều đại nhà Thương, Fuxi là vị thần của lửa mang lại ánh sáng và sự ấm áp cho con người. Bà Nữ Oa và Fuxi được xem là bậc cha mẹ của con người. Lei Shen là vị thần của sấm sét, hay sùng bái nữ thần Tây Vương Mẫu, Xi Wang Mu, là nữ thần của sự bất tử. Hay Shangti là vị thần của pháp luật, trật tự, công lý và cuộc sống được gọi là “Chúa trên cao”.v.v. Ngoài ra, trong văn hóa Trung Hoa tôn giáo được phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Tây Chu, nhưng bắt đầu suy yếu trong thời Đông Chu. Thời đó người Trung Quốc không tin vào tôn giáo mà tin vào bói toán, thờ cúng tổ tiên, và tôn kính các vị thần nhiều hơn. Nhưng đến thời Xuân Thu (772-476 TCN) thì những ý tưởng triết học đã bắt đầu thách thức với niềm tin cổ xưa đó.

B – Các tôn giáo trên thế giới và niềm tin

Kể từ năm 2014, ước tính có hàng ngàn tôn giáo khác nhau trên thế giới, chúng có thể phân loại thành nhiều tôn giáo chính như: Kitô giáo, Công Giáo La Mã, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật Giáo và Do Thái giáo.v.v. Mặc dù Công Giáo La Mã thường được phân loại theo Kitô giáo. Mỗi tôn giáo có giáo phái với những niềm tin khác nhau. Mô tả được nêu ra ở đây tập trung vào niềm tin cốt lõi của mỗi tôn giáo. Sự mặc khải này có thể được chấp nhận bởi con người hoặc bị từ chối. Người Công giáo coi sự mặc khải chung này là một điều tốt đẹp và điều gì đó mang lại việc hình thành tôn giáo cho tất cả mọi người hướng tới. Sự hình thành chính là những chia sẻ kinh nghiệm về niềm tin tôn giáo của họ với người khác và sau cùng đi đến sự hình thành một tôn giáo qua những trải nghiệm khác nhau theo văn hoá, lịch sử… Tôn giáo chủ yếu là những nỗ lực tốt đẹp và cao quý để chúng ta hiểu được về liên quan đến huyền nhiệm của Thiên Chúa, Thần linh, Thánh thần, Trời, Phật nào đó. Dĩ nhiên, nó cũng chỉ là một phần không đầy đủ, giống như những nỗ lực đầu tiên của các lý thuyết khoa học vậy, cần phải chứng nghiệm nhiều lần qua thời gian và chia sẻ kinh nghiệm của họ. Tôn giáo cũng vậy cần được phát triển và sửa đổi theo từng thời gian để hoàn thiện. Chúng tôi tin rằng trong tất cả các tôn giáo đều có xấu, tốt, đúng sai hay có thể hỗn hợp từ sự nhầm lẫn, mê tín và sự yếu đuối của con người và đôi khi có cả điều ác lẫn điều thiện. Hay nói một cách khác tôn giáo là một khối hỗn hợp có sự sống động, phát triển và thích nghi với văn hoá con người. Hiện nay cũng có nhiều tôn giáo khác đang phát triển. Vào đầu thế kỷ 20, chúng ta có nhiều tôn giáo cổ xưa như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo hay Ấn Độ Giáo.v.v. Mỗi tôn giáo có một niềm tin cốt lõi của nó để có thể kết hợp tín đồ của họ. Người Do Thái, Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo có nhiều điểm chung là tin rằng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng lên vũ trụ và dạy con người biết sống hòa thuận với nhau. Biết thờ phượng Ngài. Cũng như Phật Giáo tin vào luân hồi cho cuộc sống sau khi chết hay giải thoát để được vào niết bàn. Hay có một số tôn giáo khác tin vào người ngoài hành tinh, UFO hay vài hiện tượng đặc biệt khác. Con người ngày hôm nay tin vào khoa học nhiều hơn và họ cho rằng tất cả các triết lý tôn giáo không mang tính thuyết phục như khoa học và không thể kiểm chứng. Tóm lại tôn giáo không thể chứng minh được vì nó tùy thuộc vào niềm tin của con người, cho nên giá trị của nó tùy chúng ta suy nghĩ và quyết định chứ không thể nói “Tôn giáo của chúng ta đúng và tất cả đều sai”. Có người đặt ra câu hỏi. Nếu một tôn giáo nào đó cho là đúng là sự thật, thì tại sao không phải là tôn giáo đầu tiên và duy nhất? Tại sao những nền văn hóa không có sự tiếp xúc lẫn nhau để có cùng niềm tin tương tự? Chúng ta sống trong một thế giới, một vũ trụ tự nhiên với những vị sao tuyệt đẹp chứ không phải một vị Thượng Đế hay một vị Thần nào đó, đã dùng ngón tay của mình chỉ lên trời là có một vị sao…

Đối với những người vô thần (khác nghĩa với vô thần trong Phật Giáo), tôn giáo chỉ đơn giản là liệt kê tất cả những điều huyền bí, những điều mà con người không thể thấy, không thể chứng minh được, đôi khi còn lợi dụng sự sợ hãi của con người và nhân danh tôn giáo để hù dọa, trục lợi. Những người vô thần xem tôn giáo trở thành đồng nghĩa với tất cả những điều xấu làm bởi những người lãnh đạo tôn giáo. Nhưng có người cho rằng những cái xấu, cái sai quấy đó là do bẩm sinh của loài người chúng ta không phải là lỗi của tôn giáo. Có người nói ngược lại những điều xấu bẩm sinh của loài người chúng ta được củng cố bởi tôn giáo và thánh hóa bởi nó. Vì vậy, tôn giáo như là sự tái chấp hành sau đó và kết nối chặt chẽ với yếu tố lạc hậu của con người. Thật ra, tôn giáo không phải là nguyên nhân của hành vi xấu. Nó có nhiều khía cạnh tốt đẹp, nhiều cảm hứng sâu sắc cho con người tìm đến chân thiện mỹ, đạo đức từ bi và yêu thương. Tôn giáo đôi khi giống như một con dao được sử dụng bởi một bác sĩ phẫu thuật để cứu sống một mạng người hoặc là một con dao để giết chết một ai đó.

Tôn giáo đôi khi xa rời thực tế và áp đặt những điều không hợp lý, dựa trên những thành kiến ​​và nhận thức được hỗ trợ bởi những bằng chứng huyền hoặc, mê tín dựa vào đức tin. Cho dù điều đó có mâu thuẫn với chính nó hay thực tế đời sống. Nhiều tôn giáo đã bóp méo, bỏ qua, hoặc từ chối thực tế để duy trì đức tin của họ, để gắn bó, kết hợp với xã hội, cộng đồng. Tôn giáo là một hệ thống văn hóa của hành vi và thực hành, là thế giới quan, là các văn bản thiêng liêng, là nơi thần thánh, là khuôn khổ của đạo đức là một tổ chức xã hội có liên quan đến nhân loại và một trật tự của sự tồn tại. Nhiều tôn giáo khác nhau có thể chứa nhiều yếu tố giống nhau như thần thánh, sự thiêng liêng, đức tin, linh hồn siêu nhiên, vật siêu nhiên, hay một số loại nào đó cực kỳ siêu việt sẽ cung cấp các tiêu chuẩn và quyền lực cho phần còn lại của cuộc sống.

Tóm lại thuyết vô thần không thể có những gì liên quan đến quan điểm của tôn giáo và niềm tin cho nên họ không chấp nhận bất kỳ một giáo thuyết nào để hướng tới. Họ phủ nhận niềm tin và làm điều ngược lại những gì chúng ta thực sự suy nghĩ và tin tưởng. Tất nhiên, những tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo, Jaina Giáo, Ấn Độ Giáo, Đạo Sikh, Thần đạo.v.v. Tất cả vẫn còn bắt nguồn từ thần thoại và truyền thuyết trong đó có sự mê tín riêng và tin vào linh hồn ma quỷ, linh hồn tổ tiên của họ. Điều này thực sự không khác với niềm tin vào một vị thần linh hay Thượng Đế vì cả hai niềm tin đều thuộc về siêu nhiên không nhìn thấy. 

Nếu bạn là vô thần bạn không tin vào một tôn giáo hay không có khái niệm về tôn giáo, nhưng Chủ nghĩa vô thần và tôn giáo là không loại trừ lẫn nhau, có thể họ sẽ nhìn vào thế giới tương đồng với suy luận, nhận thức, suy nghĩ, sự phản chiếu, tâm trí trong sự tương tác của con người với thế giới tự nhiên và xã hội. Cũng như hiện nay Satanism, Paganism và một số trường phái với tư tưởng Satana Dharma giống như trường phái Mimamsa, họ đã phủ nhận cả hai vị thần, “đầu thai” và “thần linh/vong hồn”. Đây là những triết lý hoàn toàn hướng về tự nhiên và thậm chí hiện nay Chủ nghĩa vô thần Hinduism đang tái hiện trong tư duy của Hindu. Nhiều tiến bộ trong Phật giáo thế tục cũng chối bỏ luân hồi và các hiệu ứng siêu nhiên khác. Cũng như Đạo Shinto/ Shintoism ở Nhật Bản đã trở nên chủ yếu về tính tự nhiên và tập trung vào các quyền nghi lễ. Mô tả chủ nghĩa vô thần chỉ đơn giản là thiếu tôn giáo, hoặc sự thiếu niềm tin vào Thiên Chúa. Cũng như họ không chấp nhận hệ truyền thống thần học của sự cứu rỗi hay thiên đàng và địa ngục hay thế giới bên kia, hoặc bất kỳ niềm tin siêu nhiên truyền thống khác.

Tóm lại, câu hỏi các tôn giáo có sai không thật ra mỗi người đều có câu trả lời khác nhau tùy theo sự hiểu biết, trình độ, sự nghiên cứu sâu xa về tôn giáo đó và nhất là thái độ, sự thấm thấu, việc đúng sai, tốt xấu tùy sự suy nghĩ của họ để tạo nên niềm tin cho đời sống riêng mình. Tôi không thể chứng minh hay nói nhiều hơn về phạm trù này vì niềm tin là của riêng mỗi người cảm nhận ra nó với trí tuệ của mình.

1 – Ấn Độ giáo- Hindu và niềm tin

Ấn Độ giáo thì niềm tin của hầu hết các tín đồ Hindu cho là vị thần (Brahman) là một vị thần hữu thể tối cao thông qua các hình tượng tôn thờ vô hạn của các vị thần và nữ thần. Những biểu hiện khác nhau của các vị thần nam và nữ thần xem như là hiện thân đang nhập thể trong tượng thờ, đền thờ, các bậc thầy, các con sông, thú vật.v.v. …

Người Hindu tin cuộc đời họ, sự hiện hữu của họ trong cuộc sống hiện tại, được xác định bởi những hành động của họ trong một kiếp trước. Do đó, Hindu giáo đã giải thích sự đau khổ của họ trong cuộc sống này là hậu quả của kiếp trước tạo nên. Nếu hành vi của một người trước kia họ làm ác, thì cuộc sống hiện tại họ phải gánh lấy những đau khổ và khó khăn to lớn như: Đau đớn, bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, bất hạnh là do những hành động tà ác của họ từ kiếp trước.

Mục tiêu của Hindu là làm sao để thoát khỏi luật nhân quả và giải thoát khỏi kiếp luân hồi. Quan trọng nhất là linh hồn phải được giải thoát khỏi chu kỳ tái sinh và vĩnh viễn không còn đau khổ nữa. Ấn Độ giáo đưa ra một sự tự do cá nhân để lựa chọn cách làm việc và hành động để hướng tới sự hoàn thiện tâm linh.

2 – Hồi giáo và niềm tin

Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn hiện nay. Đức tin người Hồi giáo cho rằng có một Thiên Chúa toàn năng, tên là Allah, người vô cùng cao siêu và siêu việt từ nhân loại. Allah được xem là người tạo ra vũ trụ này, là nguồn gốc của tất cả mọi điều tốt đẹp và xấu xa. Mọi sự việc xảy ra đều là ý muốn của Allah. Ông là một thẩm phán quyền lực và nghiêm ngặt, người sẽ thương xót, ban phước cho những ai tin ngài, phục vụ đầy đủ các công trình tốt đẹp và tôn sùng tôn giáo ngài trong cuộc đời họ. Mối quan hệ của các tín đồ Hồi giáo như một người đầy tớ của Allah.

Mặc dù người Hồi giáo tôn vinh nhiều vị tiên tri, nhưng Muhammad được xem là vị tiên tri cuối cùng bởi vậy lời nói, lối sống của ông được xem như là người quyền lực tối cao. Để trở thành người Hồi Giáo, các tín đồ phải tuân theo năm nhiệm vụ sau đây: 1. Lặp lại lòng tín ngưỡng về Allah và Muhammad; 2. Đọc kinh 5 lần một ngày bằng tiếng Ả rập; 3. Giúp đỡ cho người túng thiếu; 4. Một tháng trong mỗi năm, phải ăn uống, quan hệ tình dục và hút thuốc nhanh từ lúc mặt trời mọc đến hoàng hôn; 5. Hành hương ít nhất một lần trong đời để thờ phượng tại thánh địa ở Mecca. Khi chết, dựa trên sự trung thành và nhiệm vụ của họ để nhận lãnh sự ban thưởng hay trừng phạt. Tín đồ Hồi Giáo hy vọng sẽ được vào thiên đường, nếu không họ sẽ bị phạt vĩnh viễn trong địa ngục.

3 – Kitô giáo và niềm tin – Christianity

Kitô hữu tin vào một Thiên Chúa yêu thương đã mạc khải chính mình và được biết đến như một cá nhân trong cuộc sống này. Với Chúa Giêsu Kitô, thì trọng tâm không phải là những nghi lễ tôn giáo hoặc thực hiện công trình tốt, mà niềm tin trong mối quan hệ với Thiên Chúa để phát triển và biết chính mình nhiều hơn. Niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, không chỉ trong giáo lý của Ngài, mà người Kitô hữu còn cảm nhận được niềm vui và cuộc sống có ý nghĩa. Trong cuộc sống của nhân loại trên Trái đất, Chúa Giêsu không xác định mình như là một nhà tiên tri của Thiên Chúa hay một vị Thầy của giác ngộ. Thay vào đó, Chúa Giêsu tự xưng mình là Thiên Chúa với hình thức con người. Ông đã thực hiện phép lạ, cũng như tha thứ cho những người tội lỗi cho bất cứ ai tin Ngài sẽ được sự sống đời đời. Ông đã từng nói: “Ta là sự sáng của thế gian;. Người nào theo ta, chẳng phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ có ánh sáng của sự sống”. Kitô hữu xem Kinh thánh là sứ điệp của Đức Chúa Trời viết cho loài người.

4 – New Age và niềm tin-(Thời Đại Mới)

Thuật ngữ “thời đại mới”, chưa được xác định là tên của một tôn giáo, một triết lý sống hay tư tưởng mới? “Thời đại mới/New Age” được xem như là ‘Thế giới mới” “kỷ nguyên mới” được phổ biến rộng rãi với mục đích khẳng định một cách sống tốt hơn. Mặc dù nguồn gốc chính xác của hiện tượng này vẫn còn đang tranh cãi, nó được phát triển vào khoảng năm 1970, phần lớn ở Vương Quốc Anh. Sau đó được mở rộng và phát triển nhiều nơi ở Hoa Kỳ trong những năm 1980 và 1990. Từ năm 1990 trở đi, thời đại mới đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các học giả hàn lâm và tôn giáo. Nhưng vào đầu thế kỷ 21, thuật ngữ “Thời Đại Mới/New Age” bị từ chối với một số học giả, họ cho rằng hiện tượng New Age không đồng nhất, không thể là một tôn giáo hay một tư tưởng. Thậm chí một Giáo sư chuyên về tôn giáo George D. Chryssides còn cho là “phản văn hóa/ Zeitgeist ” cho nên hiện tượng này đã dần dần kết thúc.

Những người theo đuổi hiện tượng New Age luôn đặt niềm tin vào một tổng thể của hình thức thần thánh, xem con người là trung tâm, là quyền thiêng liêng của bản thân. “The New Age chủ yếu là tìm kiếm những quan điểm tâm linh và triết học sẽ giúp chuyển hóa nhân loại và thế giới. Thời đại mới quan niệm về thần thánh khác nhau, thể hiện cách tiếp cận toàn diện và phổ quát để chấp nhận tất cả những quan điểm cá nhân đối với thần thánh. Niềm tin thiên tính không thể thiếu trong ý tưởng New Age, mặc dù sự hiểu biết về thần thánh đều khác nhau. Một điểm đáng chú ý nữa, New Age còn nhấn mạnh đến việc chữa bệnh thay cho thuốc. Họ quan niệm rằng sức khỏe là trạng thái tự nhiên của con người và bệnh tật là một sự gián đoạn thiếu cân bằng với tự nhiên. Khái niệm này bao gồm các khía cạnh từ vật chất, tinh thần và tâm linh. 

New Age thúc đẩy sự phát triển sức mạnh của chính mình hoặc thần tính. Khi đề cập đến Thiên Chúa, người theo tôn giáo New Age không nói gì về Thiên Chúa là một cá nhân siêu việt, người đã tạo ra vũ trụ. Nhưng họ lại đề cập đến một ý thức cao hơn trong chính họ. Người New Age tự thấy mình là một Thiên Chúa, là vũ trụ. Trên thực tế, mọi thứ mà người đó thấy, nghe, cảm nhận hoặc tưởng tượng được họ xem đó là thần thánh.

New Age mang tính cách chiết trung cao, New Age thể hiện bản thân như là một tập hợp các truyền thống tinh thần cổ xưa. Họ thừa nhận nhiều vị thần nam và nữ thần, như trong Hinduism. Họ xem trái đất như là nguồn của mọi linh đạo, có trí thông minh, cảm xúc và vị thần riêng của nó. Chính nó tự thay thế, tự tạo ra và tự điều khiển xem như là Thượng Đế của tất cả. Nó không có gì thực tế từ bên ngoài và những gì con người đã xác định. New Age dạy rất nhiều về các bí ẩn phương Đông về tinh thần, siêu hình và tâm linh, chẳng hạn như tập thở, tụng kinh, đánh trống, thiền định … để phát triển ý thức thay đổi suy nghĩ của chính mình.

Bất cứ điều gì tiêu cực mà con người trải nghiệm như: Thất bại, buồn bã, tức giận, ích kỷ, đau đớn được xem là ảo giác. Niềm tin hoàn toàn bởi chính họ với cuộc sống của họ, không có gì về cuộc sống của họ là sai, tiêu cực hoặc đau đớn. Nếu một người phát triển tinh thần của họ đến một đẳng cấp cao đến mức không còn nhìn sự việc qua khách quan, hay ảnh hưởng thực tế bên ngoài. Người đó sẽ trở thành một vị thần, tạo ra được thực tại của riêng họ.

5 – Phật giáo và niềm tin – Buddhists  

Phật tử không thờ cúng Thần thánh hay Thượng Đế. Nhiều người cho rằng Phật giáo thờ phượng Đức Phật giống như là Thượng Đế, điều này sai với đức tin trong đạo Phật. Đức Phật (Siddhartha Gautama) không bao giờ tuyên bố Ngài là đấng thiêng liêng để cầu xin ban ơn hay tha thứ. Những người Phật tử tu luyện theo lời Phật dạy để đạt được sự giác ngộ tâm linh là bởi chính họ, họ tự do tu luyện để thoát khỏi vòng luân hồi của sự sống và cái chết. Hầu hết các Phật tử tin rằng một người có vô số kiếp để tái sanh, do đó, mục đích của một Phật tử là làm sạch trái tim của mình và buông bỏ mọi khao khát về những dục vọng, dục lạc, chấm dứt mọi đau khổ về xác thịt, tất cả đều do chính bản thân mình.

Phật giáo cũng là một hệ thống niềm tin, chứa đầy sự khoan dung như tất cả các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật giáo đồng ý với những lời dạy đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng con đường Phật giáo đi xa hơn bằng cách cung cấp một mục đích lâu dài trong sự tồn tại của con người, thông qua sự khôn ngoan và hiểu biết thật sự. Phật giáo thực sự rất khoan dung và không quan tâm đến nhãn hiệu như ‘Christian’, (Moslem) ‘Hồi giáo’, ‘Hindu’ hoặc ‘ Phật giáo…Đó là lý do tại sao chưa bao giờ có bất kỳ cuộc chiến tranh nào dưới danh nghĩa của Phật giáo. Người Phật tử không rao giảng hay thần thoại hóa triết lý để cố gắng chuyển đổi thành đức tin của mê tín mà chỉ tìm kiếm sự giải thích và phương cách loại bỏ những khổ đau của kiếp người.

-Nền văn hóa và luật lệ của Quốc gia ảnh hưởng đến tôn giáo

Ngoài ra còn nhiều Đạo khác nữa trên thế giới hiện nay như: Ấn Độ Tôn giáo được đặc trưng bởi sự đa dạng về tín ngưỡng và thực hành tôn giáo.- Ấn Độ là nơi sinh ra bốn tôn giáo lớn trên thế giới như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jainism giáo và đạo Sikhism. Trong suốt lịch sử của Ấn Độ, tôn giáo đã là một phần quan trọng trong nền văn hóa của đất nước họ. Hiện nay trên thế giới nhiều Quốc gia có những luật lệ để bảo đảm quyền tự do tôn giáo của Quốc gia họ như:

-Hoa Kỳ có 83% tự nhận mình là Kitô hữu (Christians). Còn lại 13% không theo tôn giáo nào và khoảng 4% là Do Thái Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo …

-Hiến pháp Indonesia bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Chính phủ công nhận chỉ sáu tôn giáo chính thức (Hồi giáo, Tin Lành, Công giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo).

-Các tôn giáo của Brazil là Kitô giáo. Brazil là một xã hội rất phong phú về tinh thần tôn giáo. Brazil thường diễn ra các cuộc họp của Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roman Catholic Church) với các truyền thống tôn giáo của những người nô lệ châu Phi và người dân bản địa.

-Hồi giáo là Quốc giáo của Pakistan, khoảng 95-98% người dân Pakistan là Hồi Giáo. Pakistan có số lượng lớn thứ hai theo đạo Hồi trên thế giới, sau Indonesia. Đa số là người Sunni (ước tính khoảng 75-95%) và chỉ có 5 đến 20% là Shia. Theo cuộc khảo sát năm 2012 thì có 6% người Shia theo đạo Hồi.

-Bangladesh là một Quốc gia thế tục theo hiến pháp. Mặc dù có lần đã loại bỏ sự ràng buộc của hiến pháp, nhưng sau đó được phục hồi. Hồi Giáo là tôn giáo lớn nhất của Bangladesh; Người Hồi Giáo chiếm hơn 90% dân số, trong khi tín đồ Hindus Giáo và Phật Giáo chỉ là thiểu số.

-Nga là một Quốc gia đa sắc tộc và đa tín ngưỡng. Chính Thống Đốc Giáo là tôn giáo lớn nhất của Nga với 75% dân số. Hồi Giáo có thể có khoảng 5% dân số. Công Giáo, Tin Lành, Do Thái Giáo và Phật Giáo chỉ có khoảng 1% .

-Hiến pháp đã xác nhận rằng đạo giáo Zoroastrian, Do Thái và Christian ở Iran thuộc về tôn giáo thiểu số. Nhiều phong trào đã khiếu nại về quyền tự do tôn giáo ở Iran, nhưng đã bị chính sách khủng bố của đức tin giáo phái “Bahá’í Faith”, cho nên có sự bất bình đẳng trong tôn giáo. Đồng thời cấm người Hồi Giáo không được chuyển đổi sang tôn giáo khác.

-Tôn giáo ở Đức đa số là Kitô Giáo, có Khoảng 65% đến 70% dân số là tín đồ của Kitô Giáo. Ngoài ra có một số tín đồ được phân chia giữa các hệ phái dòng chính của Lutheran-Protestantism, Calvinism đoàn kết và Giáo hội Công Giáo La Mã (Roman Catholic Church).

-Tôn giáo ở Ý được ưu thế thuộc Kitô Giáo, đồng thời cũng có nhiều tôn giáo khác được hoạt động mạnh mẽ tạo sự đa dạng tôn giáo ở đây. Hầu hết các Kitô hữu ở Italy tuân thủ Giáo Hội Công Giáo…

Tính đến năm 2014, ước tính có 4.200 tôn giáo khác nhau trong thế giới, có thể được phân loại thành nhiều tôn giáo chính. Bao gồm Kitô Giáo, Công Giáo La Mã, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo và Do Thái Giáo, mặc dù Công Giáo La Mã thường được phân loại theo Kitô Giáo. Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại có quá nhiều tôn giáo?

Câu hỏi này chắc chắn đã có nhiều người đã hỏi. Vâng, có bao nhiêu tôn giáo? Đầu tiên, chúng ta nên hạn chế câu hỏi này cho các tôn giáo đang tồn tại ngày hôm nay và một số khác đã không còn nữa trong suốt 190.000 năm thời đầu tiên của người Homo sapiens. Tất nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng các ước tính có thể khác nhau, nhưng không phải là số nhỏ. Vì vậy, có hàng tá các tôn giáo lớn khác nhau hiện diện hằng chục năm qua. Nếu nói tôn giáo hiện nay trên thế giới thì không thể nào nói hết được, chúng tôi muốn dừng lại ở đây và đi sâu hơn về đề tài Phật giáo trong quyển khảo luận này, vì đây là một tôn giáo cho tôi có niềm tin sau cùng để bước đi và cảm nhận được một cuộc sống bình an và hạnh phúc. Cho nên, quyển khảo luận này chỉ là sự chia sẻ riêng tư đến với mọi người, có thể còn nhiều thiếu sót.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here