Thơ Có Gieo Vận & Các Từ Ngữ Liên Hệ: Hình Thức, Tân Hình Thức, Ngụy Hình Thức và Truyền Thống

0

Formal Poetry and Related Terms: Formalism, New Formalism, Neo-Formalism, Pseudo-Formalism, Traditionl

Linh Vũ

Socrates đã khẳng định chúng ta phải định nghĩa các từ ngữ thường dùng trước khi mở cuộc tranh luận. Lối nào để định nghĩa thơ có gieo vận formal poetry thơ truyền thống traditional poetry và sự kết hợp các từ ngữ liên quan định giá một nghệ thuật hơn là từ ngữ mà người dùng thường nhắc đến?

Thơ truyền thống không phải như các nhà hậu canh tân khư khư bảo đó là một thư viện hay viện bảo tàng chiếm hữu bởi các nhà nghệ thuật. Nó là cuộc đối thoại vô tận giữa sinh và tử. Các nghệnhân trẻ nhập cuộc một cách say mê, không trí thức chân phương mặc dù sự học hỏi và phân tích đóng một phần vai trò. Họ sống bởi nó, truyền thống không phải là tòa kiến trúc công cộng mà làmột mối yêu đương theo Dana Gioia.

Thể thơ vần có thể được chia thành thể tự do (unrhymed, metrically ad hoc by line)( Không vần, niêm luật sắp xếp theo dòng) hoặc có gieo vận (xếp theo nhịp điệu hoặc đôi khi theo vận) theo A.E Stallings. Thơ có gieo vận không hẳn đòi hỏi vận (rhyme). Cái cốt lõi (dominant gene) của thơ có vận là niêm luật có đo vận rõ rệt. Nhưng sự đo vận là gì? Theo Louise Bogan, sự đo vận đơn thuần là nhịp điệu. Hãy xem các bài hát quen thuộc thì thấy phần lớn lời ca có vần nhưng không hẳn là tất cả. Thí dụ điển hình nhất là bài: ‘ All I Wanna Do’ của Sheryl Crow. Nếu không vần sao nó được xem là bài ca? Vì nó có giai điệu nên ta có thể hát. Thơ có gieo vần tốt nhất có cùng điều kiện ấy, tức nguyên giai điệu cho tác phẩm. Điều này không có nghĩa là thơ tự do không hát được vì bài thơ tự do hay nhất vẫn có nhịp điệu. Nhưng nói chung nhịp điệu của thơ có gieo vần thì thông thường và dễ phân biệt hơn thơ tự do. Có những yếu tố hình thể khác bên cạnh sự đo lường, kể cả các mẹo thơ khác nhau và lối trình bày trên giấy nhưng huyết mạch của thơ có gieo vần bắt đầu với sự đo vận (meter) theo Michael R. Burch.

Hình thể của một bài thơ đặt nó trong sự đo vận hoặc tự do phải lớn tự nhiên ra khỏi chất liệu của nó. hình thể và ý nghĩa không hẳn chỉ bất phân ly: Hình thể là phần thiết yếu( nếu thường khó tả) của nội dung bài thơ. Nếu hình thể chỉ để trang trí hay xuất hiện một cách tùy tiện hoặc thái quá: Nếu nó tự thu hút sự chú ý bằng cách không đào sâu sự va chạm toàn bộ của tác phẩm thì hình thể đó bị xử dụng sai. Những chất liệu hình thể đã không được hài hòa vào tổng thể của tác phẩm một cách mỹ mãn. Sự tách biệt này không những chỉ là vấn nạn ở bài thơ con cóc trong thơ truyền thống mà còn là một lỗi thông thường trong nghệ thuật cấp cao, phần áp dụng kỹ thuật thường trở nên ngõ cụt hoặc, dễ xảy ra nhất những lối thái quá thường được dùng để che đậy nội dung tầm thường (theo Dana Gioia).
Ngụy Hình Thức (Neo formalism) là từ ngữ ngớ ngẩn. Chẳng có gì mới trong hình thể mà nó cũng chưa bao giờ bị ngưng dùng như một sự ngưng nghỉ giữa cựu và tân của (A. E.Stallings).
Truyền thống đã trở nên một từ mang quá nhiều nghĩa, bởi thế ngày nay người ta khó tránh bị hiểu lầm khi dùng nó. Nghe đâu đa phần được dùng như một mã chữ làm ám hiệu phản ứng phòng thủ hoặc để tấn công phái cấp tiến trên một số sáng tác. Nhưng là một nghệ nhân, tôi xem thơ truyền thống như cái gì đó khác hẳn với qui luật cố định hay là một biến thể khó chịu. Nó chẳng tĩnh cũng chẳng động. Thơ truyền thống là một phong cảnh sống động bát ngát mà chúng ta thừa hưởng, phong phú và đa dạng đến nỗi không chỉ chúng ta thoáng tìm ra diện mạo mới của nó mà chính những nơi chúng ta thăm lại luôn có những vẻ dường như khác biệt. Trong nghệ thuật không có sự chia tay hẳn giữa quá khứ và hiện tại. Cái này lớn mạnh tự nhiên thoát khỏi cái kia. Hơn thế nữa, một tác phẩm mới được viết nó hiện hữu trong một hiện tại vĩnh cửu, cùng với tất cả các tác phẩm trong quá khứ nó tìm ra vị trí của chính nó, mỗi sáng tác mới đều có ít nhiều thay đổi mọi vật quanh nó. Phải bùng phát một khuynh hướng lãng mạn và phái tân thời (Modernism) thuở sơ khai sẽ dễ quên rằng không nghệ nhân nào hiện hữu trong đơn độc. Nghệ thuật là sự gom góp mọi hoạt động của quá khứ lẫn hiện tại cả nghệ nhân lẫn khách thưởng lãm. Cũng chẳng phải là một quá khứ đơn độc nào. Nghệ nhân tự chọn các vị tiền bối cho mình và các nghệ nhân vĩ đại nhất tái nhận diện các truyền thống mà họ tùy thuộc (theo Dana Gioia).

Một trong các tranh cãi chống lại thơ có gieo vần cho nó là giả tạo.A.E Stallings cho rằng….kỹ xảo là một thuận lợi chứ không phải là một chướng ngại để diễn đạt. Hình thức có giả tạo không? Dĩ nhiên là có. Tôi sống hoàn toàn cho sự giả tạo ấy. Tôi nhớ lại một giai thoại về một cô bé đáng yêu có mái tóc vàng tự nhiên nhưng màu tóc khá đậm và tối, đó là điều cô thường phàn nàn với một người bạn. Cô từ lâu muốn màu tóc ấy tươi lên để làm diện mạo cô sáng sủa. Nhưng cô lại bị những ray rứt và kiêu kỳ của mái tóc vàng, cho nên cô luôn đắn đo về sự giả tạo của màu tóc nhuộm. Đến cơ ấy, bạn cô cười và bảo: Cưng ơi, chuyện là nó trông ( look) tự nhiên chứ không phải được (be) tự nhiên đâu.Một bài thơ gieo vần về một cái cây thì không kém tự nhiên hơn một đường vẽ về cái cây hoặc tác phẩm O Tannenbaum” Bất cứ ai viết một bài thơ, vẽ hay viết một ca khúc đều nhúng tay vào kỹ xảo theo Michael R.Burch.
Tranh cãi khác chống lại thơ gieo vần cho nó là tinh hoa-A.E Stallings nói thêm: Hình thức thì bình dân chứ không ưu tú. Sự cáo buộc ngớ ngẩn rằng văn vần gieo vận là tinh hoa cần phải ngưng ở đây. Hãy hỏi tất cả mọi người ngoài đường xem một bài thơ của A.E. Housman và một bài của Joric Graham xem họ thích bài nào hơn, bài nào phổ thông hơn? Bài của Housman. Tại sao? Vì nó có vận (rhymes) điệu, nhịp đập (beat) rất dễ hiểu (dù nó thiếu yếu tố chất lượng cần thiết và mặc ai bảo rằng tôi đã ghép bài thơ khó với một bài thơ dễ. Hãy chọn một số thơ kém của Lewis Carroll, những bài thơ này đã thu hút quần chúng, chứ không bởi vì chúng dễ hiểu hơn) Điều này không có nghĩa là Joric Graham không phải là nhà thơ giỏi.

Nhưng nếu phải xếp hạng về ưu tú thì điều đó không khó khăn gì với một thể thơ tự do phát xuất từ phái thượng tân thời (High Modernism), với chủ tâm phát triển tầng lớp trong xã hội và những tác phẩm đó bị giới hạn bởi những đọc giả có trình độ điều đó nó không hàm chứa những nguyên tắc cơ bản về sự đo vận (meter, rhyme) Những gì từ con người thì nó sẽ làm con người cảm thấy thú vị hơn.

Tân Hình Thức (New formalism) hay ngụy hình thức (Neo formalism), là một phát huy trong thơ Mỹ vào hậu bán TK20 chủ trương hồi sinh hình thái truyền thống của thơ vần metrically, rhythmically, stanzaically (có niêm luật, nhịp điệu, khuôn khổ) là dùng sai thuật ngữ. Chẳng qua những kẻ biện hộ chỉ dùng rượu củ bình mới. Cứ xem cái gốc của phong trào Tân Hình Thức thì thấy nó chỉ là đáp ứng cận đại nhất cho chuỗi tác động của thơ Mỹ suốt TK20. Nếu những nhà thơ phái tân thời (Modernists) này(như Pound, Eliot..v.v) đã chịu phần lớn trách nhiệm về việc quần chúng hóa thơ tự do. Họ đã được áp ứng bởi những người như John Crowed Ransom và cuộc cứu

 vớt thơ hình thức của phái tân phê phán hồi 1941. Rồi phái phục hưng San Francisco Renaissance trỗi dậy hồi thập niên 1960s bằng lối thơ có nhịp đập beat poets khiến thơ tự do không kém tiêu chuẩn thơ đương thời là bao. Đương nhiên để theo làn sóng công khai xem thường cái cũ, mục đích của phái tân hình thức là để hồi sinh các hình thức cỗ truyền nâng cao địa vị của các tuyển tập nhưThe Direction of Poetry 1988 của Robert Richman và gần đây Rebel Angels: 25 Poets of the New Formalism do Mark Jarman và David Mason xuất bản. Phái tân hình thức sớm khám phá ra kẻ gièm pha nó. Người ta chỉ trích cái kỹ xảo đặc quyền nhịp điệu của tân hình thức và đôi khi phát biểu kiểu đầy tham vọng, phi thực tế và các hình thể tự do hơn nữa. Có kẻ còn đi xa đến nỗi gọi tân hình thức là trường phái (Patriarchal). Lại còn có người thắc mắc hình thức là gì?. Đó là một hình thể thơ tự do có hình thái không hơn không kém thơ truyền thống có niêm luật , nhịp điệu (metrical, rhythmical). Các thi sĩ tân hình thức nổi tiếng nhất gồm Brad Leithauser, Timothy Steele, Molly Peacock, Phillis Levin, Alfred Corn, Marilyn Hacker, Mark Jarman và Dana Gioia trong số các người khác. Muốn đi sâu hơn về các đề tài này xin tham khảo Notes on the New
Formalism (Hudson Review 1987) của Dana Gioia hoặc các bài viết của ông trong quyển Can Poetry Matter ?. Essays on Poetry and American Culture Nếu có quan điểm khác biệt hãy đọc bài của Ira Sadoff xuất bản lần đầu tiên trên American Poetry Review năm 1990 có tựa là Neo-Formalism: A Dangerous Nostalgia trong Academy of America poets Website của các nhà thơ….Tân Hình Thức…bắt đầu như một cuộc phản cách mạng chống lại giáo điều yếu ớt của nhóm dựng nên thơ tự do (free Verse). Nuôi dưỡng bởi tự thu hút, sự vô hình thể và sự trống trải trí thức của những lời thú nhận dưới sự bao che của Whitman, William, Ginsberg và Plath, nó đã tràn ngập thi phú suốt gần thế kỷ 20 khiến một số thi sĩ bắt đầu đòi lại di sản của văn vần Anh Ngữ. Họ cứu vớt các thể cố định và sự đo vận trong quên lãng, họ phế bỏ các phép văn phạm và phân biệt ngôn ngữ đặc biệt của thi phú từ điển văn tầm thường và tái khám phá cái ý nghĩa của mánh khóe hư cấu. Họ tự học văn tiền bối (dù hệ thống giáo dục chống tối đa để ngăn chận) họ đọc sử, học ngoại ngữ và văn chương . Quan trọng hơn cả, là họ không tìm thấy những lý do tạo sao con người không thể tưởng tượng một bài thơ trong cuộc sống mình còn hơn là làm cho mỗi bài thơ thành những hồ sơ của chút đau đớn riêng tư. Đối với châm ngôn ngớ ngẩn của Pound: Hãy làm cho nó mới họ đáp lại Tùy Ông, Ezza, chúng tôi đang làm nó cũ .Họ đã nói đúng bởi vì thơ tự do tân thời của Pound hồi 1980 đã cạn kiệt thành văn xuôi ngờ nghệch ở những phòng học của thư viện thành dao búa chính trị có thi vị. Ngẫu nhiên Pound tự nhận ra sự thực này nên vào cuối đời ông đã cho báo New York Times phỏng vấn về hiện trường thi phú hiện nay. Tuy già nhưng vẫn còn sung, Pound trả lời lớn : Loạn! Loạn! tôi không chịu trách nhiệm về việc này! Dr. Joseph S. Salemi.(Disorder ! Disorder ! I can’t be blamed for all this disorder) Ngụy Hình Thức là từ ngữ tôi nặn ra để miêu tả loại thơ đương thời phổ thông. Nó là bài thơ dùng các yếu tố hình thức quá luộm thuộm đến nỗi không còn thể thống. Số dòng có vẻ còn tương tự nhưng thiếu năng lực để tạo nhịp điệu thông thường. Thơ Ngụy Hình Thức có thể được sắp xếp trong khổ thơ thông thường nhưng xét kỹ, hình thể bên ngoài không có quan hệ phối hợp với âm thanh. Một bài thơ hay thường gây sự chú ý. Càng nhìn sát vào bất cứ yếu tố hình thể nào trong thơ ngụy hình thức càng thấy nó tùy tiện hoặc thiếu hoàn chỉnh. Không gì thoát khỏi con mắt dò xét. Nó chỉ là ngữ ngôn băm nát thành hình thể mơ hồ thiếu hẳn sự chú ý cần thiết để tạo để tạo âm hoặc cấu trúc. Nó cũng chẳng phải là một thứ thơ hình thức hoặc tự do hay chỉ là một sự giả vờ vụng về. Liệu nó không phải một trong những trở ngại lớn trong thơ đương thời đã được viết một cách bất cần và phổ biến một cách khoác lác? (theo Dana Gioia).Nguồn tham khảo:

– Dana Gioia đã phát hành hai bộ thơ, Daily Horoscope và The Gods of Winter (Graywolf Press
1986, 1991 riêng rẽ) và hai bộ bình thơ, Can Poetry Matter?: Essays on Poetry and American
Culture(Graywolf Press 1992) và The Barrier of a Common Language: Essays on British and
American Poetry(University .of Michigan 1996) tập The Madness of Hercules của ông được dịch
từ Seneca do Johns Hopkins xuất bản năm 1995.

– Joseph S. Salemi dạy khoa nhân văn ở University of New York và khoa cổ văn ở cả hai đại học
Hunter và Brooklyn ở New York. Ông nổi tiếng là học giả, dịch giả và nhà thơ viết cho 50 tờ báo và
tập san văn chương ở Mỹ và Anh. Ông dịch ra Anh ngữ tuyển tập thơ từ nhiều thứ tiếng như Latin,
Greek , Provencal và Sicilian. Tác phẩm văn học của ông đã bàn về các văn sĩ thế giới như :
Chaucer, Machiavelli, Blake, Kipling, Crane, Ernest Dowson và Wiffiam Gaddis. Ông đoạt mấy
giải gồm Herbert Musurillo Scholarship, Lane Cooper Felloowship và N.E.H Summer Seminar Fellowship.
– A.E Stallings là nhà thơ Mỹ hiện cư ngụ ở Hy Lạp. Tuyển tập đầu Archaic Smile của bà đoạt giải
Richard Wilbur Award và được phát hành bới University of Evansville Press. Công trình của bà
được giải Pushcart Prize. Poetry đoạt giải Eunice Tietjens Prize, Five Point đoạt giải Dickey
Award, được bầu Best American Poetry năm 1994 bà được bầu Best American Poetry năm 2000.
– Michael R. Burch đã xuất bản hơn 400 lần những bài viết của ông trên tập san văn chương, báo
chí và một số ấn phẩm khác, ông là chủ bút tờ The Hyper Texts

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here