THỐNG CHẾ MANNERHEIM & NỀN ĐỘC LẬP CỦA PHẦN LAN

0

Kính gửi quý độc giả một bài viết có liên quan đến lịch sử và thời sự hiện tại gồm nhiều tài liệu rất quan trọng hy vọng mang đến cho quý vị nhiều thú vị….

HÀ BẮC
Dưới ba tấc đất của Finland có hơn 200,000 bộ hài cốt quân Nga. Ngài cứ đem quân qua nếu muốn họ đoàn tụ với tổ tiên” (Đương kim nữ Thủ Tướng Finland Sanna Marin 36 tuổi – hậu duệ của Marchal Mannerheim; loại Trưng, Triệu của VN – nhắn với Putin đầu năm 2022)

– “Nhân dân Finland đã ‘nợ vị Thống Chế già của mình nhiều lắm” (Stalin 1947).


Thời các Nga hoàng Tsar, không quốc gia thuộc địa lân bang nào đòi độc lập vì được tự trị rộng lượng. Chỉ đến khi bọn cộng sản Bolshevik của Lenin cướp được chính quyền hồi 1917 để thi hành sách lược bành trướng chủ nghĩa ảo Marxism thì các lân bang mới nổi lên đấu tranh vũ trang chống chế độ tàn bạo Soviet của Lenin và Stalin; trong đó có Finland (Phần-lan) dưới sự lãnh đạo của Quan Nhiếp Chính, Thống Chế, Tổng Tư Lệnh Quân Đội và Tổng Thống Finland Carl Gustav Emil Mannerheim (1867-1951). Ông là vị chỉ huy tối cao của 3 cuộc chiến vệ quốc thần thánh của Finland: 1917-1919 đánh đuổi toàn bộ quân chiếm đóng Bolseviks ra khỏi lãnh thổ để giành độc lập; 1939-1940 đánh trả hồng quân Soviet xâm lược (còn gọi là Winter War) nhưng buộc đổi 9% lãnh thổ lấy hòa bình vì Soviet đã ngầm cấu kết với Hiter chia nhau ở Finland và Poland; và 1941-1944 bảo toàn nền độc lập chính trị nhưng phải nhượng thêm lãnh thổ và phải giữ trung lập để tránh chiến tranh lạnh 1945-1989.

Finland hiện chỉ có 5.5 triệu dân nhưng có đến 810 dặm (1300km) biên giới với nước Nga hung hãn cho nên Finland luôn phải duy trì chính sách cưỡng bách tòng quân; luôn lưu giữ 280,000 quân hiện dịch và 900,000 quân trừ bị. Dân Finns vốn có tinh thần thượng võ của truyền thống Viking (đàn ông chỉ được lên thiên đường “Vahala” ăn bữa với thần “Odin” khi chết ở chiến trận) cho nên trong số 32 đến 42 trận lớn nhỏ với Soviet từ 1917 đến 1944, quân Nga luôn chết nhiều hơn: Chỉ 1 trận Winter War 1939-1940 (dài 105 ngày), Nga chết 390,000 quân; Finland chỉ mất 29,000 nhờ thiện chiến và hầm hố công sự vững chắc. Trong khi các quốc gia khác chạy đua vũ khí hạt nhân để răn đe, Finland chọn cách hiệu quả hơn để bảo toàn dân số ít ỏi: Đào vô số hầm trú ẩn và được coi là một trong các quốc gia bất khả xâm phạm nhất hành tinh. Đạo luật “Phòng Thủ Dân Sự” 1958 khiến Finland hiện có 54,000 hầm trú ẩn có sức chứa 4.4 triệu người. Luật buộc building nào rộng hơn 1,200 m2 đều phải có hầm trú ẩn. Nhiều hầm trú ẩn (boongke) nằm sâu trong núi đá có điện, nước, giường, ẩm thực, hệ thống vệ sinh và bệnh xá. Riêng thủ đô Helsiki có tới 500 hầm đầy đủ tiện nghi trị giá bạc tỷ dollars. Nằm cạnh quốc gia cộng sản đông dân, hiếu chiến chuyên dùng chiến thuật “biển người”, Finland chú trọng đến pháo binh là chính để đối phó. Hiện Finland có lực lượng pháo binh 1,500 khẩu (lớn nhất châu Âu) gồm 700 đại bác, 700 súng cối, và 100 dàn phóng hỏa tiễn. Hiệu quả của 115 khẩu pháo tự hành mà Finland viện trợ cho Ukraina chống xâm lược Nga hiện nay đã chứng minh sự tối tân, chính xác của chúng ra sao. Đạn “bonus” tự hành diệt tanks có tầm bắn 22 miles (35 km) tự tìm mục tiêu bọc thép để hủy. Chả thế mà sau đe dọa bất thành (Finland vẫn chính thức nộp đơn gia nhập NATO), Putin đã phải vả lả xuống giọng vì biết Finland không phải Ukraina!

Thống chế Mannaheim sanh ngày 4/6/1867 tại Louhisaari, Askainen, Finland; mất ngày 27/1/1951 tại Lausanna, Vaud, Switzerland hưởng thọ 83 tuổi. Cha ông là Bá Tước Carl Robert Mannerheim dòng họ Marhein gốc Đức di cư đến Sweden (Thụy-điển) hồi Tk 17; mẹ là Hedvig Charlotta Hélène Jocobsdotter Mannerheim gốc Sweden di cư đến Finland hồi Tk 18. Ông có 3 con với vợ đã ly dị Anastasia Nicolajevena. Ông cao 1.87m (6.1½ feet);  nói nhiều thứ tiếng như Nga, Pháp, Đức, Anh, Ba-lan, Bồ nhưng lại phải học lại tiếng mẹ đẻ Phần-lan; vì ít dùng nên quên nhiều đến nỗi cần thông ngôn khi Finland còn thuộc Nga hoàng. Cũng giống trường hợp TT Trump của Mỹ sau này, vì “cứng đầu” nên sau khi mẹ mất, ông cậu dưỡng phụ Albert von Julin đã phải gởi ông vào trường Thiếu sinh quân Cadet Corps ở Hamina hồi 1882. Khác với Trump tốt nghiệp không đổi trường, ông bị đuổi khỏi Cadet Corps của Finland nên đã phải học trường kỵ binh Nicholas ở St Petersburg của Nga hoàng sau đó và tốt nghiệp tại đây. Ông từng là chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng tư sau sáp nhập vào Bank of Helsinki; từng là thành viên HĐQT của hãng Nokia Corporation tồn tại cho đến tận ngày nay.

Cuộc đời ông gắn liền với bộ quân phục; nhập ngũ năm 15 tuổi hồi 1882 với các cấp sĩ quan hoàng gia Nga 1887-1917 lên đến Trung Tướng thời Nga hoàng Tsar Nicholas II. Ông từng được mời tham dự lễ tấn phong Tsar II này; được vua Đức Kaiser Wilhelm II tặng huân chương Iron Cross. Trên đường bộ hơn 9,000 dặm đến BCH tiền phương ở miền Đông để tình nguyện tham gia trận chiến Nga-Nhật, ông đã ghé thăm Đức Dalai Lama tại thủ đô Lhasa và đã tặng Dalai Lama khẩu súng ngắn để tự vệ trong cuộc đấu tranh chống triều đình Trung-hoa giành độc lập cho Tây-tạng.

Ngoài trận Nga-Nhật 1904-1905 phục vụ với tư cách sĩ quan Nga hoàng, ông còn chỉ huy các trận Thế Chiến I, Liberation War, nội chiến Finland, 2 trận Winter War 1939 và Continuous War 1944 chống Soviet, và trận Lapland. Ông tham gia chính trị rất ngắn hạn với tư cách Tổng Thống Finland 8/1944 – 4/3/1946; về hưu ở Switzerland cho đến khi qua đời tại đây hôm 27/1/1951 và được quốc táng tại thủ đô Helsinki. Chính trong thời gian nghỉ hưu tại Val-Mont, Glion-sur-Montreux ở Switzerland, ông đã viết quyển hồi ký từ hôm 10/5/1950. Hồi ký của ông phần lớn do các phụ tá gồm 4 tướng lãnh và 2 đại tá viết lại theo lời kể; chủ yếu viết về các sự kiện diễn ra từ 1917 đến 1944; không đề cập gì đến cá nhân và đời tư của ông. Hồi ký viết dở dang và chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời.

Trong hồi ký, ông tiết lộ Finland dù được hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất dồi dào bởi phương Tây và các xứ Scandinavia nhưng đã bị tiêu hao hết trong cuộc chiến Winter War với Soviet kéo dài 4 mùa hạ và 3 mùa đông; bị Đức Nazi bỏ rơi không viện trợ vũ khí vì ông không muốn bị lôi kéo vào thế chiến II bởi cá nhân Hitler. Ông tự hào dù sau đó được Đức viện trợ vũ khí nhưng đã không chiến đấu cho mục đích của Đức mà cho chính lý tưởng độc lập, tự do và dân chủ như phương Tây; nguyên văn tiếng Finn do Nam Tước Eric Lewenhaupt dịch ra Anh ngữ “In both our wars, we fought for our own just cause, for our right to live our own lives as an independent nation in accordance with the ideals which we have in common with the West”. Những lời này thật không khác những gì mà TT Ukraina Volodymir Zelensky đã hiệu triệu quốc dân và nói với quốc hội các nước dân chủ văn minh toàn thế giới sau vụ xâm lược trắng trợn hôm 24/2/2022 của tên KGB oắt con Putin, đệ tử của các đồ tể Lenin, Stalin bá quyền khu vực.

Ông là người đầu tiên của dòng họ quý tộc theo binh nghiệp khi nhập học trường kỵ binh bản xứ ở Hamina năm 1882 do Tướng Carl Enckell chỉ huy hồi 1885. Sau đó ông rời qua trường kỵ binh St Peterburg (tức Petrograd) và tốt nghiệp tại đây. Hồi đó, vua Tsar Alexander I hứa sẽ trả lại tỉnh Viipuri cho Finland nhưng các đời vua sau thất hứa. Ông học mẫu tự Nga và nói tiếng Nga mau chóng. Đơn vị đóng quân đầu tiên là Kalisz ở Poland (cũng là thuộc địa của Nga hoàng). Mười năm sau, anh sĩ quan trẻ cưới con gái Anastasie Arapov của Tướng Nikolai Arapov hồi 1892, người được Tsar ban tặng tước vị “Général à la Suite”. Ông tham dự lễ tấn phong Tsar Nicholas II kế vị Tsar Alexander III băng hà hồi 1894. Đời binh nghiệp của ông không suông sẻ vì bị ngã ngựa gãy xương 13 lần. Ông lên cấp mau vì là sĩ quan tác chiến của Nga hoàng: Đại-úy 1903; Trung-tá 1904; Đại-tá trong trận Mukden ở Siberia, dịp mà ngựa của ông bị trúng đạn; Trung Tướng 1917. Cuộc đời ông được nhận tổng cộng 82 huân chương cả quân và dân sự.

1) Trận Nga-Nhật 1904 với tư cách sĩ quan Nga hoàng tình nguyện: Dù Gen. Kuropatkin đã thay Gen Linevitch, nhưng Nga rốt cuộc vẫn thua Nhật trận Mukden trên bộ và hạm đội Baltic của Nga bị Nhật tiêu diệt trong trận hải chiến Tsushima hồi tháng 10/1904. Sau trận này, TT Mỹ Theodore Roosevelt đã can thiệp giúp Nga đạt hiệp ước hòa bình Portsmouth nên Nga chỉ bị mất đường xe lửa Mãn-châu và cảng Arthur. Sau trận đánh, ông trở lại St Peterburg tháng 11/1905 để chứng kiến lạm phát gia tăng, Nga hoàng lung lay và phong trào cộng sản của Lenin cướp chính quyền ở Mockva (Moscow).

2) Trận thế chiến I bùng nổ hôm 1/8/1914; ông chỉ huy Sđ 12 KB thuộc Qđ 9 ưu tú của Gen Brusilov, cựu CHT trường KB của ông bên phe đồng minh Entente. Đơn vị này nổi tiếng đến độ ai cũng không thể từ chối (if one is offered a division such as the 12th, one doesn’t refuse it). Thế nhưng Qđ 9 phải lui về bên kia sông Gnila-Lipa vì quân phe trục Đức-Áo-Hung quá mạnh; vả lại 11 tiểu đoàn tăng cường cho Sđ 12 chỉ có nửa quân số mà phần lớn là thiếu súng đạn. Chiến sự Nga xâm lăng Ukraina hôm 24/2/2022 cho thấy lịch sử đã lập lại và chứng minh rằng lính Nga chưa bao giờ đánh giỏi và có vũ khí tốt; tanks bị hỏa tiễn cá nhân Stinger hồi thập niên 1980s viện trợ cho Taliban thổi bay cả nóc tháp; chỉ giỏi “nướng” quân với chiến thuật “biển người”!

Do kinh tế Nga hoàng lụn bại nhanh vì chiến tranh dẫn đến phong trào cộng sản nổi loạn. Nga hoàng bị lật đổ hôm 15/3/1917. Bốn nữ đại công tước bị bắt hôm 11/3; đại công tước Michael anh nhà vua kế vị cũng bị truất phế hôm sau. Biến cố này xảy ra trong lúc Lt Gen Mannerheim đang nghỉ phép dịch cúm ở quê nhà từ 25/2 đến 9/3. Tính đến hết tháng 4 đã có hàng triệu lính Nga hoàng đào ngũ; đa số công nhân về quê hy vọng được ‘hưởng theo nhu cầu’, bánh vẽ XHCN của bọn lừa đảo Bolseviks mà CSVN nay vẫn dùng để lừa dân. Maj Gen Mannerheim lên Trung-tướng hôm 1/5/1917 để chỉ huy Qđ 6 KB gồm Sđ 12 KB và 2 đơn vị khác. Nhưng giữa tình thế hỗn quân hỗn quan – lính thân Bolsevik nổi loạn bắt quan chỉ huy và công khai chống CQ triều đình, thù trong giặc ngoài – ông quyết định rời quân đội hoàng gia nhân dịp nghỉ bệnh vài tháng vì bị ngã ngựa do ngựa trúng đạn như nói trên.

Về nước ông được biết 2 cô con gái vẫn mạnh; cô cả Anastasia ở London và Sophia ở Paris đều có good jobs. Em trai và 3 em gái cũng mạnh giỏi. CQ quê nhà trọng vọng ông và trao chức quyền cao hơn: Đại Tướng Quan Nhiếp Chính. Đồng thời báo chí cũng đăng tin Lenin và Trostky đã nắm quyền ở Mockva hôm 8/11/1917. Kỷ luật nhà binh khiến ông phải trở lại St Peterburg khi hết phép nhưng thấy nhiều đồng ngũ bị mất tích nên rốt cuộc cũng phải về hẳn Helsinki hôm giữa tháng 12/1917 sau 30 năm phục vụ quân đội Nga hoàng. Ông đến thẳng nhà em gái và chồng Michael Gripenberg để có phương tiện liên lạc với Gen Niessel, trưởng phái bộ quân sự Pháp; hẹn gặp để xin giúp vũ khí vì biết Bolseviks sẽ là mối đe dọa lớn cho chủ quyền và lãnh thổ của Finland.

Tiến trình độc lập của Finland gặp nhiều trở ngại ngay từ đầu. Chỉ vài giờ sau khi vua Tsar Alexander II ký sắc chỉ hôm 13/3/1881 hứa ban hành hiến pháp dân chủ kiểu phương Tây cho các xứ thuộc địa, một quả bom nổ đã ám sát ông tử vong. Tsar Alex III đã đình chỉ nỗ lực này và nối lại thể chế của ông nội Tsar Nicholas I vốn cũng xử kẻ chống triều đình bị đày đi Siberia nhưng được tự do tại đó; thay vì bị lao động khổ sai đến chết, sống tập trung và bị thủ tiêu như chế độ Soviet sau này (chế độ Putin thì “văn minh” hơn vì biết dùng hóa chất và phóng xạ để “ném đá giấu tay” và đã truyền nghề này cho CSVN). Không cần che đậy, Bolseviks ra sắc lệnh quân quản số 1 cấm tự do báo chí vì sau cuộc bầu cử còn tự do thuở giao thời tháng 11/1917, đảng Bolsevik chỉ giành được 9 triệu phiếu so với 36 triệu phiếu của phe quân chủ. Lenin buộc phải giải tán quốc hội này tháng 1/1918 để phòng hậu họa.

Tại Finland, quốc hội Diet mới được bầu có 108 ghế của phe trưởng giả khiến phe Social Democrat trở thành thiểu số với 92 ghế. QH này đã chấp thuận chính phủ của TNS P.E. Svinhufvud lưu vong mới về nước và chứng nhận quốc gia Finland lần đầu độc lập hôm 6/12/1917. Nền độc lập này được nhiều nước công nhận gồm Pháp, Sweden, Đức, Áo, Hung hôm 4/1; Greece 5/1; Norway và Denmark 10/1, Thụy-sĩ 11/1. Chính Lenin của Soviet cũng chính thức công nhận hôm 4/1/1918 nhưng lại phớt lờ yêu cầu rút quân ra khỏi Finland của chính phủ Svinhufvud. Gen Mannerheim biết biện pháp đuổi bằng vũ lực là điều không tránh khỏi.

3) Cuộc chiến 1/1918 – 5/1918 đuổi quân Soviet (thay thế quân Nga hoàng sau 1917) ra khỏi bờ cõi: Cùng với Thủ tướng, ông đến gặp bạn cũ Axel Ehrnrooth, giám đốc ngân hàng tư xin cấp cho 15 triệu Marks để mua vũ khí. Ông được CP trao chức TTLQĐ chỉ huy trận tấn công trại lính Soviet ở Ostrobothnia đêm 28/1. Ông cho cắt dây phôn, tước vũ khí các trại lính Soviet trong vùng như Vaasa, Lapua và Seinajuki … Chỉ trong 4 ngày, 5,000 quân Soviet đầu hàng; 4,000 súng dài, 34 súng máy, 37 súng ngắn, nhiều đạn dược bị tịch thu ở đây. Chiến công tại trại Oulu và Tornio nâng tổng số lính Soviet bị tước vũ khí lên 7,000 tên; 2,500 súng bị thu. Các chiến thắng khác ở Kuopio, Mikkeli, Savolax, Varkaus khiến nửa Finland được giải phóng gồm bắc và trung phần. Riêng miền nam vẫn còn 3 vạn quân Soviet. Sweden giúp 84 sĩ quan kể cả 34 tại ngũ để chỉ huy tống khứ 3 vạn giặc này. Trận Tampere khốc liệt đến 6/4 mới chiếm được; giết 2,000 kể cả chỉ huy Hugo Salmela; bắt 11,000 tù binh.

Ba Đại tá Wetzer, Wilkman và Linder được TTL Mannerheim thăng Thiếu Tướng. Chiến thắng trận Rautu sát biên giới Nga hôm 5/4 khiến gần 2,000 quân Soviet bị diệt; thu 49 súng máy, 2,000 súng dài, 5 súng ngắn và vô số đạn dược. Tương quan lực lượng tại các trận Louisa, Hanko, Savo và Karelia hôm 20/4 gồm 70,000 quân Soviet nhưng một nửa là bọn vệ binh đỏ ít kinh nghiệm chiến đấu. Bên Finland có số quân tương đương nhưng giàu kinh nghiệm; nhất là Sđ Baltic của Đức. Danh tiếng Sđ này khiến kẻ thù hốt hoảng: Lãnh tụ tự xưng Manner, ‘TTL quân đội’ và tòan bộ sậu của cái gọi là ‘chính phủ cách mạng’ (thân Soviet) ở Helsinki vội bỏ chạy về Viipuri; thậm chí ngay cả hạm đội Baltic của Soviet cũng vội gỡ neo để khỏi về chầu Karl Marx. Và rồi Sđ Baltic của Đức đã vào Helsinki như chỗ không người hôm 14/4. Hôm 2/5 tại mặt trận Hameenlinna, quân Soviet và vệ binh đỏ (chính ủy) đầu hàng hằng loạt sau nhiều ngày bị bao vây. Tựa như quân Putin sau này tại Ukraine, 25,000 quân Soviet và vài ngàn chính ủy vệ binh đỏ vội tháo chạy về Nga bằng ngựa, xe và tài sản trộm cướp được ở Finland.

Quân Soviet cũng thất thủ tại Viipuri trong chiến dịch từ 20/4 đến 29/4 với 15,000 tù binh, đại bác, đai liên, 300 súng cộng đồng và 200 súng máy. Không có “liệt sĩ” chứng tỏ chúng đầu hàng tập thể để còn sống mà về thiên đàng XHCN Soviet ăn bánh … vẽ! Số còn lại rút về thung lũng Kymi và đe dọa trả thù dân địa phương (tựa như ở Bucha, Ukraina) nên TTL Mannerhein phải cử Gen Linder truy lùng chúng hôm 4/5 khiến chúng phải rút về Kotka để chờ tàu chiến Soviet đến di tản; nhưng tàu chưa kịp đến thì đã bị tóm gọn 9,000 tên. Ba tàu vận tải Soviet chưa hay tin vừa trờ tới cũng bị tóm luôn. Ngoài ra, quân Finland thu 2 toa xe lửa quân bị, 51 súng công cộng và 150 súng máy. Trận cuối là dải Ino đánh đến 15/5 thì quân Soviet thất trận.

Hôm 16/5 có lễ diễn binh mừng chiến thắng tại thủ đô Helsinki đi từ Telo đến dinh thượng viện. TTL. Mannerheim đọc nhật lệnh; kết thúc bằng câu “Hỡi các chiến sĩ, hãy giương cao lá cờ và biểu ngữ tinh khôi vốn đã kết đoàn và dẫn lối cho chúng ta thắng trận!”. Hôm 18/5, TNS Svinhufvud được QH bổ nhiệm là quốc trưởng, Bs J.K. Paasikivi làm thủ tướng của tân quốc gia độc lập Finland sạch bóng quân Soviet. Trong chuyến công du đến London để đánh tan tin đồn Finland đứng về phe trục Đức-Áo-Hung, TTL Mannerheim được Lady Moriel Paget báo tin vui: Cô con gái cả của ông nay đã là nữ tu Công giáo dòng Carmelite ở London. Tại quê nhà, PM Passikivi từ chức. PM mới Gs Lauri Ingman lập nội các mới liên minh 12 bộ trưởng mà một nửa gồm giới thân quân chủ; nửa kia thân đảng Cộng Hòa. Hôm 12/12/1918 QT Svinhufvud từ chức. TTL Mannerheim được QH bầu thay thế cùng ngày. Ông về nước nhậm chức qua ngả Stockholm; về đến Turku được cựu tổng thống ra đón; cùng lúc chuyến tàu chở gạo viện trợ từ Mỹ cũng cập cảng hôm 22/12. Hôm 24/12 ông đến Helsinki gặp tân PM Gs Lauri Ingman và toàn nội các mới. Nội các này tuy không do ông chọn với tư cách Quốc Trưởng kiêm Quan Nhiếp Chính (Regent) nhưng gồm toàn người tài năng lực cao; kể cả một số ông đã quen biết từ trước. Ông đọc diễn văn hôm 4/4/1919 trước tân Quốc Hội Diet của Finland nay do phe bảo thủ chiếm đa số; yêu cầu thảo ra hiếp pháp dân chủ. Tân chính phủ của Ls Kaarlo Castren ra mắt hôm 17/4. Nay Finland độc lập được chính thức công nhận bởi Anh hôm 6/5; Mỹ 7/5, Italia 23/6, Japan 27/6.

Xong việc nước nhà, nay ông lo cho bằng hữu lân bang: Ông cử 2 trung đoàn đến giúp Gen Laidoner của Estonia; nhờ vậy hôm 24/2/1919 nước này tuyên bố độc lập và được Soviet công nhận hồi tháng 1/1920. Với tư cách Quốc Trưởng Finland, ông cùng đoàn tùy tùng hùng hậu đến thăm Sweden hôm 10/2 theo lời mời của quốc vương Gustaf. Hôm 18/2 ông đến Copenhagen thăm Denmark theo lời mời của vua Christian X. Do bị cảm cúm nặng nên ông phải từ chối chuyến thăm thủ đô Christiana (sau đổi thành Oslo cho đến nay) của Norway. Ông đã gặp BTQP U.K. Churchill, Thống Chế Foch (TTL quân Đồng Minh 1918) và Gen Waygand phụ tá của Pháp để cảnh báo về nguy cơ Soviet xâm lăng. Viễn kiến của ông không sai vì nạn nhân đầu tiên là CQ Estonia đã xém bị lật đổ bởi cuộc đảo chánh bất thành hôm 1/12/1924 do Soviet chủ mưu.

Finland tạm yên ổn từ tháng 10/1920 sau khi để cho đảng “Công Nhân XHCN Phần-lan” (tên ngụy trang của đảng CS thân Soviet) được tự do tuyên truyền, hoạt động và tham gia cuộc bầu QH Rikstag 1922 nhưng chỉ chiếm được 27 ghế. Trước nguy cơ bị giải tán sau khi các lãnh tụ CS bị bắt và lãnh án tù, đảng CS này đành đổi tên thành đảng “Công Nhân Phần-lan” (bỏ chữ XHCN để ngụy trang hiệu quả hơn) hầu được tiếp tục hoạt động. Áp lực từ Soviet khiến cả 2 đảng trung tả và tả khuynh phải làm ngơ trước nhóm CS quá khích trong Rikstag. Do đó, đảng “Công Nhân Finland” từ 18 ghế năm 1924 tăng lên 2 ghế 3 năm sau; rồi 23 ghế hồi 1929. Thậm chí, khi có 1 trong số này phạm pháp vào tù, Moskva sẽ nhét ngay 1 tên khác thay thế để tránh sụt giảm quân số. Đảng CS trá hình Finland đã tổ chức nông dân biểu tình kéo từ nông thôn vào thủ đô hồi tháng 7/1930 để phản đối CQ cấm đảng in ấn và lưu hành báo chí CS.

Sau cuộc bầu tổng thống đầu tiên năm 1919, ông không ra ứng cử nhưng tham gia các tổ chức xã hội với tư cách quan sát viên và cá nhân; ngoại trừ viện mồ côi “Children’s Refuge” và “Mother Care for Children” của chị cả Sophia Mannerheim, y tá trưởng của bệnh viện giải phẫu ở Helsinki lập hồi 1918. Hôm 4/10/1920 ông mời vài chục người đến nhà để lập hiệp hội chăm sóc trẻ mồ côi và được họ đồng loạt đặt tên “Gen. Mannerheim’s Child Welfare Association” do chị gái Sophia làm hội trưởng. Hội này lên đến 593 hội viên hồi 1947 được CQ hỗ trợ và hiện diện khắp nẻo nông thôn hẻo lánh nhất. Suốt 20 năm, hội đạt lợi tức 1,250 triệu Marks giúp hàng trăm ngàn thiếu niên hàng năm; hoạt động song song với hội Finnish Red Cross (FRC) vốn xuất thân từ hội “Association for the Care of Sick & Wounded Soldiers” lập năm 1876. Hội trưởng được mời tham dự hội nghị Red Cross quốc tế ở Geneva tháng 3/1922 bởi “Ligue des Sociétés de la Croix-Rouge”; dẫn đến hợp tác liên hội với  Swedish Red Cross. Đến 1934, hội có chi nhánh tại mọi quận toàn quốc. Thế Chiến II đến với Finland hôm 30/11/1939 khi FRC có 10 bệnh viện dã chiến có X-Rays, 1,500 giường, 120 xe ambulance và bệnh viện trung ương Helsinki 600 giường, 5,500 y tá.

Như đa số các nhà chính trị và quân sự, ông du hành đến nhiều nơi để săn bắn. Tại Ấn (12/1927), ông được cấp voi để đi săn với sĩ quan Anh. Tại Burma (Miến) và Nepal, ông không giết được con cọp nào so với bạn đồng hành từng giết 50 con. Mãi đến tháng 1/1937 ông mới bắn trúng phổi con cọp đầu tiên khi đi săn với Col. Stevenson ở Banbassa, Nepal; con thứ nhì bắn trúng vai, con thứ ba dài 10.7 feet to nhất vùng khi đi săn với vua Nepal Maharajah. Con cọp dài 3.23m từng vồ chết hai đàn ông đã bị ông bắn chết; da hiện được trưng bày trong Mannerheim Museum tại Kaivopuisto, Helsinki.

Finland có hiến pháp mới hôm 17/7/1919 theo Tổng Thống chế thay HP cũ Gustave 1772; đồng thời quốc hội Diet cũng được đổi tên thành Rikstag. Trong cuộc bầu QH Rikstag đầu tiên hôm 25/7/1919, Gs K.J. Stahlberg thuộc tả phái được chọn làm TT với 143 phiếu. TT mới loan báo chấm dứt chức vụ quan nhiếp chính (Regent) của nền cộng hòa. Quân đội hôm 16/5/1918 đã từng trao ông chức vụ Tổng Tư Lệnh Danh Dự. Hôm 10/6/1931, ông được QH cấp 700 triệu Marks để tân trang quân đội. Hôm 21/1/1932 Finland ký hiệp ước bất tương xâm với Soviet (10 năm sau khi Đức ký cùng loại với Soviet hồi tháng 4/1922). Hôm 16/5/1938, Finland mừng 20 năm độc lập giữa lúc Hitler chiếm Áo 3 tháng trước đó (Đức vào hội Quốc Liên năm 1926). Litvinov của Soviet hôm 5/3/1939 đòi “thuê” 3 đảo Hogland, Lovskar, Seitskar và 2 đảo khác trong vịnh Finland 30 năm; lấy cớ lập đài quan sát quân sự nhưng đã bị từ chối hôm 8/3. Sau nhiều đòi hỏi mà không được đáp ứng, BTNG Molotov hôm 3/11/1939 tuyên bố câu nổi tiếng “It will now be for the soldiers to negotiate”.

4) Winter War 1939-1940: Và rồi Soviet dàn cảnh “Finland nổ súng trước khiến 1 sĩ quan và 3 lính Soviet chết” để gây chiến hôm 29/11/1939 tại Petsano mà không cần điều tra theo yêu cầu; mở màn cuộc xâm lược “Winter War” từ 30/11/1939. Tổng Thống Finland Kallio phải mời ông tái ngũ làm TTL tối cao quân đội. Soviet lập chính phủ bù nhìn “CH dân chủ nhân dân Finland” hôm 1/12/1939 tại Terijoki do tên cộng sản Otto W. Kuusinen cầm đầu. Cùng ngày, chính phủ đa đảng Risto Ryti được thành lập. TTL Mennerheim đặt BTTM tại Mikkeli, cùng địa điểm cũ thời giành độc lập 1918. Mặt trận tiền tuyến Karelian Isthmus do Lt Gen Osterman chỉ huy. Soviet có 7 sư đoàn và 6 lữ đoàn thiết giáp. Chiến thắng đầu với 80 tanks bị diệt bởi mìn và súng. Tài liệu tịch thu cho thấy Soviet dự trù chiếm toàn cõi Finland trong vài tuần (tựa Putin với Ukraine hôm 24/2/2022). Hôm ấy, thời tiết lạnh kỷ lục vốn chỉ xảy ra 2 lần kể từ 1828! Chiến thuật “tiêu thổ kháng chiến” khiến quân thù không nơi trú tuyết; mặt đất đông đá trơn trượt. Quân Soviet có 12-14 sư đoàn của Qđ 7 với hơn 1,000 tanks tại mặt trận K. Isthmus; 7 sư đoàn của Qđ 8 tại mặt trận Ladoga có nhiệm vụ đánh bọc hậu tại đây. Soviet còn có 5 sđ của Qđ 9 tại Repola và Qđ 14 tại duyên hải Arctic. Bên Finland chỉ có 9 sđ chống lại 21-28 sđ địch gồm nửa triệu quân và 800 chiến đấu cơ. Và cũng tựa gần thế kỷ sau tại Ukraina, quân Soviet khựng lại do trở ngại kỹ thuật và hậu cần. Đợt đầu, Soviet đưa 7 sđ vào K. Isthmus; sau tăng lên 10 sđ; nhưng ngoài trở ngại thời tiết và hậu cần, quân Soviet còn thiếu phương tiện truyền tin và sự phối hợp đa binh chủng. Đoàn convoy nào cũng thường bị quân Finns từ trong rừng rậm ra phục kích đánh tơi tả (tựa đoàn convoy Putin dài 64km hồi 24/2/2022).

TTL Mennerheim chọn Col. Paavo Talvela chỉ huy cánh hữu; Lt. Col. Pajari chỉ huy cánh tả. Chiến thắng hôm 9/12/1939 do Lt Col Pajari của trung đoàn 16BB chỉ huy núp trong rừng đã đánh tan một tiểu đoàn hậu cần địch. Trận Tolvajarvi hôm 14/12 do Col Talvela chỉ huy diệt 1,000 địch, 10 tanks, bắt hàng trăm tù binh. Trận Aglajarvi khiến Sđ 139 bị đánh tan; Sđ 75 đến tiếp viện bị đánh bại. Xác 4,000 lính Soviet nằm la liệt trên lộ; 6000 bị bắt; 59 tanks, 31 pháo và 220 súng máy bị tịch thu! Bên Finland mất 30% sĩ quan và 25% binh sĩ; nặng nhất trong toàn bộ cuộc chiến. Col Siilasvuo chỉ huy trong điều kiện thời tiết âm 40 độ C đã đẩy lui địch ra khỏi Suomussalmi sau 5 ngày từ 11-15/12; và sau 24 giờ chiến đấu hôm 27/12, quân của ông đuổi quân địch bỏ chạy băng qua hồ Kiantajarvi về hướng bắc; bỏ lại 5,000 xác; 500 bị bắt; thu 250 ngựa, 11 tanks và vô số súng đạn cá nhân.

Trong 2 trận Tolvajarvi và Suomussalmi, quân Finns dùng 43 tanks, 300 súng máy, 6,000 súng dài, 1,170 ngựa. Quân địch bị bắt 1,300; số chết khó đếm vì xác bị tuyết vùi lấp; kể cả số bị thương chết vì đông đá âm 46 độ C sau đó. Hai trận này giúp cho vai áo 2 đại tá chỉ huy mọc sao! Tương tự chiến lược cắt Ukraina làm đôi thất bại hồi 2022, chiến lược cắt Finland làm đôi năm 1939 đã phải chính thức bãi bỏ sau 2 trận đại bại này. Chiến thắng trận Pelkosenniemi hôm 18/12 giúp 2 trung đoàn Finland cầm chân được 2 Sđ Soviet cho đến hết cuộc chiến. Trận Taipala từ 6-11/12 và 11-15/12 khiến 18 trong số 50 tanks địch bị loại. Quân Soviet phải thay thế 3 lần nhưng đến Sđ lần thứ ba hôm 17/12 vẫn không thắng nổi. Trận Summa hôm 19/12 với 6 Sđ có không yểm vẫn khiến bộ binh địch thiệt hại nặng với 239 tanks bị loại hôm 20/12. Sĩ quan chỉ huy phải đào ngũ vì sợ trở về bị “dựa cột”! Có hiện tượng lính địch từ chối tiến quân bị xử bắn.

Quân Soviet hết hy vọng khi bị tấn công hồi 6:30 sáng 23/12 tại mặt trận Viipuri do Gen. Osterman chỉ huy. Tuy nhiên cuộc hành quân bị ngưng 8 giờ sau đó vì trục trặc kỹ thuật truyền tin. Quân Soviet vượt hồ đông đá Suvanto qua bờ bên Kelja nhưng bị bắn rát phải quay trở lại chỗ cũ; bọ lại 700 xác, 81 súng máy và nhiều quân dụng khác. Tương quan lực lượng thay đổi khi quân Soviet đào ngũ nhiều và quân Finns được bổ sung vũ khí. Dù bên Finland bị mất 142 chiến đấu cơ nhưng quân Soviet vẫn không làm chủ được tình hình trong tháng 12/1939. Qđ 4 của Maj. Gen. Hagglund đánh bật địch quân ra khỏi Pitkaranta và bao vây chặt Sđ 168 địch. Sđ 168 này được không yểm và cung cấp thịt ngựa tử trận dồi dào nên đã cầm cự được cho đến cuối cuộc chiến.

Đến cuối tháng 12/1939, Soviet bị thiệt 4,300 quân kể cả 2 tướng; không kể số bị vùi trong rừng và lấp dưới tuyết dày không thể đếm; 128 tanks bị loại, 91 súng lớn, 120 quân xa, 62 bếp dã chiến và vô số vũ khí cá nhân bị tịch thu. Chỉ có 2 tướng Soviet “da ngựa bọc thây” vì may cho Soviet thời đó, quân Finns chưa có GPS cellphone tiết lộ vị trí và drone mang hỏa tiễn “smart” như Ukraina hồi 2022! Bên Finland có Col. Raappana “chuyên trị” rừng rậm khiến quân Sđ 54 địch bị mất liên lạc và tản mác thành 10 nhóm cách nhau 16 dặm! Lại thêm Gen. Siilasuvo nay về chỉ huy Sđ 9 khiến Sđ 54 này của địch bị thiệt ½ quân số và ½ trang bị tính đến ngày đình chiến. Sau nhiều thất bại, Soviet thay cấp chỉ huy chiến lược thượng tầng: Thống tướng Timoshenko nay là TL tối cao Soviet, Thống tướng Stern chỉ huy mặt trận miền đông và Thống tướng Voroshilov là TTL mặt trận miền tây. Tương tự gần thế kỷ sau Putin phải chiếm bằng được Mariupol và Donbas của Ukraina, Soviet hồi đó có chiến lược chiếm bằng được Viipuri và Taipale của Finland.

Hôm 1/2/1940 Qđ 2 Soviet vượt biên tiến đánh Summa với 500 chiến đấu cơ hôm 6/2 rút kinh nghiệm phối hợp 3 binh chủng và không ngừng nghỉ suốt nhiều tuần. Tuy nhiên, 20 đơn vị tăng cường lại bị bắt sống nhiều nhất. Nhiều xe phun lửa tấn công Taipale. Vì Summa kiên cố nên địch tung toàn lực hàng trăm đại bác chuyển hướng đánh bề hội đồng Lahde nhỏ và yếu hơn hôm 11/2. Công sự, địa đạo bị vùi lấp, sụp đổ khiến Lahde thiệt hại nặng. Hôm 12/2, Sđ 5 được đưa vào trận này nhưng vì Sđ 5 lại phải tăng cường gấp cho Sđ 3 ở Summa nên tại đây chỉ còn Trđ của Col. Polttila chống trả khiến ông bị tử thương. Sđ 3 được rút về Viipuri hôm 13/2 để nghỉ sau 1 tháng chiến đấu.

Sđ 21 chia 1 phần đến Taipale; còn Trđ 62 đến Isthmus do tàu HQ chở đến cùng 1 Trđ pháo. Hôm 13/2 Soviet gây thiệt hại nặng cho Lahde vì thiếu quân số nên bị chiếm 1 phần. TTL Mannaheim phải đích thân dùng xe đến BCH Qđ 2 ở Saarela, N.Viipuri gặp vị chỉ huy tiền phương báo tin Sđ 23 của Qđ 4 đang dưỡng quân ở Kollaa sẽ đến tiếp viện. Tuy nhiên địch cũng bất ngờ ngưng tấn công Lahde hôm 14/2. Sđ 5 được lệnh rút vài dặm về phòng tuyến Leipasuo-Rajamaki. Hôm 15/2 địch tấn công vệ quân phụ trách lộ Kamara. Lt Gen Osterman rút cánh hữu của Qđ 2 về Bjorko đến 21/2 mới xong. Căn cứ này hết đạn và đại bác bị loại khiến phải rút lui 25 dặm toàn bộ băng qua Sakkijarvi đông đá. Địch đánh chận đoàn quân này hôm 18/2 nhưng bị thiệt hại 30 tanks. Địch đánh khúc giữa trong khi khúc đầu xa 18 dặm phía trước; khúc sau lại trở ngại truyền tin trên vịnh Viipuri đông đá. Đã thế, đất đầy sỏi đá nên khó đào địa đạo khiến Qđ bị thiệt hại nặng. TTL Manneheim thăng cấp Lt Gen. cho Maj. Gen. Heinrichs của Qđ 3 và chỉ định Heinrichs thay Lt Gen Osterman cáo bệnh tạm vắng hôm 19/2. Maj. Gen Talvela thế chỗ Heinrichs, Col. Pajari thế Talvela tại Aittojoki.

Tình trạng thiếu quân số nặng của Finland khiến Sweden phải cấp 8,000 quân mà đa số chưa thụ huấn quân sự. Do đó họ được huấn luyện tại Tornio và Kemi do Gen Linder (từng chỉ huy trận Satakunta thời chiến tranh giải phóng) của Qđ tình nguyện làm chỉ huy trưởng. Norway cũng giúp 725 quân thuộc quân tình nguyện của Sweden, Denmark và tiểu đoàn 800 quân đang đóng ở Finland. Đoàn quân Legion “Sisu” của 26 nước tuy đông nhưng chỉ một phần có thể đến Finland. Quan nhiếp chính Đô đốc Harthy của Hungary lập quân đoàn tình nguyện 25,000 nhưng chỉ có 5,000 đến được Finland. Legion của Finland và Mỹ có 300 đến vào cuối cuộc chiến. Tổng cộng có 11,500 nhưng chỉ hỗ trợ về tinh thần giúp Finland không bị đơn độc.

Nửa cuối tháng 2 rất cần quân tiếp viện ở K. Isthmus mà chỉ có Sđ 23 đang đến Viipuri nên không đủ. Đội quân tình nguyện Sweden (SVC) đóng ở Salla gần biên giới của họ hôm 22/2. Qđ 4 gởi 1 liên đoàn bảo vệ vịnh Viipuri. Dù hưởng hòa bình suốt 130 năm, Sweden và Norway vẫn cung cấp được nhiều binh sĩ dũng cảm trợ lực cho 5 Tđ Finland. Không thể không kể đến đạo nữ binh Lotta Svard 100,000 giúp hậu cần, y tế, xã hội góp phần chiến thắng. TTL Manneheim ra lệnh rút lui Qđ 1 và 2 về Talinvvoksi hôm 27/2 vì binh sĩ thiếu kinh nghiệm cận chiến thành phố ở Viipuri. Qua tháng 3, địch gây áp lực mạnh tại vịnh Viipuri, nơi đóng băng cứng đến độ tanks có thể bò qua. Địch thừa “nước đục thả câu” băng qua băng đá Sakkijarvi có không yểm và pháo, tanks chống 3 Tđ duyên hải Finland; tấn công đảo nhỏ Tuppura trong vịnh Viipuri hôm 2/3 bằng 2 Trđ nhưng bị đánh lui sáng hôm sau. Đêm 3/3, đêm đảo bị chiếm, đảo Teikarsaari và các đảo khác bên ngoài khu vực Uuras cũng chịu chung số phận. Quân tiếp viện 1 Tđ của Qđ 4 từ Lapland đến Pulsa bằng hỏa xa rồi di chuyển đến vịnh Viipuri. Tất cả hợp thành đơn vị duyên hải do Lt Gen Oesch chỉ huy.

Địch tổng tấn công hôm 4/3 nhắm vào Vilaniemi; định đặt chân lên bờ nhưng bị đánh bật ra vào ban đêm. Hôm sau địch được tăng cường 1 Tđ và 100 tanks nhưng cũng bị đạn pháo nửa tấn bắn từ Satamanniemi yểm trợ cho Ristniemi nên hôm sau bị đẩy lui; trừ ra tại Vilaniemi. Xa lộ dọc duyên hải bị cắt làm đôi hôm 7/3. Tuy nhiên đạn pháo 500kg cũng khiến mặt băng bị vỡ gây hoảng loạn cho địch. Nhiều tên bị chìm chết dưới nước lạnh cóng âm độ. Địch dùng xe trượt băng chở quân vượt băng khiến quân Finns phải dùng 5 Tđ gồm tân binh tuổi quân dịch và cả dưới tuổi này đến từ Kymi Valley. Các trung tâm huấn luyện quân sự nay chỉ còn 14 Tđ tân binh chót. Địch tăng cường tấn công giữa Viipuri và Uvoksi. Vùng quanh Tali yếu nhất. Các trận phản công dọc duyên hải 115 dặm đều thắng lợi; có trận kéo dài 11 giờ như ở Taipale. Đến cuối cuộc chiến, Finland không thiếu chiến đấu cơ nhưng thiếu chiến binh có huấn luyện.

Đội Legion Finland-USA đến mặt trận K. Isthmus báo tin phái đoàn thương thuyết Finland đã đến Moskva hôm 6/3 và 12/3 là ngày đình chiến hẳn. Từ đó, quân Soviet giảm hẳn tấn công. Sau 5 ngày thương thuyết, hiệp định hòa bình đã được ký kết tại Moskva tối hôm 12/3/1940. Quân lực Finland cũng loan báo chấm dứt mọi hoạt động quân sự hồi 11 giờ sáng 13/3 sau 105 ngày chiến đấu không ngừng. Được biết hồng quân Soviet đã rút ½ lực lượng từ châu Âu và Tây Siberia đến mặt trận Finland 110 Sđ, 5,000-6,000 tanks, gần 1 triệu quân gồm cả một số có kinh nghiệm từ chiến dịch đánh Poland. Tựa chiến tranh của Putin ở Ukraina sau này, BTM chiến lược Soviet hồi đó đã quá tự mãn và khinh địch; chưa kể yếu tố thời tiết khắc nghiệt và tổ chức luộm thuộm; áp dụng chiến thuật đánh đồng bằng của Đức ở Poland vào rừng rậm ở Finland; mù quáng tin vào kỹ thuật “tối tân” của đống vũ khí lỗi thời; lệnh quân sự thường ra chậm trễ do phải được duyệt bởi chính ủy đảng bộ chính trị.

Khi Stalin đem đại binh Soviet 450,000 quân tấn công Finland hôm 30/11/1939, ở tuổi 72 đã về hưu, Manneheim lại phải đảm nhận chức TTL quân đội lần chót để chiến đấu bảo vệ giang sơn. Trong nhật lệnh đọc hôm ấy, ông khẳng định “cuộc chiến này không gì khác hơn là sự tiếp tục và hành động cuối cùng của chiến tranh giành độc lập của chúng ta. Chúng ta đang chiến đấu cho đất nước, tín ngưỡng và xứ sở của chúng ta”. Chức “Tổng Tư Lệnh” sau đó được dành cho các Tổng Thống (Kyösti Kallio và Risto Ryti) từ 12/3/1940 sau hòa ước với Soviet được ký hôm đó và theo hiến pháp. Chính nhờ điều khoản hiến pháp quy định này, TC Mannerheim đã dễ dàng từ chối khi bị Hitler ép tham gia phe Trục Đức-Ý-Nhật.

Hôm sinh nhật 4/6/1942, ông được chính phủ Finland vinh thăng Thống Chế, cấp bậc duy nhất chỉ mình ông đạt ở xứ này. Cũng hôm đó, lãnh tụ Nazi thân hành đến mừng với ý đồ ve vãn hy vọng ông gia nhập trục phát-xít nhưng ông đã khéo léo tổ chức tiệc đãi cách bí mật trong toa xe lửa đậu gần Imatra ở SE Finland (thay vì ở BTTM Mikkeli hay thủ đô Helsinki có vẻ quốc lễ hơn vì có cả TT Ryti tham dự). Tại cuộc mật đàm trên toa xe, kỹ sư thor Damen của công ty YLE đã bí mật thu âm 11 phút đầu cuộc mật đàm này trước khi bị Gestapo phát giác phải ngưng. Cũng trong cuộc mật đàm, ông châm lửa hút điếu cigar theo thông lệ. Mặc dù rất ghét và cấm thuốc lá song Hitler vẫn đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà không có phản ứng gì; vả lại Hitler ở thế yếu (đi cầu cạnh lập liên minh) và đây là đất nhà của khổ chủ khiến Hitler ra về tay trắng. Uy tín và thành tích khôn khéo đứng ngoài liên minh với Hitler để chống Soviet, ông đã được Stalin ngưỡng mộ khi nói với phái đoàn Finland ở Moscow hồi 1947; rằng nhân dân Finns đã “nợ vị Thống Chế già của mình nhiều lắm”. Nhờ thế, Finland đã không bị Soviet chiếm đóng sau thế chiến II.

5) Trận chống quân Soviet xâm lược 1941-1944: Trận Finland chống xâm lược Soviet lần 3 bắt đầu hôm 25/6/1941 với thế vững chắc hơn do chuẩn bị sẵn: Chế độ quân dịch tăng từ 1 lên 2 năm; quân hiện dịch có 15 lữ đoàn chia cho 5 quân đoàn; toàn quốc có 16 quận hạt quân sự có quyền tự tuyển quân và lập sư đoàn. Finland động binh từ 17-29/6. Các cuộc hành quân nhắm 3 mục tiêu: Tái chiếm Ladoga, K. Isthmus và xâm nhập Karelia. Các mặt trận do các vị chỉ huy Maj. Gen. Talvela của Qđ 6, Maj. Gen Hagglund của Qđ 7, Maj Gen Inorsea của Lđ 1, Jager và biệt động quân; tổng cộng 10 vạn quân do Lt Gen Heinrichs tổng chỉ huy. Sđ 163BB Đức tăng cường bất ngờ đến từ Norway (Na-uy) do Lt Gen Engelbrecht chỉ huy độc lập khiến quân Soviet rút lui khỏi Suvilahti. Tương tự như ở Ukraina sau này, quân Soviet chỉ chiếm được nơi nào sau khi san thành bình địa nơi đó như tại Kakisalmi hôm 21/8. Sđ 7 của Col. Svensson đuổi quân Soviet từ Sortavala đến Valamo hôm 16/8 rồi từ đó trở về địa phận Leningrad; bỏ lại số lượng lớn quân trang, vũ khí. Hôm 25/8 đường rail của quân Soviet nối với Leningrad bị cắt tại Kamara bởi Qđ 4 và tại Bjorko hôm 26/8 bởi Sđ 8 của Col. Winell.

Viipuri được giải phóng hôm 29/8 bởi Qđ 4. Quốc kỳ Finland bị kéo xuống hôm 13/3/1940 nay lại tung bay trên trụ sở Tyrgils Knutson của thủ phủ Karelia hôm ấy. K. Isthmus được tái chiếm sau 1 tháng đánh tan 5 sư đoàn Soviet; thu nhiều vũ khí giá trị và bắt nhiều tù binh. Lúc trận K. Isthmus ở cao điểm, TC Keitel của Hitler đã gởi thư cho TTL Mannerheim yêu cầu ông tấn công Leningrad từ phía bắc để quân Đức tấn công từ phía nam khiến ông phải mời TT Ryti đến BTTM để xin chỉ thị theo hướng không hy sinh vì lợi ích ngoại bang. TT Ryti đồng ý nên ông hồi âm cho TC Keitel hôm 28/8 từ chối đề nghị. Keitel trả lời đồng ý cho ông tạm hoãn kế hoạch để ổn định mặt trận Svir và ông lại hồi âm lần nữa từ chối hôm 31/8. TC Keitel gởi Gen. Jodl đến tận BTTM gặp TTL Mannerheim hôm 4/9 hối thúc ông phải tham gia chiến dịch Leningrad của Đức nhưng ông vẫn từ chối; chỉ khẳng định vẫn thương lượng để tránh căng thẳng và khỏi mất 15,000 tấn gạo viện trợ của Đức. Jodl thất vọng đã phải thốt lên “vậy là bản thân ngài không thể hợp tác gì hết sao?!”. Hôm 17/9 Col. Lagus của Lđ 7 và Jager đã đến được Svir giải phóng Petroskoi; chấm dứt sự chiếm đóng của Soviet hôm 1/10. Col Heiskanen của Sđ 11 hôm 18/9 đã đánh tan phần lớn Qđ 7 Soviet và 1 Sđ tiếp vận; thu nhiều vũ khí và bắt nhiều tù binh.

Hôm 29/11 UK PM Churchill gởi thư riêng cho TTL Mannerheim yêu cầu ngừng đánh Soviet vì là đồng minh của UK; nếu không UK sẽ tuyên chiến với Finland vài ngày tới. Ông trả lời hôm 2/12 rằng quân Finland phải đạt mục tiêu chiến tranh tự vệ chiếm Karhumaki vì an ninh tổ quốc. Và UK đã tuyên chiến với Finland hôm 6/12. Trong hồi ký sau này, PM Churchill thú nhận Soviet đã thúc ép UK việc này. Dưới áp lực của Sđ 17 của Col. Berggren từ tháng 8, quân Soviet phải rút khỏi Hanko hôm 3/12 với nhiều thương vong do tàu thuyền vận tải bị bắn và cán mìn. Quân Finns vào Hanko hôm 15/12 rồi TTL Mannerheim đến kinh lý hôm 15/12.  Tại mặt trận Moskva, quân Đức chỉ cách thủ đô Soviet có 16 dặm nhưng phải tạm ngừng do thời tiết khắc nghiệt; trong khi chính phủ Soviet chuẩn bị dời đô về Kvibyshev cách đó 500 dặm. TTL Mannerheim nói ông nghe chính Hitler thú nhận đã không trang bị quân phục mùa đông cho quân lính; mặc dù hồi tháng 10, Hitler đã ngạo mạn tuyên bố “I do not say that we shall conquer the Soviet Union; we have done so already!”.

Tại châu Á, Nhật tấn công Pearl Harbour hôm 7/12 khiến Mỹ tuyên chiến với Nhật. Đức cũng tuyên chiến với Mỹ vài hôm sau. Tuy nhiên ở châu Âu kể từ 1942, Đức bắt đầu rút quân. Quân Soviet tấn công Ladoga khiến Finland lo âu nhưng các mặt trận khác đều yên tĩnh suốt mùa đông 1941 ngoại trừ Murmansk. TTL Mannerheim gởi Gen Heinrichs đến BCH miền đông gặp Hitler để theo dõi tình hình và được biết Gen Halder, TMT của Hitler bị trầm cảm trước mất mát to lớn của quân Đức ở Soviet. Tháng 1/1942, TT Ryti đến BTTM gặp TTL Mannerheim và được biết TC không tin vào chiến thắng tối hậu của Đức. TC Keitel lại nhắc đòi hỏi Finland tham gia khối Trục và lại bị từ chối. Cũng tháng này, Hanko đã bị Soviet tái chiếm và giữ luôn đến nay. TTL Mannerheim chỉ định Maj Gen Pajari chỉ huy Sđ 18 tái chiếm Hogland hôm 27/3 đến 29/3 thì xong.

Hôm 75th birthday 4/6/1942, TTL Mannerheim dự trù thăm tiền tuyến như thường lệ thì bất ngờ được TT Ryti, đại diện Đức Blucher và Gen Schmundt cùng báo tin Hitler sẽ đích thân đến chúc thọ ông. TT Ryti, nội các, chủ tịch QH đến chúc thọ và trao tặng ông danh hiệu cao quý “Marchal of Finland” chỉ mình ông có. Gen Dietl và Stumpff cũng gởi lời chúc thọ riêng rẽ. Tại buổi tiệc trên toa xe lửa, Hitler tỏ ý đáng tiếc Đức đã không giúp Finland trong cuộc chiến Winter War giành độc lập sau khi chúc thọ ông với tư cách đại diện nước Đức, quân đội Đức và tư cách cá nhân. Hitler không ăn thịt nên có nhà báo hỏi có phải vì lý do sức khoẻ không và đã được y sĩ riêng của Hitler trả lời vì lý do “tâm lý”. Theo báo Washington Post, Hitler muốn Finland cắt nguồn nhiên liệu nuôi bộ máy chiến tranh của Soviet ở miền bắc chứ không nhắc việc lôi kéo Finland vào phe Trục (Đức lệ thuộc ít nhất 4-5 triệu tấn dầu của Rumania). Cuộc thăm kéo dài khoảng 3 giờ không có bàn luận quân sự và chính trị. Hitler cấm hút thuốc ở dinh Tể Tướng nhưng đã lịch sự không phản ứng gì khi TC Mannerheim rút điếu cigar ra hút.

Hôm 27/6, vị Thống Chế cùng 5 sĩ quan đã bay đến BCH tiền phương miền đông của Đức gần Goldap để trả lễ chuyến chúc thọ. Ra đón có TC Keitel. Hitler hội đàm riêng với ông nhưng không nhắc yêu cầu phụ đánh Leningrad và phá đường rầy Murmansk. Gen Jodl tường trình chiến sự ở châu Phi; ca ngợi chiến thắng của TC Rommel ở Libya. Khi TC Mannerheim hỏi thăm về Gen Halder (tướng Đức duy nhất theo đạo CG) mà ông đã gặp; và được biết Halder bị thất sủng. “Marchal of Germany” Goring, người ông từng gặp hồi 1935 mời khách đến trạm săn bắn gần đó để ăn tối và nghỉ đêm. Sáng hôm sau 28/6 ông ra về bằng phi cơ. Vừa về, Đức lại nhắc ông phá hủy đường rail Murmansk nhưng TT Ryti lại bác bỏ. Himmler nhân ghé thăm quân Đức đóng ở Lapland đã đến xin gặp TC Mannerheim để chúc thọ trễ do công vụ. Qua đàm đạo với kẻ nổi danh ở Đức nhưng vô danh ở Finland, ông cảm động được biết Himmler đã ra lệnh ưu đãi thương binh Finns trong quân y viện Đức, đối xử tốt với bạn Ba-lan, Áo, Bỉ gốc Jew và cứu mạng cặp vợ chồng bạn của vị Thống Chế trong trại tập trung Đức theo yêu cầu của Goring mà ông nhắn giúp. Himmler cũng đến BTTM của ông hôm 29/7 để giới thiệu vũ khí anti-tank cá nhân mới gọn nhẹ mà Mỹ gọi là “bazooka”.

Soviet mở chiến dịch phản công quân Đức ở Leningrad hôm 19/11; bao vây Qđ 6 Đức hôm 23/11. Cũng tháng này, quân UK đánh bại liên quân Đức-Ý ở châu Phi. Từ nay thế công nghiêng về phe Đồng Minh (ĐM). Năm mới 1943 có nhiều “điềm gở” cho Đức: Đạo quân Đức-Ý ở châu Phi có dấu hiệu bị tan rã, quân Soviet bao vây chặt Qđ 6 tại Stalingrad đánh bại mọi toan tính gom quân. Từ 12-18/1, quân Soviet tấn công mạnh; chọc thủng chốt gần hồ Ladoga (Đức chiếm của Finland) và lập được tuyến liên lạc đường bộ với Stalingrad. Hôm 2/2 phần lớn Qđ 6 đầu hàng khắp nơi; ngoại trừ tại Charkov, liên quân Ý-Hung-Rumania rời rạc không hiệu quả. Hôm 3/2, TT Ryti, PM Rangell và 2 bộ trưởng Walden, Tanner đến BTTM nghe báo cáo về bước ngoặt mới để thoát ra; bất chấp sức cản còn mạnh của Đức. Bộ QP yêu cầu gởi 1 viên chức đến QH báo cáo tình hình cập nhật; đó là Col. Paasonen của BCH tình báo. Ngày 9/2 trong buổi họp kín với gần đủ dân biểu Hạ Viện, Col Paasonen cho biết quân Đức mất 60 Sđ không thể bổ sung tại mặt trận miền đông.

Nhiều bất đồng nghiêm trọng giữa đảng Quốc Xã và quân đội Đức gây nguy biến cho bản thân Hitler. Quân ĐM dự trù đổ bộ lên duyên hải Pháp; mở mặt trận thứ 2. Số phận Finland vẫn còn tùy thuộc quân Đức nên cần cưỡng bách hoàn tất sự thành bại của hiệp định “Peace of Moskva”. Gen Heinrichs đã cùng BTQP báo cáo QH rằng Finland vẫn chưa được tự do hành động về chính trị nên cần tiếp tục chiến đấu. Hôm 15/2, đảng DCXH tuyên cáo Finland có quyền thoát ra khỏi gọng kềm chiến tranh càng sớm càng tốt. TT Ryti mãn nhiệm hôm 1/3 cần bầu lại trong khi phần lớn cử tri lại đang ở tiền tuyến. Đảng Agraria gởi công điện cho TC Mannerheim loan báo chọn ông làm ứng viên TT của đảng nhưng ông từ chối. Ông cũng từ chối làm ứng viên của đảng bảo thủ và đề nghị TT Ryti nên được tái cử với tuyệt đại đa số phiếu. Kết quả TT Ryti tái đắc cử hôm 15/2. Tân chính phủ của Gs Linkomies trình diện hôm 5/3. Dr Ramsay và Gen. Walden vẫn giữ chức vụ cũ. TC Mannerheim hài lòng với nội các mới mà BTQP vốn thân cận với ông; và nhất là Dr Ramsay có quan hệ mật thiết với UK. Ông lo âu khi biết Dr Ramsay sắp đi Berlin theo đề nghị của McClintock (US Chargé d’Affaires) yêu cầu Đức rút khỏi Finland trong hữu nghị; thế nhưng BTNG Đức Ribbentrop lại yêu cầu Finland từ chối đề nghị của Mỹ và không được tự ý ngưng chiến và ký hiệp ước hòa bình riêng với Soviet mà không được Hitler cho phép. TC Mannerheim nghi đây chỉ là mưu đồ cá nhân của Ribbentrop mạo xưng để gây thanh thế. Hitler được quốc trưởng các chư hầu Hung, Rumania, Bulgaria và Slovakia đến thăm tại BCH tiền phương miền đông. Đại diện Đức ở Helsinki hối thúc TT Ryti làm tương tự và báo cho Hitler biết việc tiếp xúc với Mỹ. Nhưng TT Ryti từ chối; và “như giọt nước tràn ly”, Blucher phải rời Finland.

Kể từ 1943, sức khỏe của TC Mannerheim không ổn. Theo Dr Lauri Kalaja, ông bị viêm phế quản và cần cư ngụ ở nơi có khí hậu ấm hơn. Ông liền bay đi Switzerland hôm 17/4. Khi ghé sân bay Rahnsdorf ở ngoại ô Berlin, ông gặp BT Kivimaki, người cho biết Đức sẽ có biện pháp cứng rắn nếu Finland không tuân phục. Vừa đến nơi, ông nhận được tin khẩn từ quê nhà hôm 22/4: Phần lớn phái đoàn Mỹ sẽ rời Finland như bước đầu đoạn giao. Do đó, ông cố mau bình phục để trở về phục vụ chức năng TTL; dù phải luyến tiếc xứ sở ấm áp, xinh tươi và thân thiện nói 4 thứ tiếng và theo 2 tôn giáo này. Sau 3 tuần ở Lusano, ông trở về hôm 9/5. Đón ông ở sân bay có Gen Walden, người loan báo rằng chính phủ Finland đồng ý tuân theo đòi hỏi của Đức để khỏi mất viện trợ ngũ cốc của Đức. Ông mời PM Linkomies, BTQP và BTNG đến dùng bữa trên toa xe lửa và khuyến cáo không nên gắn số phận quốc gia vào ngoại bang Đức để rồi phải đối đầu với tương lai đầy hiểm họa; chính phủ cần sửa lại quyết định. Sau đó, TC Mannerheim đến gặp TT Ryti trình bày nguy cơ và được ông ấy đồng ý rút lại quyết định trên. Do đó, Đức đã ngưng viện trợ ngũ cốc từ tháng 6.

Tđ Đức SS do tình nguyện viên Finns lập hồi 1941 mà Gen Mannerheim từng phản đối nay bị giải tán. BT Ramsay thể theo yêu cầu của đại diện Mỹ ở Lisbon đã cam kết Finland không chống lại quân Mỹ có thể đổ bộ Norway. Quần chúng không biết gì về việc này nhưng 33 nhân sĩ nổi tiếng trong nước đã gởi thư cho TT Ryti hồi mùa thu 1943 kêu gọi đem lại hòa bình cho Finland bằng mọi biện pháp cần thiết. Hôm 3/9, liên quân Anh-Mỹ đổ bộ chiếm đảo Sicily của Ý. Hitler hôm 10/10 gởi thư cho TT Ryti yêu cầu công nhận chính phủ mới của Mussolini ở bắc Ý nhưng bị từ chối. Cùng tháng này, BCH Đức cũng gởi thư cho TC Mannerheim yêu cầu tiếp Gen Jodl để nghe báo cáo chiến sự; và lo ngại hiện tượng đảo chính như ở Ý có thể xảy ra ở Finland. Ông đã lịch sự tiếp Gen Jodl, kẻ có thiện cảm với Finland. Gen Jodl cho biết Ý chưa bao giờ là nguồn sức mạnh cho Đức; và tình hình Leningrad nếu đảo ngược sẽ gây nguy hiểm cho Đức; và rằng Đức có khả năng đẩy lui liên quân Anh-Mỹ đổ bộ Pháp. Đề cập việc Finland tiếp xúc Mỹ để thoát khỏi thế chiến 2, Jodl nói rất trân trọng: “Không quốc gia nào có nghĩa vụ cao cả hơn là lo toan cho sự hiện hữu của tổ quốc. Mọi lo toan khác chỉ đứng sau nghĩa vụ ấy và không ai có quyền đòi hỏi một quốc gia này phải chết cho quốc gia kia!”. Hôm 20/11, qua trung gian bà Kollontay và Boheman của BNG Sweden về việc hoàn tất hiệp ước hòa bình với Soviet, chính phủ Finland trả lời sẽ không đem các khu vực lãnh thổ trọng yếu ra bàn thương thuyết (tựa cuộc chiến sau này ở Ukraina, TT Zelensky nói còn dứt khoát hơn thế nữa). Theo họ, ranh giới 1940 phải là khởi điểm thương lượng. Trước nguy cơ ngày càng lớn từ Soviet, TC Mannerheim cho xây công sự cố định ở 2 đầu chiến tuyến VKT, U và K. Isthmus để phòng thủ; chưa kể kế hoạch rút lui ở thung lũng Vuoksi.

Qua tháng 1/1944, quân Soviet tấn công nam Leningrad và chiếm đất của Finland hàng ngày; tấn công K. Isthmus tháng 2 sau đó. Gen Dietl chỉ huy mặt trận Uhtua; Lt Gen Laaticainen chỉ huy Qđ 4 ở phía tây Isthmus; Lt Gen Siilasvuo chỉ huy Qđ 3 ở phía đông. TT Ryti yêu cầu gặp TC Mannerheim ở Helsinki hôm 30/1, hôm ông nhận đề nghị của Mỹ yêu cầu khẳng định với Soviet về lập trường của Finland với Đức. BT Paasikivi đi Stockholm gặp bà Kollontay để nhận lời nhắn từ Soviet; và trở về hôm 23/2 trình cho TT Ryti; qua đó, Soviet đòi điều khó giải quyết: Quân Đức ở bắc Finland phải bị bắt giữ. Tối hôm đó, Soviet pháo kích thủ đô khiến 2 vị bộ trưởng NG và QP không đến họp được. BTNG Mỹ Cordell Hull hôm 13/3 nhắc lại yêu cầu đòi Finland tự rúi khỏi thế chiến 2. Hôm 16/3, TT Mỹ Roosevelt cũng nhắc lại tương tự. Hôm 20/3 cựu BTNG Enckell và BT Paasikivi đi Moskva họp theo yêu cầu của Soviet. Trong khi đó Hungary hôm 20/3 và Rumania hôm 21/3 bị quân Đức chiếm đóng.

Hôm 21/3, TC Mannerheim ra lệnh di tản dân và quân cụ ra khỏi K. Isthmus và đông Karelia. Phái đoàn 25/3 trở về hôm 1/4 đem theo yêu sách của Soviet: Lấy biên giới của Hđ “Peace of Moskva” làm chuẩn; bắt giữ hoặc đánh đuổi quân Đức ở phía bắc nội trong tháng 4; và bồi thường chiến phí 600 triệu USD dưới dạng hàng hóa trong 5 năm. QH Finland hôm 18/4 bác bỏ yêu sách này; phụ tá BTNG Vishinsky tuyên cáo trên radio rằng chính phủ Finland chính thức bác bỏ yêu sách ấy và sẵn sàng đối phó với hậu quả. Cũng trong tháng 4,  TC Mannerheim cử Gen Heinrichs đến BCH tiền phương của Đức ở Berchtesgaden để gặp TC Keitel theo lời mời gởi qua Gen Erfurth. Hôm về 1/5, Gen Heinrichs báo cáo rằng TC Keitel không hài lòng về chính sách của Finland; nhất là việc gởi phái đoàn đi Moskva. Gen Heinrichs đứng dậy và đề nghị họp kín riêng. Keitel đòi họp có cả Gen Jodl và kết luận “chỉ có chiến thắng của Đức mới cứu Finalnd khỏi bị Bolsevick hóa”! Đức yếu dần khiến Finland bị cô lập.

Soviet gia tăng pháo kích K. Isthmus từ đầu xuân 1944. Vòng đai Leningrad của Đức bị phá khiến TC Mannerheim lo ngại mặc dù tại mặt trận đó có 3 Sđ 10, 2 và 15, 1 lữ biệt phái cho Qđ 3 và 4; ngoài ra còn có Sđ 3 và 18, lữ KB và 1 Sđ thiết kỵ. Hôm 9/6, quân Soviet tấn công suốt 1 giờ vào mặt trận rộng 9 dặm dọc duyên hải với vài trăm chiến đấu cơ, loạt pháo kích chưa từng có trong 2 cuộc chiến trước kia; và BB tiến có tanks yểm trợ chiếm một số vị trí. Hôm sau 10/6, địch pháo liên tục từ 5g sáng bằng 300-400 đại pháo vào mỗi nửa dặm (ngay cả hỏa lực tại Leningrad cũng chỉ dùng 200 đại pháo). Có 1,000 chiến đấu cơ phụ trách phá hủy đường rail và lộ. BB Soviet hôm 10/6 tấn công 1 Trđ Finns bằng 3 Sđ vệ binh khiến quân Finns phải lùi lại 6 dặm và khiến Sđ 10 mất phần lớn đại bác. Quân Finns hôm 11/6 phải lùi sau chiến tuyến ban đầu sau khi bị 10 Sđ địch có đại bác và thiết kỵ đẩy lui.

TC Mannerheim sắp xếp lại lực lượng ở miền tây Isthmus giao cho Qđ 4 của Lt Gen Laatikainen chỉ huy gồm Sđ 3 của lữ KB và 1 Trđ của Sđ 18. Qđ 4BB chận địch theo yêu cầu của Gen Dietl; quân số Sđ này ở đông Karelia và lữ 3 vốn dùng làm quân trừ bị ở chiến tuyến Salla được chuyển đến tăng cường cho mặt trận Isthmus. Đội quân này đến Isthmus hôm 12/6 cùng Sđ7 và lữ 20. Hôm 14/6, địch dùng “tiền pháo hậu xung” nhưng bị chận dọc duyên hải; ngoại trừ làng Kuuterselka. Hôm sau, dịch chiếm lại các đồi cao gần làng này từ tay quân của Lt Gen Lagus khiến quân Finns phải lùi lại 3 dặm; chỉ còn lữ 3 chốt ở Uusikirkko. Lt Gen Oesch bắt đầu chỉ huy Qđ 3 và 4 kể từ 15/6. Cùng ngày, TC Mannerheim ra lệnh rút toàn bộ chiến cụ ra khỏi đông Karelia sâu 125 dặm vốn là vùng đệm 3 năm qua. Dân trong vùng được cấp ẩm thực để di tản. Sđ 2 của Maj Gen Martola giữ vững phòng tuyến trung tâm Isthmus. Cuộc lui binh chiến thuật của Sđ 10 do Col. Savonjausi chỉ huy đã chận đứng thành công lượng lượng địch áp đảo. Hôm 20/6 địch tổng tấn công khắp nơi khiến Viipuri thất thủ. Sđ 10 của Qđ 21 và Sđ 17 của Maj Gen Sundman và Sđ 11 đến từ đông Karelia để tăng cường. Gen Erfurth của Đức đã phải gọi chiến đấu cơ Stukas của Đức yểm trợ thành công từ 20-24/6.

BTNG Đức Ribbentrop đến gặp TT Ryti hôm 22/6 yêu cầu ký kết hiệp ước hỗ tương nhưng bị từ chối. Soviet hôm 23/6 gởi thư đòi Finland đầu hàng bằng văn bản ký bởi TT và BTNG. TT Ryti hôm 26/6 tuyên bố không ký kết hiệp ước hòa bình riêng rẽ nếu không có sự đồng ý của Đức và được Đức viện trợ vũ khí chống tanks tối tân đáng kể nhất. Địch dùng 16-17 sư đoàn tấn công mặt trận liên vùng VRT hôm 30/6 nhưng bị đẩy lui bởi Sđ 6 của Maj Gen Vihma (hy sinh trong trận này). Địch tung nhiều đợt tấn công các đảo lớn nhỏ trong vịnh Viipuri từ 1-7/7 nhưng đều bị đẩy lui; nhiều thuyền đổ bộ bị đánh chìm. Sau 20/7 địch bỏ mặt trận này để rút về mặt trận Baltic. Sđ 129BB và lữ pháo của Đức cũng rút đi cuối tháng 7. Mặt trận ác liệt nhất diễn ra ở Ledoga vùng duyên hải hôm 23/7 khi địch đổ bộ lên vị trí giữa Tuulos và Vitele. Vào thời điểm này, quân Finns không còn lực lượng trừ bị nào. Sau 10/7, địch ngưng tấn công trên khắp mặt trận toàn quốc để đối phó với quân Đức và mong chiếm Berlin trước khi quân ĐM tới nơi.

Đại sứ Mỹ Steinhardt ở Turkey  đã nói với người Finns ở Ankara rằng Soviet dự trù chiếm Helsinki và toàn bộ Finland vào giữa tháng 7 dù phải “nướng” 100-200 ngàn quân. Ông cũng thú nhận Mỹ giúp đồng minh Soviet mạnh về quân sự khiến ông xấu hổ vì đã không ngăn được “đồng minh” này lợi dụng sức mạnh ấy để xâm lăng Finland. Hôm 28/7, TT Ryti và 2 BT Walden, Tanner đến gặp TC Mannerheim; đề nghị ông thế chân TT Ryti lãnh đạo quốc gia. TC Mannerheim nói chỉ nhận để rút xứ sở ra khỏi chiến tranh và từ chức ngay sau khi đạt hòa bình. TT Ryti từ chức hôm 1/8. Hôm 4/8, QH thông qua đạo luật đặc biệt chỉ định TC Mannerheim làm tổng thống cộng hòa Finland. Vì phải lãnh chức vụ ấy kiêm TTL, ông phải qua lại dinh TT ở Helsinki và BTTM ở Mikkeli. TC Keitel bay đến Mikkeli gởi thư chúc mừng của Hitler; đại ý nói dân Finns không còn đủ sức chịu đựng chiến tranh (mà Keitel nói sẵn sàng kéo dài thêm 10 năm nữa); rằng tình hữu nghị giữa 2 dân tộc bền vững. TT Mannerheim cam đoan không bao giờ dùng vũ khí của Đức để chống lại nước Đức.

Gen Rendulic vốn thay Gen Dietl của Đức tử nạn máy bay hồi tháng trước cũng đến thăm vị tân tổng thống. Hôm 4/9 phái đoàn Finland do PM Hackzell cầm đầu trở về từ Moskva báo cáo TC Stalin đồng ý đề nghị của TT Mannerheim; do đó, lệnh ngưng bắn có hiệu lực từ 7g sáng cùng ngày trên mọi mặt trận trên bộ, biển và trên không. TT Mannerheim hôm 5/9 đã yêu cầu Gen Erfurth hối thúc Gen Renduric mau chóng rút quân Đức cho phù hợp yêu sách của Soviet. Tuy nhiên Soviet đã dời thời điểm ấy 24 giờ sau; tức 7g sáng 5/9 không rõ lý do. Dân Finns gần nửa triệu của tỉnh Lapland được lệnh di tản hôm 7/9 sang bên kia sông Oulujoki (hoặc sang Sweden tỵ nạn) vì họ từ chối sống dưới chế độ cộng sản Soviet dù được đề nghị cấp quốc tịch mới. Thế nhưng hôm 15/9 lại xảy ra biến cố quân Đức tấn công quân Finns trên đảo Nogland và bị đẩy lui bởi quân Lt Col Miettinen theo lệnh của Lt Gen Valve khiến 700 lính Đức bị bắt làm tù binh. Trớ trêu thay, sau đó quân Soviet đã bắt cả lính Đức và Finns làm tù binh! Soviet ra điều kiện ngưng chiến gồm các yêu sách chính như Finland phải cho Soviet “thuê” vùng Porkala trong 50 năm; nhượng vùng Petsamo có hải cảng bắc cực duy nhất của Finland; tiền bồi thường chiến phí từ 600,000 USD giảm còn 300,000 USD trả trong 6 năm; quân Finns phải rút về biên giới trước 1940; và tỉnh Viipuri lại thuộc về Soviet. Đây là cái giá đắt mà 55,000 quân Finns đã phải hy sinh tại đây để đổi lấy “hòa bình”!

TT Mannerheim vất vả tìm mới có vị chủ tịch tòa tối cao Finland Castrén nhận làm PM. Nội các 2 tháng tuổi của ông tuy ngắn nhưng rất được việc. Vì quân Đức vẫn còn trên đất Finland, quân Soviet tiến chiếm Reval hôm 24/9 và hôm sau chiếm Eskkia. Lt Gen Siilasvuo của Sđ 6 và lữ 15 được giao trọng trách đánh đuổi quân Đức ra khỏi bờ cõi theo yêu sách Soviet. Quân Đức rút đến đâu đều gài mìn và san thành bình địa đến đó. Maj Gen Pajari của Sđ 3 phụ trách đổ bộ sau lưng quân Đức tại Kemi bằng thuyền nhỏ hôm 30/9 theo kế hoạch của Lt Gen Siilasvuo để ngăn chúng trở lại. Tuy nhiên kế hoạch mới của Maj Gen Pajari lại cho đổ bộ tại hải cảng Roytta gần Tornio hôm 1/10. Đến 6/10 còn có thêm Sđ 11 của Maj Gen Heiskanen đến tiếp viện khiến quân Đức ở Tornio và Kemi bị đánh đuổi xa 250 dặm về hướng bắc; ngoại trừ 3 xã.

Kể từ tháng 11/1944, thấy không cần có mặt tại BTTM nữa, TT Mannerheim giao nhiệm vụ TTL cho Gen Erik Heinrichs để trở về dinh tổng thống ở thủ đô. Nhật lệnh cuối cùng của TT Mannerheim với tư cách TTL quân đội đọc hôm 31/12/1944. Sức khỏe của ông suy giảm kể từ 1945; nhiều đến độ phải trao quyền tổng thống cho PM Paasikivi vào mùa thu năm ấy để đi an dưỡng ở Portugal theo yêu cầu của bác sĩ riêng. Tại Portugal, ông đã đến thăm TT Carmona và gặp PM Salazar. Trở về nước, TT Mannerheim phải nhập ngay vào bệnh viện của Finland Red Cross và từ chức hôm 4/3/1946 vì lý do sức khỏe. PM quyền TT Paasikivi đã chính thức đắc cử vị trí này hôm 9/3/1946; lập trang sử mới hậu chiến của Finland.

Cựu TT Mannerheim qua đời hôm 27/1/1951 (28/1 giờ Finland) tại Cantonal Hospital ở Lausanne, Switzerland; được an táng hôm 4/2/1951 tại Hietaniemi Cemetery ở thủ đô Helsinki với nghi thức quốc tang và nghi lễ quân đội. Bộ QP Finland cũng quy định 4/6 (sinh nhật của ông) hàng năm là National Flag Day. Tiền €10 Mannerheim và tiền cắc phát hành hồi 2003 tại Saint Petersburg để vinh danh ông. Tượng ông cưỡi chiến mã được dựng lên ở Kiasma Museum of Art, tại Mannerheim Park ở Turku, tại Mikkeli, Lahti và thậm chí ngay cả trong khu rừng cách Tampere mấy cây số, nơi cuộc nội chiến kết thúc với phe tả bại trận. Đại lộ lớn nhất của thủ đô mang tên “Mannerheimintie”. Hôm 5/12/2004 ông được cơ quan “Suuret suomalaiset” (Great Finns) bầu làm “Vĩ Nhân Muôn Thuở” của Finland. Từ 1937 đến 1967 đã có 5 tem thư khác nhau vinh danh ông được phát hành trong nước; ngoài ra còn có tem “Liberator of Finland” 4c nội địa và 8c quốc tế được phát hành tại Mỹ.

(Finland PM Sanna Marin at EU Headquarter in Brussels on Mar 25, 2022)

PM Sanna Marin 36 tuổi của Finland trong cuộc họp báo cùng PM Anderson của Sweden tại trụ sở EU ở Brussells hôm 25/3/2022 đã tuyên bố “Nga không phải là một lân bang trước kia như chúng tôi nghĩ” và bà đã thúc giục Finland phải tìm chân thành viên NATO “toàn diện và mau chóng” ngay trong mùa thu năm nay. Bà khẳng định “nếu Tổng Thống (Sauli Niinisto) hoặc tôi nêu lên ý kiến mạnh mẽ về việc này thì không còn gì để thảo luận nữa”. Bà cảnh báo cuộc xâm lược Ukraina của Putin cho thấy bất luận Finland đứng trong hay ngoài NATO đều có hậu quả; vì Putin đã cảnh cáo đích danh Finland và Sweden. Thủ Tướng Marin cho biết không có thành viên NATO nào phản đối việc Finland gia nhập tổ chức này (ngoại trừ Turkey của radical muslim Erdogan muốn trả đũa vụ Finland cho chiến binh PKK người Kurds đòi độc lập tỵ nạn). TT Finland Sauli Niinisto và Sweden PM Anderson đã chính thức nộp đơn hôm 18/5/2022 cho TTK NATO Jens Stoltenberg.

Hậu thế 36 tuổi Marin biết rõ kẻ thù cộng sản ra mặt Stalin và cộng sản trá hình Putin hơn bất cứ lãnh tụ Âu châu nào khác vì họ đều là con gấu bắc cực Nga hung hăng và háu đói; và vì Finland là quốc gia có biên giới với Nga dài nhất so với các nước Âu châu khác: 810 miles (1,300km). Bà thừa biết mọi hiệp ước “hòa bình” chỉ là tờ giấy lộn: Hiệp ước Hitler-Stalin 23/8/1939 để chia đôi chiếc bánh Poland, Soviet-Estonia 28/9 và Soviet-Latvia, Lithuana 5/10 cùng năm để Soviet được đóng quân thường trực (và ở luôn không về). Các đảo thuộc vịnh Baltic như Hiiumaa, Saaremaa; các cảng Ventspils, Liepāja đều trở thành căn cứ quân sự của Soviet. Hôm Latvia ký “hiệp ước tương trợ” với Soviet cũng là ngày Stalin đưa bản dự thảo “hiệp ước hỗ trợ” buộc Finland cho Soviet “thuê” bán đảo Hanko 50 năm; nhượng các đảo ở vịnh Finland, một phần bán đảo Rybachi có cảng đánh cá, cảng Petsamo ở cực bắc gần Murmansk. Biên giới trên eo đất Karelian của Finland gần Leningrad (St.Petersburg như trước 1917 và kể từ 1991 sau khi Soviet sụp đổ) đã bị lấn 35 km để đổi lấy vùng đất hoang Karelia.

PM Marin không thể quên biến cố 26/11/1939 Soviet vu cáo quân Finland gần Mainila ở Karelia bắn trước để xé hiệp ước bất tương xâm năm 1932; lập chế độ bù nhìn cộng sản Otto Kuusinen, kẻ lưu vong ở Soviet sau khi bại trận nội chiến 1918; nay dùng sự kiện ngụy tạo ở Mainila để nhờ Soviet giúp trở về Finland lập chế độ “cộng hòa nhân dân“. Soviet phát động cuộc chiến xâm lược Finland hôm 30/11/1939 trong bối cảnh Finland không có liên minh quân sự với cường quốc nào; và tương quan lực lượng Soviet-Finland rất chênh lệch 1,000,000 vs 150,000. Tương tự đội TQLC Ukraina không căn cứ và đồn bót cố định 80 năm sau, đội quân ma trượt tuyết “Belaja Smertj” (thần chết áo trắng theo tiếng Nga) và vũ khí “Molotov Cocktail” (bom xăng [đặt theo tên của BTNG Soviet Vyacheslav Mikhailovich Molotov thời đó] tự chế dùng cho du kích chiến) đã khiến Stalin sửng sốt; nhất là khi Soviet bị trục xuất hỏi hội Quốc Liên về tội xâm lăng (tổ chức này chưa có quy chế phủ quyết cho các thành viên sáng lập). Dự trù hoàn tất chiến dịch này trong 3 tuần để mừng birthday thứ 60 của đồ tể Stalin năm ấy thất bại thảm hại với hơn 200,000 lính Soviet tử vong (xem lời mời mọc Putin của PM Marin trên đầu bài này) , hơn 300,000 bị loại. Quân Finns chỉ có 26,000 hy sinh. Âm mưu lập chính phủ bù nhìn Otto Kuusinen ở Finland cũng bị bỏ rơi.

Thời đó chưa có tổ chức mạnh NATO gồm 30 nước thành viên do siêu cường Mỹ cầm đầu để nương tựa cho nên Finland đành cắn răng chịu ký hiệp ước “Peace of Moskva” hôm 13/3/1940 như đã nói trên; qua đó, Finland mất dải Karelia, phần vùng Salla của Lapland; chưa kể bán đảo Hanko dưới dạng “thuê” giả tạo. Hiệp ước “Peace of Paris” hồi 1947 càng tệ hơn vì các phần đất dựa vào quân Đức để chiếm lại hồi 1939 đã bị Soviet tái chiếm hồi 1941; lại còn bị mất thêm vùng quanh Petsamo có hải cảng duy nhất không bị phủ băng tuyết; và phải bồi thường chiến phí nặng như nói trên; chỉ khác 3 nước vùng Baltic ở chỗ Finland không bị quân Soviet chiếm đóng và vẫn giữ được nền độc lập của mình qua đến thế kỷ 21 ngày nay. Finland nay phải xin gia nhập NATO để củng cố các liên minh phòng thủ riêng rẽ đã lập như LM “Hợp Tác Quốc Phòng Bắc Âu 2009” với Sweden, Denmark, Norway, Iceland; LM “Finland-Sweden 2018” và mới đây LM “Finland-UK” hồi tháng 4/2022. Tuy chưa chính thức vào NATO nhưng Finland từng từng đưa phi công đến Mỹ, Norway huấn luyện hồi 2013, 2015 và từng tập trận chung với tổ chức này; lần chót là 2018.

HÀ BẮC (Lược dịch hồi ký của Thống Chế Mannerheim và các tin thời sự cập nhật online 2022)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here