Vệ tinh Cassini

0

ĐD
Vệ tinh thám hiểm không gian Cassini của cơ quan hàng không quốc gia NASA được phóng vào không gian từ năm 1997 và đã bay vào quỹ đạo của những vòng đai vẩn thạch kỳ lạ và vĩ đại của sao Saturn từ 2004.
Ngày 19 tháng 7 vừa qua, lúc ngôi sao này bị che khuất bởi mặt trời, và vệ tinh Cassini đã chụp được toàn cảnh toàn hệ thống ngôi sao khổng lồ Saturn cùng những hành tinh quay quanh nó cũng như hình ảnh chi tiết của những vòng đai bụi vẩn thạch, đặc sắc vì đây là lần thứ ba hình ảnh trái đất của loài người được nhìn từ rất xa trong không gian, từ bên ngoài thái dương hệ cho thấy trái đất phiền nhiễu với “hỉ nộ ái ố sầu bi” thật nhỏ nhoi, mong manh, khiêm tốn chỉ là một chấm quá nhỏ. Nhỏ hơn một hạt bụi mất hút giữa không gian thăm thẳm.
Saturn cũng như trái đất nằm trong một hệ thống gồm một định tinh nằm ở giữa và 8 hành tinh lớn nhỏ quay chung quanh được goị là thái Dương Hệ. Thái dương hệ của chúng ta đã có mặt trong vũ trụ từ 5.000 tỷ năm trước và gồm những hành tinh sau đây kể từ gần nhất với mặt trời là: Mercury, Venus, Trái đất, hoả tinh, Jupiter, Saturn, Uranus, Neptune.
Phần lớn khối lượng vật chất của thái dương hệ nằm ở mặt trời, kế đó là Jupiter. Ngoài những hành tinh chính kể trên, quỹ đạo quanh mặt trời còn một số thiên thể không thể xếp hạng là loại định tinh hay hành tinh. Những thiên thể này được giới thiên văn gọi là những hành tinh dwarf (Có nghĩa đen là thằng lùn dị dạng). Những hành tinh đặc biệt này, có khối lượng đủ lớn để bị chi phối bởi sức hút ( trọng lực ) của những hệ thống thiên thể nhưng điều đặc biệt là chúng không có một quỹ đạo xác định.
Một điều quan trọng khác là 4 hành tinh trong thái dương hệ gồm Mercury (Thuỷ Tinh), Venus (Kim Tinh), trái đất, Mars (Hoả tinh) được gọi chung là những hành tinh “giống trái đất” vì được cấu tạo bởi đá và kim loại nặng . Đây là những hành tinh được “tái sinh” từ những đám tinh vân do sự nổ vỡ của những hệ thống thiên thể hoặc những đám mây phân tử (molecular cloud). Chỉ những thiên thể tái sinh mó có những kim loại nặng như sắt, đồng, chì, kẽm vv
Như kinh thánh nói, chúng ta đến từ cát bụi, sẽ trở về cát bụi và sẽ lại tái sinh như những vì sao. Cassini không thể chụp được nhiều hình của trái đất vì mặt trời quá gần với sao Saturn do đó nếu chụp hình thẳng, ánh sáng quá mạnh của mặt trời sẽ làm hư hại những máy dò tế nhị trên vệ tinh, do đó người ta phải chờ cơ hội khi mặt trời nằm phía sau của ngôi sao mới có thể chụp được.
Trước đó năm 2006 vệ tinh Cassini cũng đã chụp được một tấm hình của Saturn và trái đất. Hành tinh mỹ miều và đa sự là trái đất của chúng ta ở đâu, xin quý thính giả thử tìm coi trái đất ở đâu và chúng ta đang ở đâu và làm gì?
Trái đất của chúng ta chỉ là một chấm màu trắng nhạt mờ vô cùng nhỏ bé ở phía tay trái, trên cao trong rìa vòng vẩn thạch đầu tiên của Saturn. Hy vọng quý vị tìm thấy mình ở đó, thấy cái tôi ……….
Những vòng vẩn thạch đẹp kỳ lạ của Saturn khiến ngôi sao này mang một vẻ huyền bí đầy quyến rũ không giống bất cứ ngôi sao nào trong Thái Dương hệ, chính vì thế mà Cassini đã được đưa vào cuộc thám hiểm tháng 10 năm 1997 cùng với một dụng cụ thăm dò của cơ quan hàng không Âu Châu được cho đổ bộ thẳng xuống một hành tinh nhỏ đó là mặt trăng Titan trên quỹ đạo của Saturn. Vệ tinh Cassini được dự trù chỉ hoạt động tới năm 2008 nhưng nhờ trời tới nay nó vẫn khoẻ mạnh và vẫn hoạt động đắc lực.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here