Virus Vũ Hán Và Bi Kịch Khổ Đau

0

Linh Vũ xin giới thiệu quý độc giả bài viết của một người bạn văn Khế Iêm trong đại dịch virus Vũ Hán, để chúng ta suy gẫm về đau khổ và hạnh phúc, sự tồn tại và mất mát trước hoàn cảnh bất ngờ xảy ra trong cuộc sống và phải chăng cuộc đời chỉ là vô thường !. Tôi xin gởi cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt để mọi người có thể tùy chọn ngôn ngữ để đọc.

Khế Iêm

Nhà thơ Khế Iêm tên thật Lê Văn Đức sinh năm 1946 tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định. Chủ trương Tạp chí Thơ tại Hoa Kỳ và phong trào thơ Tân hình thức Việt. Chủ biên Blank Verse (Thơ Không Vần, 2006) và Thơ Kể (Poetry Narrates (2010), cả hai là thơ Tân Tân hình thức Việt, ấn bản song ngữ. Saigon Nhỏ hân hạnh giới thiệu cùng độc giả những suy nghĩ của nhà thơ Khế Iêm về cuộc sống trong đại dịch corona, và trân trọng cảm ơn ông đã gởi tới chúng tôi tản văn này.

oOo

Mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây. Quay trở lại lịch sử phương Tây, văn minh Ai cập có từ khoảng 3200 năm, trước công nguyên. Sau đó truyền lại cho Hy Lạp, La Mã, và Âu Mỹ hiện nay. Còn văn minh phương Đông, tiêu biểu là Trung Hoa, thời Tam hoàng Ngũ đế, cũng khởi đầu vào khoảng 2850, trước Công nguyên. Đến thời kỳ Phục hưng, sau Công nguyên, phương Tây bắt đầu có những khám phá về khoa học kỹ thuật, đồng thời mở đầu cho những thể chế dân chủ. Thế kỷ 20 đánh dấu thời kỳ những tiến bộ vượt bực của phương Tây, tiêu biểu là Mỹ, về mọi bộ môn, mang tính sáng tạo. Còn Trung hoa, thay vì tiếp nhận những giá trị nhân bản của văn minh phương Tây, thì lại tiếp thu chủ thuyết karl Marx, với tuyên ngôn Cộng sản của Marx và Engels, lập nên chế độ độc đoán. Sự khác biệt giữa hai thể chế, đưa tới cuộc đối đầu không khoan nhượng. Muốn thắng Mỹ, chỉ còn nước hủy hoại nền văn minh Mỹ? Thuyết âm

mưu với vũ khí sinh học, virus Vũ Hán, có phải là sự thật? Dĩ nhiên, không có bằng chứng nào cả, nhưng thực tế thì ai cũng biết, vì không có tự do ngôn luận nên thông tin bị bưng bít, vừa đủ để con virus lan rộng đến không ngờ. Virus bệnh dịch thì vô hình, nhưng nỗi hoang mang lo sợ thì đã hữu hình trong ánh mắt và trên khuôn mặt mỗi người. Virus Vũ Hán nói với người dân Trung quốc, muốn tránh những tai họa, phải sống trong một thể chế dân chủ. Người dân chỉ giao chức quyền cho những ai phục vụ quyến lợi của người dân, qua những cuộc bầu cử công bằng, liêm chính. Để tránh Virus Vũ Hán, chúng ta phải sống cách ly, hạn chế gặp gỡ. Con người là sinh vật đáng sợ, so với bất cứ sinh vật nào. Chiến tranh chẳng phải là những bệnh dịch khác, vốn đã tiềm tàng trong lương tâm và nhân cách con người? Con người có tốt có xấu, nhưng thường thì cái xấu nhiều hơn. Có những người đầy lòng nhân ái, nhưng cũng có những kẻ chuyên cướp bóc, bức hại lẫn nhau. Điều này cũng bình thường và chúng ta phải chấp nhận, vì đã là con người thì có sự khác biệt về tâm tính và hiểu biết. Sống chung đụng với nhau, càng chênh lệch về kiến thức và bản chất, càng dễ gây ra đổ vỡ. Văn hóa phương Tây giải quyết bằng cách ly dị, tránh gặp mặt nhau. Còn văn hóa phương Đông giải quyết bằng cách để mặc khổ đau.

Virus Vũ Hán là điềm báo, văn minh nhân loại lúc nào cũng có thể bị hủy diệt, buộc con người phải quay về thời hồng hoang (primitive age). Chẳng có giai tầng nào là thượng đẳng, và cuộc sống chỉ như một sợi chỉ mong manh. Cái chết bình thường là tự nhiên, không đáng sợ, nhưng cái chết vì virus Vũ Hán là bất thường, gây lan nhiễm tới những người xung quanh. Mỗi người phải bảo về sức khỏe của mình, không phải vì mình mà vì người khác. Những sự kiện trên là mảng thông tin mang tính

 thời sự, ở tầm mức xã hội, có thể đúng hay sai, tùy thuộc nhận xét của từng người. Nếu thấy không đúng, xin cứ bỏ qua. Nếu thấy đúng, chúng ta thử đi sâu vào chi tiết để tìm rõ ngọn nguồn.

oOo

Trong đời sống bình thường, đa số chúng ta đều có một gia đình tương đối hạnh phúc và ổn định, tuy có đôi lúc bất đồng. Nhưng với một số nhân vật nổi tiếng, hạnh phúc thật sự của họ lại ở đằng sau cánh cửa khổ đau, triết gia Hy Lạp Socrates là một ví dụ. Công trình triết học của ông đóng góp cho nhân loại, hình thành nền văn minh phương Tây, phát triển về mọi mặt từ triết học, khoa học, văn hóa là những chứng cứ. Nhìn về khía cạnh tôn giáo, Phật giáo cho rằng ; sự sống tự nó không bất ổn, chính thể dạng tâm thức của chúng ta phát sinh ra hạnh phúc hay khổ đau Như vậy, tìm hiểu về khổ đau chẳng phải là những quan niệm chủ quan sao? Mà chủ quan là sai. Cái sai được viết ra, trở thành cái đúng, giúp chúng ta thấy được niềm vui khổ đau. Hạnh phúc chỉ xảy ra trong thoảng chốc, còn khổ đau thì triền miên. Thơ, thiền, tình, tiền, có lẽ đó là những phạm trù bao gồm tất cả của đời sống. Nếu tình, tiền gây ra khổ đau thì thơ và thiền là phương tiện giải thoát khổ đau. Nhưng nếu thiền là nơi ẩn náu cho những người bình thường, thì thơ dành cho những người không bình thường. Càng khổ đau, con người càng mau chóng tìm được sự an bình trong thiền định, và người làm thơ trở thành nhà thơ. Nếu muốn tránh khổ đau thì đừng nghĩ tới khổ đau. Cái ngã làm ra cái nghĩ, cái nghĩ làm ta khổ đau. Của cải vật chất có thể làm cái ngã lớn lên, nhưng hiểu biết và kiến thức làm cho cái ngã nhỏ lại. Mỗi người đều có cái nghĩ, không hẳn là đúng, nhưng nếu quá khác biệt sẽ gây va chạm, phản ứng, nghịch cảnh, kịch bản khổ đau. Triết gia cổ đại Hy Lạp, Socrates có một bà vợ dữ dằn, và cũng nhờ thế mà ông trở thành triết gia.

Con người sinh ra để sống, mục đích là sống còn, mà sống còn thì phải trả giá. Sinh, lão, bệnh, tử; có sinh phải có diệt, muốn có hạnh phúc phải nếm mùi khổ đau. Hạnh phúc làm cho cuộc đời vui sướng, còn khổ đau giúp con người trưởng thành, lớn lên, học hỏi, tạo thành sự nghiệp. Một câu chuyện đâu đó, người chủ nhà, một hôm, bỗng thấy một đống phân ai đổ trước sân, không biết làm thế nào, đành xúc từng sẻng rải ra sau vườn, chẳng bao lâu, bỗng thấy cây cối um tùm, hoa thơm trái ngọt. Đống phân tiêu biểu cho sự khổ đau, và hoa trái là hạnh phúc của đời người. Có hạnh phúc phải có khổ đau. Muốn tránh khỏi cái nghĩ, chỉ có cách thiền định và tụng niệm, sống cuộc đời tu hành, vượt qua cái ngã, cái nghĩ là cái ngã. Còn thơ thuộc về đời sống, mà đời sống là cội nguồn thách thức khổ đau. Đối với những người không biết đến thơ và thiền, thì chỉ có cách giải quyết bằng chiến tranh. Trong lịch sử nhân loại đã xảy ra biết bao nhiêu cuộc chiến, như thế chiến thứ nhất và hai. Nếu trải nghiệm qua khổ đau, sẽ không còn khổ đau. Thơ và thiền giúp con người nhận biết khổ đau. Tránh khổ đau, đưa tới cô độc. Cô độc là niềm vui sướng vô biên. Những thiền sư đều là những người cô độc. Nhà thơ cũng vậy.

Nhưng bi kịch là những khổ đau tột cùng, chỉ xảy ra đối với một số người tột cùng. Nếu chúng ta giúp người khác của cải vật chất, chúng ta mất của cải vật chất. Nếu chúng ta giúp đỡ người khác về tinh thần, chúng ta rước lấy khổ đau. Chẳng phải những nhà tranh đấu cho nền độc lập dân tộc đã phải hy sinh cả mạng sống, đó sao? Hạnh phúc hay khổ đau không phải do những gì ta làm từ kiếp trước, luân hồi sinh tử, mà do chúng ta tự chọn, từ ngay cuộc đời này. Đừng trách cứ một ai. Được cái này, mất cái kia. Cái nào cũng phải có cái giá của nó. Giá trị càng lớn, khổ đau phải trả càng nhiều. Ngẫm lại, con người sinh ra đã là may mắn, hạnh phúc hay khổ đau cũng chỉ là vô thường, hoại diệt, đến rồi đi.

Nhưng nếu không nhờ có vô thường thì làm sao chúng ta buông bỏ được cái ngã, để nhận ra, “cuộc sống là đất đai, sáng tạo là hạt mầm, và khổ đau là màu mỡ cho nghệ thuật sinh ra.” Nghiệm về khổ đau giúp chúng ta nhận thức được vị trí chính mình và mọi thứ chung quanh, không thể tách lìa, dù là bi kịch, cũng cứ coi như không có. Thế thôi.

(Friday, March 13 – 2020)

The poet Khế Iêm was born Lê Văn Đức in 1946 at Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định Province, Việt Nam. He has long been an advocate of Poetry Magazine in the United States and the Vietnamese New Formalist movement. He is is the editor of Blank Verse (Thơ Không Vần, 2006) and Poetry Narrates (Thơ Kể, 2010), both bilingual editions of Vietnamese New Formalist Poetry. 

 Little Saigon is pleased to the thoughts of poet Khế Iêm on the Corona virus pandemic, and we would like to thank him for delivering this essay to us. 

oOo

 The sun rises in the East and sets in the West. Going back in Western History, Egyptian civilization dates from around 3200 B.C. The mantle was then passed on to Greece, Rome and then Europe. As for Eastern civilization, we typically date it to the period of the Three Emperors, meaning it also began around 2850 B.C. By the time of Renaissance, the West began to make scientific advances and technical discoveries while at the also developing democratic institutions. The 20th century marked a period of outstanding progress in the West, especially in the United States, where creativity was notable in all subjects. China, instead of embracing the humanist values of Western Civilization, absorbed the doctrines of Karl Marx, with the Communist Manifesto of Marx and Engels, establishing a form of authoritarianism. The difference between the two forms of institutions resulted in an uncompromising confrontation. To beat the U.S. is to ruin only the fundamentals of American civilization? Is the conspiracy theories of the Wuhan virus as a biological weapon to be treated as truth? Of course, there is no evidence for the conspiracy theories. But everyone knows that there is no freedom of speech in China and that information is controlled very tightly, and this created part of the preconditions for the virus to spread unexpectedly. The pandemic virus is invisible, but bewilderment and fear are visible in the eyes and faces of all people. The Wuhan virus, according to the people of the PRC, who want to avoid disasters, must have a democratic society. The people only authorize those who serve the interests of the people through fair and honest elections. 

To avoid the Wuhan virus, we must live in isolation and limit our encounters. Humans are terrifying creatures, more so than any other creatures. Wars might be similar to diseases, inherent in the consciences and human character? Humans are good and bad, but more often bad. There are those people who are full of kindness, and also those who specialize in plundering and persecuting one another. This is normal and we have to accept that as human beings, there is a distinction between thoughts, feelings and understanding. Living together causes us to collide with each other. The more there is a difference in knowledge and nature, the more this is likely to cause a breakdown. Western culture deals with separation with avoid meeting one another, and Eastern culture deals with the acceptance of suffering. 

 The Wuhan virus is an omen, as civilization can always be destroyed, forcing people to return to a primitive state of existence, where class structure is less vivid, and life hangs on a fragile thread. Predictable death is natural, unfrightening. But the Wuhan virus death is unpredictable, causing infectious crowd. Each person must protect their health not only for themselves but also for others. The above events are quite topical on a societal level depending on the individual’s understanding. If you do think this is correct, please simply ignore it. If you do think this is right, we may try to drill down into the details to find the source of the information. 

oOo

 In normal life, most of us have a relatively happy and stable family, although there may be disagreements sometimes. But for some celebrities, their true happiness is hidden behind the door of suffering; for example, the Greek philosopher Socrates. His philosophical work contributed to humanity, formed Western civilization, and developed all aspects of philosophy, science and culture. From a religious perspective, Buddhism says that “life itself is not unstable; the form of our minds produces happiness or suffering.” Thus, is the study of suffering not a subjective concept? That subjective nature is simply wrong. The error is written and then becomes right, which helps us to see joy or suffering. Happiness happens only for a while, while suffering is constant.  

Poetry, meditation, love, money perhaps these are all-encompassing concepts in life. If love and money cause suffering, then poetry and meditation are the means to relieve suffering. But, if meditation is a refuge for ordinary people, then poetry is for extraordinary people. The more people suffer, the more quickly they find peace in meditation, and an author of poetry becomes a poet. If you want to avoid suffering, don’t think about suffering. The self makes the thought; the thought makes us suffer. Material wealth can make the self grow, but knowledge and understanding make the self smaller. Everyone has thoughts which are not really the truth, but confusion will also cause collisions, reactions, adversity and scenarios of suffering. Ancient Greek philosopher Socrates had a fierce wife, so he became a philosopher.  

Man is born to live, the purpose is alive, but to live is to pay the price. Birth, age, sickness, death; there must be birth to death, and there must be the desire for happiness to have suffering. Happiness makes life happy, and suffering helps people grow, mature, learn and have a career. A story somewhere, somebody, one day, suddenly saw a pile of manure pouring in his yard, and he does not know what to do. He had scooped it into the back of each garden, and soon saw luxuriant trees and sweet scented flowers. The pile of manure represents suffering, and the fruit represents the happiness of life. To have happiness, there must be suffering. 

 To avoid thinking, there is only the way of meditation and chanting, living the spiritual life, overcoming the self and the thoughts which are the self. Poetry belongs to life, but life is the source of the challenge of suffering. For those who do not know poetry and meditation, there is only war as a solution. In human history, we have had so many wars, such as the First and Second World Wars. If you have passed the experience of suffering, there will be no more suffering. Poetry and meditation help people recognize suffering. Avoiding suffering leads to loneliness. Loneliness is a boundless joy. Zen masters are solitary people. So too is the poet. 

 But tragedy is the ultimate misery. It happens only in extreme circumstances. If we help others’ material wealth, we lose material wealth. If we help others’ mental health, we receive suffering. Have not the fighters for national independence sacrificed their lives? Happiness or suffering is not due to what we do from a previous life, samsara, but from our own choices right from this life. Do not blame anyone. Get this, lose that. Everything has its price. The bigger the value, the more suffering you have to pay. 

 In retrospect, humans are born lucky, as happiness or suffering is also impermanent, perishing, coming and going. But, if it were not for impermanence, how can we let go of the self to realize that “Life is soil, creativity is a seed, and suffering is fertilizer for the art of being born.” The experience of suffering helps us to be aware of ourselves and everything around us, inseparable, even tragedy, just as if it is not. That is all. 

 (Friday, March 13 – 2020)

 Translated by Dr. William B. Noseworthy 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here