Ý NGHĨA HAI TỪ CÀ CHỚN.

0

Nguyễn Xuân Quang.

Cà Chớn Nghĩa Là Gì?
Cà chớn là một từ đôi có hai từ Cà và Chớn.
A.Cà nghĩa là gì?
Từ Cà có hai trường hợp có nghĩa và không có nghĩa.

1.Trường hợp Cà nghĩa.
– Cà là Trứng.
Gốc Ca- trong Việt ngữ có một nghĩa là trứng.
[Xin nhắc lại Việt ngữ có gốc (roots) chữ, (Tiếng Việt Huyền Diệu)].
Cà có một nghĩa là trứng. Anh ngữ cây cà là egg-plant. Mường ngữ cà nhắc: mô tả quả trứng ở trong núi đang nở ra loài người (Nguyễn Văn Khang, Từ Điển Mường Việt, nxb Văn Hóa Dân Tộc Hà Nội).
.Cà chua là cây có quả hình trứng có vị chua.
.Cà tím là cây cà có quả hình trứng mầu tím.
.Cà pháo là cây có quả hình trứng, muối ăn dòn tan như pháo nổ trong miệng vì liên hệ với sấm nổ như pháo (pháo tống, pháo đùng).
Ông Dóng Phù Đổng Thiên Vương, vị Thần Sấm Dông liên hệ với quả cà. Dóng là Dóng Trống. Trống biểu tượng cho sấm (đánh trống qua cửa nhà sấm). Ông Dóng là ông Đánh Trống, ông Dóng Trống là ông thần sấm. Phù Đổng với Phù là nổi (phù kiều là cầu nổi và Động là sấm [từ đôi điệp nghĩa chấn động tức chấn (vi lôi là sấm) = động]. Sấm chuyển động bốn phương trời. Ông Dóng Phù Đổng Thiên Vương là Ông Thần Sấn Dông Gió Nhà Trời.
Ông Dóng “hay hiện ra trong những ngày đầu hè có dông, lúc cà đã đậu trái”…. “Từ lâu người ta đã thờ ông Đổng, cha Khổng lồ ở một cái miếu cổ và cúng ông bằng bát cơm, dĩa cà cúng chay vào tiết mưa dông đầu hè (mồng chín tháng tư âm lịch). Theo các cụ, trước và trong ngày ấy bao giờ cũng có gió bão, sấm chớp và có mưa to. Các cụ nói: đó là ‘ông Đổng về hái cà’ hay ‘gió hái cà’. Cũng từ lâu làng Dóng được gọi là kẻ Đổng có tục trồng riêng một sào cà để dành cho ông Đổng về hái “ (Cao Huy Đỉnh, Đất Nước Vùng Trung Châu kể chuyện ông Dóng, Hùng Vương Dựng Nước, NXB KHXH, HN, 1972 t.I, tr.109, 110).
Lưu Ý
Ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch là Ngày Vía Ông Dóng Sấm Dông Phù Đổng Thiên Vương. Số 9 là số Chấn vi lôi (Chấn là sấm) và số 4 là số Cấn vi sơn (Cấn là núi). Ngày 9 tháng 4 là ngày Sấm Đầu Núi. Ông Dóng Phù Đổng Thiên Vương có một khuôn mặt là Sấm Đầu Núi, hình bóng của Hùng Lang sinh ra từ Bọc Trứng thế gian Âu Cơ-Lạc Long Quân, con của Sấm Chấn Lạc Long Quân và Âu Cơ có một khuôn mặt Núi (dẫn 50 con lên núi), Ông Dóng Trống Sấm Dông Phù Đổng Thiên Vương có một khuôn mặt liên hệ với Bọc Trứng Lang Hùng nên thích ăn cà quả trứng và giúp Hùng Vương thứ 6 đánh giặc Ân là vậy.
Khi có giặc Ân, mõ rao tìm người ra cứu nước, ông Dóng rời chõng đá, đứng phắt dậy, vươn mình thành người khổng lồ nói với mõ:

Bay về bay dổng vua bay,
Cơm thời bay thổi cho đầy bẩy nong,
 thời muối lấy ba gồng,
Ngựa sắt vọt sắt ta dùng dẹp cho…
Ông Dóng thích ăn cà, ăn hết ba gồng, ba gánh cà. Chỗ khác lại kể ông Dóng ăn liền một lúc hết:

Bẩy nong cơm ba nong ,
Uống một hơi nước cạn đà khúc sông.
Cà là trứng biểu tượng cho bọc Trứng thế gian, Bầu Trời thế gian đội lốt Trứng Vũ Trụ, không gian, khí gió. Ông Đổng ăn cà vào giống như ăn cả vũ trụ, bầu trời khí gió vào người nên trở thành ông Thần Sấm Dông Gió Nhà Trời (Ông Đổng Mà Đúc Trống Đồng).

. Cà dái dê
Cà là trứng. Hòn dái hình trứng nên gọi là trứng dái. Trứng dái là Cà thấy rõ qua bài đồng dao: “Cậu lậu quả cà…” (xem Cậu Lậu Quả Cà).
Cà giống trứng dái dê gọi là cà dái dê…
-Cau.
Cau có gốc ca-, trứng. Tên thực vật areca catechu. Areca thuộc họ cây kè arecaceae. Catechu lấy từ Mã Lai ngữ kachu (Mã ngữ thuộc Nam Đảo ngữ, một nhánh Lạc Việt Hải Đảo) chỉ chất lấy từ vài loại cây vùng nhiệt đới có tính làm co rút (thu liễm) dùng để nhuộm, thuộc da và làm thuốc trị sán lãi. Ta có ca- = cau. Phạn ngữ khaidira, khaur, cau, có kha-, khau- = cau. Mường Việt cổ gọi cau là nang như mo nang là mo cau. Nang là bọc, túi, có một nghĩa là trứng. Quả cau giống quả trứng, bổ đôi trông giống quả trứng luộc cắt đôi. Mã Lai gọi cau là pinang. Đảo Pinang hay Pénang là đảo Cau. Người Trung Hoa không ăn trầu cau mượn Việt Mường ngữ nang gọi là lang, binh lang cùng âm với pinang (Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt).
Cau hình trứng nên có một khuôn mặt là Trứng Trăm Lang Hùng nên ngày giỗ Tổ Hùng Vương ở Đền Hùng Vương phải cúng cau nguyên quả, nguyên buồng mà không cúng trầu (trầu là lá đỏ cùng nghĩa với lá đa biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ).
-Cà kê
Chuyện này nọ, lan man, lăng nhăng….
Mường ngữ ca, là gà, Hán Việt kê là gà.
Chuyện cà kê là chuyện ‘gà ta, gà Mường và gà Hán Việt’. Gà trống là qué (gà qué), là que là cọc là cược, cặc liên hệ với Anh ngữ cock. Kê ruột thịt với ke có một nghĩa bộ phận sinh dục nam (Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhodes), với kẻ (que thẳng dùng là thước kẻ), qué, que. Chuyện cà kê là chuyện lăng nhăng. Cà kê dê ngỗng là chuyện lan man từ gà (qué, ke) qua dê (ba mươi lăm) qua ngỗng (ruột thịt với ngổng)… Các bà thich nói chuyện cà kê là vấy!
-Cà cuống
Cà là nói trại đi của từ cá, loài sống dưới nước. Cuống là cọng, que của lá. Cà cuống là một loài bọ nước (water bug) có hình lá có cuống là cọng nhọn ở miệng dùng hút thịt con mồi. Cà cuống gọi theo hình lá thấy qua Thái ngữ là Maeng da (แมงดา). Từ Maeng da là cà cuống đồng âm với tên một loại lá cây ma túy Kratom (Mitragyna speciosa) thuộc họ cà phê. Không biết lá loại  cây này có mùi ví như cà cuống không?
Maeng da có nghĩa lóng là ‘pimp, ma cô, “trùm lá đa’
2.Trường hợp Cà khôngcó nghĩa
Cà chỉ là một phụ từ thêm vào không có nghĩa, một thứ trợ âm.
Tiếng Việt là tiếng có nòng nọc (âm dương), mang tính dịch học thường nói hai từ đi đôi, song tiết với nhau cho cân đối, đối nhau nên thường có một từ phụ dùng như một thứ trợ âm thêm vào câu nói cho trơn miệng lưỡi, cho có nhạc điệu, cho nhịp nhàng, uyển chuyển, không cộc lốc, cọc cằn…
Ví dụ:
-/ tong teo (gầy) nói thành cà tong cà teo.
-/ khẳng khiu [khẳng nói trại đi của khăng là khúc cây như đánh khăng là trò chơi đánh bằng hai khúc cây, Mường ngữ khăng, săng là quan tài làm bằng cây, gỗ, khẵng, nhựa dán gỗ. Khiu là khêu (lêu khêu) biến âm với khều (dùng cây dài để lấy một vật gì), sếu (loài cò sếu cao cẳng]. Khẳng khiu là cao như cây que, nói thành cà khẳng cà khiu.
-/ tưng tửng (tàng tàng, hơi khùng, mát dây) nói thành cà tưng cà tửng (rồi nói gọn lại là cà tửng).

-/ thọt chân: nói thành đi cà thọt…
-Phiên âm từ k (ca), kh (ca hát), ca, ga.
Ví dụ.
.Cà ràng: cà ràng vốn là tiếng Khmer kran, tên gọi một loại bếp lò: k = cà, ran = ràng.
.Cà Mâu phiên âm từ gốc Khmer ngữ Tuk Khmâu. Tuk là Nước. Theo t = n như tâng tiu = nâng niu, Tuk = Núc, nước, nác như bếp núc = bếp nước. Theo t = tr như tui = trui (luyện), Tiều = Triều (châu) tá co tuk = trút là đổ như trút nước ra, mưa như trút nước.
Khmâu là đen: Kh = Cà, mâu = Mâu.
Cà Mâu là Nước Đen vì nước ở vùng này có mầu đen do lá thực vật như rừng đước (Rừng Mắm) mục nát.
Cà nhắc, đi khập khểnh tiếng Khmer kh-nhak.
Từ Khmer Kchol có K = cà, chol = chớn. Kchol = Cà chớn.
Đây là trường hợp của chữ cà trong cà chớn này.
Rõ hơn cà là biến âm ca, ga như cà na, quả trám, Khmer: kana có gốc từ họ cây canarium, café = cà phê, carat = cà rá, kasaya (Phạn ngữ = cà sa (áo), gamel = cà mèn…
Tóm lại cà trong cà chớn là một trợ âm.
1.Chớn nghĩa là gì?
Ta thấy cà chớn thường dùng với tiếng lóng nên có hai nghĩa đen (‘nghĩa ngang’) và nghĩa bóng (kể cả nghĩa lóng).

Chớn có khi dùng trớn như thấy trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của.
Lưu Ý
Nhiều tác giả thường bàn về ch với tr, n với l, s với x, d với gi… với những lý giải khác nhau. Theo tôi phải chú ý tới một khía cạnh chủ yếu nữa là nguồn gốc của từ đó để định từ nào là từ gốc có trước từ nào là từ ngọn, có sau. Từ gốc dĩ nhiên mang dòng máu của từ mẹ có cùng âm với từ mẹ. Ở đây chớn hay trớn từ nào là do từ gốc, từ cổ? Ví dụ từ chăng, trăng (moon). Nếu nhìn về gốc Phạn ngữ chandra, sáng, chăng thì viết là chăng (chăng sáng vườn chè) theo gốc mang dòng máu âm mẹ chandra. Nếu hiểu theo nghĩa gốc mầu sắc thì chăng có mầu trắng (ánh trăng trắng ngà, có cây đa to…) thì viết là trăng. Tiếng Việt chăng, trăng ở vào thời khai sinh ra chữ quốc ngữ viết là blăng ruột thịt với Pháp ngữ blanc, trắng, với Anh ngữ blank, để trắng. Người cổ ban đêm thấy một vật sáng trên bầu trời nói là chandra, chăng sáng, mãi muộn về sau mới có quan niệm về mầu sắc nên trăng trắng là âm muộn, có sau. Âm ch là âm cổ hơn âm tr. Người cổ Việt hay còn giữ nguồn cội nói ch rồi theo dòng thời gian của biến âm lịch sử, về sau nói tr (hay theo qui ước không thành văn hoặc theo qui ước thành văn là ngữ pháp đặt ra sau này).
Nghĩa Đen
Chớn (trớn):

Sức, lực, đà đẩy tới, lướt tới, vọt tới trước như xe, thuyền ngon chớn. Ví dụ xe có chớn chạy nhanh, lấy chớn leo lên dốc, xe không có chớn, mất chớn chạy leo dốc, leo đèo ì ạch, chạy cà giựt cà giựt.
Chớn với nghĩa vọt, dọt (tiếng Nam)
Chớn có cùng nghĩa với vọt, dọt. Ví dụ xe có chớn = xe vọt, dọt nhanh.
Ta cũng nói cà chớn, chà cháo. Cháo biến âm mẹ con với chão, sợi dây lớn: chẫo, một thứ dây làm bằng tre (Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhodes), với Mường ngữ chắc là dây. Chão biến âm với Anh ngữ chain (dây xích), cable (dây cáp). Thường dùng sợi dây lớn như dây xích, dây da hay roi vọt quất, vụt (vụt ruột thịt với vọt) cho ngựa trâu có chớn vọt lên, cho công nhân nô lệ ngày xưa làm hăng lên. Khảo biến âm với chão cũng có nghĩa là đánh; đánh tra người ta: khảo của, tra khảo (Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị). Như thế chớn có một nghĩa vọt, dọt liên hệ với roi vọt, dây dùng để vụt, quất như roi dây, roi da, dây xích. Dùng Google dịch từ jerk qua Khmer ngữ ta có jerk = kantrak, gần âm với cà chắc (Mường ngữ chắc là dây).
. Chớn là trớn là trợn
Trợn là từ nói trại đi của trớn.

Ba trợn là một tính của người cà chớn.
Ba trợn có ba giống như từ cà là một từ có nghĩa hay là một trợ âm không có nghĩa. Ở đây là trợ âm như thấy qua lăng nhăng nói thành ba lăng nhăng. Trong khi ba có nghĩa thấy qua từ “ ba que xỏ lá”. Ba que là ba nọc que (I) tức III, quẻ Càn. Càn có một nghĩa là nọc nhọn như cây đòn càn mũi nhọn có một khuôn mặt biểu tượng cho nõ, dương vật. Xỏ lá là xỏ lá đa ( nường, âm hộ).
…..
Nghĩa bóng của Cà Chớn.
Còn về nghĩa bóng kể cả nghĩa lóng của cà chớn thì có gốc dựa vào nghĩa từ chớn, vọt, dọt, bị quất bằng roi, dây, bị đòn (đòn là khúc cây, bị đòn là bị đánh bằng khúc cây). Vì có chớn, có sức đẩy, có đà nên được trớn, được sức, được thể, được nước… càng làm già thêm, ta đây, coi thường mọi sự, bất chấp lế lối, qui tắc, luật lệ thông thường… Cà chớn là người đáng ghét, khả ố, khó chịu, bất tín…

Cà chớn thường dùng với nghĩa lóng với nhiều ý nghĩa. Tùy theo giữa các đẳng cấp xã hội, tuổi tác mà nghĩa lóng mang tính chửi rủa, nguyền rủa, mắng yêu, la rầy, trách móc, than phiền, đùa chọc… Các nghĩa này thấy rõ qua nghĩa lóng của Anh ngữ jerk (xem dưới).
Cà Chớn và Anh Ngữ Jerk.
Phần lớn nhiều tự điển Anh-Việt, Việt Anh và nhiều tác giả hiện nay dịch cà chớn qua Anh ngữ là jerk.

Tôi cũng đồng ý cà chớn có một nghĩa là jerk khi đối chiếu với biến âm ch = j giữa Việt và Anh ngữ như:
+ Java = Chà và (những người Hồi giáo gốc Java ở miền Nam ngày nay gọi tắt là người Chà như người Chà Châu Giang).
Jambosa = châm, trâm [họ cây châm, trâm gồm cây châm quả tím chàm, cây mận Mỷ Tho tức cây doi, cây vối) = Thái Lan ngữ champo.
+ Jump, nhẩy = chồm tới, chồm chồm (nhẩy), chồm chỗm (ngồi) như ta hay nói con cóc ngồi chồm chỗm (ở tư thế sẵn sàng nhẩy tới).
+ Jump-cable (dây nối hai bình ắc-quy để xạc bình) = dây châm bình.
+ Jackal = chacal (Pháp ngữ), chó hoang hay ăn thú xác chết, vị thần tẩm liệm Anubis của Ai Cập có hình dạng chó jackal.
+ Bồ Đào Nha ngữ junk phiên âm của Hoa ngữ chw’an (thuyền buồm đáy bằng của Trung Quốc): chw’an = junk.
So sánh Jerk với Chớn.
Ta thử xem chớn và jerk có tương đồng nghĩa gì không?

Jerk với nghĩa:
.Chớn
Jerk cũng có nghĩa là chớn, trớn của xe, tầu thuyền, nói chung là các vật có sức, có động cơ đẩy tới trước: jerk: Middle English ferken “move hastily; drive (something) forward,” (Etymyology Dictionary Online).
Như vậy jerk có cùng một nghĩa với chớn.
.Vọt, dọt
Theo j = d như Jeep = Díp ta có jerk = dọt (vọt). Như đã nói ở trên vọt, dọt là do vụt, đánh bằng roi. Jerk cũng có nghĩa là quất bằng roi. Jerk: “to lash, strike as with a whip” (1540s)…, “stroke of a whip”  (1550s). Whip là đánh, quất bằng roi, roi da, bằng dây lớn như dây chão, dây xích.
Jerk có nghĩa là đánh (gồm cả đánh bằng doi, vọt, gậy, dây…) như thấy qua: jerk = dợt, dượt (dợt cho nó một trận, tập dợt).
.Giựt, giật.

Ngoài ra jerk cũng có các nghĩa tiêu cực của chớn, vọt. Nếu không đủ hay mất chớn thì con vật hay xe đi, chạy cà giựt từng đoạn một như bị co giật, cà giựt. Jerk cũng vậy: “sudden sharp pull or twist” (1570s), Intransitive sense of “make a sudden spasmodic motion” (c. 1600’)…
Như thế chớn liên hệ mật thiết với jerk.
Các nhà làm Etymyology Dictionary Online cho rằng nguốn gốc từ jerk không rõ (of uncertain origin). Như thế Việt ngữ chớn không thể phát gốc từ jerk mà chỉ có thể ngược lại hoặc chớn và jerk cùng phát xuất từ một nguồn gốc chung.
…..
Nghĩa Bóng, Lóng của Jerk.
Cũng giống như Chớn từ Jerk cũng được dùng theo nghĩa bóng hay là tiếng lóng.

Theo nghĩa này jerk: obnoxious persons (một người đáng ghét, khả ố, khó chịu…) …
-jerkwater: “petty, inferior, insignificant” [Barnhart, OED] (nhỏ mọn, hèn hạ, không ra gì), \
-jerk off: slang, “perform male masturbation,” (1896, from jerk (v.) denoting rapid pulling motion + off (adv.). Compare come off “experience orgasm” (17c.) (thủ dâm nam diễn đạt sự kéo ra, kéo vào mạnh, nhanh. So sánh với ‘come off’ là cực khoái) ứng với Việt ngữ giang hồ có câu ‘thằng cà chớn, ‘đồ xục c…’.
Từ điển Anh ngữ liệt kê các tiếng lóng và đồng nghĩa của jerk như sau:
(xin nhờ các vị nào giỏi Anh ngữ chuyển dùng các từ này qua Việt ngữ. Đa tạ):

fool, idiot, halfwit, nincompoop, blockhead, buffoon, dunce, dolt, ignoramus, cretin, imbecile, dullard, moron, simpleton, clod, dope, ninny, chump, dimwit, nitwit, goon, dumbo, dummy, dum-dum, dumb-bell, loon, jackass, bonehead, fathead, numbskull, dunderhead, chucklehead, knucklehead, muttonhead, pudding-head, thickhead, wooden-head, airhead, pinhead, lamebrain, pea-brain, birdbrain, zombie, nerd, dipstick, donkey, noodle.
British informal nit, numpty, twit, clot, ass, goat, plonker, berk, prat, pillock, wally, git, wazzock, divvy, nerk, twerp, charlie, mug, muppet.
Scottish informal nyaff, balloon, sumph, gowk
Irish informal gobdaw
North American informal schmuck, bozo, boob, lamer, turkey, schlepper, chowderhead, dumbhead, dumbass, goofball, goof, goofus, galoot, dork, lummox, klutz, putz, schlemiel, sap, meatball, gink, cluck, clunk, ding-dong, dingbat, wiener, weeny, dip, simp, spud, coot, palooka, poop, squarehead, yo-yo, dingleberry
US informal wing nut.
Australian, New Zealand informal drongo, dill, alec, galah, nong, bogan, poon, boofhead

South African informal mompara.
British vulgar slang knobhead
North American vulgar slang asshat
archaic tomfool, noddy, clodpole, loggerhead, spoony, mooncalf
Các nghĩa lóng của jerk trong Ấn-Âu ngữ và các ngôn ngữ khác liên hệ với Ấn-Âu ngữ ở trên giúp ta tìm ra thêm được các ý nghĩa lóng của Việt ngữ chớn, cà chớn.

. Nguồn Gốc.
Về nguồn gốc:

Gốc Việt
Ngày nay chớn áp dụng cho xe, thuyền, vật có động cơ… với nghĩa đã muộn, đã hiện đại vì thế cội gốc nguyên thủy xa xưa của chớn, cà chớn bắt nguồn từ doivọt, chão, chắc (dây) dùng vụt, quất vật, người cho có thêm sức, lực để vọt, dọt lên, có chớn.

Gốc Khmer.
Đa số tác giả cho rằng cà chớn do Khmer kchoi, kchol, kchưl có nghĩa là lười biếng, vô trách nhiệm. Lý do cho rằng cà chớn thấy dùng ở miền Nam, Trung rất nhiều và không thấy dùng ở miền Bắc.

Điều này có thể lắm. Ta thấy kchoi có choi = chão và theo ch = d (chăng dây = dăng giây) ta có choi = doi. Rõ ràng chớn, jerk với nghĩa chão, doi (roi), vọt (dọt) cùng nghĩa với Khmer kchoi.
Ngoài ra tiếng Khmer và Việt ngữ đều thuộc tộc ngôn ngữ Nam Á Mon-Khmer nên tương đồng là chuyện tất nhiên.
Như vậy cà chớn = kchol = jerk là chuyện hữu lý.
Gốc Phạn ngữ.
Tuy nhiên miền Bắc cũng có từ doi, vọt, vụt, chớn ruột thịt với jerk nên cũng có thể chớn liên hệ với Phạn ngữ hay một ngôn ngữ nào đó của Ấn-Âu ngữ khác Khmer thuộc họ Nam Á.

Ta cũng thấy thêm nữa Khmer theo Ấn giáo phái Vishnu (Đền Angkor Watt thờ Vishnu) tiếp xúc, vay mượn nhiều Phạn ngữ nên kchoi, kchol cũng liên hệ với Phạn ngữ.
Cà chớn có thể có rễ nối với Khmer Kchol còn doi vọt, chớn có thể có rễ nối với một tộc Ấn-Âu ngữ nào đó qua Phạn ngữ. Cần phải đào tìm thêm.
Tóm lại
Cà chớn nhìn về diện:

.Nghĩa đen.
Từ đôi cà chớn có từ  là một trợ âm không có nghĩa và từ chớn có nghĩa là sức, lực, đà thúc đẩy tới trước hay các dạng biến đổi. Chớn có nguồn gồc từ từ ngữ vọtdọt với nghĩa là roi vọt. Các nghĩa chớn, vọt, dọt do dùng roi, dây vụt được xác thực bằng Anh ngữ jerk.
Nghĩa bóng.

Còn về nghĩa bóng chớn có các nghĩa gốc từ chớn, jerk là dựa vào sức, đà tiến lên, hơn người, ta đây, coi thường, bất chấp lế lối, qui tắc, luật lệ thồng thường… chỉ một người đáng ghét, khả ố, khó chịu… (obnoxious person)
Các nghĩa lóng của jerk trong Ấn-Âu ngữ và các ngôn ngữ khác liên hệ với Ấn-Âu ngữ giúp ta tìm ra được các ý nghĩa lóng của Việt ngữ cà chớn.
Cà chớn thường dùng với nghĩa lóng với nhiều ý nghĩa tùy theo giữa các đẳng cấp xã hội, tuổi tác. Nghĩa lóng có thể mang tính chửi rủa, nguyền rủa, mắng yêu, là rầy, trách móc, than phiền, đùa chọc … Điều này thấy rõ qua nghĩa lóng của Anh ngữ jerk.
Hy vọng bài viết về “cà chớn’ này không đến nỗi bị cho là viết ‘cà chớn’ lắm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here