Báo giấy thơ “Tân Hình Thức”

0

Báo Giấy • Tháng 11 năm 2018 • Năm thứ 4 • Số 50

Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn

________________________________________________________________________

Xin giới thiệu đến quý đọc giả và bằng hữu xa gần trang web thơ “Tân Hình Thức” mà tôi đã cộng tác trong nhiều năm qua. Đây là trang web với chủ trương đổi mới trên nhiều góc cạnh từ hình thức, vần điệu, âm điệu, thể loại, ngôn ngữ, diễn đọc.v.v. từ các loại thơ truyền thống lâu đời của chúng ta để cùng tiến bước theo nhịp đổi thay của trào lưu tiến hóa thơ văn trên thế giới hiện nay. Dĩ nhiên là có nhiều điều lạ chưa quen hay chưa có thể thay đổi để chấp nhận. Tuy nhiên cuộc sống con người cần sáng tạo, thay đổi và làm mới để thích hợp với hoàn cảnh và sự tiến hóa của nhân loại. Hy vọng quý đọc giả và bằng hữu có thể góp ý kiến, thông cảm hay tham gia cùng với chúng tôi để làm mới phần nào cho văn học Việt Nam. Phần dưới là trang “báo giấy Tân Hình Thức” hai tháng một kỳ sẽ gởi đến quý vị thường xuyên. Chúc quý đọc giả sức khỏe và bình an.

Linh Vũ

Lời Tòa Soạn

Trong số Báo giấy số 49, chúng tôi có đề cập tới, “Văn học Mỹ đã chết, tiểu thuyết Mỹ đă chết. Trong thời đại internet và facebook, chữ in đã chấm dứt. Với một nền văn học đầy năng động và sáng tạo còn vậy, các nền văn học khác thì sao?” Với chúng ta, facebook là một thực tại ảo, nơi đó, có thể kết bạn, giao tiếp, nhắn tin, thư tín … còn tiểu thuyết, tiêu biểu cho nền văn học, là một viễn tưởng, một dạng ảo phi thực tại. Chúng ta, dĩ nhiên, không thể sống với hai dạng ảo, và phải chọn một. Facebook, số người tham gia chỉ khoảng vài chục phần trăm, đa số là giới trẻ, vì vậy, tiểu thuyết vẫn tiếp tục được xuất bản, và chờ đợi, như tiểu thuyết nhiều tập Harry Potter chẳng hạn … Đó là chưa kể sự lôi cuốn của chữ in. Tuy nhiên, phải công nhận, thể loại tiểu thuyết khó, về ngôn ngữ và phong cách dòng ý thức của thế kỷ 20, với những tác giả như James Joyce, Vladimir Nabokov, William Faulkner, Samuel Beckett … chắc không còn mấy người đọc. Nhưng “tiểu thuyết” nằm trong “cái mới”, và ngôn ngữ và hình thức sẽ tiếp tục được phát triển, giới thiệu quan điểm và trải nghiệm, giúp người đọc hiểu thế giới mà họ đang sống. Tiểu thuyết không chết, chỉ đang chờ sự thay đổi, cho khác với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, khoa học giả tưởng … như thơ với Tân hình thức Việt.   

Trong lúc tiểu thuyết gặp khó khăn, thơ Tân hình thức là một dòng thơ lôi kéo người đọc, với tính truyện kể. Như vậy, thơ Tân hình thức Việt không chỉ nối kết thể luật và tự do để đổi mới thơ, mà còn là một thể thơ tiêu biểu của thời đại. Triết gia Hy lạp, Aristotle (384-322 BC) cho rằng ngôn ngữ nói có trước ngôn ngữ viết, ý tưởng trực tiếp đến với người nghe nên ngôn ngữ nói là ký hiệu của ý tưởng, và ngôn ngữ viết là ký hiệu của ký hiệu. Nhưng theo triết gia Pháp, Jacques Derrida, chủ xướng chủ nghĩa hậu cấu trúc (Poststructuaralism), mỗi ký hiệu sẽ không hoàn tất nếu không nằm trong tất cả những ký hiệu khác. Điều này cho thấy, một nền thơ nếu cứ bất động và đứng lại với vần điệu và tự do, sẽ không còn là thơ đúng nghĩa. Cuối thập niên 1980s, thơ tự do Mỹ bị cáo buộc, không còn người đọc và đã chết. Đến đầu thập niên 2000s, thơ thể luật cũng phải chuyển sang cách diễn đọc, giống như thơ cao bồi và thơ slam.  Cần nhắc lại, “bản chất thơ là sáng tạo, mà sáng tạo thì phải thay đổi.” Thay đổi ở đây có nghĩa là thay đổi cách làm thơ, tạo thêm một thể thơ mới, chứ không chỉ đổi mới như thơ tự do hậu hiện đại. Thơ bao gồm cái toàn thể, cả cũ và mới.

Thay đổi hình thức sẽ làm thay đổi nội dung. Thơ tự do là một dòng thơ tự sự, không quan tâm tới nhịp điệu thơ, chỉ nói lên suy nghĩ  của mình về đời sống chính trị, xã hội… Còn nội dung thơ Tân hình thức Việt khác hẳn, là một dòng thơ tư tưởng, với hai đặc tính: ý tưởng và nhịp điệu. Ghi nhớ, ý tưởng đến từ thực tại qua năm giác quan, chứ không phải từ những viễn tưởng.

Những tác phẩm thơ Tân hình thức: Đại

Nguyện của Đá của Đoàn Minh Hải, 2002; 26 Bài thơ Tân hình thức của Lưu Hy Lạc, 2002; Gene Đại Dương của Hà Nguyên Du, 2003; Thơ Không Vần, 64 tác  giả, 2006; Thơ Kể, 12 tác giả, 2009; Tuyển tập Thơ Tân Hình Thức, 16 tác giả, 2016; Mở Chữ của Vương Ngọc Minh, 2016; Bình Minh Mới của Hồ Đăng Thanh Ngọc, 2018; Tâm Ý, thơ Hường Thanh và Phạm Quyên Chi, 2018 .

Đặc biệt, một cuộc hội thảo về thơ Tân hình thức Việt do tạp chí Sông Hương tổ chức vào tháng 11 năm 2014 (tuy không được phép), qua nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, với sự tham dự của những nhà thơ và nghiên cứu Mỹ như Frederick Turner, Frederick Feirstein, Dana Gioia, William Noseworthy, Alexandre Katowski, Angela Sanders và 26 nhà thơ và nhà nghiên cứu Việt, với chủ đề, “Thơ Tân Hình Thức Việt, Tiếp Nhận và sáng Tạo”. Sau đó, những tham luận được tuyển chọn và xuất bản thành sách với cùng nhan đề.  

Đỗ Quyên

NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM *

qua mỗi một di tích danh lam em lại kể về một đoạn trường mình trải thủ đô cổ kính Âu châu đây cũng

dư dả kiến trúc và lịch sử che phủ đời em hỡi người con gái Việt Nam chuyện em mang tính toàn cầu qua

mỗi danh lam di tích em khóc hai hàng nước mắt anh đỡ không kịp hai tay Âu châu ngàn năm văn hiến tất

sẽ bao hết nỗi đau hỡi người con gái Việt Nam chuyện em đã đậm dân tộc lại đặc nhân loại thời nay qua

mỗi di tích danh lam em người con gái Việt Nam lại kể lể rồi than khóc giữa cả kinh thành Âu châu anh

chàng trai cùng xứ Việt lại là người nghe rồi chép thành thơ cũng kiêm người đỡ hai hàng nước mắt của em hỡi người con gái Việt Nam

20/7/2018

Vương Ngọc Minh TRƯA Ở BIỂN

ngó con chim bồ nông đâm sầm xuống bắt cá tôi cảm thấy đói cực kì mới ngẩng lên thì

phát giác không biết tự bao giờ đã đứng sát mép nước đồng thời lại nghe có một thể điệu

nhạc mới thực du dương chả chút mơ hồ từ dưới đáy biển vang vang thoắt cái chan hòa đầy

hai hốc mắt khiến từng lọn sóng ngoài khơi trùng hết lượn cứ nhấp nhô nom như thể muốn chồm

dậy bao bọc lấy tôi bắt nhớ truyện “cái trống thiếc” của Günter Grass hàng thùy dương ở đỉnh

đồi phía sau lưng đang bị gió táp nghiêng ngã mây đổi màu đỏ tươi thực tôi chẳng khác hiện

giữa mê cung cùng trời biển mênh mông quả tình tôi không tin phía trên đầu còn thượng đế chiếc

bóng càng lúc càng tỏa đồ sộ lênh láng giữa mặt biển tôi nhận ra trong hồn mình tràn ngập

niềm cảm kích và vô số những bí mật chưa khai mở chỉ biết há hốc ngây người nhìn con chim bồ nông đâm sầm xuống bắt cá thì thoắt cái tôi tựa một làn khói xanh uyển chuyển bốc

bay lên không trung mấy con hải âu ngoài khơi trùng ngừng đập cánh chúng nhảy giỡn loạn đã chốc

chốc phóng cao như thể cố bám theo làn khói .. so với chuyện ăn cơm tưởng tượng như thế quả dễ hơn nhiều!

Phạm Quyên Chi

ĐỂ NGÀY DÀI EM VUI

                          Gửi chú KI

Tôi không có ở đó lúc em cười mười hai giờ khuya nghĩ mắt em nhắm lại trước gương soi bên ngoài chiếc mành gió đẩy nhẹ nghĩ ngày rạng lên buổi hừng đông em vui đời tôi như ổ bánh mì chú chuột nhắt Hamster gặm gặm không mường tượng ra nổi cảm giác gần gũi chú chuột Hamster lớn lên và may mắn hơn ngày mai – ngày mai – ngày mai cho đến phút cuối cùng ngày có lá vàng rơi nơi mùa sang thu đông em vẫn còn cười như chú cá xanh gặp mẹ giữa đại dương kì thật tôi không có ở đó sao lưu giữ được âm thanh sao hiện diện được tình yêu sao tự nhiên sau bức mành chú chuột Hamster không gặm hết tôi để ngày dài em vui …

Hồ Đăng Thanh Ngọc

Ý ĐỊNH CỦA LŨ GÀ TRỐNG

những con gà trống cụt đầu đang đuổi theo những con gà mái đang đi trên những chiếc xe gỗ được kéo bởi lũ đười ươi/ những con

đười ươi nói xe nặng quá những cái trứng của lũ gà mái đựng quá nhiều cuộc tình trên thế gian nên rất nặng dưới cuộc tình lại

thêm gánh nặng của những nỗi cô đơn dưới những nỗi cô đơn lại thêm gánh nặng của cái chúng ta đang nguyền rủa đây – là chính sự

không chịu nổi gánh nặng mà chúng ta phải kéo đi/ những con gà trống gắn lại những cái đầu thôi đuổi theo lũ gà mái nặng nề

và bắt thang lên đóng đinh trái đất giữa vũ trụ/ những con gà trống nói trái đất phải được cố định lại không được quay tròn nữa

không được sinh ngày sinh đêm nữa bởi không ai trả lương cho chúng đã hàng vạn năm qua/ “chúng ta đã cất tiếng gáy báo thức cho

loài người từ ngày này sang ngày khác từ đời này sang đời khác từ mùa này sang mùa khác thế nhưng loài người vẫn cứ cắt cổ

họng chúng ta lấy thịt/ đó là một sự thật hết sức tàn bạo và khốn nạn – một con gà kêu lên/ “một ngày kia hành tinh này

sẽ không có tiếng gà gáy” – chúng nói “xem thử lúc đó loài người sẽ thế nào? Hay là yên tâm với tiếng gà gáy đã được ghi

âm lại đang cất tiếng từ cái smarphone của họ”.

Khế Iêm

NHÂN VẬT

Tôi đang kể câu chuyện về lũ tĩnh vật cái bàn cái ghế kệ sách tách ly bất ngờ nhân vật từ một cuốn tiểu thuyết nhảy xổ

vào xỗ sàng ngỡ ngàng lũ tĩnh vật biến vào tĩnh vật không ai không người nhưng nhân vật mi là ai là ai nhân vật nhân vật

tôi là nhân vật con người trên trang giấy không hình bóng chỉ là khái niệm khái niệm tạo ra tình huống tình huống tạo ra biến

cố biến cố tạo ra câu chuyện câu chuyện hiện hình bằng chữ viết trên trang giấy qua tưởng tượng tưởng tượng tưởng tượng tôi là tưởng tượng

tưởng tượng trôi vào khoảng không tôi là khoảng không – đừng biến lũ tĩnh vật thành nhân vật cho chúng cảm xúc diễn trò trên trang sách tôi

là nhân vật nhân vật bước ra từ tiểu thuyết vào khoảng không tiểu thuyết không nhân vật tiểu thuyết không còn là tiểu thuyết – tôi đi đây.

8 Tháng 1 – 2017

Như Thị CHIỀU

Ra đồng thẫn thờ vọc bên những

Đám ruộng gặt xong lặng lẽ nhìn

Gốc rạ đơn côi giữa chiều mông

Quạnh quẽ hắt hiu buồn bã tiễn

Chiều đi hun hút mênh mông người

Bắt ốc hối hả loay hoay tìm

Bóng mình đổ chúi về vạt nắng

Đuổi em vắt vẻo trên lưng trâu

Bương bả theo đàn phía triền đê

Nằm in bóng dưới dòng kênh đẹp

Lạ lùng vì em vắt vẻo như

Tranh vẽ nên tác phẩm chiều về

Loang lổ nắng vắt vai phiến núi

Đồi hờ hững, gió đon đả cầm

Chiều bủa lưới hắt về phía phương Tây nơi người tung hê đưa đón

Những mảnh đời vô thường lọm khọm

Níu vạt tà dương ngỡ miếng tuổi

Thơ thuở trồng mầm hồn nhiên đâu Biết mình già cỗi giữa tàn phai.

22 Tháng sáu 2016

Nguyễn Ngọc Trừu

TẠI CƠN GIÔNG ĐẦU HẠ

Ta hẹn nhau gặp gỡ lúc năm giờ chiều tôi đến sớm hơn đúng ba mươi phút bất chợt từng cơn gió thổi tung giấy túi ni-lông lá cát bụi bay

mịt mù hàng cây ghế đá nơi tôi ngồi đợi em sau cơn giông đợi thêm ba tiếng nữa điện thoại hết pin đành lầm lũi trở về khuya gọi cho em

không được sớm hôm sau cũng không trưa chiều tối cũng không suốt hai tuần liền ngày ngày năm giờ chiều đứng chờ nơi hẹn cũ đến một ngày tôi nhận ra

đã mất em từ cơn giông chiều đầu hạ mười hai năm đã qua đi tôi không hiểu vì sao vì sao rất có thể rác lẫn vào tôi tôi lẫn vào

rác em chả nhận ra rất có thể rác lẫn vào em em lẫn vào rác tôi nhận không ra …

Gyảng  Anh Iên HỎI

Hai người đàn bà vẫn còn mãi ngồi đan lưới hỏi nhau về cái gọi là định mệnh. “Có chăng

cái chết là do trời định?” Người đàn bà thứ nhất nhìn ra biển, nơi con sóng thần đang di

chuyển với vận tốc của chiếc máy bay ban nãy chẳng biết bay về đâu ngang qua bầu trời phía

dưới có hai người đàn bà vẫn còn mãi ngồi đan lưới hỏi nhau về cái gọi là định mệnh.

“Không có đâu, ví dụ nếu như hàng ngàn người cùng chết do động đất, lũ lụt hay hỏa hoạn

thì chẳng lẽ số kiếp họ lại giống nhau hay sao?” Người đàn bà thứ hai cười và nhìn ra

biển nơi con sóng thần đang di chuyển âm thầm dưới vùng nước sâu yên ả với vận tốc nhanh

hơn suy nghĩ của hai người đàn bà vẫn đang mãi ngồi đan lưới hỏi nhau về cái gọi là

định mệnh.

2004

ĐÁP

Mười bốn năm về trước có một cơn sóng thần đã đi ngang qua một quốc gia nơi có hai

người đàn bà ngồi đan lưới và hỏi nhau về cái gọi là định mệnh không ai biết trong danh

sách hơn một trăm sáu mươi ngàn vong hồn năm đó có đem hai người đàn bà ngồi đan lưới

gộp vào hay không để mười bốn năm về sau những đứa con của họ giờ đây cũng vừa tròn

mười bốn tuổi đang run rẩy online trên face

book để thông báo chúng đã an toàn không nằm trong danh sách hơn một ngàn sáu trăm vong hồn

và vẫn còn đang tăng lên sau khi khi mặt đất hoá lỏng như một câu trả lời cho câu

hỏi của mười bốn năm trước mà hai người đàn bà vẫn còn mải mê đan lưới và hỏi nhau về cái gọi là định mệnh

2018

THỜI TRANG VÀ HIỆN ĐẠI

_________________________

Michel Butor

  1. Ai Tạo Ra Thời Trang?

Công bố thường mang lại ấn tượng rằng chính thương hiệu may quyết định thời trang, nhưng rõ ràng là điều này không đúng. Thời trang đáp lời thời trang và thông tin mà cuộc đối thoại này dựa vào vô cùng phức tạp vì con số những tham khảo được dùng đến, đã tiến hóa cùng lúc với tự chính thời trang tiến hóa.

Kỳ tài của thương hiệu may nằm trong khám phá thời trang. Thời trang không dựa trên tính khí hay ước muốn của hắn. Thật ra thì kỳ tài của hắn là kỳ tài của một nhà phê bình. Thế thì một nhà thiết kế có thể không ảnh hưởng gì đến thời trang hay sao? Hãy thử tưởng tượng ra một trong những nhà chuyên môn cảm thấy một tuyển tập có thể dùng được, rằng nó đưa ra một ấn tượng hợp lý không phải về loại quần áo thông thường, mà về thời trang mùa đông, nhưng lại nhận ra điều phi lý: quá đắt và khó mặc. Hắn không có khả năng nào để thay đổi nó sao?

Nếu vài ba ý tưởng của hắn cũng được khám phá bởi đồng nghiệp, họ sẽ làm việc, và nếu hắn bỏ ý tưởng ấy đi, mọi phúc lợi sẽ đến với đồng nghiệp. Nếu hắn thật sự là người duy nhất nhận ra khuynh hướng này, hẳn nhiên là rất hiếm, hắn có thể đủ sức giấu diếm nó trong một thời gian ngắn bằng cách giữ im lặng, nhưng nó có thể lộ ra trong vài cảm nhận ngẫu nhiên nào đó vào mùa đông sau.

Thời trang không cần thiết phải nhận thức hết tất cả mọi khả thi của nó, và thương hiệu may chắc chắn  đủ sức để tuyển tập của mình có một thiên vị đặc trưng nào đó. Nếu hắn không thích một thiết kế tuy vẫn chắc chắn là dùng được, hắn có thể nhắc đến nó làm như trong lúc vui miệng (có một mỉa mai trong thời trang gồm có, trên tất cả mọi thứ, lấy cái lỗi thời và nhấn mạnh và hạn chế nó), và  chú trọng  mọi sức vào những thiết kế khác mà hắn kỳ vọng sẽ dùng được. Hắn sẽ có nhiều phạm vi rộng rãi hơn trong khía cạnh này một khi hắn đạt được nhiều uy thế hơn.

Tuy nhiên, nếu hắn thành công bằng cách thiên vị một khuynh hướng nào đó không có lợi cho ai hết trên một thời gian khoàng vài năm, có phải tác động tự động của thời trang là sẽ bỏ nó mãnh liệt hơn về sau? Những khám phá thời trang có thể triệt tiêu lẫn nhau trong thời gian dài hay không?

Thế thì, đâu là quan hệ giữa thời trang và phát triển nói chung về quần áo? Vài ba người có khuynh hướng cho rằng cả hai địa hạt này độc lập, nhìn ra những thứ cấp tiến, và với chúng, sự trung lập như đang biến dạng từ từ mà không có thành công hay  những phát minh của các nhà y phục đóng vai trò nào hết – khác với trong phát triển của các tiến bộ kỹ thuật đủ loại, tuy những vai trò này hoàn toàn bị giới hạn so với những thứ đã được kỹ nghệ may-sẵn nhìn nhận – tin rằng như vậy thì vô khả thi cho một hay thương hiệu may nào khác nhận lãnh bất cứ công việc kết hợp thật thụ nào để hướng về cải thiện quần áo hay biến thành một nghệ sĩ avant-garde, rằng họ chỉ là đầy tớ của thời trang; rằng công cụ thời trang và tính công khai mà nó nhận được, ủng hộ việc tiêu dùng quần áo quá mức, nhưng đó chỉ có lợi cho nhà sản xuất, và có hiểm nguy làm chậm lại sự phát triển của nó về hình thức ít ngu đần hơn những thứ mà chúng ta phải chịu đựng ngày nay (dù sao thì vẫn không làm giảm giá trị thơ mộng của hiện tượng, không thể cãi được đấy là thứ tô điểm và làm sôi động đời sống của chúng ta).

Tuy nhiên, xen vào đấy vẫn có một khả thi, và những nhà nghệ sĩ trang phục có thể có một ảnh hưởng quyết định trên việc phát triển quần áo đến mức độ mà họ dùng thời trang và uy tín có được để biến đổi bọn cấp tiến và nhất là giới trung hòa. Những ranh giới của họ, bị hạn chế tối đa, nói chung là không đồng đều, và chỉ nhờ vào môi giới thời trang chúng mới được thăm dò một cách có hệ thống. Một dạng thức phát triển được chỉ định bởi những đẳng cấp cao nhất hẳn nhiên là sẽ không đi xa mấy vì nó vẫn còn bị giới hạn trong vòng ta-bu phiền hà, những thứ chưa được đánh thức (chứng cớ là những quốc gia miền Viễn Đông đã chấp nhận cái trung hòa phương Tây, là thứ không thực dụng riêng đối với họ, ngay cả cấm đoán những chỗ mà sự tưởng tưởng có thể được dùng đến, thí dụ như ngăn cấm cà-vạt và chuộng áo cài nút kín cổ); thời trang hứa hẹn chúng ta nhiều thứ tốt đẹp hơn bởi vì không phải nó chỉ được việc mà còn là giấc  mơ về những gì y phục có thể làm được.

  1. Ngôn Ngữ Quanh Thời Trang

Quần áo là ngôn ngữ, và thời trang làm việc và mơ mộng trong cái ngôn ngữ này. Tuy nhiên, chính thời trang cũng tạo ra ngôn ngữ quần áo. Không phải một tuyển chọn chỉ trình bày với chúng ta những kiểu mới, nó cũng còn đưa ra những dụng từ mới. Cùng một món đồ có thể được chỉ định bởi tên khác nhau (một dụng từ, một chữ ngoại quốc, một chữ cũ được ưa chuộng trở lại) hay một từ (cardigan, bavolet, blue-jeans) được quảng bá để tạm thời gồm nguyên cả gia đình. Tự chính  món đồ không thay đổi gì mấy, nhưng nó sẽ được nói đến một cách khác biệt và nó cũng có thể được dùng để nói về vài thứ khác.

Sự đổi mới từ vựng này đặc biệt đáng chú ý ở nơi nào liên quan đến màu sắc. Chúng ta biết rằng, hiếm khi một sắc màu riêng biệt nào đó là hợp thời trang mà thường là một dãy màu, và trong dãy màu này hầu hết những sắc màu cá biệt không thể phân biệt được với những màu cũ qua mắt nhìn. Tuy thế chúng vẫn có vẻ khác bởi vì các vị trí mới nằm trong toàn thể và những liên quan mới mang chúng ra phía trước bởi những tính từ được đặt ra.

Thời trang là chủ đề của đối thoại. Phụ nữ thường đặt mình vào trong đó, không chỉ qua quần áo họ mặc mà thôi, mà còn qua cách nói về quần áo, và cách nói về quần áo của người khác.

Các chi tiết, những vay mượn (từ tất cả những thứ biến gốc có thể nhận diện được), không nhất quán (quần áo trượt tuyết mặc ở Paris) là những điểm trò chuyện bắt đầu. Thông tin mà họ mang lại, không phải chỉ về một chức năng, mà còn về phong cách sống, có thật hay tưởng tượng, tiếp theo qua lời nói. Ở vào vài thời điểm nào đó, mặc một hiệu Ý là hợp thời trang vì là đang hợp thời để nói về nước Ý.

  1. Ngôn Ngữ Như Quần Áo

Ngôn ngữ có nguyên một chuỗi tác năng có thể tả được là mang tính quần áo (vestimentary), hiển nhiên là  trên tất cả mọi cuộc nói chuyện tự do nào mà ta gọi là đối thoại:

  1. nó là phòng vệ: đỡ gạt một cuộc tấn công qua lời nói; nấp trốn sau một đám mây chữ nghĩa.
  2. đó là một bảng thông tin: cách mà một người nào đó nói chuyện, cho thấy nguồn gốc của họ, môi trường, nghề nghiệp; trong vài ngôn ngữ nào đó phép tắc thay đổi tùy theo tình trạng của người nói, chỗ đứng của anh hay chị ấy theo đẳng cấp. Ở đây, nó không giản dị chỉ là câu hỏi về nghĩa rộng (một nhóm nào đó dùng một từ khác để nói về cùng một thứ), nhưng cũng còn là câu hỏi chứng tỏ (một nhóm nào đó nói đến vài ba thứ hiển nhiên và không hề hoặc rất hiếm, nói đến vài ba thứ khác);
  3. nó tạo ra quỹ tích; bằng cách không chấp nhận vài ba cách nói nào đó mà người ta tự loại mình ra; đối với phụ nữ, ngôn ngữ thời trang là thành phần then chốt của quỹ tích: đời sống Paris;
  4. sau cùng, bên trong quỹ tích ngôn ngữ nào đó, một số phạm vi rõ ràng cho các hiện tượng thời trang nảy nở: diễn giả thu hút sự chú ý đến mình với từ vựng, ngữ pháp của họ, và quan trọng nhất là với những đối tượng họ nói đến và những tranh luận họ chống đỡ.

Một số người nào đó, như các thương hiệu may, có một nhạy cảm đáng kể ở khía cạnh này; họ có thể trình bày thứ rồi sẽ có ích, để nói đến từ quan điểm thời trang. Như vậy họ phát động chủ đề, tác giả, chữ nghĩa, và là người đầu tiên phát hiện khi nó thành lỗi thời, đến lúc đó, họ sẽ thay thế chúng bằng những thứ khác.

  1. Avant-Garde

Những người phát hiện ra thời trang đương nhiên là phải tìm cái mới, nhưng cái mới này chỉ được định nghĩa bằng những tham khảo trong quỹ tích thời trang đương thời, trong vòng các biến tố, và vì lý do này mà đến phút chót sau một thời gian dài nào đó, bất cứ gì “cũ” dường như cũng đủ khác để đóng vai trò của mình trong tiến trình mê hoặc.

Nhà nghệ sĩ avant-garde là một nghệ sĩ đã từ chối biến thành đầy tớ của thời trang và từ chối không để sự lựa chọn của mình hôm nay bị triệt tiêu bởi những lựa chọn hắn sẽ có ở ngày mai, như thế, là người muốn tạo ảnh hưởng, bằng một thái độ nhất quán, sự phát triển ngôn ngữ và “cái thật” cùng lúc.

Trong phạm vi, bày ra một cách khác, avant-garde luôn luôn tượng trưng cho một khả thi thời trang, nhưng nó không là một khả thi duy nhất, với kết quả mà thỉnh thoảng thời trang rút được từ “kho dự trữ” của avant-garde, bằng cách làm như thế, chiếu sáng thứ mà vài ba nghệ sĩ nào đó đã tích lũy mấy mươi năm trong khi có lúc khác lại quay lưng với họ.

So với đồng nghiệp của họ trong thế giới quần áo, nhà thiết kế văn chương và thương hiệu văn chương có một cái lợi lớn: họ làm việc trong một cái khung thời gian mềm dẻo hơn. Một cái áo với nhạy cảm avant-garde chỉ có thể đưa trưng bày qua khung cửa sổ hàng năm của tuyển chọn. Nếu nó không thành công trong việc giữ được sự chú ý của thời trang vào lúc ấy, tốt hơn là vất nó vào đống phế thải. Trong lĩnh vực này rất khó để làm việc trên những khám phá mà có lẽ chỉ kích thích được đáp ứng trong khoảng thời gian ba hay bốn năm. Mặt khác, trong văn chương hay hội họa, người ta có cái xa xì là có thể đợi được.

Điểm Thọ dịch

(Còn nữa)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here