MÊ LY ĐẤNG KI-TÔ RA ĐỜI.

0

Linh Vũ xin giới thiệu quý độc giả bài viết có nhiều từ chúng ta đã dùng trong mùa Giáng sinh, nhưng nguồn gốc vẫn chưa rõ lắm, sau đây là bài viết của Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang để chúng ta thêm tài liệu tham khảo. Chúc quý độc giả mùa Giáng Sinh vui vẻ hạnh phúc và bình an.  

MÊ LY ĐẤNG KI-TÔ RA ĐỜI.

(MERRY CHRISTMAS).

Nguyễn Xuân Quang.

Ý Nghĩa Merry Xmas.

Trước hết Merry trong Anh ngữ nghĩa là gì?Theo Etymyology Dictionary Online:

Merry (tính từ).

Anh ngữ Trung Cổ mirie, có gốc Anh ngữ Cổ myrge “ thích, thú vị, thoải mái, dễ chịu, ngọt ngào, cảm giác hào hứng, kích động của vui thích, thỏa mãn, bằng lòng… nguồn gốc từ gốc tái tạo Tiền-Ấn-Âu ngữ *mregh-u ‘short’, ngắn (Middle English mirie, from Old English myrge “pleasing, agreeable, pleasant, sweet, exciting feelings of enjoyment and gladness”… from PIE root *mregh-u- “short”).

Giả thích ngắn vì hàm nghĩa ‘vui thú nên thời gian qua mau thấy ngắn! (The connection to “pleasure” likely was via the notion of “making time fly, that which makes the time seem to pass quickly”. Theo tôi theo nghĩa ‘ngắn” này có vẻ khiên cưỡng, gượng ép vì nguyên thủy con người chưa có quan niệm ‘ngày vui qua mau”. Nếu có thì là nghĩa cận đại, tân kỳ.

Chỉ có một nguồn gốc đích thực về nghĩa ngữ ngoài Anh ngữ là Trung Cổ Hòa Lan ngữ mergelijc, ‘vui vẻ’ (The only exact cognate for meaning outside English was Middle Dutch mergelijc “joyful.”). Ngoài ra cũng có dạng động từ Anh ngữ Cổ myrgan có nghĩa là (vui, vui vẻ, hân hoan) (There also was a verbal form in Old English, myrgan “be merry, rejoice”).

Tóm lại merry trong Anh ngữ có nghĩa chính là vui, vui mừng.

Merry biến âm với Việt ngữ Mừng (mừng sinh nhật, mừng năm mới, mừng nhà mới…), ta có từ đôi điệp nghĩa Mừng Vui, nghĩa là Mừng = Vui. Mừng hàm nghĩa vui (con chó mừng thấy chủ về nhà)… tương đương với nghĩa joy, joyful.

Merry ruột thịt với Việt ngữ Mừng.

Mặt khác Merry phiên âm qua tiếng Việt là Mê ly.

Trước hết về ngôn ngữ học trong ngôn ngữ loài người, l và r cùng là âm nướu. Có biến âm r = l.
-Trong Việt ngữ
Ví dụ lóc = róc, lỗ = rỗ (mặt có sẹo lỗ), lỗ = rổ (rổ là một vật đan có lỗ lớn), lùng, luồng = ruồng (bắt); luỗng = ruỗng (thối)…
-Trong Hán ngữ

Người Trung Quốc nói r thành l, không nói được âm r. Ví dụ fried rice = fried lice (!), romance = lãng mạn, Paris = Ba-lê…

-Trong Phạn ngữ l = r gần cận nhau, trong từ điển tiếng Phạn vần L xếp ngay sau R.

……

Như thế theo biến âm r = l, ta có Merry = Mê ly.

Mê ly là từ Việt phiên âm trực tiếp từ Merry hay qua trung gian từ Hán chính gốc hoặc từ Hán phiên âm từ merry (như trường hợp lãng mạn từ romance)?

Hãy xét Hán ngữ trước.

.Từ Hán mê ly, có nghĩa “mơ hồ, không rõ”

(Các từ gốc Hán đã được Việt hóa như thế nào? (Nguyễn Mạnh, Hải Châu, Đà Nẵng). https://baodanang.vn/channel/5433/201211/cua-so-tri-thuc-viet-hoa-tu-goc-han-2206292/index.htm).

Như thế ta thấy Hán ngữ mê ly không có nghĩa gì liên hệ với nghĩa mừng, vui của Việt ngữ và Ấn-Âu ngữ.

Như vậy Hán ngữ mê ly ‘tân thời’ nếu có, có thể là phiên âm của merry. Nói một cách khác trong Han ngữ từ Merry nếu có nghĩa là joy, joyful là từ phiên âm.

Có thật sự Mê ly trong tiếng Việt có nghĩa là mừng, mừng vui không?

Hiên nay các từ điển tân thời đều cho rằng mê ly có nghĩa là say sưa, say mê, mê đắm, mê hồn…

Các từ điển cổ chữ nôm tôi có trong tay không có nói tới từ mê ly. Như thế các nghĩa mê say không ăn khớp nhiều với nghĩa mừng, mừng vui. Bằng chứng cụ thể là Mê ly có một nghĩa mừng, vui, thích thú, hào sảng, phấn khởi… thấy rõ qua nhạc phầm Ô Mê Ly của Văn Phụng. Thấy rõ qua lời nhạc và nhất là qua điệu nhạc đầy vui tươi, vui nhộn.

Như thế Mê ly với nghĩa Mừng, mừng vui ruột thịt với Merry có nhiều xác xuất không phải là từ thuần Việt mà là một từ phiên âm từ Merry. Mê ly là phiên âm từ Merry thấy rõ qua ngôn ngữ Hawaii.

Như đã biết Người Hawaii là đồng bào với người Việt (Người Hawaii và Việt Nam là Đồng Bào).

Hawaii có một gốc Đa Đảo ruột thịt với Nam Đảo (Nam Dương, Mãi Lai). Như đã biết tiếng Nam Đảo là nhánh Lạc Việt Hải Đảo. Vì thế cũng có biến âm r = l giữa Hawaii và Anh ngữ.

Gần như hầu hết các âm r Anh ngữ đều chuyển qua Hawaii ngữ thành âm l.

Ví dụ Hawaii ngữ laiki = rice (gạo), lapaki = rabbit (thỏ), lopi = rope (rợ, dây), lumi = room (phòng), kalo = taro (khoai sọ) (k = t và l = r)…

Do đó người Hawaii đã phiên âm Merry thành Mele thấy qua từ Merry Christmas = Mele Kalikimaka.

Dĩ nhiên phải có biến âm r = l giữa Hawaii ngữ và các tộc Đa Đảo khác. Ví dụ Hawaii ngữ lele = Tahiti ngữ rere = Maori ngữ = rere (bay), Hawaii ngữ lima = Tahiti ngữ rima = Maori ngữ = rima (bàn tay), Hawaii ngữ muli = Tahiti ngữ muri = Maori ngữ muri (phía sau), Hawaii ngữ ola = Tahiti ngữ ora = Maori ngữ ora (sống)…

Như vậy tất nhiên có biến âm l = r giữa Hawaii ngữ với Việt ngữ. Ví dụ Hawaii ngữ lau (lá) (lau-lau: thức ăn bọc lá khoai sọ hấp) biến âm với Việt ngữ rau (thực phẩm bằng những thứ cây lá): lau = rau, limu (seaweed, algae, mosses) = rong, rêu, lua (toilet, phòng vệ sinh, wash-room, phòng rửa) = Việt ngữ rửa, loha, loha (drooping, wilting, hanging low…) = rủ, rũ (xuống), lù (to scatter, to shake) = rắc, rũ…

Tóm lại.

Việt ngữ Mê ly với nghĩa Mừng, Mừng vui nghiêng nhiều về phía là một từ phiên âm của từ Merry. Mê ly trong Hán ngữ nếu có nghĩa mừng vui thì cũng có thể là một từ phiên âm của từ merry. Tuy nhiên qua Việt ngữ Mừng, Mừng vui = Merry và qua Hawaii ngữ, một nhánh ngôn ngữ Lạc Việt Hải Đảo có Mele phiên âm từ Merry cho thấy phiên âm Mê ly của Việt ngữ với nghĩa Mừng, Mừng vui có thể độc lập với Hán ngữ. Nói một cách khác Mê ly Việt ngữ có thể phiên âm trực tiếp từ Merry.

Còn từ Christmas hay Xmas như đã biết ý nghĩa qua bài viết Nguồn Gốc Từ Xmas (ở Categories Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que).

Từ Xmas có X và –mas.

  1. X

X (Chi) là chữ đầu của từ Hy Lạp Christós (Χριστός) chuyển qua Anh ngữ là Christ.

Chữ đầu X và hai chữ đầu XP (Chi Rho) đã từng được dùng làm biểu tượng cho đấng Christ: ΧΡΙΣΤΟΣ, Χριστος (Christ) như thấy rõ qua biểu tượng:

Chi-Rho là biểu tượng Thiên Chúa giáo cho đấng Christ.

Về sau giản tiện hơn chữ P (Rho) bỏ đi chỉ còn giữ lại chữ X:

[‘Đây là một ký hiệu tên tắt của Christ và là một trong những biểu tượng Thiên Chúa giáo được nhận biết nhiều nhất. Được hiểu là Chi-Ro và phát âm là ‘kee-row’. Biểu tượng gồm có hai chữ đầu của từ Hy Lạp chỉ Christos. Trong vài trường hợp Rho (P) bỏ đi khỏi biểu tượng chỉ còn Chi (X) dùng với chức vụ viết tắt tên Christ. Đây là chỗ gốc gác phát xuất ra tên tắt lịch sử cho từ Christmas (Xmas)’].

Tại sao Đấng Christ có khi viết tắt là X? Dĩ nhiên có nhiều giải nghĩa khác nhau theo những chi phái khác nhau của Ki-Tô giáo và tùy theo người ngoại đạo.

Nhìn theo diện chữ nòng nọc vòng tròn-que thì chữ X là do hai nọc que (I) ghép lại. Hai nọc que là hai dương, thái dương, có một nghĩa là mặt trời thái dương và đấng tạo hóa thái dương. Ta thấy rõ chữ X có một nghĩa biểu tượng đấng tạo hóa, chúa (god) trong văn hóa Latvia.

Dấu hiệu God (nguồn: Latvianhistoric.com).

Theo duy dương God là Chúa Tể Mặt Trời, Đấng Mặt Trời Tạo Hóa (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Từ Hai Nọc Que). Theo duy dương Đấng Christ có một khuôn mặt là Chúa Mặt Trời. Vì vậy ta thấy sau đầu Chúa Christ thường có hình mặt trời thái dương tỏa rạng sáng ngời.

Rõ nhất thấy qua biểu tượng mặt trời Chi-Rho:

Mặt Trời Chi Ro của Thiên Chúa Giáo.

Thiên Chúa giáo là tôn giáo Chúa Trời. Thiên, Trời có nhiều nghĩa. Theo duy dương Thiên, Trời là Mặt Trời. Đấng Christ có một khuôn mặt là Mặt Trời, Đấng Tạo Hóa Mặt Trời Thái Dương. Vì thế Đấng Christ viết tắt là chữ X có một nghĩa là God, là Mặt Trời Thái Dương trong hệ thống Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que.

Lưu ý mặt trời Chi-Ro ở đây có hai loại tia sáng: tia nọc que mang dương tính, dương thái dương và tia hình cánh hoa nhọn đầu mang âm tính, âm thái dương. Mặt Trời này mang tính nòng nọc (âm dương) sinh tạo, tạo hóa của ngành nọc thái dương. Vì thế hiểu X theo chữ nòng nọc vòng tròn-que của vũ trụ giáo là chuyện hợp lý. Thiên Chúa giáo cũng như các tôn giáo lớn khác như Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, Hồi giáo… đều có sự hiện diện của vũ trụ tạo sinh dựa trên nguyên lý nòng nọc (âm dương) vì đều là di duệ hay bị ảnh hưởng của vũ trụ giáo. Đấng Christ có một khuôn mặt là Mặt Trời với hai loại tia sáng nòng nọc (âm dương) là Mặt Trời Tạo Hóa, Vũ Trụ.

Đấng Christ phiên âm qua Việt ngữ là Ki-Tô.

Đức Chúa Trời Ki-Tô có một khuôn mặt là Chúa (Mặt) Trời Tạo Hóa, Vũ Trụ.

  1. -mas

Hiện nay Mas được cho là do Cổ ngữ Anh gốc Latin mass, có một nghĩa là buổi lễ. Hiểu theo nghĩa này chẳng dính dáng thực sự gì tới ngày sinh của Đấng Christ.

Truy tìm gốc và nghĩa ngữ từ Mas tôi thấy Mas liên hệ ruột thịt với linh tự Ai Cập Mes là sinh, đẻ:

Hình ngữ Ai Cập Mes là sinh, đẻ.

Linh tự sinh, đẻ mes này có hình chữ m có nguồn gốc từ linh tự người đàn bà đang ngồi sinh, đẻ với chỉ định nghĩa: sinh, đẻ, có hình mẫu tự m ở dưới bàn tọa:

Mes, mas sinh đẻ ruột thịt với linh tự người nữ sinh, đẻ tức Mẹ có hình chữ m nên ta thấy trong nhiều ngôn ngữ từ Mẹ (mà trong ngôn ngữ Việt nhất là ở Miền Bắc Mẹ còn gọi là Đẻ) khởi đầu bằng chữ M như Việt ngữ mẹ, me, má, mạ, măng, mệ, mễ (Mường ngữ), mợ, mụ, Hán Việt mẫu, Anh ngữ mother, mom, Pháp ngữ mère, maman, Tây Ban Nha ngữ), madra…

Tóm lại ngày Xmas nên hiểu là ngày Sinh của Đấng Thiên Chúa Mặt Trời Tạo Hóa Christ, tức là ngày Chúa Giáng Sinh.

Merry theo nghĩa chính Vui Vẻ ruột thịt với Việt Mừng, Mừng vui.

Theo phiên âm Merry là Mê ly.

Merry Christmas là Mừng, Mê Ly Đấng Ki-Tô Ra Đời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here