Cảm nhận bài thơ “Thần nhan sắc”

0

của Họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ

Linh vũ

Nhận được bài thơ của người bạn Họa sĩ viết về đề tài thần nhan sắc, hôm nay nhân dịp xuân về tôi xin chia sẻ vài ý nghĩ về bài thơ trên. Đây chỉ là ý nghĩ và cảm nhận rất riêng tư. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mỗi người có con mắt khác nhau để thẩm thấu, như chúng ta ngắm hoa, ngắm trăng vậy. Dưới đây là bài thơ

“Thần nhan sắc”

Khi em đẹp em là Thần Nhan Sắc

Bởi vô vàn huyền diệu đã kết tinh

Từ đất trời cõi lạ thuở bình minh

Và linh ứng từ tinh cha huyết mẹ

 

 Khi em đẹp, thiên thần em lặng lẽ

Như hoa thơm trìu mến giữa bao người

Ngàn năm về đọng bóng vẫn còn tươi.

Bao thương nhớ bởi nghĩa đời là Mẹ

 

 Tóc vi diệu bay qua đời rất nhẹ

Thần khí thanh hòa ẩn hiện muôn nơi

Tay ngọc ngà, môi nở sắc hồng tươi 

Bao mỹ lệ thơm hương từ vô thỉ

 

 Khi em đẹp bởi thương đời quạnh quẽ

Từ ái, nhu hòa, hiền thục, khiết trinh

Duyên khởi bao đời vượt thoát vô minh

Ôi cõi lạ! thân thương đời lao nhọc

 

 Khi em đẹp em là Thần Nhan Sắc

Ngẩn ngơ chiều bến lạ nước tương tư

Với tâm từ ấp ủ nét anh thư

Tình yêu đã nhiệm mầu qua cây cỏ

 

 Khi em đẹp em là Thần Nhan Sắc 

Ngủ trong dòng lệ khổ của nhân gian

Cuối con đường đầy hoa nở bất an

Em thương xót dâng tơ lòng mát dịu

 

 Tay níu bờ hoa, thương đời ngắn ngủi

Cùng hân hoan em ru kẻ ưu phiền.

Kẻ ưu phiền với trăm nỗi oan khiên

Em đau khổ bởi lòng từ vô hạn

 

 Khi em đẹp em là Thần Nhan Sắc

Là muôn đời vĩnh viễn giữa trăng sao

Dòng suối ngọt ngào chảy mãi trên cao

Ôi dịu mát, cứu đời

 Em thị hiện!

Trước khi đi vào từng câu, từng đọan tôi xin nói về tựa đề của bài thơ. Thần nhan sắc là gì? Sắc đẹp từ lâu là một đề tài thu hút của con người, cho nên khi nói đến thần nhan sắc, nó chính là vẻ đẹp về thể chất và sự phản ánh của tâm hồn và phẩm giá. Có câu “Phụ nữ là kiệt tác của Thượng đế” Sự vĩ đại thực sự của người phụ nữ nằm ở khả năng mang lại sự sống tốt đẹp, yêu đời cho con người, nhất là trong lĩnh vực tình yêu và chính nó sẽ trở thành một huyền thoại. Khi nói về vẻ đẹp, thông thường người ta nghĩ về phụ nữ. Vì họ giống như hoa mẫu đơn, hoa hồng, hoa anh đào, hoa phong lan, hoa sen, hoa phi yến.v.v. và v.v. Đẹp chính là giai điệu của cuộc sống. Người phụ nữ đẹp như ánh sáng của mùa xuân, như nụ cười ấm áp trong mùa đông tuyết lạnh, hay có thể họ là một cuốn sách đáng để đọc suốt đời, là một bến cảng ấm áp đáng tin cậy để con đò đậu lại lâu dài.

Tôi trở lại đề tài bài thơ “Thần nhan sắc” từ ngữ này đã có rất nhiều trong các ngôn ngữ và văn hóa của nhân loại. “Thần Nhan Sắc” thường được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp phi thường, huyền bí, quyến rũ có sức hấp dẫn mê hồn gần như là nét đẹp đến mức thần thánh. Sự tôn vinh nhan sắc thường xuất hiện trong truyện cổ tích, thần thoại và những câu chuyện về các vị thần, các nàng tiên có ngoại hình xuất sắc.

-Thần nhan sắc trong văn hóa và lịch sữ.

Nó không chỉ là một đặc điểm của hiện đại mà còn xuất hiện trong nhiều nền văn hóa lâu đời. Như trong các văn bản cổ điển, tranh vẽ, điêu khắc cũng thể hiện sự tôn vinh vẻ đẹp. Ví dụ như nữ thần Venus trong văn hóa La Mã, nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci.v.v. Bởi thế, thần nhan sắc là nguồn cảm hứng không ngừng của con người. Sự quan tâm này không chỉ xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ mà còn liên quan đến những yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý.

– Thần nhan sắc và tâm hồn

Chúng ta nghĩ rằng thần nhan sắc chỉ là vẻ đẹp ngoại hình, nhưng thực sự nó được xuyên sâu qua những đặc điểm của tâm hồn. Sự tôn vinh vẻ đẹp phải đi đôi với sự thấu hiểu, tôn trọng đa dạng cùng sự tốt lành và lòng nhân ái. Chúng ta không thể chỉ nhìn trên sự nổi bật của vẻ đẹp ngoại hình, mà nó còn ảnh hưởng đến chiều sâu tâm lý, tình cảm và giá trị cá nhân đã tạo nên một thần nhan sắc lâu bền trong lòng mọi người. Xã hội ngày nay, không chỉ đánh giá vẻ đẹp ở ngoại hình mà còn chú trọng đến giá trị nội tâm nữa.

– Đối mặt với tiêu chuẩn của vẻ đẹp.

Thế giới hôm nay có nhiều thách thức lớn, là làm thế nào chúng ta đối mặt với tiêu chuẩn sắc đẹp ngày càng khắt khe. Với đà phát triển khoa học, áp lực xã hội, phương tiện truyền thông, mạng xã hội, tạp chí, quảng cáo.v.v. Nó đã hình thành định kiến về vẻ đẹp, tạo ra một hình ảnh không thực tế về thần nhan sắc, cho nên sự thẩm thấu về vẻ đẹp có thể không còn chính xác nữa.  

Nói tóm lại, thần nhan sắc không chỉ là vẻ đẹp ngoại hình, mà còn sự đa dạng và sâu sắc của tâm hồn. Sự tôn vinh vẻ đẹp phải đi đôi với việc thấu hiểu ngoại hình và tính cách. Khi chúng ta đánh giá thần nhan sắc không chỉ có quan niệm của bản thân mà phải nhìn đến sự ảnh hưởng của nó với những người xung quanh nữa. “Thần nhan sắc” là một cụm từ thường dùng trong tiếng Việt, được sử dụng để mô tả vẻ đẹp xuất sắc và quyến rũ của người phụ nữ. Từ ngữ “thần” được sử dụng để chỉ những đặc điểm nổi bật, phi thường và từ “nhan sắc” thường nói đến vẻ đẹp của khuôn mặt và ngoại hình. Bởi vậy, cụm từ “thần nhan sắc,” thường thấy trong các bài thơ, ca dao, bài văn để mô tả vẻ đẹp của phụ nữ, cũng giống như sự so sánh những yếu tố thiên nhiên như hoa, nước, trăng, sao.v.v. Ngay cả các vật thể thần thánh như ngọc, hồng ngọc, kim cương trong thơ văn cũng mục đích để nâng cao giá trị của vẻ đẹp. Bây giờ chúng ta thử khám phá những huyền thoại trong “Thần nhan sắc” của nhà thơ Nguyễn Văn Nhớ.

Trong thơ ca và văn hóa lãng mạn, vẻ đẹp thường được liên kết chặt chẽ với tình yêu. Cho nên, sự mê hoặc bởi vẻ đẹp khác thường đã trở thành một thứ ngôn ngữ thần thánh hóa cho một không gian kỳ ảo và phép màu đặc biệt để làm cho độc giả chìm đắm vào thế giới đầy ảo diệu của họ. Nhiều nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ đã sử dụng vẻ đẹp như một nguồn cảm hứng để sáng tạo. Việc mô tả vẻ đẹp có thể giúp họ thể hiện cảm xúc, sự tưởng tượng để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Trong thơ văn việc sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ hình tượng là phổ biến nhất. Vẻ đẹp thường được sử dụng như một hình ảnh mạnh mẽ để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc và cảm xúc. Việc mô tả người phụ nữ đẹp là “thần nhan sắc” có thể xuất phát từ sự khen ngợi vẻ đẹp tuyệt vời và diễn đạt sự ngưỡng mộ. Cụm từ “thần nhan sắc” thường được sử dụng để miêu tả một vẻ đẹp huyền bí, quý phái, gần như là thần thánh.

Tuy nhiên, quan điểm đẹp còn phụ thuộc vào sự đa dạng, từng cá nhân và từng quan điểm khác nhau. Cái đẹp không chỉ giới hạn ngoại hình mà còn liên quan đến tính cách, tư duy và giá trị cá nhân.

Khi Em đẹp Em là Thần Nhan Sắc

Bởi vô vàn huyền diệu đã kết tinh

Từ đất trời cõi lạ thuở bình minh

Và linh ứng từ tinh cha huyết mẹ

Khi em đẹp, có nghĩa là em có một thân thể, một gương mặt đẹp, những nét bẩm sinh trời ban đó đã hòa quyện với vô vàn điều kỳ diệu. Bốn câu trên có thể mang ý nghĩa về sự huyền bí và tinh tế của vẻ đẹp, mô tả nó như một sức mạnh đặc biệt, có khả năng tạo ra những trạng thái đẹp đẽ và cuộc sống lạc quan với với những người xung quanh. Khi em xuất thân từ một thế giới đầy bí ẩn từ thuở bình minh và được hình thành bởi tinh cha và huyết mẹ.

Đó có thể nói về nguồn gốc và bản chất của một người, mô tả người đó như một hợp nhất của những yếu tố thiên nhiên, tình thân và có thể có cả yếu tố tâm linh. “Từ đất trời cõi lạ” có thể ám chỉ nguồn gốc bí ẩn và đặc biệt của người đó, trong khi “linh ứng từ tinh cha huyết mẹ” nhấn mạnh sự kết hợp của tinh thần và dòng họ.

Khi em đẹp, thiên thần em lặng lẽ

Như hoa thơm trìu mến giữa bao người

Ngàn năm về đọng bóng vẫn còn tươi.

Bao thương nhớ bởi nghĩa đời là Mẹ

 Bốn câu này miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ, được so sánh với hình ảnh thiên thần và hoa thơm. Nó diễn đạt ý nghĩa về sự thanh khiết, tươi mới của người phụ nữ khi cô ấy đẹp. Câu cuối cùng “Bao thương nhớ bởi nghĩa đời là Mẹ” vượt ra khỏi vẻ đẹp vật chất để tôn vinh và tri ân mối quan hệ mẹ con, đánh dấu sự cao quý của tình mẹ. Sự ra đời của một người không phải tự nhiên mà từ trùng trùng duyên lành kết hợp mà thành.

Tóc vi diệu bay qua đời rất nhẹ

Thần khí thanh hòa ẩn hiện muôn nơi

Tay ngọc ngà, môi nở sắc hồng tươi 

Bao mỹ lệ thơm hương từ vô thỉ

Ở đây tác giả muốn nói về một hình ảnh đẹp và tinh tế, có thể liên quan đến vẻ ngoại hình của một người phụ nữ. Ý nghĩa này thường được sử dụng để tả những đặc điểm tinh túy và quyến rũ của người phụ nữ thông qua những hình ảnh tượng trưng như tóc vi diệu, thần khí thanh hòa, tay ngọc ngà, môi hồng tươi và mỹ lệ thơm hương. Đây có thể là một phần của thể loại thơ tả hình ảnh đẹp, lãng mạn hoặc nói về nữ tính. Tuy nhiên, tác giả đã nhân cách hóa để đi xa hơn vào tâm linh, như vuốt nhẹ bờ tóc em, để ngửi mùi hương thơm mỹ lệ của làn tóc vi diệu, dù bây giờ em đang ở ngàn trùng xa cách.

Khi em đẹp bởi thương đời quạnh quẽ

Từ ái, nhu hòa, hiền thục, khiết trinh

Duyên khởi bao đời vượt thoát vô minh

Ôi cõi lạ! thân thương đời lao nhọc

Bốn câu thơ này mô tả về vẻ đẹp nội tâm và tâm hồn của một người phụ nữ. Tôi xin phân tích rõ hơn.

“Khi em đẹp bởi thương đời quạnh quẽ” Tác giả vừa nói về vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời thông cảm đến phận bạc, cô đơn khi cô ấy phải trải nghiệm những khó khăn, khổ đau trong cuộc sống.

“Từ ái, nhu hòa, hiền thục, khiết trinh” nói đến những phẩm chất tích cực, như lòng nhân ái, tinh tế, hiền lành và trong trắng, mà người phụ nữ này có.

“Duyên khởi bao đời vượt thoát vô minh” Dường như là mô tả về cái duyên phận, sức hấp dẫn hay tình duyên nổi bật của người phụ nữ này, giúp cô ấy vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

“Ôi cõi lạ! thân thương đời lao nhọc” Câu này diễn tả sự ngưỡng mộ hoặc kinh sợ trước sự đối mặt mạnh mẽ với những khó khăn trong cuộc sống của người phụ nữ.

Tổng quát cho thấy hình ảnh của một người phụ nữ không chỉ về vẻ đẹp bề ngoài mà còn những đặc điểm tốt lành và sức mạnh nội tâm trong cuộc sống. Nhất là lòng từ bi, nhu hòa, hiền thục đã biến hóa em thành thần nhan sắc với đại bi tâm.

Khi Em đẹp Em là Thần Nhan Sắc

Ngẩn ngơ chiều bến lạ nước tương tư

Với tâm từ ấp ủ nét anh thư

Tình yêu đã nhiệm mầu qua cây cỏ

Theo tôi nghĩ, âm điệu này làm người ta liên tưởng đến bản sắc một sáng tác của thơ tình, diễn đạt về vẻ đẹp của người phụ nữ được so sánh với thần nữ, với sự ngẩn ngơ và tương tư của tác giả.

Khi “Em đẹp em Em là Thần Nhan Sắc” Người phụ nữ được trời ban cho những nét kỳ diệu, thì hình ảnh này đã trở nên vẻ đẹp thần thánh, xuất sắc và mang tâm từ ẩn chứa nét anh thư.

“Ngẩn ngơ chiều bến lạ nước tương tư” Người viết miêu tả cảnh chiều tà, bên bờ sông lạ và có thể là người viết đang trải qua những cảm xúc tương tư và ngẩn ngơ khi đối diện với vẻ đẹp của người phụ nữ. Đặc biệt nét tương tư này còn mang ý nghĩa lòng từ bi, lòng nhân ái và lòng trắc ẩn với tất cả mọi người. Đây là khía cạnh quan trọng của tâm hồn và hành động trong đạo Phật. Hơn nữa nét tương tư ở đây còn được biểu hiện thông qua việc hiểu và cảm nhận đau khổ của người khác, lòng thương xót, lòng nhân ái và không ganh ghét. Ngoài ra nét tương tư nói lên sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho sự hòa hợp và hạnh phúc.

“Với tâm từ ấp ủ nét anh thư” Người viết có thể đang nói về tâm huyết và lòng trắc ẩn trong việc miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ.

“Tình yêu đã nhiệm mầu qua cây cỏ” Câu này có thể ám chỉ rằng tình yêu đã làm cho mọi thứ trở nên sống động, rực rỡ như màu sắc trải qua cỏ cây. Mà còn diễn đạt tình yêu thương không điều kiện, không phân biệt đối tượng và không phân biệt vùng miền, đẳng cấp hay nguồn gốc. Nó nhấn mạnh đến sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của tình yêu. Giống như cây cỏ không đòi hỏi điều kiện đặc biệt để mọc, không phân biệt đất đai, môi trường… Cụ thể, câu này còn ẩn chứa nói về lòng từ bi và sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của tình yêu.

Khi Em đẹp Em là Thần Nhan Sắc 

Ngủ trong dòng lệ khổ của nhân gian

Cuối con đường đầy hoa nở bất an

Em thương xót dâng tơ lòng mát dịu

Khi Em đẹp Em là Thần Nhan Sắc” Khi bạn đẹp, bạn trở nên như một vẻ đẹp thần thoại, có sức cuốn hút đặc biệt.

“Ngủ trong dòng lệ khổ của nhân gian” Người phụ nữ phải chịu đựng, trải qua những khó khăn, nỗi đau của cuộc sống nhân gian nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp.

“Cuối con đường đầy hoa nở bất an” Ở cuối con đường dù có đẹp đẽ và hạnh phúc bao nhiều thì sự lo âu không chắc chắn về tương lai vẫn là điều suy tư và lo lắng của con người.

“Em thương xót dâng tơ lòng mát dịu” Người mang đến lòng thương xót, lòng nhân ái, như là một bức tranh tinh tế và nhẹ nhàng. Câu này cũng có thể được hiểu trong ngữ cảnh tâm linh hoặc tôn giáo. “Thương xót” thường là một phẩm chất tích cực trong các giáo lý tâm linh và “dâng tơ lòng mát dịu” có thể là cách diễn đạt lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu đối với các giá trị tâm linh. Hay tác giả muốn gửi đến cho mọi người sự ấm áp, thoải mái và lòng nhân ái từ trái tim của mình.

Tổng thể, bài thơ có thể miêu tả về vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn, cùng những khó khăn và bất an trong cuộc sống, nhưng tâm hồn luôn duy trì sự nhân ái và tình thương.

Tay níu bờ hoa, thương đời ngắn ngủi

Cùng hân hoan em ru kẻ ưu phiền.

Kẻ ưu phiền với trăm nỗi oan khiên

Em đau khổ bởi lòng từ vô hạn

“Tay níu bờ hoa, thương đời ngắn ngủi” Tác giả ngụ ý rằng, cuộc đời ngắn ngủi như bông hoa, nên việc tận hưởng, yêu thương cuộc sống là điều quan trọng. Hãy quên tất cả để “Cùng hân hoan em ru kẻ ưu phiền” Mời gọi mọi người cùng nhau vui mừng, hạnh phúc và chia sẻ tình thương để làm dịu đi những gánh nặng cho những ai còn mang nỗi buồn phiền.

Hay “Kẻ ưu phiền với trăm nỗi oan khiên” Mô tả những người sống trong tâm trạng buồn bã, lo âu, đau khổ với nhiều nỗi đau và oan trái.

“Em đau khổ bởi lòng từ vô hạn” Tâm trạng đau khổ của một người (có thể là nhân vật chính/Tác giả) với trái tim đầy những nỗi đau không tận. Lòng từ vô hạn có thể tượng trưng cho sự đau đớn mà không có ranh giới, không có điểm dừng. Ngược lại, cũng có thể hiểu rằng tác giả đang tìm kiếm sự giải thoát, sự giải quyết cho trạng thái đau khổ tận cùng. Lòng từ vô hạn có thể là điều mong muốn sự kết thúc hoặc hóa giải sau cùng.

Tóm lại, đoạn thơ này thường diễn đạt về sự ngắn ngủi của cuộc sống, nhấn mạnh tình thương và niềm vui, đồng thời đưa ra hình ảnh của những người mang theo nhiều gánh nặng tinh thần.

Khi Em đẹp Em là Thần Nhan Sắc

Là muôn đời vĩnh viễn giữa trăng sao

Dòng suối ngọt ngào chảy mãi trên cao

Ôi dịu mát, cứu đời

 Em thị hiện!

Có thể hiểu là điều gì đó vĩnh cửu, không bao giờ thay đổi hay mất đi. Trăng và sao thường được liên kết với vẻ đẹp và sự lãng mạn trong văn hóa và thơ ca. Có thể đây là biểu tượng của sự trường tồn và tình cảm không biến đổi. Vì vậy, câu này có thể được hiểu như một diễn đạt về sự vĩnh cửu và ổn định, giống như sự bền vững và vẹn toàn của tình cảm hoặc niềm tin. 

Chúng tôi viết một vài cảm nghĩ riêng tư về bài thơ “Thần nhan sắc” cũng chỉ là cảm nhận cá nhân. Tóm lại, tôi yêu vẻ đẹp người phụ nữ, tôi tôn vinh em như một thiên thần tuyệt vời, mãi mãi tồn tại giữa bầu trời trăng sao, giữa dòng suối êm đềm chảy từ đỉnh cao, nhưng dịu dàng và tươi mát như sự cứu rỗi cuộc đời. Em hiện hữu với vẻ đẹp thần thánh của mình!” Hay nói một cách tình tứ hơn là trái tim anh tan chảy trước vẻ đẹp của em, như bước vào một khu vườn tình yêu bất tận.”

Đế chấm dứt, chúng tôi xin dùng ba từ kết của bài thơ “Em thị hiện” để nói tất cả sư thoát ly ác nghiệp. Em là thần nhan sắc thị hiện bởi thiện nghiệp với vô vạn tâm nguyện làm lành. Thị hiện có thể bao gồm những hành động và thái độ như lòng nhân ái, từ bi, chân thật, nhẫn nại, hầu kiểm soát tâm hồn. Em thị hiện để không ganh đua, không tham lam, tạo cuộc sống có ý nghĩa và đạo đức. Chẳng những thế, nó còn bao gồm việc thực hành thiền định để tĩnh tâm và làm sáng tỏ tâm hồn hầu phát triển trí tuệ và lòng nhân ái trên con đường thiền đạo. Em mãi mãi là thần nhan sắc trong tâm hồn mọi người.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here