Đập Hoover

0

Linh Vũ

Sau khi tôi làm con thiêu thân ở thiên đàng sa mạc “Las Vegas”, trước khi trở về tôi có ghé đến đập nước Hoover viếng cảnh, định nhảy xuống nước cho hết đời cờ bạc, nhưng thấy đập nước quá vĩ đại, có chiều sâu ngút mắt, phong cảnh hùng vĩ, gió lồng lộng từ hướng sông mát rợi, nên không muốn làm điều ngu muội, đành viếng cảnh đẹp một vòng rồi âm thầm trở về lại California. Hôm nay nhìn lại những tấm hình chụp ở Hoover Dam tôi cảm thấy Thượng Đế ban cho con người một bộ óc quá thông minh, một quyết tâm và khả năng siệu việt. Nhân tiện đây tôi xin ghi lại một vài điều nghe thấy từ những hướng dẫn viên và một số tài liệu từ văn phòng du lịch. Nhiều người cho rằng Hoover Dam là một trong những kỳ quan thế giới. Nếu chỉ nghe nói, hay đọc trong sách vỡ người ta khó có thể tin được điều đó. Nhưng đến tận nơi, nhìn bằng đôi mắt thật của mình thì điều đó quả không sai.

Trước ngày xây xựng đập Hoover, hằng năm đến mùa nóng thì băng tuyết từ núi Rocky tan thành nước ồ ạt chảy xuống vùng lòng chảo sông Calorado làm ngập lụt các vùng xung quanh. Dòng nước lũ rất ư là nguy hiểm cho các nông trại và dân cư ở cuối nguồn. Người ta nghĩ rằng muốn chận đứng hiểm họa lụt lội thì phải có đập để cản nước. Nếu xây dựng được đập nước thì có hai điều lợi, vừa có nguồn thủy điện, vừa dẫn nước đến các vùng nông trại khô cằn, giúp cho dân chúng dể dàng canh tác. Đồng thời cung cấp số lượng nước đáng kể cho thành phố Los Angeles và khu dân cư miền Nam California.

Một trong những trở ngại chính trong đồ án xây cất đập, là sự tính toán hợp lý để phân phối nước của dòng sông Calorado được đồng đều. Nhiều người lo ngại rằng trong tương lai tiểu bang California sẽ sử dụng quá nhiều nước vì nhu cầu tiêu thụ nước của tiểu bang quá lớn, đồng thời California có nguồn tài chánh quá dồi dào để đầu tư, cho nên họ sẽ được hưởng lợi đầu tiên. Đồ án xây đập có thể sẽ không thực hiện được nếu các tiểu bang liên hệ không đồng ý với nhau trên căn bản thống nhất.

Kế hoạch và hợp đồng:

Năm 1922 các đại diện dân biểu của những tiểu bang liên hệ và đại diện Thượng Viện đã đệ trình đồ án lên chính phủ. Dân biễu Herbert Hoover lúc bấy giờ là Bộ Trưởng thương nghiệp thời Tổng Thống Warren Harding. Trong tháng giêng năm 1922 dân biểu Herbert Hoover đã gặp Thống Đốc các tiểu bang Arizona, California, Colorado, Nevada, New Mexico, Utah và Wyoming để bàn thảo về đồ án và phương cách phân phối nước sao cho hợp lý. Sau phiên thảo luận, bản hợp đồng đã được thành lập về phương cách phân phối nguồn nước cho các tiểu bang, bản hợp đồng này có tên gọi là “Colorado River Compat” được ký ngày 24 tháng 11/1922. Dòng sông được phân chia từ Thượng nguồn đến Hạ nguồn đồng đều cho mỗi tiều bang liên hệ và sau đó tùy mỗi tiểu bang phân chia cho từng vùng, từng khu vực. Đề án này được dân biểu Hoover hoàn thành xem như đây là cánh cửa đầu tiên được mở ra để khởi công xây cất.

Đề án này lần đầu tiên không được lưỡng viện Quốc Hội đem ra bàn thảo vào năm1922. Đạo luật về đồ án xây cất (Bills) đươc hai dân biểu Phil D. Swing và Thượng Nghị Sĩ Hiram W. Johnson đồng bảo trợ, hay còn gọi là đạo luật “Swing-Johnson Bills. Đạo luật này đã đưa ra đầu phiếu ở lưỡng viện nhưng số phiếu không hội đủ tiêu chuẩn, nhưng sau này vẫn tiếp bầu lại vài lần.

Tháng 12 năm 1928 lưỡng viện Quốc Hội đã bỏ phiếu thuận và đệ trình lên Tổng Thống phê chuẩn. Đến ngày 21 tháng 12/1928 Tổng Thống Calvin Coolidge mới ký đạo luật để xây đập (Boulder Canyon Project). Tuy nhiên số ngân khoảng tài trợ đến tháng 07/1930 mới xuất quỹ và thời gian này dân biểu Herbert Hoover cũng trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ.

Chương trình khởi công xây cất đặp đầu tiên là vùng Boulder Canyon nhưng thật ra đập được xây ở Black Canyon nhưng vẫn giữ tên gọi đồ án là “Boulder Canyon Project”

Nhà thầu xây cất:

Ngày 11 tháng 03/1931 công trình xây cất đập được quyết định thực hiện bởi sáu công ty gồm có: Công ty Morrison Knudsen của Boise, Idaho – Công ty Utah construction của Ogden,Utah – Công ty Henry J. Kraiser & công ty W.A Bechtel, California – Công ty Pacific Bridge ở Portland, Oregon – Công ty Macdonald & Kahn Ltd ở Los Angeles và công ty J.F.Shea ở Portland Oregon, tất cả dưới sự điều hành của Giám đốc quản trị ông Frank Crowe với một số kỷ sư và chuyên viên hợp tác.

Trong suốt thời gian đỗ xi măng còn ướt người ta phải đặt những ống dẫn nước lạnh chạy xuyên qua giữa khối xi măng. Đây là phương pháp để lấy sức nóng tạo ra từ phản ứng hóa học của xi măng khi còn ướt, nếu không làm như thế thì lớp xi măng đó phải mất 120 năm mới khô cứng được.

Sáu công ty đã dốc hết khả năng để thực hiện công tác, nhưng sau đó họ đành bó tay vì khả năng của họ không thể thực hiện được những máy tạo lạnh quá lớn để cung cấp dòng nước lạnh qua ống. Sau đó họ phải thuê công ty Union Carbide Corp thực hiện.

Trước khi khởi công xây cất đập, sáu công ty có ý định xây ở đó một thị xã nhỏ đặt tên là Boulder City nhưng sau đó công trình xây cất đập thúc đẩy xúc tiến nhanh chóng đồng thời tình trạng kinh tế và nạn thất nghiệp lúc đó tăng quá cao, mọi người cần công ăn việc làm cho nên công trình xây đập bắt đầu tiến hành cho nên đề án thị xã không thực hiện được.

Trong những ngày tháng đầu tiên khởi công, các công nhân và gia đình của họ phải sống trong những căn nhà tiền chế “Ragtown” trong suốt một mùa hè. Sau đó thì chương trình thành lập thị xã được đem ra thực hiện. Thời gian đó công nhân không bằng lòng sống trong những căn nhà kiểu Ragtown và những công việc quá nguy hiểm cho nên họ đã đình công vào ngày 08 tháng 08/1931. Trong tình trạng này, sáu công ty phải xử dụng nhiều ngừời với vũ khí để đàn áp mới dẹp yên sự phản đối của công nhân. Sự bất mãn này đã thúc đẩy giới chức có thẩm quyền nhanh chóng xây dựng thị xã Boulder City. Đến mùa xuân năm 1932 thì khu tiền chế Ragtown mới hủy bỏ, đồng thời lệnh ngăn cấm cờ bạc, Bar rượu, đĩ điếm không được phép hoạt động ở thị xã Boulder City trong suốt thời gian xây cất đập. Thời gian này duy nhất có thị xã Boulder City của tiểu bang Nevada là không được quyền hoạt động những thứ loại kể trên cho đến năm 1969.

Trong thời gian làm những đường hầm nhiều công nhân phải hít khí độc Carbon Monoxide do những cơ cấu máy móc phát ra và khói của những chiếc xe tải chuyên chở. Nhiều nhân công đã bị bệnh phổi và một số đã chết vì chứng viêm phổi. Số nhân công bị chết có thể nhiều hơn, nhưng danh sách không được kê khai vào sổ rỏ ràng.

Câu chuyện sau đây của một đơn kiện tại tòa án của công nhân Ed Kraus, ông nói rằng chất độc đã tác hại đến cơ thể ông và gây ra chứng liệt dương. Nhưng trong phiên tòa ông đã bị một gái mại dâm làm nhân chứng, là ông không hề bị chứng bệnh đó cho nên ông đã thua kiện.

Khởi công xây đập:

Đầu tiên họ xây những đập tạm thời để ngăn chia dòng nước chính. Một đập trên thượng nguồn được bắt đầu từ tháng 09/ 1932 và một ở Hạ nguồn. Đập bên phần đất tiểu bang Nevada được xây theo kiểu hình móng ngựa để ngăn nước và đổi hướng nước. Sau khi đường hầm ở Arizona được hoàn tất thì dòng nước bắt đầu đổi hướng khác (chạy theo hai đường hầm). Dòng sông chính nước bắt đầu cạn dần và công việc đào đáy dòng sông được thực hiện nhanh chóng. Họ đã đào lấy tất cả các bùn đất, đá, vật liệu trên đáy sông cho đế khi nào đến lớp đá cuối cùng cứng dày nhất (solid rock) cùng những lớp đá hai bên bờ sông. Chương trình hoàn tất vào tháng 06/1933, số vật liệu lấy từ đáy dòng sông khoảng chừng 1,500.000 yd3 tương đương 1, 150.000 m3.

Đổi hướng dòng nước:

Sau khi đường hầm dẫn nước hoàn thành thì nước ở dòng sông chính được chảy theo bốn ống đường hầm (hai đường hầm bên ngã tiểu bang Nevada & hai bên ngã Arizona). Mỗi đường hầm đường kính khoảng 56 feet (17.07m) dài chừng 16,000 feet (4877m) khoảng hơn 3 miles. Đường hầm bên Navada được xây vào tháng 05/1931 và Arizona chỉ sau đó một thời gian ngắn, Công trình đổ xi măng trong đường hầm khởi công vào tháng 03/1932 với độ dày khoảng 3 feet (914.4mm)

Phá đá:

Trước khi khởi công xây đập, người ta bắt đầu xắn những bờ đá hai bên bờ sông. Công việc làm này cần những thợ đặc biệt mới có thể làm được, họ được gọi là những “High Scalers” Những người thợ này cần phải leo từ trên triền núi cao xuống lồng chão sông với những sợi dây thừng giữ an toàn. Họ phải xử dụng những máy khoan cầm tay hay chất nổ để phá vỡ những tản đá.

Đổ bêtông:

Khối xi măng đầu tiên được đổ xuống làm mống đập bắt đầu vào ngày 06 tháng 06/1933. Một công trình quá to lớn với những cấu trúc chưa từng có cũng như nhiều phương thức áp dụng cho công trình xây đập mà trước đây chưa bao giờ có lần thực hiện. Một khó khăn phải đối diện với công trình xây cất đập là độ lạnh để làm khô lớp xi măng. Không thể dùng một khối xi măng độc nhất mà phải chia ra thành từng khối nhỏ xếp theo hình dáng của một hình thang để có thể rút hơi nóng trong khối xi măng ra và có thể cho những ống nước lạnh nhỏ chạy xuyên qua được. Nếu chỉ một khối duy nhất thì rất dễ bị rạn nứt và phải mất 125 năm mới làm khô được khối xi măng. Muốn cho ci măng nhanh chóng khô và có thể tiếp tục đổ lớp khác lên, thì mỗi khối chứa xi măng phải có một ống nước lạnh chạy xuyên qua. Lúc đầu thì dùng nước lạnh của dòng sông, sau đó thì dùng nước lạnh từ những máy làm lạnh, khi xi măng khô cứng thì các ống dẫn nước được cắt bỏ và đổ vào đó lớp khằng (grout)

Nguồn điện lực:

Xây nhà thủy điện và đào móng đập đều thực hiện cùng một thời gian. Máy phát điện của đập Hoover cách thành phố Los Angeles khoảng 266 miles. Nguồn điện cung cấp cho thành phố Los Angeles bắt đầu vào ngày 26 tháng 9/1936. Nước chảy từ hồ Mead rồi dần dần thu nhỏ tạo sức mạnh dồn xuống nhà thủy điện tạo tốc độ quay 85miles một giờ đủ năng lực của tua bin. Đập Hoover có 17 máy phát điện trong nhà máy thủy điện, tạo công suất tối đa là 2,074 Megawatts .

Nhà máy thủy điện đã kiểm soát được sự thay đổi số lượng điện về số cung và cầu điện được dùng khác nhau hằng ngày. Thủy điện rất ư là tiện lợi, khả năng nhanh chóng, thay đổi số lượng điện chuyên chở một cách chính xác.

Kiểu kiến trúc:

Chương trình được kết thúc bằng mặt tiền của đập và nhà thủy điện rất là đơn giản, không cầu kỳ. Nhưng sau này Ông Gordon B. Kaufmann kiến trúc sư thanh phố Los Angeles đã vẽ lại hình dáng bề ngoài có dạng suông như một tòa nhà được ứng dụng trong Art Deco tối hảo của toàn bộ đề án, với lối kiểu tháp canh dựng đứng hình trụ không có đường viền trên mặt, trên đỉnh có đồng hồ được lấy theo giờ Pacific and Mountain time zones.

Phương tiện chuyên chở:

Đập Hoover cũng phục vụ cho xa lộ 93. Đoạn xa lộ xuyên qua đập Hoover rất tiết không đủ thích ứng cho số lượng lưu thông, mỗi chiều chỉ có một lối xe chạy, nhiều chỗ quá quanh co và nguy hiểm, nhiều chỗ không nhìn thấy rỏ ràng khoảng cách và nhiều nơi bị đá chùi. Chương trình làm đường sẽ được thay đổi tốt đẹp vào khoảng năm 2008. Đường đi vòng sẽ được sửa lại, xa lộ 93 sẽ được tạo dựng dọc hai bên bờ sông để giảm bớt những khúc quá ngặt, đồng thời sẽ xây những chiếc cầu sắt và xi măng. Tên cầu được gọi là Mike O’Callaghan Pat Tillman Memorial Bridge băng ngang dòng sông với độ cao 1,500 feet trên bờ đập. Đường vòng và cầu sẽ giải quyết được tai nạn giao thông, thay thế những đoạn đường nguy hiểm và giảm bớt tai nạn.

Sau ngày khủng bố 11 tháng 09/2001 giao thông dẩn tới đập đã bị hạn chế. Xe cộ hiện nay được kiểm soát kỹ lưỡng khi di chuyển ngang qua, như xe truck, trailer hoặc xe bus mang nhiều hành lý. Các xe truck có thùng chứa trên 40 feet cao không được phép chạy xuyên qua đập. Khu giải trí phía Nam dòng sông Colorado cũng được kiểm soát gần Laughlin, Nevada để bảo đảm an toàn cho đập từ những chất nổ hay phát hỏa do tình cờ hay chủ ý gây nên. Chương trình cho xe chạy vòng đã phát họa trước khi có cuộc khủng bố ngày 11 tháng 09/2001

Năng lượng được cung cấp các nơi như sau:

Area      Percentage

Arizona 18.9527

Nevada 23.3706

Metropolitan Water District of Southern California            28.5393

Burbank, CA       0.5876

Glendale, CA      1.5874

Pasadena, CA     1.3629

Los Angeles, CA 15.4229

Southern California Edison Co.   5.5377

Azusa, CA            0.1104

Anaheim, CA      1.1487

Banning, CA        0.0442

Colton, CA           0.0884

Riverside, CA      0.8615

Vernon, CA         0.6185

Boulder City, NV               1.7672

Tài liệu thống kê:

  • Construction period: April 20, 1931 – March 1, 1936
  • Construction cost: $49 million ($676 million adjusted for inflation)
  • Deaths attributed to construction: 96[8][9]
  • Dam height: 726.4 ft (221.4 m), second highest dam in the United States.
  • Dam length: 1244 ft (379.2 m)
  • Dam thickness: 660 ft (200 m) at its base; 45 ft (15 m) thick at its crest.
  • Concrete: 4.36 million yd³ (3.33 million m³)
  • Electric Power produced by the water turbines: 2,080 megawatts
  • Traffic across the dam: 13,000 to 16,000 people each day, according to the Federal Highway Administration
  • Lake Mead (full pool)[10]

o             area: 157,900 acres (639 km²), backing up 110 miles (177 km) behind the dam.

o             volume: 28,537,000 acre feet (35.200 km³) at an elevation of 1,221.4 feet (372.3 m) .

  • With 8 to 10 million visitors each year, including visitors to Hoover Dam but not all traffic across the dam, the Lake Mead National Recreation Area is the fifth busiest U.S. national park.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here