HÌNH BÓNG TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN TRONG VŨ TRỤ GIÁO.

0

HÌNH BÓNG TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN TRONG VŨ TRỤ GIÁO.
(Phần 1).

I. HÌNH BÓNG TRỐNG ĐÔNG SƠN TRONG VŨ TRỤ GIÁO THẾ GIỚI THẤY QUA CÁC ĐÈN TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN.
Nguyễn Xuân Quang.

Như đã biết trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn diễn đạt vũ trụ tạo sinh là trống biểu của vũ trụ giáo, của mặt trời giáo trong vũ trụ giáo.

Như vậy ta có thể tìm thấy hình bóng 6 loại trống Đông Sơn phân loại dựa theo vũ trụ giáo của Nguyễn Xuân Quang qua hình dạng các vật biểu và kiến trúc thờ phượng vũ trụ giáo. Sự hiện diện của hình bóng này là một chuyện tất nhiên, dĩ nhiên, hiển nhiên. Bắt buộc. Bắt buộc. Và bắt buộc.

Chủ điểm của bài viết này là tôi tìm hình bóng trống Đông Sơn trong các thứ Đèn biểu tượng vũ trụ giáo.

Trước hết xin nói sơ lược qua về đèn trong tín ngưỡng.

Đèn là một vật dụng con ngưởi dùng trong tín ngưỡng từ thời thái cổ vì lửa liên hệ với mặt trời, là nguồn sống, coi như một thần linh, một đấng sinh tạo, tạo hóa. Mặt trời là lửa, là dương, dương vật, nõ linga vì thế thời nguyên sơ cục than hồng, cây củi cháy, bếp lửa, đuốc lửa có một khuôn mặt biểu tượng cho mặt trời, nõ, dương vật (cũng thờ mặt trời qua nõ, linga). Ví dụ như thấy qua thần mặt trời Viêm Đế có một nghĩa là Đế Nóng (cục nóng như than hồng, hố than hồng, một thứ mặt trời sơ tạo, que nóng như que diêm, đuốc lửa, một thứ mặt trời có nọc tia sáng). Theo v = d (phát âm theo người Nam), ta có Viêm = Diêm. Làng Diêm, làng Diềm ở Thuận Thành, Bắc Ninh liên hệ với thần mặt trời Viêm Đế nên có nữ thần mặt trời Nhữ Nhương, hình bóng của mặt trời nữ Âu Cơ) (Nhận Diện Danh Tính Mẹ Tổ Âu Cơ). Tác giả Bình Nguyên Lộc trong Nguồn Gốc Mã Lai của Người Việt cho rằng có sắc tộc Việt gọi Hùng Vương là A Đuốc. Đúng như tôi đã chứng minh Hùng Vương là Vua Mặt Trời. Trong Ấn giáo thần Shiva, có một khuôn mặt là Trụ Lửa (Pillar of Fire) vô cùng tận, xuyên qua cả thượng thế nên có một khuôn mặt là mặt trời, lửa và nõ Linga thay thế hay hơn cả khuôn mặt mặt trời của thần Brahma.

Về sau đèn thay thế bếp lửa, đuốc lửa được thờ phượng trong mặt trời giáo, trong vũ trụ giáo. Điểm này thấy rõ trong Ấn giáo, một di duệ của vũ trụ giáo thờ linga-yoni nên thờ đèn và có một dạng đèn nõ nường linga yoni.

(Indian oil lamp.com)

Đèn dầu Ấn Độ có dạng linga-yoni.

Về sau đèn diễn đạt trọn vẹn vũ trụ thuyết của vũ trụ giáo có hình cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Đó là chiếc đèn cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống).

Đèn đá cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) thấy hầu hết trong mọi nền văn hóa và tôn giáo thế giới theo vũ trụ giáo hay bị ảnh hưởng của vũ trụ giáo.

Xin nhắc lại qui trình vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo khởi đầu từ hư vô, vô cực tới thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng sinh ra tam thế. Tam thế được biểu tượng bằng cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Cây Vũ Trụ là giai đoạn cuối của chu kỳ tạo sinh lại quay về khởi đầu một chu kỳ sinh tạo, tạo hóa khác [Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) lại sinh ra mầm, hạt, quả mầm ứng với hư vô, thái cực). Sự sinh tạo vô cùng tận mang nghĩa sinh tạo, tái sinh và vĩnh hằng. Đèn cây vũ trụ biểu tượng vũ trụ thuyết trọn vẹn trong đó có ý nghĩa biểu tượng mắn sinh, phồn thực, sinh tạo, tái sinh và vĩnh hằng.

Đèn vũ trụ này thấy hầu hết trong các nền văn hóa và các tôn giáo lớn thế giới theo vũ trụ giáo hay bị ảnh hưởng bởi vũ trụ giáo từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Ví dụ :

.Đèn Vũ Trụ Trong Văn hóa Đông Sơn.

Bên cạnh trống đồng Đông Sơn còn có các đồ đồng Đông Sơn trong đó có đèn đồng Đông Sơn. Hiển nhiên tương tự như trống Đông Sơn đèn Đông Sơn cũng diễn đạt vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo mang trọng vẹn vũ trụ thuyết. Cây đèn nổi tiếng nhất là cây đèn Đông Sơn người quì gối:

(nguồn: dsvh.gov.vn)

Cây đèn này bị tổn hại được tái tạo, phục dựng, phục chế lại như sau:

Đèn hình người quỳ Lạch Trường do O. Janse phục chế [Nguồn: sách Bí mật của cây đèn hình người, O. Janse (dẫn lại trong Tạp chí VHNT số 404, tháng 2 – 2018, Vũ Thị Hằng http://m.tapchikhxh.vass.gov.vn/y-niem-ve-su-bat-tu-va-tai-sinh-tren-den-dong-dong-son-n50116.html].

Liếc mắt qua ta thấy ngay cây đèn này mang hình ảnh và có ý nghĩa của một đèn cây vũ trụ.

Ta thấy rất rõ người cầm đèn có mũ hình vòm bán cầu có chỏm tròn hình bầu tròn như củ hành tây, một dạng bầu nậm nòng nọc (âm dương) càn khôn, vũ trụ (giống trang phục đầu người thứ 7 nhóm 7 người nhẩy múa trên trống Ngọc Lũ I:

Đầu bầu càn khôn, vũ trụ  ứng với thượng thế.

Nhìn chung chung đây là người thuộc chủng vũ trụ, sinh ra từ quả bầu vũ trụ giống người Việt Nam. Theo một truyền thuyết mgười Bách Việt sinh ra từ một quả bầu vũ trụ. Người Việt chui ra trước có da sáng trắng hơn các tộc ra sau có mầu da sậm đen. Người Việt sinh ra từ cùng một Bầu, một Bào, một. Bao, một Bọc, một Bầu Trứng  (Buồng Trứng) Vũ Trụ, Bầu, Bọc Trứng thế gian Lang Hùng nên là Đồng Bào.

Hai tay ứng với trung thế và phần qui chân đèn ứng với hạ thế. Ta thấy rõ tam thế đèn Đông Sơn này ứng với tam thế của cây đèn vũ trụ. Đèn người quì Đông Sơn mang hình bóng đèn cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống).

Cả người quì có hình nõ dương vật, đầu hình qui đầu, hai đùi mang hình ảnh hai hòn ngọc phái nam. Người nõ, dương vật, mặt trời là người hệ mặt trời thái dương giống như người Đông Sơn thấy trên trống Ngọc Lũ I. Đây chính là Người Việt Mặt Trời Thái Dương. Ta cũng thấy phần quì thân dưới có hình vuông có thể diễn đạt nường yoni vuông. Cả người mang hình ảnh linga-yoni của linga-shiva lưỡng tính phái Shiva.  Nhìn riêng rẽ thì tay cầm đĩa đèn tròn diễn đạt nường, lỗ âm hộ. Người nõ và đèn diễn đạt nõ nường, nòng nọc (âm dương) ứng với lưỡng nghi, lưỡng cực. Bốn tượng người ở vai và hai nhánh đèn ở trên diễn đạt tứ tượng dương và bốn người ở dưới đùi diễn đạt tứ tượng âm. Tứ tượng dương và âm liên tác sinh ra tam thế. Ba nhánh đèn diễn đạt tam thế vũ trụ hay ba cõi thế gian. Hai nhánh hai bên có đĩa đèn hình chim. Tổng quát chim biểu tượng cõi trên, cõi trời. Nhìn theo nòng nọc (âm dương), theo duy dương chim biểu tượng cho dương, nõ, linga. Ở hình phục chế hai con chim trông giống nhau. Không chắc có đúng không? (vì là phục chế lại).

Nếu quả là đúng thì hai đĩa đèn hình chim ở hai nhánh hai bên là hai dương (I, I) và đĩa thứ ba ở nhánh thứ ba phía sau lưng mang âm tính và có hình rắn có một khuôn mặt biểu tượng cho âm, thái âm, nước. Nhánh rắn là một âm (O). Gộp lại ta có quẻ Li IOI, có một nghĩa là Lửa (I) thiếu dương (OI), lửa núi, lửa đất thế gian. Quẻ Li IOI lửa thế gian chính là bộ ba Thần Táo Bếp Lửa, Hai Ông hai bên và Một Bà ở giữa (Tại Sao Ông Táo Không Mặc Quần).

-Nếu không đúng, có nghĩa là hai con chim khác nhau về tính nòng nọc (âm dương). Theo chính thống ta có nhánh bên tay phải, dương là chim dương, thái dương, lửa thái dương, lửa trời Càn. Nhánh bên tay trái, âm, theo chính thống là chim âm thái dương, Gió dương Đoài. Nhánh phía sau, âm có hình rắn diễn đạt nước dương thái âm Chấn, ba nhánh đèn diễn đạt lửa mặt trời, gió không gian và nước đất thế gian ứng với tam thế vũ trụ hay ba cõi thế gian.

Tôi nghiêng về phía hai con chim giống nhau tức nghiêng về ba cõi của Lửa đất Li thế gian. Bởi vì lửa đèn là lửa thế gian, người quì gối có phần thân quì hình vuông có một khuôn mặt biểu tượng cho đất vuông. Người quì biểu tượng cho núi, đất thiếu dương thế gian (người đứng biểu tượng cho dương như thấy qua 8 người đứng như đã nói ở trên cho biết thuộc ngành dương, lửa, thái dương. Ngồi bó gối hay nằm biểu tượng cho âm, cõi âm; người chết thường chôn theo tư thế nằm hay ngồi bó gối).

Dù thế nào đi nữa thì cây đèn Đông Sơn này cũng là loại đèn lồng ba cõi thế gian hay cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) diễn đạt vũ trụ thuyết của vũ trụ giáo (xem dưới).

Như đã nói ở trên vũ trụ tạo sinh bao gồm cả ý nghĩa biểu tượng mắn sinh, phồn thực, sinh tạo, tái sinh và vĩnh hằng. Điểm này tác giả Vũ Thị Hằng cũng nhận thấy trong bài viết Ý Niệm Về Sự Bất Tử và Tái Sinh Trên Đèn Đồng Đông Sơn (Tạp chí VHNT số 404, tháng 2 – 2018, http://m.tapchikhxh.vass.gov.vn/y-niem-ve-su-bat-tu-va-tai-sinh-tren-den-dong-dong-son-n50116.html). Sự Bất Tử và Tái Sinh hiển nhiên nằm trong vũ trụ thuyết của vũ trụ giáo.

. Đèn Vũ Trụ Trong Các Tôn Giáo Lớn Ngày Nay.

-Phật giáo

Loại đèn này thấy rất nhiều trong Phật giáo (kể cả Thần Đạo Nhật).

-Ấn giáo

Đèn cây vũ trụ trong Ấn giáo (ảnh của tác giả chụp tại Dheli).

-Thiên Chúa giáo

Đèn lồng ba cõi thế gian trong Thiên Chúa giáo.

-Hồi giáo

Đèn cây vũ trụ Hồi giáo bằng cẩm thạch trắng (ảnh của tác giả).

-Kết hợp đa giáo.

Ta cũng thấy đèn vũ trụ ở dạng kết hợp nhiều tín ngưỡng như đèn vũ trụ Nam Dương, Ba Li mang sắc thái hòa đồng giữa vũ trụ giáo bản địa với Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo.

Đèn cây vũ trụ Nam Dương mang sắc thái hỗn hợp đa giáo (đèn hình cây vũ trụ mang hình bóng đèn Phật giáo có lồng đèn mạng lưới mang sắc thái Hồi giáo). Ở đây đèn đi với hai thần Nõ đầu dương vật và thần Nường đầu túi dạ con, nguyên lý căn bản của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo)

(ảnh của tác giả).

….

Qua bài viết về Cơ Thể Học Trống Đồng ta đã biết trống Đông Sơn Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) mang trọn vẹn ý nghĩa thuyết vũ trụ tạo sinh, trống biểu của vũ trụ giáo hình cây nấm dương vật lưỡng tính phái có cấu trúc giống chiếc đèn đá cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) của vũ trụ giáo.

Thấy rõ nhất ở dạng trống tí hon minh khí diễn đạt cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống):

Không còn gì nghi ngờ nữa, trăm phần trăm hình bóng trống Đông Sơn có mặt trong các vật biểu, kiến trúc thờ phượng vũ trụ giáo, tiêu biểu nhất là giống hình dạng các loại đèn biểu tượng vũ trụ giáo.

I. HÌNH BÓNG TRỐNG ĐÔNG SƠN TRONG VŨ TRỤ GIÁO THẾ GIỚI THẤY QUA CÁC ĐÈN TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN BIỂU TƯỢNG VŨ TRỤ GIÁO.

Như đã nói ở trên các loại đèn biểu tượng vũ trụ thuyết của vũ trụ giáo thấy hầu hết trong tất cả các nền văn hóa và tôn giáo cổ lớn hiện nay vốn là di duệ hay bị ảnh hưởng của vũ trụ giáo. Tuy nhiên Nhật Bản là một dân tộc duy trì, bảo tồn văn hóa cổ, truyền thống nhất thế giới nên có các đèn gọi là đèn truyền thống hay cổ truyền (traditional lanterns) với nhiều hình dạng khác nhau làm theo vũ trụ tạo sinh, vũ trụ thuyết của vũ trụ giáo, còn thấy rõ nhất và chính thống nhất. Những đèn này thấy cả trong Phật giáo Nhật và Thần Đạo Nhật Bản.

Vì vậy tôi dùng loại đèn cổ truyền Nhật Bản để làm ví dụ so sánh với trống Đông Sơn.

Các đèn cổ truyền hay truyền thống Nhật Bản làm bằng đá, kim loại như gang (cast iron), đồng và chia ra làm hai thể loại chính: hình cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) thường để dưới đất. Tôi gọi là Đèn Cây Tam Thế Vũ Trụ.

và loại thu nhỏ lại đem treo gọi là đèn lồng (Tòrò).

Đèn lồng cổ truyền Nhật Bản (ảnh của tác giả).

Tôi gọi là Đèn Lồng Ba Cõi Thế Gian.

Bộ sưu tập các loại đèn vũ trụ giáo trong vườn nhà tác giả.

Đèn lồng là dạng đèn ba cõi thế gian, là dạng rút gọn của đèn cây tam thế, vũ trụ.

            Đèn lồng ba cõi thế gian là dạng rút gọn của đèn cây tam thế vũ trụ. Trụ thế giới và chân đèn vũ trụ rút lên trùng với trụ và đế lồng đèn.

Ở loại đèn lồng ba cõi thế gian do đèn cây tam thế vũ trụ thu gọn lại thì phần chóp đèn bây giờ diễn đạt cõi trên ứng với Trời Đất thế gian thay vì là thượng thế tạo hóa ứng với càn khôn, vũ trụ ở đèn cây tam thế vũ trụ. Phần trụ trục thế giới của đèn cây tam thế vũ trụ bây giờ rút lên trùng với phần thân, trụ cõi giữa thế gian của lồng đẻn. Phần chân đèn hạ thế của đèn cây tam thế vũ trụ bây giờ rút lên trùng với chân lồng đèn cõi dưới thế gian của đèn lồng ba cõi thế gian.

Để dễ mường tượng ra hơn ta có thể nhìn theo diện ngược lại từ trống Đông Sơn. Một trống Đông Sơn loại trống Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) nếu ta kéo phần thượng thế mặt trời-không gian, vũ trụ, càn khôn ở tâm mặt trống lên ta có thượng thế hình quả cầu tròn trứng chim hay hình bầu nậm vũ trụ, càn khôn chóp đèn. Nếu ta kéo dài trụ trống (thân trống) của trung thế xuống ta có trụ đèn trục thế giới. Ta kéo phần đế trống theo trụ thân trống xuống ta có phần chân đèn hạ thế.

Vì thế một trống thông thường mang tính sinh tạo, tạo hóa (thường là trống hình trứng, trống thùng, barell drum) để trên một trụ diễn đạt trụ thế giới mang hình ảnh trống cây tam thế vũ trụ. Ví dụ như thấy ở các thuyền phán xét linh hồn trên trống Ngọc Lũ I và họ hàng:

Một người đang định giá linh hồn xem thiện hay ác, một tay nắm tóc linh hồn, một tay gõ vào trống cây tam thế vũ trụ trên trống Ngọc Lũ I.

Hoặc một trống Đông Sơn để trên một trụ chữ T diễn đạt trụ thế giới cũng vậy:

Dàn trống Đông Sơn để trên trụ chữ T mang hình ảnh trống cây tam thế vũ trụ ở bên cạnh đền mặt trời có mái đầu đao trên trống Ngọc Lũ I.

Xin nhắc lại trụ chữ T có một nghĩa biểu tượng trụ, trục vũ trụ, cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) thấy rõ nhất qua lời giải thích của James Churchward trong The Lost Continent of Mu: Hình Tau (T) là một biểu tượng phổ quát. Nó thấy trong chữ viết của Ấn Độ, Trung Hoa, Chaldeans, Incas, Quichés, Ai Cập cổ và các chủng tộc người khác. Nó giữ một phần quan trọng trong tôn giáo. Các bàn thờ trong các đền đài, trên đó dâng lễ vật hoa quả, được xây dựng theo hình chữ Tau (James Churchward , The Lost Continent of Mu).

Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) chữ T của Maya:

Tau trong một thủ ký Maya.

Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống, trụ vũ trụ  Maya hình chữ T (tau) (James Churchward, The Sacred Symbols of Mu).

(Cây có quả ở thân cây mang hình ảnh cây cacao).

Cây thánh giá hình chữ T (Cross of Tau) của Thiên Chúa Giáo cũng có một khuôn mặt biểu tượng cho cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Đây là dạng thánh giá thấy từ cổ (a crucifix from antiquity).

Thánh giá chữ T, Trường phái Brugge, cuối thế kỷ 15 hay đầu thế kỷ 16 (nguồn: Wikipedia).

Theo James Churchward từ nọc chữ T có một nghĩa phục sinh, sống lại resurrection dùng trong các chữ viết biểu tượng của Lục Địa Mẹ Mu:

 

Hiển nhiên phục sinh hàm nghĩa tái sinh. Với nghĩa phục sinh, tái sinh, hằng cửu của từ nọc chữ T, cây thánh giá chữ T của Thiên Chúa giáo hiển nhiên có một khuôn mặt là cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống), mang trọn vẹn ý nghĩa của thuyết vũ trụ tạo sinh của từ nọc chữ T (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Từ Hai Nọc Que Chữ T).

Đèn lồng treo thu nhỏ này có tầm vóc, hình dạng gần cận thấy rõ hơn với các loại trống của đại tộc Đông Sơn nên tôi dùng loại đèn lồng này làm thí dụ để so sánh với 6 loại trống Đông Sơn phân loại theo Nguyễn Xuân Quang (theo Heger chỉ có 4 loại).

1. Trống Trứng Tạo Hóa Hình Vành Cầu Nguyễn Xuân Quang I,

Trống có hình vành cầu do hình cầu tròn trứng chim cắt bỏ hai chỏm bằng một mặt bằng tạo thành, có hình dạng tương đồng với đèn lồng cầu tròn cổ truyền Nhật Bản.

Đèn lồng hình cầu diễn đạt trứng vũ trụ tròn ứng với thái cực nhìn dưới diện nhất thể và ứng với lưỡng nghi (lòng đỏ và lòng trắng trứng) nhìn dưới diện lưỡng cực.

2. Trống Trụ Ống Tượng Lửa Dương Thái Dương Càn Nguyễn Xuân Quang II.

Trống tương đồng với đèn lồng hình trụ ống cổ truyền Nhật Bản.

Phần lồng đèn hình trụ ống là nọc que có một nghĩa nõ, dương, lửa dương thái dương, mặt trời (giống số 1). Mái đèn hình đĩa tròn ở giữa có u tròn là từ chấm-vòng tròn   có một nghĩa mặt trời, lửa dương thái dương Càn. Mầu đỏ là mầu dương thái dương Càn.

Đèn lồng trụ ống này có hình dạng trống Đông Sơn Trụ Ống Tượng Lửa Thái Dương Càn Nguyễn Xuân Quang II tương ứng.

3. Trống Lọng Ống Tượng Gió Thiếu Âm Đoài Nguyễn Xuân Quang III (Heger III).

Trống tương đồng với đèn lồng hình lọng, ô, dù cổ truyền Nhật Bản.

Phần lồng đèn hình trụ cán lọng (ô, dù). Mái đèn hình vòm lọng, ô, dù có một nghĩa bầu trời, khí gió, Đoài bầu trời.

Đèn lồng lọng ống, ô dù này có hình dạng trống Đông Sơn Lọng Ống Tượng Gió Thiếu Âm Đoài Nguyễn Xuân Quang III (Heger III).

4. Trống Nồi Úp Tượng Nước Thái Âm Chấn Nguyễn Xuân Quang IV (Heger IV).

Trống tương đồng với đèn lồng hình nồi úp cổ truyền Nhật Bản biểu tượng cho Tượng Nước dương thái âm Chấn.

Phần lồng đèn hình nồi úp có một nghĩa là nước dương thái âm Chấn. Mái đèn hình đĩa tròn cánh hoa sen có một nghĩa biểu tượng nước thái âm. Mầu vàng sáng là mầu vàng âm thái dương, nước thái dương Chấn (tầng nước có ánh sáng mặt trời chiếu tới).

Đèn lồng nồi úp mái đĩa hoa sen này có hình dạng trống Nồi Úp Nước Thái Âm Chấn Nguyễn Xuân Quang IV (Heger IV).

5. Trống Núi Nón Cụt Tượng Đất Thiếu Dương Li Nguyễn Xuân Quang V (Heger II).

Trống tương đồng với đèn lồng hình núi dương, núi tháp nhọn đỉnh cổ truyền Nhật Bản, biểu tượng cho Tượng Đất thiếu dương Li.

Phần thân lồng đèn hình núi tháp có một nghĩa là đất dương thiếu dương Li. Mái đèn hình núi dương nhọn đỉnh có một nghĩa biểu tượng đất thiếu dương. Mầu vàng đất (hoàng thổ) là mầu đất dương thiếu dương Li

.

Đèn lồng hình núi tháp nhọn đỉnh này có hình dạng trống Nón Cụt Tượng Đất Dương, Núi Thiếu Dương Li Nguyễn Xuân Quang V (Heger II).

6. Trống Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I).

Trống tương đương với đèn lồng cổ truyền Nhật Bản cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống).

Chóp đèn có hình cầu tròn trứng chim hay hình bầu tròn biểu tượng nòng nọc (âm dương), càn khôn, vũ trụ.

Như đã nói ở trên rõ hơn thấy qua trống Đông Sơn dạng tí hon minh khí dạng diễn đạt cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống).

Đèn lồng dạng cây tam thế vũ trụ này có hình dạng giống trống Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I).

Sau đây là bảng tóm tắt so sánh hình dạng trống Đông Sơn và các đèn lồng treo cổ truyền Nhật Bản.

Tóm lại

Hình dạng trống Đông Sơn, trống biểu của vũ trụ giáo, phân loại dựa theo vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo của Nguyễn Xuân Quang so sánh với đèn lồng cổ truyền Nhật Bản diễn đạt vũ trụ thuyết của vũ trụ giáo giống nhau.

Hình bóng trống Đông Sơn phân loại theo Nguyễn Xuân Quang có mặt trong vũ trụ giáo và trong tất cả các nền văn hóa và các tôn giáo cổ và kim của nhân loại vốn là di duệ hay bị ảnh hưởng của vũ trụ giáo, thấy rõ qua các đèn lồng cổ truyền Nhật Bản.

Điểm này xác thực sự phân loại trống Đông Sơn của Nguyễn Xuân Quang rất chí lý.

(còn nữa).

Đón đọc số tới Phần 2:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here