Hổ và văn hóa hổ

0

Linh Vũ

Năm nay là năm Dần theo âm lịch, chúng tôi muốn nói về đời sống và văn hóa hổ. Trong phân loại động vật, hổ thuộc bộ Mammalia loài động vật có vú, bộ ăn thịt thuộc loài mèo lớn, hổ mạnh mẽ và có thể nói là vua các loài thú. Hổ ở nhiều Quốc gia như Việt Nam,Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào, Campuchia, Malaysia và Indonesia và thậm chí trên toàn bộ khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và một số các khu vực khác, từ thời cổ đại. Hổ đã có mối quan hệ mật thiết với người qua nhiều hình thức khác nhau như: Biểu tượng to lớn, quyền lực và sự táo bạo, đồng thời là đối tượng của sự sợ hãi đối với con người. Hổ được đánh giá cao với vẻ đẹp và sự uy dũng, được nhiều người yêu quý mà chúng ta có thể tìm thấy những đặc trưng đó trong nhiều văn hóa của nhiều quốc gia nhất là ở Trung quốc.

Hổ là loài mèo lớn nhất trên thế giới do đó, nhiều nền văn hóa xem hổ là biểu tượng của sức mạnh, lòng dũng cảm và phẩm giá. Hổ là một trong mười hai con vật thuộc cung hoàng đạo của nhiều Quốc gia, cho nên những người sinh trong “năm Dần” được cho là dũng cảm, thích cạnh tranh và tự tin.

Sự hung dữ, tàn bạo của loài hổ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí mọi người, chính vì điều này con người nể phục loài hổ đến mức khi nói đến hổ là tái mặt ngay. Cho nên, hổ được tôn vinh với nhiều tên gọi khác nhau như: Trung Quốc gọi là: “Shan Dawang”, “Shanjun”, “Fengshijun”, “Huang Gong”, “Yinke”.v.v. Ở Việt Nam gọi là  ông ba mươi, ông cả cọp, chúa sơn lâm, hùm thiêng ông mãnh và thậm chí là “Thần hổ”, hay tên Khái, Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân/miền Trung), Ba Ngoe, Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh), Hạm(miền nam) Ông ba bị. Hay dựa vào tiếng gầm của hổ người ta còn gọi là Hầm, Hùm, hay dựa vào sắc màu của da còn gọi là Gấm, là Mun.v.v. Ở Nam Bộ còn gọi cọp là Ông Cả thậm chí còn lập miếu thờ vì sợ cọp quấy phá. Những danh xưng cao nhất được dành cho hổ như: Sơn quân chi thần, Sơn quân chúa xứ, Sơn quân mãnh hổ, Sơn lâm chúa tể, Sơn lâm chúa xứ, Sơn lâm Đại tướng quân, Sơn quân chúa động, Chúa xứ sơn lâm, Mãnh Hổ, Thần Hổ, Ông, ông Thầy, ông Cả, Ngài, ông Ba Mươi, Hương quản.v.v. Và có một số dân tộc khác còn tôn thờ hổ như thần giám hộ và nhiều tên gọi khác nhau như. Người Udege và người Nanai vùng Viễn Đông Nga gọi hổ Mãn Châu bằng tên gọi Amba với ý nghĩa sùng kính cùng với gấu (Doonta), Người Mông Cổ gọi hổ là Ba-lưa (Бар) đây là từ gốc của danh hiệu Ba Đồ (Баатар), ở Mã Lai hổ cũng được đặt cho nhiều loại tên hiệu, đáng chú ý có Pak Belang có nghĩa là Chú có sọc hay Bác có sọc, ở Indonesia người ta gọi hổ là Harimau, người Thái Lan gọi hổ là Seua.v.v. Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hình ảnh con hổ là biểu tượng của đất nước, của địa phương, là vật tổ của dân tộc, của bộ lạc họ. Hầu hết Châu Á các dân cư của một số nơi có truyền thống thờ cúng hổ, họ kính trọng và sợ hãi hổ, chính vì thế mà có nhiều phong tục văn hóa liên quan đến hổ.

Hổ thường được gọi là Giun, bộ mèo lớn nhất còn tồn tại thuộc các chi Mammalia, Carnivora, Feline và Panthera. Chiều dài thân hổ từ 1,6 đến 2,9 mét, đuôi dài khoảng 1 mét, trọng lượng từ 180 đến 200 ký, nặng nhất có thể lên tới 320 ký. Hổ chủ yếu ăn thịt các động vật thuộc loài ăn cỏ như hươu, nai, linh dương, lợn rừng, hươu sika, lợn rừng sambar và thậm chí cả động vật ăn cỏ lớn bao gồm bò rừng và đôi khi săn những con mồi nhỏ hơn như khỉ con công, trăn, rắn. v.v. Tuy nhiên, ở nhiều rừng của một số Quốc gia thì loài thú dữ nhất là loại lợn rừng, gấu, mà hổ chỉ đứng hạng thứ ba”. Dù là thế, nhưng hầu hết các trận đấu giữa các loài thú nói trên cọp luôn là kẻ chiến thắng sau cùng. Răng nanh của hổ có dây thần kinh cảm ứng của lực, vì vậy nó biết chính xác vị trí để tung ra một cú đớp chí mạng cho con mồi, (theo WWF). Hổ thường sử dụng màu sắc để bảo vệ bản thân và rình mồi. Đặc biệt hổ giết chết con mồi bằng một nhát cắn vào cổ họng của con mồi. Hổ chạy cực nhanh trong khoảng cách ngắn và có thể bơi trong nước nên tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn một số loài vật khác. Hổ là loài động vật rất đặc biệt đã lan rộng và phân bố ở hầu hết các khu vực của châu Á, bao gồm Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và phần phía tây của Trung Á.

Hổ là loại dễ thích nghi và lan truyền rộng rãi nhất trong bộ ăn thịt, nó có nguồn gốc từ Miocen cách đây khoảng 11 triệu năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hổ hóa thạch được phát hiện cách đây khoảng 2 triệu năm, Theo tìm hiểu, cho thấy trung tâm phân bố của hổ là ở miền nam Trung Quốc và các nước xung quanh. Khu vực phân bố của hổ từng bao phủ nhiều vùng khí hậu khác nhau tùy thuộc vào phân loài và môi trường, bao gồm rừng khô cằn, rừng ngập nước mặn, rừng nhiệt đới và rừng taiga (một khu rừng lạnh có cây lá kim).Vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới và ôn đới lạnh (nhiệt độ trung bình cả năm là dưới 0 °C). Sau nhiều năm hổ sống trong môi trường thích nghi và phát triển, cách ly địa lý, di truyền, các hiệu ứng đảo ngược và các yếu tố khác nó đã dần dà phát triển thành một mô hình phân bố hiện đại, đa dạng và đa loài như hôm nay. Theo truyền thống để phân tích, người ta tin rằng có 8 phân loài của hổ hiện đại, đó là: hổ Siberia (hổ Siberia), hổ Sumatra, hổ Bengal, hổ Nam Trung Quốc, hổ Đông Dương (hổ Đông Nam Á), hổ Bali, hổ Caspi (hổ Tân Cương, Hổ Ba Tư), Hổ Java. Ba loài phụ cuối cùng đã hoàn toàn biến mất khỏi trái đất là hổ Bali tuyệt chủng vào những năm 1940, hổ Caspi tuyệt chủng vào những năm 1970 và hổ Java tuyệt chủng vào những năm 1980. Hổ Bali là loài nhỏ nhất, với bộ lông sẫm màu hơn với những mảng dày đặc. Hổ Caspi có bộ lông nhẹ hơn, ít dấu vết hơn có vùng da trắng trên bụng và đôi má rất rộng, gần giống hổ Siberia. Điều thú vị là nhiều chuyên gia tin rằng hổ Caspi và hổ Amur là cùng một chủng loài.

Trước đây, việc xác định phân loại chủ yếu dựa vào nghiên cứu và phân tích hình thái học, bao gồm các đặc điểm chỉ số như thân, sọ, màu lông, dấu hiệu hay những yếu tố sinh học và vùng phân bố của chúng thường không rõ ràng và chính xác, vì nó được cấu tạo bởi hai quần thể xa nhau về mặt di truyền, và sự khác biệt tương đương với các phân loài, có nghĩa là: Hổ Đông Dương có thể được chia thành hai phân loài độc lập, được giới hạn bởi eo đất Kra, loài hổ gốc Ấn Độ, khu vực phía bắc nơi có hổ Trung Quốc. phân bố là hổ Bắc Đông Dương và khu vực phía Nam nơi phân bố của hổ Đông Dương trước đây là hổ Mã Lai.

Hơn nữa hổ có một đặc biệt mà ít ai chú ý là hầu hết các con hổ đều có bộ lông màu cam đặc trưng với các sọc đen hoặc nâu, nhưng những dấu hiệu khác nhau giữa các phân loài này là. Ví dụ, loài hổ Siberia rất lớn có bộ lông màu cam nhạt với ít sọc, trong khi những con hổ Sumatra nhỏ hơn ở quần đảo Sunda có bộ lông sọc dày và sẫm màu. Đặc biệt nhất là không có hai con hổ nào có các dấu hiệu giống nhau và các sọc của chúng cũng riêng biệt như dấu vân tay của con người. Trong môi trường hoang dã, vằn của hổ rất quan trọng để sinh tồn, vì chúng hoạt động như một lớp ngụy trang, xuất hiện dưới dạng những cái bóng di chuyển trên đồng cỏ dại, trên cây hay trong rừng rậm.

Một đặc biệt khác nữa là trên phần đầu dưới mỗi tai, hổ có một đốm lông màu trắng, được gọi là ocelli, có khả năng những đốm này hoạt động như đôi mắt giả và chúng cũng có thể giúp hổ giao tiếp với nhau.

Chân sau của hổ dài hơn chân trước, cho phép nó nhảy lên tới 32,5 feet (10mét). Móng vuốt của hổ dài tới 4 inch (10cm), được sử dụng để ngoạm và giữ chặt con mồi.

Theo National Geographic thì phân loài hổ lớn nhất là Siberia, còn được gọi là Amur, dài 10,75 foot (3,3 m) và nặng tới 660 pound (300 kg)theo (WWF), loài hổ nhỏ nhất là Sumatra, nặng từ 165 – 308 pound (74 – 139 kg ). Hổ cũng có đuôi rất dài, khoảng 3 feet (một mét) so với chiều dài tổng thể của chúng.

Ngày nay, hổ không còn là “vua núi” vì khi loài người phát minh ra súng đạn đã bị con người săn bắn, giết chóc để lấy da và nội tạng. Hiện nay nhiều Quốc gia có nhiều người săn bắn trái phép với quy mô lớn, cho nên hổ đã bị mất môi trường sống trong thiên nhiên và một số các yếu tố khác, đã làm cho loài hổ ở nhiều Quốc gia và cả châu Á dường như đã dần dần đi đến con đường diệt chủng. Khu vực truyền chủng và phân bố ra nhiều nơi của hổ hầu như đã bị thu hẹp trên diện rộng. Hiện nay hổ hoang dã hầu như không còn đất sống ở các vùng Trung và Tây Á. Ở các nước đông nam Á hiện nay rất khó tìm thấy dấu vết của hổ trong những khu rừng như ở Việt Nam, Thái Lan, Cam bốt, Trung Quốc…Hầu như đến gần bờ diệt chủng, cho nên câu nói “rồng bay trên trời và hổ đi trước gió” không còn ai nói đến. Hổ bị săn bắt để lấy thịt, da và các bộ phận cơ thể được sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Ở châu Á, số lượng hổ hoang dã đã giảm mạnh từ khoảng 100.000 con vào đầu thế kỷ trước xuống còn dưới 10.000 con hiện nay.

Những nét văn hóa về hổ.

Trong tất cả các lĩnh vực văn hóa truyền thống như chữ viết, ngôn ngữ, thơ ca, văn học, điêu khắc, hội họa, tiểu thuyết, văn học dân gian và sâu rộng hơn là văn hóa dân gian, thần thoại, truyện, bài hát thiếu nhi.v.v. Hình tượng con hổ có mặt khắp nơi, và nó đã trở thành một phần không thể thiếu của nền văn minh nhiều Quốc gia, nhất là ở Trung Quốc. Người Trung quốc cho rằng Hoa văn trên trán con hổ tạo thành chữ “Vương/vua”, cho nên chữ “vương” bắt nguồn từ con hổ (王 chữ Vương).

Ở Việt nam hổ còn được nhắc đến trong các tác phẩm văn học thời cổ như: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo. Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Lĩnh Nam Chích Quái, Mãnh hổ hành  (Bài hành về con hổ dữ) của nhà thơ Nguyễn Hành hay trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Đường rừng của Lan Khai. Và những tác phẩm thời nhà Trần với những tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, lăng vua Hiến Tông, hổ chạm ở bệ đá tại chùa Quế Dương (Hà Tây cũ) được lưu truyền đến những con hổ đá thời Lê ở Nam Kinh (Thanh Hoá). Ở Việt Nam thường thờ cúng trong các miếu, đền, cũng như trong nhiều tác phẩm mỹ thuật Việt Nam và những bức tranh thờ Hàng Trống đã trở thành mẫu mực trong tranh Việt Nam.

Người Việt Nam có hơn 1.200 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca liên quan tới hổ. Hổ còn là đề tài trung tâm của nhiều câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, huyền thoại, giai thoại. Hổ còn gợi nguồn cảm hứng mạnh cho nhiều thi sĩ để họ viết nên những bài thơ độc đáo như bài thơ “Nhớ rừng” kể về lời con hổ trong vườn bách thú của Thế Lữ năm 1932. Hay Câu chuyện về “Hùm thiêng Yên Thế” nói đến về lòng yêu nước của Hoàng Hoa Thám. Hay trong âm nhạc, vũ có vũ khúc cung đình triều Nguyễn, Long Hổ hội là điệu múa được nhiều thế hệ nghệ nhân cung đình Huế sáng tạo dựa trên cơ sở điệu múa tứ linh. Ngoài ra người ta cũng sử dụng hình tượng, biểu trưng hổ trong quân đội hay các đoàn thể, các cơ sở kinh doanh.v.v. Như “Biệt Động Quân, Lôi Hổ, Mãnh hổ, Lực lượng đặc biệt, Phi hổ, Mãnh sư (PD243), Anh Hùng Dạ chiến (anh hùng Cảnh sát).v.v.

Trong võ thuật hổ tượng trưng cho tư thế và sức mạnh phi thường của loài chúa sơn lâm được thể hiện qua nhiều bài quyền, thế võ, môn võ về hổ, ở Trung Quốc, Việt nam, Thái Lan có (hổ trảo) nhiều bài quyền của phái Thiếu Lâm hay Võ Đang thời xưa.

Ngành mỹ thuật, hội họa, đúc nặn, điêu khắc, nhiếp ảnh, Thư pháp, Tranh Thủy mặc Trung Quốc  Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong ngành thuốc Nam có cao hổ, móng hổ, da hổ, nanh hổ và cả pín hổ vẫn được con người sử dụng làm đồ trang sức hay thuốc bổ dương và sức khỏe. Trong văn học nhiều nhà văn nhà thơ ở Âu châu như Edmund Spenser, Allan Ramsey, Robert Southey, Oliver Goldsmith hay Charles Knight cũng nói về hổ qua nhiều cách khác nhau.

Hổ cũng xuất hiện nhiều trong các bộ phim ảnh, phim hoạt hình, Trong bộ phim “Cậu bé Rừng Xanh” chiếu vào năm 1942 do Sabu Dastagir vai Mowgli. Đồng thời câu chuyện đó cũng được Mỹ tạo thành phim và hoạt họa năm 1967/1994/2003. Bên Trung quốc có bộ phim Tây Du Ký (1986) hay phim điện ảnh Nga có tên ”Có động vật trên tàu” Người Nhật có phim trò chơi điện tử “Bloody Roar”.v.v.

Ngoài phim ảnh, hình tượng và danh hiệu hổ đã xuất hiện trong các bài hát, điệu múa và phim truyền hình của các triều đại trước đây, chẳng hạn như tuồng thời nhà Nguyên “ Bài hổ mang chúa” truyền thuyết thời nhà Thanh “Quả bom sắc hổ’ “Hu Sang Bom “Kinh kịch” Hulao Pass “Crouching Tiger Ditch” “Rouge Tiger”. v.v. Kinh kịch chuyển thể từ tiểu thuyết kinh điển “Thủy hử” và các bộ phim truyền hình địa phương khác “Wusong Fighting the Tiger” thể hiện cuộc chiến giữa người và hổ, nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại với “Huanggong of the East China Sea”, Wu Song đã giết chết hổ và trở thành anh hùng đánh hổ…

Ở Trung Quốc hình ảnh con hổ uy nghi, oai vệ nên từ xa xưa đã được dùng để tượng trưng cho sự dũng cảm và sức mạnh của người quân tử như: Hổ tướng, hổ binh, hổ ben, hổ sư đoàn, hổ hùng, hổ cốt. Trong thời Tam Quốc, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Triều và Hoàng Trung của nước Thục được mệnh danh là “Ngũ hổ tướng”. Xu Chu của nước Ngụy còn được mệnh danh là “Mãnh hổ” vì sự dũng cảm, tài giỏi trong chiến đấu và sức mạnh thể chất phi thường của ông. Thật ra còn rất nhiều chuyện về hổ nhưng chúng tôi chỉ tóm tắt để làm quà mua vui trong những ngày Tết Nhâm Dần. Chúc quý độc giả năm mới An Khang Thịnh Vượng.
Linh Vũ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here