Hoa Cẩm Tú Cầu

0

 Linh Vũ

Hoa Cẩm Tú Cầu thường nở rộ vào tháng 5 đến cuối mùa thu với nhiều sắc màu khác nhau, trông nhẹ nhàng, trong sáng, rực rỡ khiến mọi người mê mẩn.  Hoa Cẩm tú cầu Hydrangea được kết hợp có tên chung là tú cầu, nằm trong 70-75 loài thực vật có nguồn gốc ở miền nam và miền đông châu Á và châu Mỹ. Sự đa dạng của nó ở Đông Á, đặc biệt là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và từ dãy núi Himalaya và Indonesia, Bắc và Nam Mỹ. Chiều cao tú cầu khoảng 1 đến 3 mét, nhưng cũng có một số cây có kích thước nhỏ hơn và cũng có loại cao từ 30 m (98ft).  ‘Hydrangea’ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “water vessel”. Trước đó, Hortensia, là phiên bản hóa từ tiếng Latin được đặt tên tiếng Pháp là Hortense, liên quan đến tên người vợ của Jean-André Lepaute, là người sáng lập hệ thống đồng hồ xuất sắc của Pháp năm 1727-1823.  Hoa cẩm tú cầu thường nở vào mùa xuân đến cuối mùa thu.  Hoa màu hồng nổi tiếng trên toàn thế giới, đặc biệt nhất là ở châu Á. Hoa màu hồng có nhiều ý nghĩa khác nhau, nói chung ý nghĩa được nhiều người gọi nó “Tú cầu là nhịp đập của trái tim tôi” (You are the beat of my heart). Trong hầu hết các loài của cẩm tú cầu (Hydrangea), có hoa màu trắng, nhưng có một số loài khác có thể màu xanh, đỏ, hồng hoặc tím.

Tú cầu có 3 kiểu hoa nở khác nhau: Hoa Mophead có cụm hoa hình quả cầu, hoa Panide có cụm hoa dài, hình nón đặc biệt là Oakleaf Hydrangeas, Loại Lacecap có cụm hoa dẹp, nụ nhỏ, hoa được bao quanh ở rìa khoảng 4 đến 5 cánh hoa. Tên thường gặp của tú cầu bao gồn: French hydrangea, lacecap hydrangea, mophead hydrangea, penny mac và hortensia. Nó được trồng khắp nơi trên thế giới và ở nhiều vùng khí hậu khác nhau.

Hoa tú cầu vì quá xinh đẹp, tuy nhiên nó cũng có một biểu tượng tiêu cực ở Âu châu là sự kiêu ngạo, khoe khoang và lãnh đạm trong thời trung cổ. Sau đây là ý nghĩa màu sắc của nó, ý nghĩa này bắt nguồn từ niềm tin, văn hóa và câu chuyện huyền thoại khác nhau, nơi xứ sở hoa được trồng. -Màu hồng là biểu tượng cho tình yêu và tình cảm chân thành. -Màu xanh cho sự lãnh đạm, tha thứ, hối tiếc và từ chối. -Màu trắng là biễu tượng cho tinh khiết, duyên dáng, phong phú và khoe khoang. -Màu tím cho sự phong phú, giàu có và hoàng gia.v.v. Ví dụ như ở Nhật Bản, ý nghĩa hoa cẩm tú cầu liên quan chặt chẽ đến lòng biết ơn, sự hiểu biết và lời xin lỗi. Hay những người Victoria thường coi hoa cẩm tú cầu là thực vật tiêu cực. Họ tin rằng hoa này mang ý nghĩa của sự khoe khoang, tự đắc và phù phiếm.

Công dụng của hoa cẩm tú cầu.

Hoa cẩm tú cầu là giống hoa trang trí cho sân vườn tăng thêm vẽ đẹp. Và một điều rất đặc biệt nữa là nhiều Phật tử chế biến hoa cảm tú cầu thành trà tú cầu để uống bất chấp sự độc hại của loại thực vật này. Ngoài ra, trà Ama-cha cũng dùng để tắm phật (kan-butsu-e) vào ngày 8 tháng 4 hàng năm. Theo khoa học thì lá của hoa cẩm tú cầu có độc vì chúng có chứa glycoside cyanogen. Ngoài trừ lá, thì rễ của hoa hoa cẩm tú cầu đã được sử dụng cho y học trong nhiều năm qua. Chúng có thể được sử dụng như một tác động chống oxy hóa trong thuốc chửa bệnh thận. Theo truyền thống, người Mỹ bản địa họ đã sử dụng rễ cây tú cầu để chửa giảm đau cơ bắp và vết bỏng.

Hoa cẩm tú cầu đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, nhà văn, họa sĩ, thi sĩ với nhiều tác phẩm nỗi tiếng ca tụng vẻ đẹp đáng yêu của loải hoa cảm tú này.

Tóm lại, Hoa cẩm tú cầu đầu đã có từ rất lâu. Tú cầu đã hóa thạch lâu đời nhất trong các loài thực vật đã được tìm thấy ở miền tây Hoa Kỳ: Alaska, Oregon, California và Canada, có niên đại từ 40 đến 65 triệu năm (Đó là khoảng thời gian khủng long bị diệt chủng). Những khám phá gần đây ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines cũng chứng minh hoa cẩm tú (Hydrangea) đã có mặt trên hành tinh này rất lâu.

Các hoa hóa thạch gần đây cũng được tìm thấy ở châu Á, cho thấy người ta đã bắt đầu trồng hoa từ hàng ngàn năm trước. Riêng ở châu Âu, mãi cho đến năm 1736 mới có loài hoa này, khi một người đàn ông tên Peter Collison đưa nó về từ thuộc địa Pennsylvania. Từ đó nó được đặt tên là “hoa cẩm tú cầu” “hydrangea”. Tiếng Hy Lạp gọi là hdyro (có nghĩa là nước) hay có nghĩa là bình nước (meaning pitche) vì những bông hoa lớn trông giống như một bình nước.

Các loài như Hydrangea. anomala, H.aspera và H. heteromalla đã được biết đến trong suốt thế kỷ 19 ở châu Âu, nhờ hai nhà thực vật học nhiệt tình, đó là Francis Buchanan Hamilton và Nathaniel Wallich.

Huyền thoại về hoa Cẩm tú cầu.

Theo truyền thuyết, Quốc vương Pháp Luis XIV đã nói với thuộc hạ của ông phải đi xuyên qua đại dương để tìm kiếm các giống hoa mới về trang trí các khu vườn của cung điện. Khi chiếc thuyền rời khỏi Brazil để trở về, thì trên boong tàu (cabin) thủy thủy đoàn nhìn thấy có một cậu bé yếu đuối, mãnh khảnh xuất hiện trên tàu. Lúc đó, mọi người đều trêu chọc anh ta, cậu bé tên là Banet.

Sau khi thà hắn đi, phi hành đoàn mới nhận ra rằng cậu bé đó không phải là con trai. Thực tế cậu ấy chính là một phụ nữ xinh đẹp, mạnh mẽ và mang một hoài bảo lớn. Để thực hiện mục đích đó, cô ta đã cãi trang mặc áo quần như một người con trai để rời khỏi đất nước của cô, hầu thực hiện ước mơ khám phá thế giới này. Khi trở về Pháp, nhà vua đã nghe được câu chuyện hành trình lịch sử của cô, cho nên, sau đó vua đã đặt tên cô cho một trong những bông hoa đã được mang trên thuyền từ xứ sở Brazil. Tên giả làm con trai của cô là Banet: Đó chính là tên của cây tú cầu ngày nay. Kể từ đó, tú cầu có một ý nghĩa kép: Kiệt sức và dễ bị tổn thương, mặt khác là nữ tính và ôn hòa.

Câu chuyện thứ hai.

Theo một trong những truyền thuyết cổ xưa, khi Đức Phật ra đời (các nguồn tin cho rằng đó là năm 473 trước Công nguyên), có một loài hoa mang vẻ đẹp kỳ diệu, hương thơm ngọt ngào mang tên “Amacha” đến từ trời. Sau đó, hoa Oudzisai xuất hiện trên Trái đất, hoa này người Nhật gọi là hoa cẩm tú cầu. Thậm chí ngày nay, đối với Phật tử Nhật Bản, Oudzisai là một bông hoa linh thiêng được trồng trong các ngôi đền thờ. Lá của hoa cẩm tú cầu, được chế biết thành trà truyền thống của Nhật được gọi là “amacha”. Trà này là một thức uống mang tính cách thần thánh trong các nghi lễ của những người Phật tử. Trà này là biểu tượng của sức mạnh ma thuật và bảo vệ khỏi các linh hồn xấu xa, rắn cắn và các côn trùng khác.

Cẩm Tú Cầu

Linh Vũ

Thưởng nguyệt kề bên Cẩm Tú Cầu
Dung nhan tuyệt sắc đậm tình sâu
Hương thơm ngọc nữ nơi trần thế
Sắc thắm giai nhân chốn vương hầu
Lữ khách hào hoa say tình mới
Thi nhân phong nhã lụy duyên đầu
Trần gian nguyệt thẹn xuân hồng thắm
Cẩm Tú lòng ta ngập sắc mầu

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here