Hoa tre

0

Hoa Tre nhiều người cho rằng rất ít có cơ hội để được chiêm ngưỡng nó. Hoa tre loài hoa chỉ nở hoa “trăm năm mới có một lần” Tuy nhiên người dân Việt Nam có lẽ đã quá quen thuộc với hình ảnh lũy tre làng cao vút ở miền quê. Nhất là hình ảnh những buổi trưa hè với người nông dân và đàn trâu bò nằm yên trốn nắng. Hay bóng mát của hàng tre ven sông ríu rít tiếng chim kêu trong những buổi trưa hè… Cây tre gắn liền với đời sống người dân quê Việt nam là một nét văn hóa đặc thù trong các bộ môn văn học nghệ thuật.

Tre là tên gọi chung của nhóm thực vật màu xanh có hoa trong phân bộ họ tre của gia đình Poaceae. Từ “tre” xuất phát từ tiếng Hà Lan (Dutch / hoặc tiếng Bồ Đào Nha (Portuguese), cũng có người cho rằng đã mượn nó từ tiếng Malay. Tre là một trong số cây phát triển nhanh nhất trên thế giới, nhờ vào một hệ thống phụ thuộc thân rễ độc đáo. Một số loài tre có thể phát triển 910 mm (36 in) trong vòng 24 giờ, với tốc độ gần 40 mm (1,6 in) tức là một giờ (tăng trưởng khoảng 1 mm sau 90 giây, hoặc 1inch sau 40 phút). Trên thế giới có khoảng 1.200 loài tre và tất cả đều sở hữu tốc độ sinh trưởng vào hàng nhanh nhất trong số các loài thực vật thân gỗ.

Hầu hết các loài tre có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp. Tuy nhiên, nhiều loài cũng được tìm thấy ở vùng khí hậu đa dạng,

Trong khi những loài cây khác phải tốn hàng chục năm để đạt kích thước lớn thì các loài tre chỉ cần khoảng 5 năm. Tuy tre phát triển nhanh và chỉ nở hoa một lần trong giai đoạn từ 60 – 100 năm. Nhiều loài tre ra hoa trong khoảng thời gian rất dài khoảng 65 năm thậm chí 120 năm khác nhau giữa các loài. Sau khi nở hoa, hoa cho quả (được gọi là “gạo tre” (bamboo rice) ở các vùng của Ấn Độ và Trung Quốc). Hoa tre thường nở thành chùm, có màu vàng nhạt. Sau khi tre ra hoa, ra quả sau đó tre sẽ lụi tàn và không thể hồi sinh. Khoảng thời gian nở hoa dài nhất được biết đến là sau 130 năm, đối với loài Phyllostachys bambusoides (Sieb. & Zucc.) Điều đặc biệt là không phải loại tre nào cũng ra quả, chỉ có tre lê, có tên khoa học là Melocanna baccifera mới có thể ra quả mà thôi.

Điểm đặc biệt khác nữa, tre cùng một loại, ra hoa cùng một lúc bất kể là khác biệt về vị trí địa lý hoặc điều kiện khí hậu và một đều khác nữa là chết cùng một thời điểm như nhau. Hiện tượng này còn có tên gọi là trổ hoa theo bầy. Điều này cho thấy tre có một chu kỳ nhất định trong mỗi tế bào của thân cây được gọi là “alarm clock” báo hiệu sự chuyển hướng của tất cả năng lượng để nở hoa và ngừng mọi phát triển sinh dưỡng cho cây. Bởi vì các cây này có chung một gốc “gene” với cây mẹ. Điều này phần lớn vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên cũng có những giải thích cho là một chu kỳ lửa (fire cycle hypothesis) sự ra hoa và chết của cây tre mẹ là cơ chế tạo ra sự xáo trộn trong môi trường sống, để cung cấp cho cây con một khoảng trống và tiêu tốn nhiều năng lượng cho cây con phát triển. Khi cây tre mẹ chết để lại thân cây và lớp lá khô tạo sự bắt lửa mỗi khi có sét đánh, gây sự cháy rừng. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn còn nhiều tranh cãi vì những lý do khác nhau. Thứ nhất, là tại sao chu kỳ ra hoa dài hơn 10 lần so với tuổi thọ của chúng. Thứ hai, các nhà khoa học cho việc cháy rừng là do con người gây ra không có vụ cháy tự nhiên nào xảy ra. Một điểm khác thường xảy ra khi tre nở hoa và chết tại một số vùng, tạo nhiều loài gặm nhấm sinh sôi nảy nở để ăn hết gốc tre và những loại thức vật hữu ích khác. Cho nên, tạo ra nạn đói, bệnh dịch lan truyền. Thông thường, tre mới mọc lên từ măng ở gốc.

Tóm lại, sự ra hoa của một cây tre là một hiện tượng hấp dẫn. Một hiện tượng không phải vì tre tạo ra bất kỳ bông hoa ngoạn mục nào … mà là một hiện tượng bởi sự xuất hiện độc đáo và rất hiếm có trong vương quốc thực vật. Hầu hết các cây tre có hoa sau 60 đến 130 năm một lần tùy thuộc vào loài! Khoảng thời gian ra hoa lâu như vậy phần lớn là một bí ẩn và làm kinh ngạc nhiều nhà thực vật học ngày nay và vẫn chưa có lời giải thích dứt khoát.

Một số loài tre (ví dụ Phyllostachys Elegans ở Hoa Kỳ) đã được ghi nhận là nở hoa lẻ tẻ mỗi năm, trong khoảng hơn 10 năm. Và tre Phyllostachys edulis ‘Moso’ ở Trung Quốc dường như luôn nở hoa rời rạc không theo chu kỳ nào. Hoa tre là một hiện tượng tự nhiên, tre nở hoa bằng hạt tre. Điều này thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Myanmar và Ấn độ.

Có khoảng 1200 loài tre xuất hiện trên toàn thế giới. Ấn Độ có nguồn tài nguyên tre phong phú bao gồm 138 loài trải rộng trong số 24 chi, trong đó có 3 chi là kỳ lạ và các loài khác là bản địa. Riêng Manipur có 53 loài tre trong khi Arunachal Pradesh có 50 loài.

Tre được dùng vào y học, tre thường tiết ra một chất mịn, silic, được gọi là ‘tabasheer’ được tìm thấy trong thân cây tre như Phyllostachys bambusoides, được sử dụng trong thuốc Ayurvedic như một loại thuốc bổ làm mát, để điều trị ho và hen suyễn.

Hoa tre

Những bông hoa nằm trong cụm, trông giống như đầu lúa mì hoặc bất kỳ loại cỏ hoang dã. Khi hoa mở ra, điều đặc biệt xuất hiện là các bao phấn, để giữ phấn hoa và vươn ra khỏi đầu hoa; chúng có màu vàng hoặc đỏ. Những cánh hoa nhỏ, thường có màu trắng. Những bông hoa đã nở hoàn toàn, không riêng biệt giống nam hay giống nữ. Hầu hết các cây tre được thụ phấn bằng gió. Côn trùng thụ phấn cho tre có thể liên quan đến một số loài tre. Rõ ràng để thấy, có loài một cây duy nhất có thể đặt hạt (tự thụ phấn). Tuy nhiên, với nhiều cây tre, bộ hạt giống rất nhỏ so với số lượng hoa. Đôi khi người ta có thể cảm thấy một hạt giống lặp đi lặp lại mà không tìm thấy hạt nào, hoặc chỉ một hoặc hai.

 Hạt giống

Trải qua nhiều tuần kể từ khi hoa nở cho đến khi có hạt. Người ta kiểm tra điều này bằng cách cảm nhận đầu hoa bằng tay, vào khoảng thời gian hạt cứng và sấy khô, đầu hoa cũng trở thành khô và nâu. Trong hạt giống, hạt trông giống như hạt gạo. (Lưu ý: một số tre có hạt lớn hơn), thậm chí to bằng kích thước của hạt đậu phộng; loại melocanna baccifera, có nguồn gốc từ Ấn Độ, hạt giống lớn như quả lê nhỏ, nếu rơi vào đầu có thể bị tổn thương.)

Cấy cây giống

Khi cây con cao khoảng hai inch trong thùng chứa hạt giống, khi lên 4 inch, chúng ta sang qua chậu khác, nên sử dụng cùng một hỗn hợp đất. Sau đó chúng ta bón phân thường bằng phân bón lâu dài (18-6-12). Nên giữ cho đất ẩm (không sũng nước!) Khi cây phát triển. Trong thời tiết ấm áp, chúng có thể ở ngoài trời, nhưng chúng không thể bị khô.

Truyền thuyết và những quan niệm gắn liền với cây tre

Trong sử thi Mahabharata của Ấn Độ, được viết 5000 năm trước. Tre nở hoa cũng là một điềm xấu, gắn liền với câu chuyện về vị vua độc ác Jayadrath. Khi đó vua Jayadrath đã bắt cóc Draupadi là người vợ Pandavas, một phụ nữ xinh đẹp và hành hạ cô trong suốt chuyến đi. Draupadi đã đưa ra lời nguyền rủa nhà vua rằng, triều đại của vị vua này sẽ chóng tàn lụi, ông ta sẽ bị tiêu diệt giống như những lũy tre lừng lững đột nhiên chết đi sau khi nở hoa. Hay Lý do khác là khi hoa tre nở thu hút rất nhiều loài gặm nhấm, điển hình là chuột gây ra nạn đói.

Ngay cả tại Việt Nam, tre nở hoa cũng được xem là điềm gở. Nhiều người cho rằng với hầu hết các loài thực vật, khi ra hoa cũng là lúc nó tràn trề sức sống. Duy chỉ có loài tre, trúc thì ngược lại, nở hoa đồng nghĩa với sắp lìa đời. Chính vì thế, bắt gặp hoa tre nở được cho là một điều không may. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc tre trúc tàn lụi sau khi ra hoa là một hình ảnh hiên ngang hiếm thấy.

Theo quan niệm Á Đông, tre là biểu tượng của mẫu người quân tử, bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rủ xuống như những loài hoa khác. (theo Bamboo Garden, Down to Earth)

Truyền thuyết về cây tre

Cách đây rất lâu, có một hòn đảo nơi đó có một gia đình nổi tiếng được nhiều người kính trọng. Họ đã cai trị toàn bộ dân chúng nơi đảo với tất cả luật lệ do họ đặt ra. Hầu như dân làng sẵn sàng tuân theo các luật lệ công bằng và hợp lý đó. Từ đó họ có được niềm tin và sức sức mạnh được mọi người hưởng ứng, tôn sùng. Sự lãnh đạo của họ được truyền ngôi từ đời này sang đời khác trong con cháu của họ.

Sau một thời gian dài, có người thừa kế khác lên ngôi, ông là Rajah Kawayan. Nhà vua này không có đủ tư cách để cai trị dân và luật lệ của chính phủ trước đây đã làm đảo ngược mọi thứ, không giống như các người tiền nhiệm. Anh ta rất tàn nhẫn, độc ác đặt ra những hình phạt đầy khắc nghiệt và nhất là anh ta không biết biết tôn trọng bất kỳ ai.

Một ngày nọ, có một ông già vào cung điện. Ông lão đến cầu xin nhà vua thương hại, cho ông bất kỳ thức ăn nào để ăn. Nhà vua Rajah Kawayan đã tức giận, xô đẩy ông lão và ra lệnh cho ông lão hãy cút đi. Nhà vua nói: “Ông là người lười biếng, ông không muốn làm việc, điều này ông có cảm thấy xấu hổ không.” Rajah Kawayan hét lên: “Tất cả những gì ông đã từng làm chỉ là cầu xin và cầu xin” đồng thời đẩy lùi ông già đáng thương ra ngoài. Trước khi đi ông lão đã nói với nhà vua. “Tôi cầu nguyện ông sẽ thay đổi cách cư xử và học cách tôn trọng người khác, đặc biệt là những người già yếu. ” Khi thốt ra những lời này, ông lão biến mất.

Sau đó có một người đàn ông đẹp trai với mười sừng vàng xuất hiện trước mặt nhà vua.  Ông là vị thần từ trên núi, vị thần của sự sống và cái chết Sidapa. Lúc đó nhà vua Raja liền phủ phục và cầu xin sự tha thứ từ vị thần, nhưng vị thần Sidapa liền biến thành một con quạ hủy hoại bản thân vua Rajah Kawayan rồi bay đi. Kể từ ngày đó Rajah Kawayan trở nên ốm yếu và đau bệnh. Không lâu sau, nhà vua qua đời. Khi nhà vua chết không một ai đến thăm viếng tiễn đưa về cái chết của ông, vì họ nghĩ rằng ông là vua có hành tung đối xử tồi tệ với mọi người.

Một thời gian sau trên phần mộ của ông có một loài cây lạ mọc lên, mỗi ngày cây đó trở nên to và cao lớn nhanh chóng, nhưng có một điều làm nhiều người chú ý là tư thế cây ấy đã bị uốn cong. Trên đầu ngọn luôn cúi gập xuống trước những làn gió. Hình ảnh đó có ý nhắc nhở mọi người đây là bài học của vua Rajah Kawayan, ông là người không biết khiêm tốn và tôn trọng người khác. Cây này tiếp tục phát triển và được đặt tên “Kawayan” (tre, tiếng Anh) đó là cây tre mà chúng ta có ngày hôm nay.

Bài học mà chúng ta học được là, hãy khiêm tốn, học cách chia sẻ những phước lành mà chúng ta có và tôn trọng người khác, bởi vì mọi thứ chúng ta có, không thể mang nó đến ngôi mộ của bạn. Hãy làm cho người khác những gì mà chúng ta muốn người khác làm cho chúng ta. Nếu chúng ta muốn có được sự tôn trọng, thì chúng ta nên tôn trọng người khác trước, nếu chúng ta muốn người khác cho chúng ta được điều gì thì chúng ta phải cho họ trước những gì chúng ta có.

Hay nhiều truyền thuyết khác như:

Tre trong văn hóa dân gian Trung Quốc 

Trong văn bản cổ điển của nho giáo Trung Quốc được viết bởi Guo Jujing trong triều đại nhà Nguyên (thế kỷ thứ 13). Với câu chuyện mang tên “He cried and the Bamboo” viết về ông Mạnh Tử. Cha của Mạnh Tử đã mất khi anh còn nhỏ, anh sống với mẹ. Có lần, mẹ anh bị ốm nặng, bác sĩ đề nghị bà phải uống súp từ măng tươi. Tuy nhiên, thời điểm đó là mùa đông cho nên không có măng non. Mạnh Tử tuyệt vọng, ngồi khóc thảm thiết. Khi nước mắt rơi xuống đất, ngay sau đó ông nghe một tiếng động lớn và sau đó thấy măng mọc lên khỏi mặt đất. Ông đã cắt chúng mang về nhà và nấu súp cho mẹ. Sau khi uống súp măng thì mẹ của Mạnh Tử đã từ từ hết bệnh hồi phục lại hoàn toàn.

Tre trong huyền thoại văn hóa dân gian Philippines

Hay huyền thoại sáng tạo tuyệt vời của Philippines.  Malakas và Maganda trong văn hóa dân gian Philippines thời tiền thuộc địa, đó là hai người đầu tiên, một đàn ông và một phụ nữ. Buổi khai thiên lập địa chỉ có bầu trời, biển và một con chim duy nhất. Con chim quá mệt mỏi vì không có một cây nào để nghỉ ngơi, Chim khuấy động biển cho đến khi nước chạm tới bầu trời. Bầu trời ngập nước lúc đó bầu trời tạo ra những hòn đảo để làm vui lòng chim và bảo chim chọn một hòn đảo để xây tổ.

Một ngày nọ, con chim núp vào một thân cây tre để tránh gió tấn công. Khi tạnh gió con chim mổ vào các mắt của cây tre cho đến khi nó tách ra. Khi tre tách ra thì một nửa là người đàn ông tên Malakas (“người mạnh mẽ”) đống thời nửa kia xuất hiện một người phụ nữ khác, Maganda (“người đẹp”). Sau đó, có trận động đất lớn một vị thần xuất hiện kêu gọi tất cả các loài chim và cá phải quyết định làm gì với hai người này. Quyết định sau cùng là hai người họ nên kết hôn và sau đó họ đã sanh con đẻ cái.

Một ngày nọ, hai vợ chồng mệt mỏi vì sự nhàn rỗi của con cháu và muốn thoát khỏi bọn chúng. Malakas lấy một cây gậy đánh đập con cái của họ. Điều này khiến họ sợ hãi đến mức họ chạy trốn đến mọi hướng, từ trong nhà, trong các bức tường, người thì chạy ra ngoài trời, người thì trốn trong trong lò sưởi, và một số chạy ra biển.

Và từ đó có người trở thành nô lệ, có người tự do, có người trở nên đen sạm, có người có làn da trắng.v.v. Thật ra câu chuyện về Malakas và Maganda thay đổi từng vùng này sang vùng khác, nhưng các yếu tố cụ thể của câu chuyện vẫn giống nhau. Hay một câu chuyện khác có con chim khổng lồ tách đôi cây tre to lớn lúc đó thì Malakas và Maganda xuất hiện từ hai nửa của thân tre đó…

-Bamboo trong văn hóa dân gian Nhật Bản (Bamboo Japanses Folklore)

Một trong những ví dụ lâu đời nhất của văn hóa dân gian Nhật Bản, Câu chuyện về người chặt tre có từ thế kỷ thứ 10. Trong câu chuyện hấp dẫn này, có một công chúa xinh đẹp tên Kaguya, là một em bé sống bên trong thân cây tre và làm cây tre phát sáng. Hôm đó có một người tiều phu không có con đã phát hiện ra hiện tượng bí ẩn này trong rừng và anh ta quyết định mang đứa trẻ sơ sinh đó về nhà để nuôi.

Những ngày sau đó, người đàn ông này lại phát hiện ra một hiện tượng khác là cứ mỗi lần anh ta chặt một thân tre, anh lại tìm thấy một cục vàng ẩn giấu bên trong. Ngày tháng sau này anh nhanh chóng trở nên giàu có và cô gái trở nên xinh đẹp không ai sánh được, tin này được lan truyền khắp vương quốc. Nhiều người đến cầu hôn cô gái, nhưng hai vợ chồng ông từ chối mọi yêu cầu kể cả lời cầu hôn của Hoàng Đế vì cô gái này không thuộc vương quốc này. Trải qua nhiều sự kiện thần bí, tiết lộ rằng công chúa Kaguya thực sự đến từ mặt trăng (Tsuki-no-Miyako) và cô phải trở về lại mặt trăng. Hoàng đế, quá say mê công chúa cho nên ông làm tất cả mọi điều để ngăn chặn sự trở về mặt trăng của cô. Nhưng cuối cùng, cô trở về mặt trăng trên một tia sáng bất thình lình xuất hiện.

Trước khi ra đi, cô đã tặng cho Hoàng đế một lọ thuốc tiên uống vô sẽ có “Đời sống vĩnh cửu”, nhưng ông từ chối uống nó, vì ông không muốn sống vĩnh cửu khi vĩnh viễn ông không có được cô. Sau khi cô rời đi, thuốc tiên được gửi lên đỉnh núi Phú Sĩ để đốt cháy. Điều này huyền thoại cho rằng khói bốc lên từ đỉnh núi Fuji chính là thời kỳ núi lửa hoạt động.

-Tre trong thần thoại người Andamanese (Bamboo in Andamanese Mythology) 

Một quần đảo nhỏ trong Vịnh Bengal giữa Ấn Độ và Myanmar, Quần đảo Andaman thực sự có truyền thống thần thoại khá phong phú về cây tre. Với câu chuyện, người đàn ông đầu tiên được sinh ra từ một cây tre.

Jutpu, xuất hiện từ bên trong khớp của một thân tre lớn, giống như một con chim nở ra từ một quả trứng. Huyền thoại cho rằng khi tre tách ra, tức thì có một cậu bé bước ra từ thân cây. Sau đó để tránh mưa, anh dựng một cái lán nhỏ bằng tre. Đồng thời anh cũng sử dụng tre để làm cung tên săn bắn.

Khi lớn lên, Jutpu nhận ra mình quá cô đơn, sống một mình mà không có người thân nào. Vì vậy, anh đã đi đến một ngọn đồi của những con kiến ​​trắng, thu thập một số đất sét (kot) rồi tạo thành hình dạng một người phụ nữ. Sau đó người phụ nữ bỗng dưng có sự sống và từ đó cô trở thành vợ của anh ta. Cô được gọi là Kot.v.v.

-Tre trong văn hóa dân gian Malaysian (Bamboo in Malaysia Folklore)

Có một câu chuyện phổ biến từ Malaysia, trong đó có câu chuyện về tre nổi bật nhất. Trong truyền thuyết nói rằng có một chàng trai ngủ thiếp đi dưới một lùm tre rợp bóng mát. Trong khi ngủ, anh mơ thấy một người phụ nữ xinh đẹp trong thân cây tre. Khi tỉnh dậy, anh buộc phải bẻ gãy một thân tre. Khi anh mở nó ra, anh phát hiện một người phụ nữ đang trốn bên trong. Và sau đó hai người trở thành vợ chồng và sống hạnh phúc mãi mãi về sau.

-Tre trong chuyện hoang đường Việt Nam (Bamboo Fables from VN)

Cây tre “Trăm-mắt” là một truyện ngụ ngôn phổ biến từ văn hóa dân gian Việt Nam. Đó là câu chuyện về một chủ đất giàu có quỷ quyệt và cô con gái rất xinh đẹp của họ. Và một chàng trai trẻ làm việc cho ông chủ đất giàu có. Ước mơ của anh là cưới cô con gái của ông chủ đất nhà giàu, nhưng bị mưu kế quỷ quyệt của ông chủ đất bắt anh phải vào rừng tìm được cây tre trăm đốt mang về thì mới được cưới con gái xinh đẹp của ông. chàng trai trẻ gặp một nhà hiền triết khôn ngoan trong rừng, người ấy đã chỉ cho anh mánh khóe có thể lấy một cây tre trăm mảnh. Anh thực hiện những gì mà người hiền triết chỉ và sau đó kết dính lại một cách kỳ diệu thành cây tre trăm đốt. Cuối cùng chàng trai trẻ đã cưới được cô con gái đáng yêu đó. Hai người kết hôn và sống hạnh phúc mãi mãi về sau. Thật ra còn nhiều câu chuyện huyền thoại về cây tre nhưng chúng tôi chỉ dùng một vài truyện tiêu biểu mà thôi.

Tre rõ ràng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tư tưởng và văn hóa châu Á. Tre xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết và huyền thoại sáng tạo cho chúng ta biết thực vật quan trọng như thế nào đối với cách sống của chúng. Trên thực tế, dường như hầu hết các nền văn hóa châu Á không thể nào mà không có nó.

Cho dù đó là nguồn sống của con người hay là kho lưu trữ bí mật cho sức mạnh thần thánh, tre dường như sở hữu một số tính chất “ma thuật” như: Chúng ta có thể ăn nó, có thể dùng làm vật liệu xây dựng, có thể thay thế như giấy để viết lên nó. Thậm chí có thể chế biến làm quần áo để mặc. Vì vậy, tất cả chúng ta cũng nên cảm ơn cây tre như một món quà từ thiên quốc.

Niềm tin, sự mê tín và những điều cấm kỵ liên quan đến tre.

Một cuộc khảo sát về niềm tin và sự cấm kỵ của tre như sau:

*Ở Bangladesh, khi một dân làng chết đem đi chôn, người ta thường dùng một mảnh tre nhỏ treo trên bia mộ, vì người ta tin rằng tre sẽ xua đuổi tà ma (Arens và Beurden, 1978)

*Ở Midhills và Kerabari của miền Trung Nepal, một lệnh cấm phổ biến được đặt ra đối với việc trồng tre vì bóng tre đổ xuống một người nào đó, họ cho rằng đó là linh hồn tử thần Yamraj. (Carter 1991).

*Ở Kakani-Kathmandu, mọi người không trồng tre vì cây có liên quan đến việc không sinh sản con cái. (Gurung 1989)

*Ở Kerala, Ấn Độ cũng như ở Midhills của Nepal, điều cấm kỵ trồng tre của Terai và Kerabari có liên quan đến vô sinh. Phụ nữ không được thực hiện trồng tre. Việc trồng tre sẽ được thực hiện bởi thành viên nam lớn tuổi nhất trong gia đình trên 50 tuổi.

*Ở Nepal, đặc biệt là ở Terai, thể xác và linh hồn thường được sống trong những khóm tre, cho nên tre không nên trồng trước nhà.

*Một niềm tin phổ biến khác ở Nepal là những lùm tre thường là nơi ẩn chứa các loài sâu bọ và các động vật như rắn, voi hoang dã, loài gặm nhấm.v.v. Cho nên nhiều người không trồng tre vì nỗi sợ này.

*Ở Ấn Độ, cây tre được cho là gắn liền với tình bạn. Ở tiểu bang Assam phía bắc Ấn Độ. Bột tre lên men được gọi là Khorisa, được biết đến như một phương thuốc dân gian để điều trị chứng bất lực, vô sinh và đau bụng kinh. (Nguồn Wikipedia)

*Ở Trung Quốc. Những điều cấm kỵ ở trên không được tìm thấy ở Trung Quốc, Đối với họ tre là biểu tượng tốt lành, gắn liền với sức mạnh, ý tưởng may mắn, phong thủy, thịnh vượng và tuổi thọ. Hay Cây tre thường được xem có tác dụng bảo vệ chống lại các linh hồn xấu xa. Theo truyền thống, lá tre được sử dụng làm chổi để dọn dẹp nhà cửa, vì tre được cho là xua đuổi được tà ma và quét sạch mọi bất hạnh hoặc dấu vết của sự xui xẻo.

*Ở Nhật. Những lùm tre thường được tìm thấy gần các đền thờ Thần đạo, đôi khi được trồng như một phần của hàng rào thiêng liêng chống lại cái ác. Tre thường được tìm thấy ở gần những ngôi chùa Phật giáo. Đài phun nước tre truyền thống của Nhật Bản ở Tsukubai, được cho là hiện thân và minh họa cho sự tinh khiết và linh thiêng. Hạt giống của cây tre được gắn với phượng hoàng trong thần thoại thường được mô tả trong nghệ thuật Nhật Bản. (Nguồn: Ý nghĩa tâm linh của cây tre Nhật Bản ).

Ý nghĩa của cây tre

Khắp châu Á và xa hơn nữa, mọi người tìm đến tre và chiêm ngưỡng nó như một loại cây kỳ diệu. Từ thời xa xưa, họ đã sử dụng tre để làm nhà ở, chế tạo vũ khí để săn bắn và phòng thủ, hoặc ăn những chồi non của nó để nuôi sống. Thật ra không biết có điều gì bí ẩn mà tại sao người xưa lại gán cho tre một địa vị linh thiêng và tôn sùng nó như một món quà từ các vị thần.

Bên cạnh những đặc tính mang lại cho sự sống này, tre còn chứa đựng một thông điệp tâm linh cộng hưởng sâu sắc trong các đặc thù vùng Viễn Đông. Chúng ta đều quen thuộc với sức dẻo dai và độ cứng vượt trội của tre, nó là một dòng chảy, theo tinh thần của triết học Đạo giáo.  Tre còn vượt xa hơn thế nữa. Đặc trưng về sự trống rỗng của tre, tre là biểu tượng sự giác ngộ của Phật giáo. Khi người tu đã học được cách buông bỏ trong tâm mình trống rỗng, thì tinh thần mình có thể chứa được sự bình an và hạnh phúc. Một khi thoát khỏi những chấp trước trần tục, thì con người bắt đầu tìm thấy sự giải thoát khỏi đau khổ và đạt được sự khôn ngoan thực sự. Đó là những lời dạy của Đức Phật.

Cũng như Zen trường phái Đại thừa của Phật giáo, đã tuyên bố rằng. Sự trống rỗng là một hình thức, và hình thức đó chính là sự trống rỗng. Cấu trúc của tre là hiện thân của những bí ẩn gần như hoàn hảo. Cũng như khả năng của tre có thể uốn cong nhưng không bị gãy. Hay chao đảo trong gió nhưng vẫn vượt qua cơn bão và sống sót.

 Lũy tre quê tôi
Hàng tre quê mỗi ngày tôi đi học
Bóng trên cao che bước nhỏ tôi về
Ven bờ lỡ lúa xanh vừa mới mọc
Thấy mẹ già phèn bám gót chân quê

Tre làng tôi đất cằn xơ xác lá
Mọc cuối làng ngất nghễu bóng trời xa
Bên đồng lúa con trâu già ngơ ngác
Ruộng hết mùa cò nhớ núi bay xa

Hàng tre nghiêng mẹ tôi che nón lá
Bước âm thầm theo bóng đổ chiều qua
Thân gầy guộc như cành tre trước gió
Mẹ tháng ngày mưa nắng sạm màu da

Có những đêm mẹ ngồi bên mái rạ
Lũy tre già kẽo kẹt tiếng gần xa
Nồi cơm nóng tình quê thơm mùi gạo
Rau đắng mỗi ngày mẹ nhớ tình cha

Có những ngày tre lay cành tơi tả
Lòng tôi buồn nhớ quá kẻ miền xa
Lũy tre già tháng năm trong gió bão
Vẫn kiên trì đứng thẳng giữa bao la

Tôi yêu quê hương tình xanh của lá
Tiếng gió chiều vi vút gọi tình xa
Dẫu mai đây có phiêu bồng xứ lạ
Lũy tre già bóng mát vẫn trong ta.

linh Vũ

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here