MỐI TÌNH TRÊN SA MAC SAHARA

0

Linh Vũ
Máy bay nhẹ nhàng đáp xuống phi trường thủ phủ Tô-Xi-Ba. Phi trường này chỉ đủ rộng cho một vài loại phi cơ nhỏ hạ cánh, xung quanh phi đạo có vài dãy nhà ván xây cất thô sơ dùng làm chỗ cho nhân viên phi hành tạm nghỉ hay ăn trưa trong thời gian chờ đợi lấy thêm nhiên liệu. Quang cảnh phi trường trông buồn tẻ và yên lặng.

Tom đã đứng đợi nơi đó rất lâu, anh mặc bộ đồ kaki xanh, dơ bẩn, râu tóc dính đầy cát vàng. Tôi nhìn anh sửng sốt như người xa lạ, đôi mắt anh dính đầy bụi hình như không mở mắt lên nổi. Nhìn thoáng trên nét mặt anh có nhiều thay đổi làm lòng tôi đau xót vô cùng.

Tôi nhớ lại bốn tháng trước đây, tôi có ngỏ ý với anh muốn đến vùng sa mạc Sahara một lần cho biết, đó là niềm ước mơ bấy lâu nay của tôi. Năm còn học trung học, tôi có xem một tạp chí viết về sa mạc Sahara, tôi nghĩ đó là thế giới xa lạ trong đời sống thường nhật của tôi. Và cũng kể từ ngày đó, tôi nuôi một ước mơ sẽ có ngày đặt chân đến vùng sa mac này. Thời gian trước đây tôi thường theo Ba tôi đi giao du nhiều quốc gia, nhưng chưa bao giờ muốn ở lại nơi nào lâu, vì trong lòng tôi vẫn còn nuôi ước mơ đến vùng sa mac Sahara.

Đang suy nghĩ vẩn vơ, thì Tom vội vã chạy đến bên tôi nhoẽn miệng cười rồi ôm tôi sát vào lòng. Hình như anh đọc được trên nét mặt tôi lộ nhiều nét không vui, anh liền âu yếm nói.

– Chúng mình quen nhau khá lâu, anh biết em thích đi đây, đi đó nên anh luôn mơ ước kiếm được nhiều tiền để cùng em du lịch khắp nơi và săn sóc em mỗi ngày.

Tôi áp đầu vào ngực anh không nói một lời. Luồng hơi nóng từ xa thổi lại làm rát da mặt, tôi cũng nghe được nhịp đập nhẹ nhàng từ trái tim chàng vang lên từng hồi thổn thức. Tôi còn nhớ rõ, cách đây không lâu, vào khoảng cuối tháng năm. Tom thu dọn hành lý đến vùng sa mạc này mà anh không cho tôi hay, không một lời từ giã, cũng không để lại lời nhắn nhủ nào. Anh vội vã đáp chuyến bay với một số bạn bè sang sa mạc Sahara để làm việc cho công ty khoáng chất, sau đó ít ngày anh có viết cho tôi một lá thư.

……….Anh muốn giữ em bên cạnh, anh không muốn xa em dù là một ngày, em có biết không! Mới có vài ngày xa em mà anh tưởng chừng như cả một thế kỷ dài.  Thôi thì mùa hạ này mình làm đám cưới vậy………………………….Tôi đọc đi, đọc lại lá thư nhiều lần, sau đó tôi ngưng mọi việc làm, tức tốc lái xe ra phố mua sắm đồ đạc rồi lang thang đến tối mới về nhà, cuối cùng tôi quyết định theo Tom đến vùng sa mạc Sahara.

Tom dìu tôi đến chiếc xe Jeep cũ kỹ đóng đầy bụi vàng đang đậu kế góc phi trường. Tôi đứng ngập ngừng nhìn chiếc xe, không biết có nên leo lên hay không, lúc đó Tom như đọc được ý nghĩ của tôi, anh mở ngăn chứa dụng cụ lấy ra một tấm vải xanh trải trên băng ghế phía trước bế tôi lên xe, anh nói.

– Ở đây bụi cát suốt ngày, anh biết em rất khó chịu nhưng ở lâu rồi cũng quen em ạ.

Tôi liếc nhìn anh cố gượng nở nụ cười để anh vui chứ thật ra trong lòng tôi quá thất vọng.

Ðoạn đường từ phi trường vào thành phố cũng không xa lắm, nhưng phải lái mất nửa tiếng đồng hồ. Ðường ở đây không được tráng nhựa chỉ trải một lớp đá vụn, đơn sơ nên mặt đường gập ghềnh nhiều ổ gà. Bởi thế Tom lái thật chậm để tôi khỏi bị xóc, một phần anh cũng muốn trò chuyện để tôi bớt buồn, suy nghĩ vẩn vơ. Trên đường lái xe Tom nói với tôi.

– Này em, bây giờ em đang ở trên vùng sa mạc đó. Em đã toại nguyện chưa! Ước mơ của em hôm nay đã thành sự thật.

Tôi im lặng, đưa tay vuốt lại mái tóc bay phủ trước mặt, tự dưng cổ họng như nghẹn lại. Tôi không biết nói gì hơn, chỉ đưa mắt đăm chiêu về phía trước nơi cuối chân trời. Mặt trời sắp lặng phản chiếu lên vùng sa mạc một màu đỏ chói và những cơn gió mạnh từ xa thổi lại làm tung bụi cát mịt trời, làm lòng tôi buồn tê tái. Bây giờ tôi mới chợt nghĩ, rồi tự hỏi. Mình phải sống trên sa mạc này ư? Nếu thật thế, đó là một thử thách lớn của cuộc đời tôi và những ước mơ khi còn ở quê nhà, chỉ là giấc mơ không tưởng thời tuổi trẻ.

Tom đã mướn một căn nhà nhỏ gần thành phố, cách công ty làm việc của anh chừng vài chục cây số và cách phi trường hơn nửa tiếng lái xe. Trên đoạn đường từ phi trường về nhà, phải đi xuyên qua nhiều khu phố nhỏ, những xóm lao động, những con đường ngoằn ngoèo và một vài làng mạc hẻo lánh. Dân chúng ở đây ăn mặc toàn vải xanh, nhà thì làm bằng lều vải trông rách nát, cũ kỹ, thỉnh thoảng có những gian nhà lụp xụp được làm bằng ván gỗ tháo gỡ từ những thùng chứa hàng, trông thật nghèo nàn.

Một hồi lâu, xe chúng tôi chạy vào một con hẻm nhỏ, những căn nhà trong con hẻm này đa số được xây bằng gạch lốc, sơ sài. Cuối con đường là nhà Tom mướn, tôi bước xuống xe đứng nhìn quanh quẩn. Trước mặt nhà là bãi đổ rát, phía sau là dãy đồi thấp, bên cạnh hiên nhà có một đống đá vụn thật lớn. Bước vào bên trong, tôi liếc nhìn quanh chỉ vuông vức bốn bức tường, mỗi chiều rộng chừng bốn thước. Tôi thở phào không cần suy nghĩ gì thêm, ném lê thân hình mệt nhọc lên chiếc ghế cũ, dính đầy bụi ở giữa nhà. Ánh sáng mặt trời từ trên nóc nhà chiếu xuống, xuyên qua lỗ thủng tạo thành một vệt dài trên sàn nhà, trên trần treo lủng lẳng vài bóng đèn nhỏ, dây điện chằng chịt như màng nhện. Vách tường phía bên phải có một lỗ hở thật to, nên gió bên ngoài thổi vô nghe ào ào. Cuối căn nhà có một bồn nước vừa để rửa mặt vừa rửa thức ăn, trông cũ kỹ. Tôi bước đến, đưa tay mở vòi nước chỉ còn vài giọt rơi yếu ớt có màu vàng sậm. Tom nhìn tôi hỏi.

– Em nghĩ sao với căn nhà này.

Tôi không cần suy nghĩ, trả lời một cách hấp tấp.

– Căn nhà như vậy đủ rồi, từ từ em sẽ thu xếp, lau chùi lại cho sạch sẽ, gọn gàng, anh đừng bận tâm đến, em có nhiều thì giờ mà.

Ðêm đầu tiên ngủ ở căn nhà này, tôi rúc trọn thân hình ốm yếu, mệt mỏi vào một góc tường. Tom thì trải chiếc chiếu mới mua nằm cạnh bên tôi, qua một ngày mệt mỏi hai chúng tôi đã thiếp đi trong giấc ngủ ngon lành.

Ngày hôm sau thức dậy sớm, tôi nhờ Tom chở lên phố để mua một ít đồ dùng trong nhà. Tôi kiểm điểm lại những món đồ cần thiết, ghi vội trên miếng giấy nhỏ, như thùng đựng nước, nồi niêu, xoong chảo, chổi quét nhà, bàn chải giặt áo quần v.v. Hôm đó tôi bắt tay vào việc, chùi rửa nhà cửa, sắp xếp lại những đồ đạc vứt bừa bãi theo thứ tự, ngăn nấp. Bên vách tường có nhiều lỗ thủng nhỏ, tôi chưa kịp lấp lại, cho nên các em bé hàng xóm đứng rình phía ngoài nhìn tôi làm việc. bọn chúng bàn tán với nhau điều gì đó, rồi nhìn nhau cười khúc khích, tôi cảm thấy khó chịu vô cùng nhưng không biết phải làm sao để xua đuổi bọn chúng, phần thì Tom không có ở nhà cho nên tôi hơi lo sợ. Cũng không trách anh được, anh cần làm nhiều giờ để kiếm thêm tiền lo cho gia đình, đến cuối tuần anh mới về thăm tôi một lần.

Thời gian thắm thoát trôi qua, đã hơn một tuần lễ tôi ở căn nhà này, mỗi ngày phải thức dậy sớm để làm mọi việc mà trong đời tôi chưa một lần làm qua. Có nhiều việc nặng nhọc, tôi phải tự làm lấy như việc đi xách nước từ một giếng nước xa, tôi không thể nhờ ai giúp được. Cứ mỗi lần đi lấy nước thì bà hàng xóm thường đến rủ tôi đi cùng. Bà gốc người Tây Ban Nha trông rất khỏe, cho nên với thùng nước 20 chục lít, đối với bà không hề hấn gì, nhưng với tôi là cả một cực hình. Có hôm trời nắng chang chang, thùng nước quá nặng tôi bị đuối sức, không thể đi cùng với bà được. Bà nhìn tôi nói giọng trêu chọc. ‘Có lẽ cô chưa bao giờ xách nước! rồi bà cười to lên. Tôi nhìn bà giận tím cả người nhưng không biết phải nói sao, đành lầm lũi xách lê thùng nước về nhà.

 Tom không muốn tôi phải cực nhọc trong việc nấu nướng, anh mua cho tôi một cái tủ lạnh nhỏ và một cái bếp ga, nhiều hôm thùng ga đã xài hết, nhưng tôi không đủ sức mang ra phố bơm thêm ga, tôi phải nhờ thằng bé lọ lem thường lai vãng trước cửa nhà giúp hộ. Sống trong hoàn cảnh này sao thấy thương cho thân phận tôi quá. Phần thì thời tiết nơi đây khác lạ, ban ngày nóng như lửa đốt, ban đêm lạnh như nước đá. Mãi đến hôm nay, trong nhà vẫn chưa mua đủ đồ dùng, có lần tôi định mua một cái bàn ăn và vài chiếc ghế, nhưng vẫn chưa đi ra phố được, mỗi lần ăn cơm hay ngồi nghỉ mệt tôi phải trải chiếc chiếu giữa nhà.

Ngoài sân gió thổi rì rào, cát bụi tung bay mịt trời, tự dưng một nỗi buồn dâng lên trong lòng. Tôi nghĩ, nếu mẹ tôi biết được cô con gái cưng của bà sống trong hoàn cảnh này chắc bà phải khóc thét lên được.

Một hôm tôi lên phố tìm mua một số cây và ván vụn để đóng bàn ghế, nhưng khi tính tiền, giá quá cao, tôi không đủ tiền mua nên đành phải bỏ lại. Khi vừa ra khỏi tiệm, tình cờ tôi nhìn thấy có đống gỗ vụn bỏ ngổn ngang, tôi quay lại tiệm hỏi xin. Ông chủ tiệm cho tôi được 5 cái thùng, sau đó tôi mướn một con lạc đà chở hết số thùng về nhà. Ngày hôm sau, Tom giúp tôi tháo gỡ từng miếng nhỏ, đem lên sân thượng cất dành chờ khi nào rảnh rỗi, tôi sẽ đóng vài cái kệ đựng đồ.

Ngày hôm sau Tom đi làm, tôi đi chợ, nhưng khi trở về thì số ván thùng cây đã mất đi phân nửa. Tôi nghĩ bụng chỉ có những người hàng xóm đánh cắp về làm chuồng dê, chẳng nhẽ những thứ nhỏ này mà tôi phải ở nhà canh chừng suốt ngày. Tôi cảm thấy bực mình, suy nghĩ mãi, chợt nghĩ ra một kế. Tôi tươi cười đi ra đống rác trước cửa tìm vài cái lon mang về, rồi cột nó trên những tấm ván, tôi cảm thấy yên trí, nếu có ai đánh cắp sẽ có tiếng lon khua, tôi sẽ kịp thời phát giác.

Một hôm rảnh rỗi, tôi đang ngồi soạn lại những quyển sách mà mẹ tôi vừa gởi đến, thình lình có tiếng lon khua trên sân thượng, tôi vội vã leo lên xem người nào đến lấy ván. Khi thấy bóng tôi xuất hiện trên sân thượng cả bọn con nít hét lớn lên, bỏ chạy tán loạn khắp nơi. Tôi mỉm cười đắc ý, rồi lẩm bẩm một mình ‘Ðồ con nít quỉ, chúng mày đã dính vào bẩy của tao rồi’.

Tôi ở lại sa mạc Sahara được một thời gian ngắn, mọi việc bắt đầu quen dần, ngay cả bầu trời nóng bức ở đây cũng không làm tôi ngộp thở như buổi ban đầu mới đến. Ðời sống dân cư quá thấp và lạc hậu, tuy thế nhưng nơi đây không còn làm tôi khó chịu nữa. Tom nhìn tôi vui vẻ cảm thấy an lòng, một hôm anh đề nghị với tôi, đến tòa án địa phương để hỏi thăm về thủ tục kết hôn. Tòa án ở đây chỉ bằng khuôn viên nhà tôi, chỉ có một nhân viên làm việc, ông ta người gốc Tây Ban Nha, mái tóc bạc trắng, tuổi trạc chừng năm mươi. Chúng tôi hỏi ông về thủ tục kết hôn, ông nhìn chúng tôi ngạc nhiên trả lời.

– Nếu muốn lập thủ tục đám cưới ở đây, thú thật việc đó tôi chưa làm bao giờ. Theo tôi biết, người điạ phương làm đám cưới theo phong tục của họ, nhưng để tôi xem lại trong những bộ luật như thế nào.

Tôi và Tom ngồi yên lặng, nhìn ông lật từng quyển sách luật dày cộm, thỉnh thoảng ông ngước mắt nhìn chúng tôi nói.

– Thủ tục gồm có, giấy khai sinh, giấy chứng nhận độc thân, giấy được cư ngụ, giấy báo cáo của tòa án, nhưng cô là người ngoại quốc, cô phải gởi những văn kiện đó đến tòa đại sứ của nước tôi, nhờ họ dịch ra tiếng Tây Ban Nha và thị thực những văn kiện đó, tất cả hồ sơ phải do tòa Ðại Sứ chuyển đến. Chúng tôi sẽ đăng bố cáo trong vòng mười lăm ngày, sau đó mới bắt đầu làm thủ tục kết hôn.

Ông nói một hơi dài như không kịp thở, tôi nghĩ thầm trong bụng ‘Sao mà thủ tục lằng nhằng quá’ Tôi quay sang hỏi ông ta.

– Như vậy chúng tôi cần thời gian bao lâu mới làm đám cưới được.

Ông nhìn tôi trả lời.

– Phải cần thời gian từ ba đến năm tháng

Nghe ông nói Tom thở phào chán nản, anh quay sang nói trong sự bực bội.

– Ông có cách nào khác giúp chúng tôi nhanh hơn không? Chúng tôi không thể chờ lâu hơn được.

Viên thư ký già mở đôi mắt tròn to, đen như mun soi mói nhìn tôi từ đầu đến chân. Trong ánh mắt đó tôi đọc được ông đã nghĩ gì về tôi, tôi cảm thấy khó chịu và e thẹn vô cùng liền vội vã nói vói ông.

– Chuyện nhanh hay chậm không quan trọng với tôi, chỉ có Tom mới quan tâm thôi.

Sau câu nói đó, tôi nghĩ câu trả lời của mình không suông lắm, tôi đưa mắt nhìn lơ đi nơi khác, Tom hiểu ý liếc nhìn tôi mỉm cười, rồi nắm tay tôi đứng lên chào viên thư ký ra về.

Ba tháng trôi qua thật nhanh. Trời hôm đó nóng như lửa đốt, mọi vật như đang nấu trong lò luyện kim. Một lần nữa tôi lại ra tòa án, vừa bước vô văn phòng, viên thư ký già hôm đó vừa thấy tôi, ông liền vội vã nói.

– Chị có thể làm đám cưới được rồi, tôi chọn cho hai người lúc 06 giờ chiều ngày mai.

Tôi buộc miệng thốt ra hai tiếng ‘ngày mai’ Tôi có cảm giác như không tin lời ông già thư ký. Tôi trố mắt nhìn ông chầm chầm và hình như trên nét mặt ông cũng hiện lên những nét giận dỗi. Ông nhìn tôi nói.

– Anh Tom lúc trước có nói với tôi là cần làm đám cưới sớm mà.

Tôi không buồn trả lời ông, cũng không cần hỏi gì thêm, chỉ lủi thủi bước ra ngồi trên ghế đá trước cửa tòa án. Trước mắt tôi là vùng sa mạc hoang vu, bụi cát mịt trời. Từ xa những cơn gió thổi lại nóng hóc vào da mặt, giống như những tia lửa điện cao thế muốn đốt cháy cơ thể tôi thành tro bụi.

Đang suy nghĩ, nhìn lơ đãng phía chân trời xa, thình lình có chiếc xe Jeep chạy ngang qua, tôi nhận biết đó là loại xe Jeep của công ty Tom đang làm việc. Tôi đứng lên vẫy tay ra hiệu cho xe dừng lại. Tôi đến gần ông tài xế chào hỏi xã giao vài câu, rồi nhờ ông ta nhắn giùm với Tom, ngày mai phải đến tòa án làm đám cưới, viên tài xế ngạc nhiên nhìn tôi hỏi.

– Thưa chị, anh Tom không biết ngày mai là ngày đám cưới của mình à?

Tôi trả lời thật gọn.

– Tôi cũng vừa nhận được tin từ tòa án.

Gã tài xế gật đầu chào với đôi lời cầu chúc tốt lành, rồi cho xe phóng nhanh trong đám bụi mù trước mặt.

Ngày hôm sau khi tôi đang ngủ trưa, Tom từ công ty trở về, tay xách thùng nước ngọt, tay kia ôm gói quà, vừa thấy tôi anh liền kêu lên.

– Hôm nay anh có quà tặng em.

Tôi mừng quá, nhảy lên ôm chầm cổ anh rồi chụp lấy gói quà nói.

– Em biết thứ gì rồi, anh mua hoa cho em đó phải không! Hoa màu hồng đỏ hay màu vàng đây?

Tom ôm tôi sát vào lòng hôn nhẹ lên môi tôi, trả lời.

– Ở sa mạc làm gì có hoa, anh chỉ tặng em một bộ xương lạc đà.

Tôi ôm hôn Tom một lần nữa nói lời cám ơn, rồi vặn hỏi.

– Anh kiếm đâu ra bộ xương lạc đà này vậy?

Anh nhìn tôi tươi cười trả lời.

– Anh phải đi thật xa trong sa mạc mới tìm được một bộ xương đẹp như thế đó.

Thật tôi nghiệp cho Tom quá, tôi cám ơn anh một lần nữa, rồi tìm chỗ cất bộ xương kỷ lưỡng. Sau đó tôi hối thúc anh thay áo quần thật nhanh để kịp giờ lên tòa án.

Ðoạn đường không xa lắm, chúng tôi phải đi bộ lên tòa án. Hôm nay bầu trời sa mạc thật đẹp, tôi có ảo tưởng như chỉ có hai chúng tôi đang đi giữa khoảng chân không, chỉ có hai trái tim nồng ấm, đang đập nhẹ nhàng trên vùng sa mạc nóng bỏng hôm nay. Tôi mỉm cười một mình, rồi suy nghĩ đến hình ảnh cô dâu lần đầu tiên đi trên sa mạc nóng, với chiếc áo cưới bằng vải màu xanh dùng để giảm sức nóng mặt trời, trên tay không một bó hoa, còn chú rể tóc tai còn dính đầy bụi cát. Chúng tôi tung tăng dắt tay nhau đi trên con đường bụi cát mịt mù, trong lòng nở rộ những niềm vui. Tuy hạnh phúc nhưng cũng không giảm được sức nóng như thiêu đốt ở sa mạc, chính lúc này, tôi cũng ao ước có một con lạc đà để cởi đi chắc là thú vị biết bao.

Ðến tòa án, viên thư ký đã chuẩn bị sẵn sàng. Vị quan tòa chủ lễ còn quá trẻ, trạc tuổi chúng tôi. Anh ta đưa tay ra bắt, chào hỏi, rồi chỉ cho chúng tôi đứng đối diện với ông ta. Ông cầm tờ giấy trên tay bắt đầu đọc.

– Cô Linda có bằng lòng làm vợ anh Tom không? Tôi trả lời ‘Bằng lòng’ viên tòa án nở nụ cười rồi xoay sang Tom cũng hỏi câu tương tự như vậy. Khi hỏi xong vị quan tòa không biết phải hỏi gì thêm nữa, ông loay hoay một hồi lâu nói tiếp. ‘Thôi được, kể từ giờ phút này hai người đã trở thành vợ chồng. Tôi chúc mừng anh chị trăm năm hạnh phúc’. Vợ chồng tôi cúi đầu cám ơn quan tòa rồi từ giã ra về. Chúng tôi vẫn tiếp tục thả bộ về nhà, một cảm giác mới lạ xuất hiện trong tôi, cảm giác của ngày đầu tiên được gọi nhau bằng hai tiếng vợ chồng, nghe thật ngọt ngào êm ái. Niềm hạnh phúc như lâng lâng bay bổng khắp bốn phương trời, như làm dịu đi sức nóng thiêu đốt vùng sa mạc.

Khi đến nhà, chúng tôi thấy trước cửa có chiếc bánh cưới, nhưng không biết của ai đã mang lại, sau đó vài ngày mới biết do nhóm bạn bè của anh Tom gởi đến chúc mừng. Ở sa mạc này mà có chiếc bánh làm bằng bơ và hột gà thật là hiếm có.

Sau ngày đám cưới, tôi vẫn ở nhà một mình, suốt ngày chẳng có việc gì làm, tôi thường đến các nhà lân cận để làm bạn với người dân nơi đây. Ngày đó, tôi thường mang theo một ít thuốc thông thường như thuốc đỏ, thuốc trị đau nhức, thuốc cảm, thuốc đau đầu v.v. để làm quà trong buổi sơ giao. Tôi nhớ có một hôm, chỉ dùng hai viên thuốc Aspirin để trị cho một bà già hết đau đầu mà cả xóm phục tôi như một vị thần y. Vấn đề thuốc men đối với người dân ở đây thật là xa lạ, hiếm hoi. Tuy thế nhưng tôi cũng không dám cho thuốc bừa bãi, tôi thường khuyên họ nên lên bệnh viện trên phố để khám bệnh và xin thuốc. Một điều làm tôi ngạc nhiên là những người phụ nữ ở đây thà chịu chết chứ không để Bác Sĩ đàn ông khám bênh, cho nên mỗi khi có bênh hoạn họ thường tìm đến tôi xin thuốc, nhiều lần tôi làm liều, nhưng kết quả rất công hiệu, lần lần đã làm tôi phấn khởi và tin tưởng hơn. Tom biết được việc tôi làm, anh đã nhiều lần than phiền và khuyên tôi đừng mạo hiểm vì việc làm này rất nguy hiểm, nhưng vì lòng thương người tôi đành phải dấu Tom.

Một hôm, có người láng giềng tên Ha Ði, bà đến tìm tôi nhờ giúp đỡ cho người em họ của bà từ một nơi xa đến, cô ta bây giờ đang kiệt sức. Bà nhờ tôi đến khám bệnh cho cô ta, Tom nghe được bèn cản ngăn.

– Em đừng lo chuyện tào lao nhé, không chừng sẽ mang họa đó.

Tôi cũng biết Tom rất khó chịu, nên chỉ im lặng không nói thêm điều gì, sau đó tôi ghé vào tai nói nhỏ với người bạn hàng xóm.

– Bà hãy về đi, khi nào chồng tôi đi làm tôi sẽ sang ngay.

Tôi đưa bà ta ra về khi trở vô Tom nói ngay.

– Này em, nếu một mai bất thần cô ta chết, thì họ đều qui trách nhiệm ở em đó. Em có biết không?

Tôi yên lặng ngẫm nghĩ, người dân ở đây họ sống theo phong tục tập quán chứ không theo luật lệ nào. Nếu mình cho họ uống thuốc, chẳng may họ chết thì họ sẽ đổ lỗi tại mình. Tôi ngẫm nghĩ Tom nói rất đúng. Nhưng vì tính hiếu kỳ và lòng thương người, tôi bất chấp hậu quả. Nên khi Tom vừa ra khỏi nhà đi làm, tôi cũng vội vã chạy đến nhà bà hàng xóm. Bên trong nhà, có cô con gái trẻ đang nằm dài trên sàn gạch, thân hình ốm yếu, xanh xao, chỉ còn lớp da bọc xương, đôi mắt thụt sâu vô bên trong nhìn thật thảm thương. Tôi đến gần cô ta để tay lên trán, với kinh nghiệm lâu nay tôi cả quyết, cô gái này không mang chứng bệnh nào, cũng không phải cảm sốt như lời bà đã nói. Tôi quan sát lần chót ở lưỡi, móng tay, lỗ tai vẫn bình thường chỉ có đôi mắt hơi mờ. Tôi liền trấn an bà ta ngay.

 – Em của bà đang sống trong lều vải với sức nóng bên ngoài như thiêu đốt, làm sao tránh khỏi không bị đuối sức, một điều quan trọng nữa, em bà đang thiếu chất dinh dưỡng quá lâu nên bị kiệt sức. Bà có thể làm thịt một con dê cho em bà ăn được không?

Bà nhìn tôi không nói chỉ gật đầu tỏ vẻ bằng lòng. Tôi đưa cho bà một số thuộc bổ, căn dặn cách xử dụng kỹ lưỡng, đồng thời tôi cũng nhắc nhở bà, hãy cho cô ta ăn xúp thịt dê mỗi ngày, trong vài hôm sẽ khỏe lại thôi.

Sau đó được mười ngày, vào một buổi sáng, cô em họ của bà Ha Ði đến thăm tôi, cô cám ơn về cách trị liệu của tôi mà cô đã khỏe lại. Sau đó cô ở lại nhà tôi chơi đến gần chiều mới về. Tom thấy chuyện lạ bèn hỏi tôi. ‘Em làm cách nào để chữa trị cho cô ta vậy?’

Tôi tươi cười kể cho anh nghe. Cô ta không có bệnh gì cả chỉ thiếu chất dinh dưỡng cho nên kiệt sức.

Ngày tháng thắm thoát trôi qua, tôi bắt đầu làm quen với lối sống ở sa mạc, những ngày rảnh rỗi tôi thường đến hàng xóm dạy cho họ cách đếm số, cách nhận diện tờ giấy bạc, nếu ai thông minh hơn tôi sẽ dạy họ cách làm toán v.v. Một hôm có bà hàng xóm đến nhà tôi chơi, thấy trong ngăn tủ có quyển sách in hình em bé mới sinh. Bà rất ngạc nhiên, lật xem các trang hình màu một cách thích thú. Ðây là quyển sách chỉ cách sinh đẻ của người Tây Ban Nha. Cũng trong dịp này tôi dạy cho họ biết thế nào là tình dục, cách sinh đẻ, cách nuôi con vì những chuyện như thế đều là chuyện mới lạ đối với họ.

Một hôm có bà hàng xóm đến hỏi tôi, nhờ giúp cho bà sinh được không. Nghe bà nói tôi ngạc nhiên vô cùng, mỗi ngày thường gặp nhau, tôi đâu nghe bà nói gì về sự mang thai của bà. Khi hỏi ra, chính bà cũng không biết là mình đã có bầu được mấy tháng. Sau này tôi tìm cách thuyết phục bà, hãy tháo gỡ những tấm vải quấn chặt trên thân thể ra. Theo phong tục của người dân bản xứ nơi đây, ai cũng đều làm như thế để bụng khỏi lớn lên. Tôi xem xét kỹ, bà đã mang thai hơn tám tháng, tôi tò mò hỏi, những lần sinh đẻ trước đây ai là người đỡ đẻ cho bà. Bà nói rằng, mẹ bà đã làm việc đó, nhưng bây giờ bà đã chết không còn ai giúp nữa. Nghe xong tôi đề nghị với bà nên lên bệnh viện bảo sanh trên phố, nơi đó có đấy đủ dụng cụ và Bác Sĩ trông nom. Nghe tôi nói đến bệnh viện bà phản ứng mãnh liệt. ‘Không được đâu, nơi đó toàn Bác Sĩ đàn ông’ Tôi cố giải thích cho bà biết, tôi không phải là Bác Sĩ, cũng không phải là Y Tá. Hơn nữa tôi chưa bao giờ sinh đẻ lần nào làm sao có kinh nghiệm để giúp đỡ bà. Bà ta khóc to lên với giọng nài nỉ, cầu cứu sau đó bà chỉ tay lên kệ sách nói với tôi.

– Trong quyển sách đã nói rành rẽ lắm mà, bà cứ làm theo như trong đó, tôi tin ở bà.

Sau đó vài ngày, câu chuyện người hàng xóm cần đỡ đẻ không còn tồn tại trong đầu tôi nữa, nhưng một hôm, vào buổi chiều đẹp trời, tôi đang ngồi bên cửa sổ ngắm mặt trời lặng và tưởng tượng về quê nhà, thì phía ngoài có tiếng em bé gọi hốt hoảng, nó nói điều gì tôi không hiểu chỉ nghe được hai tiếng Fatima tên của bà hàng xóm. Tôi hiểu ngay liền nói với bé gái. ‘Em hãy chạy kêu chồng bà ta về ngay’. Sau đó, tôi chạy sang nhà bà hàng xóm khác để rủ bà ấy đi cùng cho có bạn. Khi vô đến nhà, tôi thấy bà Fatima nằm rên xiết trên sàn nhà trông thật thảm thương. Tôi định quay sang bà bạn cùng đi nhờ bà phụ giúp một vài công việc, nhưng lúc đó bà trợn mắt nhìn tôi lẩm bẩm chửi một tràn bằng tiếng địa phương rồi vội vã bỏ đi. Tôi không biết lý do tại sao, bà ta lại giận dữ đến như thế, sau này tôi mới hiểu được phong tục của họ là khi đến nhà người sinh đẻ sẽ gặp nhiều chuyện xui xẻo.

Nhìn bà Fatima nằm rên xiết, tôi không nỡ bỏ đi, Tôi đến gần bà hơn an ủi. ‘Hãy rán thêm tí nữa để tôi chạy về nhà lấy dụng cụ rồi trở qua ngay’. Về nhà, tôi mở quyển sách tìm trang sinh đẻ đoc ngấu nghiến thật nhanh, rồi thu góp kéo, bông gòn, An côn vào trong chiếc giỏ. Lúc đó Tom cũng vừa về đến nhà, anh nhìn nét mặt tôi đầy vẻ lo âu, tìm kiếm lăng xăng, anh hiểu tôi muốn làm điều gì. Tom giựt quyển sách và một số dụng cụ trên tay tôi, và nhất định không cho tôi đến nhà bà Fatima. Trong lúc đang giằng co với Tom, thì chồng bà Fatima xuất hiện với nét mặt đầy lo âu. Tom quay sang nói với ông ta ngay. ‘Vợ tôi không thể đỡ đẻ cho bà xã ông được, ông nên đưa bà ta vào bênh viện thì tốt hơn’.

Sau đó bà Fatima được đưa vào bệnh viện, sanh được một bé trai và ở lại bênh viện ba ngày mà không phải trả một đồng xu. Khi về nhà bà Fatima khoe với tôi đây là bệnh viện của chính phủ, cho nên đầy đủ thuốc men và người phục vụ tử tế lắm, đồng thời tôi cũng không nghe lời than phiền nào về Bác Sĩ đàn ông như trước đây họ thường nói.

Hàng xóm chung quanh nhà tôi, nhìn bề ngoài trông nghèo nàn, nhưng thật sự họ đều khấm khá cả. Gia đình nào cũng có công ăn việc làm, có tiền trợ cấp của chính phủ, có một bầy dê nên đời sống của họ khá đầy đủ, an nhàn. Có lần viên cảnh sát trong xóm mời tôi đến nhà chơi, nhưng khi ra về hai đôi giày chúng tôi dính đầy phân dê. Người dân ở đây họ chưa bao giờ biết làm sạch sẽ nhà cửa, cho nên kể từ ngày hôm đó tôi bắt đầu dạy họ cách làm vệ sinh nhà cửa, cách thức dùng bàn chải giặt áo quần, cách chùi rửa đồ đạc. Và cũng kể sau ngày đó đồ đạc của tôi bị họ mượn xài từ mờ sáng cho đến nửa đêm. Các em bé thường đến mượn tôi từ củ hành, bóng đèn, cái bàn chải, cái chổi, tất cả những thứ này tôi nghĩ họ thừa sức để mua, nhưng bản tính của họ thích mượn hơn là mua.

Bên cạnh nhà tôi là một nhân viên bệnh viện, ông là người ảnh hưởng nếp sống văn minh Tây Phương, nên gia đình ông không còn dùng tay để bốc cơm ăn. Bởi vậy cứ mỗi lần đến bữa cơm chiều ông thường sai con đến nhà tôi mượn bộ dao nĩa. Nhiều lần như thế, tôi cảm thấy bực mình, bèn mua tặng ông bộ dao nĩa mới, nhưng sau vài ngày tôi lại thấy thằng bé xuất hiện trước cửa nhà hỏi mượn bộ dao nĩa, tôi nổi giận mắng thằng bé một trận, nhưng nó vẫn thản nhiên. Tôi hỏi nó, còn bộ dao nĩa tôi tặng hôm trước đâu, sao không xài. Nó nhìn tôi nói. ‘Bộ dao nĩa mới quá, mẹ cháu muốn cất dành’. Nóng giận, tôi quát lớn tiếng làm nó sợ hãi, run run. Tôi cam lòng không đành, lại tiếp tục cho mượn lại bộ dao nĩa như mọi ngày.

Thời gian không lâu, các trẻ em hàng xóm biết tôi dễ dãi, chúng lại rủ nhau đến xỉa tay xin tiền, nhưng về phương diện tiền bạc tôi tuyệt đối không cho. Ngày nào tôi cũng bị quấy rầy từ người lớn đến con nít, nhưng mỗi lần nói đến, họ chỉ biết nhe răng ra cười, trơ như đá, lạnh như đồng.

Tôi ở căn nhà này đã hơn bốn tháng, nhưng vẫn chưa sửa chữa được bao nhiêu. Ngay giữa nóc nhà có lỗ thủng lớn, tôi nhắc Tom nhiều lần hãy kiếm miếng gỗ mỏng lấp vào chỗ đó che bớt ánh sáng chiếu vào nhà, thế mà mãi đến hôm nay mới làm xong. Thật ra cũng không trách Tom được, anh làm việc suốt cả tuần ít có thì giờ rảnh.

Trong thời gian này, tôi không có việc gì làm nên trồng một số cây kiểng để làm thú vui mỗi ngày. Kế sân thượng nhà tôi là một đống đá to, cao gần bằng nóc nhà và nằm lài cho đến chân núi phía sau, cho nên các bầy dê thường bò lên ăn phá những cây kiểng, vì thế tôi phải canh chừng suốt ngày. Một hôm tôi đang thu xếp, lâu chùi một số đồ đạt trong nhà, thình lình có tiếng động lớn từ trên nóc nhà, tôi ngước mắt nhìn lên, ngay lúc đó con dê thật lớn rơi tõm từ trên nóc nhà xuống giữa phòng khách. tôi sợ quá la lên inh ỏi.  Trong đời tôi chưa lần nào chứng kiến cảnh tượng quái lạ như thế này. Tom vừa vá xong nóc nhà thì bây giờ thêm một lỗ lớn hơn nữa, tôi đề nghị Tom tạm thời dùng miếng Plactic phủ lên, đồng thời làm hàng rào chắn ngang từ đống đá đến chân gò núi may ra không còn chú dê nào dám bén mảng đến.

Thế rồi nửa năm sau đó, vẫn có một con dê rơi xuống giữa nhà. Tôi bèn đi khắp xóm rao báo ai có dê phải giữ, nếu rơi vào nhà, tôi sẽ ăn thịt. Mỗi lần nghe rao báo, họ chỉ nhe răng ra cười. Chuyện dê rơi xuống giữa nhà là việc thường xuyên ở đây, cho nên không có ai quan tâm. Tom ít khi ở nhà cho nên không có dịp chứng kiến cảnh tượng này. Một hôm Tom đang ngồi đọc báo ở phòng khách, thì một con dê to tướng rơi từ nóc nhà xuống thẳng trên đầu anh, cả anh và con dê nằm dài trên sàn nhà. Tom vừa kêu đau, vừa lòm còm ngồi dậy lấy dây buộc con dê lại. Tôi đề nghị giữ nó để làm thịt rồi hối hả chạy lên sân thượng xem lại những chậu kiểng, nhưng quá muộn, đám dê đã ăn đến tận gốc. Tôi vừa giận, vừa tức đến ra nước mắt cho công trình bấy lâu nay của tôi, tuy thế nhưng tôi cũng không ăn thịt con dê, cũng không đoạn tuyệt với hàng xóm được.

Bên hàng xóm nhà tôi có một cô con gái trạc chừng mười một, mười hai tuổi, là con gái của ông cảnh sát trong thành phố này. Cô thường đến nhà tôi chơi mỗi ngày và nhờ tôi dạy học. Cô bé rất thông minh và lanh lẹ, tôi thường gọi cô là CoKa. Một hôm trò chuyện, tôi hỏi cô năm nay bao nhiêu tuổi, cô trố mắt nhìn tôi trả lời. ‘Chuyện đó phải hỏi ông Can-Đi mới biết được’. (Can-Đi tên người cha của CoKa) Phong tục người địa phương ở đây không gọi bằng Ba mẹ mà thường gọi bằng tên. Hầu như những đứa con gái miền sa mạc này không biết mình bao nhiêu tuổi. Sự giao tiếp mỗi ngày với cô CoKa sau một thời gian tôi đã trở thành người bạn thân của gia đình họ. Thời gian quen biết chưa lâu lắm, một ngày nọ ông Can-Đi đến nói với tôi. ‘Trong vòng mười ngày nữa, sau lễ La-Ma-Tin cô CoKa sẽ đi lấy chồng’. Tôi ngỡ ngàng sau lời nói của ông Can-Đi, tôi hiểu đây là phong tục địa phương, cho nên tôi không chủ quan để nhận xét hay phê bình về chuyện này, nhưng không khỏi tò mò hỏi ông Can-Đi. ‘Ông có nghĩ là cô bé đó còn nhỏ lắm không?’ Ông thảm nhiên trả lời. ‘Cô ấy không nhỏ đâu, ngày xưa vợ tôi gã cho tôi lúc cô mới tám tuổi’. Tôi hỏi tiếp, thế thì cô CoKa có hay biết gì về chuyện này không? Ông lắc đầu nhìn tôi nói. ‘Có lẽ tôi phải nhờ cô giúp giùm, báo tin cho cô ta biết’. Phong tục người dân Sahara việc vợ chồng đều do cha mẹ quyết định, không cần sự quen biết trước hay bằng lòng của con cái.

Một hôm khi dạy học xong, tôi đề nghị cô CoKa ở lại chơi và sau đó tôi đem chuyện cô sắp đi lấy chồng kể cho cô nghe. Điều này không làm CoKa tỏ vẽ ngạc nhiên mà ngược lại cô còn vui mừng hơn, niềm hạnh phúc như chợt hiện trên đôi má đỏ bừng của cô. CoKa hỏi nhỏ tôi. ‘Thế cô có biết chừng nào không?’ Tôi cho cô biết là sau ngày lễ La-Ma-Tin khoảng mười ngày và tôi tò mò hỏi cô. ‘Cô có biết vị hôn phu của cô là ai không? CoKa lắc đầu không nói gì thêm rồi vội vã ra về.

 Một thời gian ngắn sau đó, tôi lên phố mua một ít đồ dùng, tình cờ gặp người anh của CoKa đi chung với một thanh niên lạ. Tôi được anh giới thiệu đó là anh Abuđi làm cùng sở cảnh sát với ba anh, cũng là vị hôn phu của cô bé CoKa. Anh Abuđi dáng người cao ráo, đẹp trai, ăn nói lịch sự, khiêm tốn. Ngày hôm sau khi dạy học, tôi đem chuyện gặp gỡ đó nói với CoKa, cô tỏ vẻ mắc cỡ, thẹn thùng và trong lòng như bừng lên nỗi vui mừng khó tả.

Phong tục người dân Sahara khi lấy vợ, nhà trai phải mang nhiều lễ vật quí giá đến nhà gái xin cầu hôn. Nếu không có tiền bạc thì nhà trai phải mang đến một bầy dê, bầy lạc đà, vải vóc, bột mì, đường, trà, rượu. v.v. Thời đại sau này văn minh hơn, người ta thường kê khai những lễ vật đó rồi tính thành tiền để nộp cho nhà gái.

Sau thánh lễ La-Ma-Tin mười ngày, chàng rể Abuđi mang lễ vật đến nhà ông Can-Đi, hôm đó tôi không được hân hạnh mời dự, chỉ Tom được mời, vì phong tục người dân Sahara đàn bà không được mời dự trong những lễ quan trọng như thế. Tôi nghe Tom kể lại, anh Abuđi mang đến $240 ngàn tiền Tây Ban Nha thay cho lễ vật. Tôi nghĩ thầm trong bụng. Cô CoKa còn tốt số hơn tôi, ngày tôi lấy chồng không một con dê làm thịt để đãi cha mẹ, gọi là đền ơn đáp nghĩa. Tự dưng tôi cảm thấy có chút gì thoáng buồn trong tâm hồn, nhưng rồi tôi cũng tự an ủi mình bằng hai tiếng số mệnh.

Sau lễ La-Ma-Tin, tôi nhìn thấy sự ăn diện của CoKa đã thay đổi hẳn. Thường ngày cô dùng vải xanh, vai đen để quấn chặt vào thân, cô đi chân đất, hai chân mang hai cái kiềng bằng bạc. Nhưng hôm nay thấy cô đã thay đổi khá nhiều, cô mặc toàn áo quần tân thời, búi tóc cao, xài nước hoa có mùi thơm nồng nặc, loại nước hoa này dùng để đánh tan mùi hôi thúi của cơ thể, vì ở đây người dân sa mạc cả năm chỉ tắm một lần.

Sau ngày lễ hỏi xong, cô CoKa không được phép ra khỏi nhà, cô không còn đến nhà tôi học nữa. Vắng cô khá lâu, lòng tôi cũng thấy nhớ, một hôm tôi ghé lại thăm CoKa, hai chúng tôi nói chuyện huyên thuyên gần hai tiếng đồng hồ. Tôi có tò mò hỏi cô. ‘Sau khi đám cưới xong, cô sẽ lấy được những gì mang theo về nhà chồng? Cô im lặng một lúc rồi nhìn tôi trả lời. ‘ Ông Can-Đi sẽ giữ tôi ở lại đây ít nhất là sáu năm’

Thời gian thắm thoát trôi qua, ngày cưới của CoKa đã đến. Ông Can-Đi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ông chuẩn bị giết một con dê và một con lạc đà để đãi khách. Còn cô CoKa được người dì giúp đỡ trang điểm. Hôm đó trông cô đẹp khác thường, tóc búi cao thành ba chục sợi bính, mỗi sợi bính được kết một bông hồng với xâu chuỗi giả óng ánh, sau khi sửa soạn xong CoKa được người dì mang về nhà ngủ lại một đêm, sáng hôm sau mới được trở về nhà.

Ngày hôn lễ bắt đầu, Ông Can-Đi giết một con dê và một con lạc đà để đãi khách, phòng khách được trải thảm đỏ, nhà cửa được thu xếp gọn gàng. Chiều hôm đó, khi mặt trời lặng, khách mời bắt đầu kéo đến, những hồi trống được đánh lên liên tục, nhiều người phụ nữ đầu quấn khăn che mặt cũng lần lượt kéo đến, nhưng họ chỉ ở bên ngoài nhà nhìn vô, vì phong tục người dân Sahara bên trong chỉ dành cho đàn ông. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy có một người đàn bà, da đen như mun, không bịt mặt, trên thân chỉ choàng một tấm vải đen, đứng ở góc trái nhà đánh trống. Bà là người đàn bà nô lệ được bà nội cô CoKa mang về từ lâu lắm. Bà đánh trống liên tục trong thời gian đãi tiệc, thỉnh thoảng bà đứng lên nhảy múa ca hát om sòm, để phụ họa với bà có ba người đàn bà lớn tuổi khác đứng bên cạnh nhảy múa theo điệu trống, tiếng ca nghe ai oán thảm thương, như khóc, như than. Còn những người đàn ông thì vỗ tay, ca phụ họa với các bà, không khí mỗi lúc mỗi thê thảm và buồn bã.

Suốt hơn hai tiếng đồng hồ tôi đứng bên ngoài quan sát, mọi sinh hoạt của họ không ngừng nghỉ. Buồn ngủ quá tôi phải bỏ ra về, vì ngày mai phải thức dậy sớm để xem cảnh rước dâu. Tôi về đến nhà đã ba giờ sáng, ngoài trời vắng lặng, trên cao còn lại những vì sao thưa thớt, bầu trời trở lạnh buốt xương, tôi không thể tưởng tượng nỗi là sa mạc về đêm lại lạnh đến thế này. Cơ thể tôi như bị co dúm lại, môi phát run lên cầm cập, tôi xô cửa bước vào nhà, vội vã đóng then cài như cố quên đi cái lạnh cắt da ở bên ngoài.

Sáng hôm sau tôi và Tom chuẩn bị sẵn sàng, cùng thả bộ đến nhà ông Can-Đi. Lễ rước dâu bắt đầu, tôi và Tom được ngồi trên xe Jeef của đoàn xe rước dâu. Ban đầu hình như anh của CoKa không muốn cho tôi đi theo, nhưng vì nể tình thân hàng xóm nên tôi được hưởng trường hơp ngoại lệ. Theo phong tục ngày xưa, khi rước dâu họ đều cởi lạc đà, bắn pháo bông, nhưng bây giờ văn minh hơn họ dùng xe Jeep để rước dâu, nhấn còi inh ỏi thay cho pháo bông.

Ðoàn xe nối đuôi nhau chạy đến nhà người dì của CoKa, khi xe ngừng lại trước cửa, chú rể Abuđi chạy thẳng vào bên trong nhà, không cần phải thưa gởi ai cả. Anh Abuđi chụp lấy tay CoKa kéo đi vội vã, cô Coka đứng lên vùng vẫy chống cự lại mãnh liệt, cô đã cào cấu trên mặt, trên tay anh Abuđin nhiều vết lằn rướm máu. Lúc bấy giờ anh Abuđin phải dùng đến sức mạnh của mình mới ôm chặt được cô dâu vào lòng. Sau đó anh đánh CoKa đến mệt nhừ rồi mang cô ra xe. CoKa vừa đi vừa khóc trông thật tôi nghiệp, trong khi đó thì hàng xóm lại vỗ tay reo cười trong sự hoảng sợ của cô. Lúc đó tôi đang đứng sát bên cạnh CoKa, tôi liền xoay qua nói nhỏ với cô. ‘Ðừng khờ dại nghe bé, hãy ngoan ngoãn lên xe, em yếu ớt lắm không chống cự lại họ đâu’. Thấy vậy người anh CoKa quay sang nói với tôi. ‘Không sao đâu, đó là phong tục của chúng tôi, nếu cô dâu không vùng vẫy thì sau này người ta sẽ cười chê, càng vùng vẫy nhiều càng chứng tỏ cô dâu thuộc loại ngoan ngoan, lễ giáo’.

Sau đó, cô CoKan trở về nhà ông Can-Đi, cô được đưa vô trong một phòng riêng ngồi đó chờ đợi. Tất cả khách dự tiệc tiếp tục ăn uống ở phòng khách, tiếng trống liên tục vang lên, tiếng ca hát vẫn đều đều ngân nga với giọng ai oán, thảm thương. Bầu không khí cứ như thế cho đến gần sáng, lúc đó chàng rể Abuđi đột ngột đứng lên, đồng thời tiếng trống, tiếng ca hát bỗng dưng ngưng hẳn. Anh Abuđi đi thẳng vào phòng cô dâu và ở lại trong đó một hồi lâu, bầu không khí trở nên yên lặng, thình lình có tiếng kêu khóc của bé Coka từ trong buồng vọng ra, mọi người nhìn nhau như thầm hiểu một điều gì rồi im lặng chờ đợi.

Tuy phong tục ở đây bắt cô gái phải khóc, phải la lên nhưng trong tiếng khóc này tôi nghe có phần thảm thiết và đau đớn thật sự. Trong khoảnh khắc sau đó, chàng rể Abuđi từ trong phòng cô dâu bước ra, tay cầm tấm vải trắng vấy máu, khi vừa thấy anh đám bạn bè liền vỗ tay hoan hô chúc mừng sự hạnh phúc của anh. Buổi tiệc lại tiếp tục cho đến sáu ngày hôm sau, hằng ngày khách lui tới, ăn cơm, uống trà tiếp tục ca hát cho đến nửa đêm mới ngưng. Nàng dâu cứ mải miết trong phòng, không một ai được gặp mặt, chỉ có chú rể mới có quyền vô ra căn phòng đó.

Buổi tiệc đãi đến ngày thứ năm thì cô em gái của CoKa đến gặp tôi báo tin, cô CoKa rất muốn gặp tôi. Tôi vội vã đến ngay, khi bước vô phòng, tôi thấy CoKa đang ngồi trên một tấm thảm cuối góc phòng dưới ánh sáng lờ mờ, không khí thật ảm đạm. Nhìn thấy tôi CoKa mừng rú lên nói với tôi ‘ Cô cho tôi xin một ít thuốc loại nào ăn ngủ không có con’ Nhìn cô ta có nhiều nét thay đổi, mới ngày nào chỉ là cô bé tí hon da thịt hồng hào, mập mạp, chỉ trong vài ngày đã trở thành tiều tụy, hai mắt hóm sâu trên gương mặt xanh xao, bơ phờ. Tôi kéo cô đến gần nói nhỏ. ‘Tôi sẽ cho cô thuốc, nhưng với điều kiện cô phải giữ bí mật’. Cô gật đầu tỏ vẻ cám ơn, tôi cũng mỉm cười từ giã ra về.

Thời gian thắm thoát trôi qua, có ông phú hộ trong khu phố, nhờ anh Ali mời tôi đến nhà ăn cơm tối. Ông là người giàu có nhất ở đây, ông có nhiều vợ và nói được tiếng Tây Ban Nha lưu loát. Buổi tiệc hôm đó, ông không ngồi lâu để tiếp đãi chúng tôi, chỉ có người em gái và anh Ali ngồi lại tiếp chuyện. Hàn huyên một hồi lâu, tôi đề nghị muốn gặp những bà vợ của ông phú hộ. Ali vui vẽ đưa tôi đi giới thiệu từng người, bên trong nhà có nhiều phòng trang hoàng lộng lẫy, tôi lân la trò chuyện với bốn người vợ ông phú hộ, khi bước ra phòng khách mọi người nhìn tôi với ánh mắt ngỡ ngàng rồi cười rộ lên. Tôi giật mình nhìn lại mới biết mình đang quấn chặt khúc vải màu hồng, trên mặt còn bịt tấm vải che. Mọi người cứ ngỡ, tôi đã trở thành người vợ thứ năm của ông phú hộ.

Sau đó chúng tôi tiếp tục trò chuyện ở phòng khách, có em bé trạc chừng chín, mười tuổi từ bên trong bưng ra chiếc khay bịt bằng bạc màu trắng có đủ các món như bình trà, kẹo bánh, lọ nước hoa. Em bé lễ phép quì trước mặt chúng tôi, lấy lọ nước hoa xức lên đầu mọi người, trong phút chốc mùi nước hoa lẫn mùi hôi thúi của người dân Sahara tạo nên một mùi thật kỳ dị. Tôi cảm thấy khó chịu quá, nhưng không biết phải làm sao, cũng không thể bỏ ra về, cuối cùng tôi chỉ xoay qua, nghiêng lại để tránh bớt mùi hôi. Sau đó một em bé khác từ bên trong mang ra một đĩa thịt lạc đà, một lò nướng nhỏ. Em bé quỳ trước mặt chúng tôi hâm nóng lại bình trà, bỏ thêm vài lá bạc hà, một ít đường vào bình rồi rót ra từng ly mời mọi người. Thằng bé quì sát đất, nâng ly trà trước mặt chúng tôi nói lời cung kính mời dùng trà. Khi dâng trà xong nó tiếp tục nướng thịt lạc đà sắp vào một đĩa lớn mời chúng tôi. Thấy em bé làm việc mệt nhọc, tôi xích lại gần giúp em một tay, em nhìn tôi tươi cười, sung sướng, có lẽ từ trước đến nay chưa có ai phụ giúp nó như vậy. Tôi lân la hỏi em bé cách thức nướng thịt lạc đà như thế nào để được thơm ngon, nó nhìn tôi chỉ nói được hai tiếng ngắn gọn ‘Ha Kha’. Anh Ali nhìn thấy tôi đang ngơ ngác, anh liền giải thích. ‘Cứ nướng giống như nó thì thịt sẽ ngon’ Tôi gật đầu tươi cười, em bé cũng hài lòng vui sướng, có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời nó có người thăm hỏi, đối đãi tử tế với nó.

Trong số khách mời hôm nay có hai người gốc Tây Ban Nha họ không uống được trà và cũng không ngồi bệch dưới đất được, nên cậu bé phải chạy ngược, chạy xuôi tìm kiếm hai chiếc ghế, rồi hối hả trở lại mang ra hai ly nước ngọt. Thật tôi nghiệp, em bé làm việc như không thở ra hơi, tôi quay sang hỏi anh Ali.

– Sao anh sai nó làm việc nhiều quá vậy, anh không thấy tôi nghiệp chúng sao?

Ali nói.

– Hôm nay nó còn hên đó, hằng ngày nó còn làm việc nhiều hơn thế nữa.

Tôi tò mò hỏi thêm.

– Tại sao em bé này lại trở thành nô lệ?

Anh Ali giải thích.

– Họ đã tìm bắt những người này trên sa mạc, cứ thấy người nào da đen thì bắt họ đem về. Trói tay, cột chân lại chừng vài tháng cho họ quen dần, sau đó họ không còn biết đi đâu nữa, dần đà rồi họ ở lại luôn với mình. Nếu người nào may mắn bắt được cả gia đình thì họ càng khó trốn, cứ như thế họ làm nô lệ từ đời này sang đời khác.

Anh nhìn thấy tôi với nét mặt không vui, Ali bèn đổi sang đề tài khác, anh nói

– Thật ra, chúng tôi đối với người nô lệ không hoàn toàn xấu như vậy đâu, riêng em bé này mỗi tối được đưa về lều vải sống với gia đình.

Vẫn còn nhiều thắc mắc tôi hỏi tiếp.

– Gia đình ông phú hộ này có bao nhiêu người nô lệ?

Anh Ali trả lời thật nhanh.

– Khoảng hai trăm người, tất cả đều đi làm đường cho cơ quan nhà nước. Họ được nuôi ăn và ở luôn nơi đó, cứ mỗi đầu tháng ông phú hộ đến thâu tiền công đi làm của họ.

Tôi cảm thấy tội nghiệp cho số phận những người nô lệ quá, nhưng biết làm gì hơn bây giờ. Trước khi từ giã ra về tôi lấy hai trăm dí vào tay em bé để tỏ lòng cám ơn, tôi cũng không có cách nào để tỏ tình thân thiện với em, chỉ ôm vai em, mỉm cười rồi bước đi. Khi ra về được một đoạn đường, tôi quay mặt nhìn lại, thấy em bé nô lệ chạy theo sau, rồi ẩn núp bên những góc đường nhìn tôi. Trên gương mặt đen đủi của em bé với đôi mắt sáng ngời lanh lẹ và những nét hiền từ, tôi cảm giác như có một chú nai tơ đang đùa vui trước mặt.

Qua đến ngày hôm sau, bỗng dưng có một người da đen đến gõ cửa nhà tôi, ông ăn mặc rách rưới, chỉ có tấm vải nhỏ che thân, tóc đã bạc phơ, trên mặt lộ nhiều nét nhăn nheo. Ông nhìn tôi khép nép, cúi đầu chào, miệng nói lắp bắp, tay ra dấu liên hồi. Tôi suy nghĩ một lúc mới hiểu được điều ông muốn nói. Ông lấy tờ giấy bạc hai trăm mà trước đây tôi đã cho em bé để trả lại tôi, tôi rất đỗi ngạc nhiên và ra dấu cho ông hiểu, tiền này tôi cho con ông đêm qua vì em bé đã cho tôi ăn một bữa thịt nướng thật ngon.

Một tuần lễ sau đó, khi mở cửa tiễn Tom đi làm, tôi rất đỗi ngạc nhiên, thấy trước nhà có để một chậu kiểng cải xanh, tôi đoán ngay của ông già nô lệ muốn tặng tôi để tỏ lòng cám ơn, tôi mang nó để trên sân thượng xem như một loại hoa mà không nỡ bẻ nó để ăn. Mỗi ngày tôi thường mang nó vô phòng khách để chưng, đây là món quà đầu tiên của tôi ở vùng sa mạc Sahara. Tôi nghĩ lại, tôi đã cho họ nhiều đồ đạc, nhưng trong những người đó chưa có ai mang tặng tôi một món gì, bây giờ có một người nô lệ từ tinh thần đến thể xác mà họ biết đền đáp bằng một món quà nhỏ, tuy không đáng giá là bao nhiêu nhưng đã làm lòng tôi ấm lại một chút tình người.

Thời gian hai tháng trôi qua, anh Tom đề nghị xây thêm một phòng nhỏ nữa trong khu đất trống phía sau nhà. Tôi hỏi ông phú hộ cần mướn một người nô lệ làm việc này, ông phú hộ gởi đến tôi người nô lệ câm hôm trước. Trước khi Tom đi làm, anh sắp xếp cho ông ta những công việc phải làm trong ngày, ông già nô lệ làm việc rất cần cù không ngưng tay, tôi thấy tôi nghiệp quá, thỉnh thoảng tôi mang cho ông một ly nước và ra dấu bằng tay để cám ơn cái chậu kiểng ông đã cho tôi. Ông già nô lệ mỉm cười rạng rỡ và ra dấu hỏi lại tôi. ‘Cô ăn chậu cãi xanh đó có ngon không!’ Tôi chỉ gật đầu mĩm cười không nói gì thêm.

Trời hôm đó giữa tháng tám, nóng như thiêu đốt, sức nóng hừng hực như núi lửa đang phun, như có chất dung nham đang tràn ngập chung quanh. Tôi đang đắp chiếc khăn ướt nằm ở giữa nhà cho giảm bớt sức nóng, tôi sực nhớ đến ông già nô lệ đang làm việc trên sân thượng, tôi vội vã chạy lên, thấy ông đang tựa lưng vào vách tường, tay cầm manh chiếu rách che nắng thật tôi nghiệp. Ở sa mạc Sahara vào mùa hè nắng như thiêu đốt, như nấu chảy cả sắt thép, tôi ra dấu ông già nô lệ ngưng tay làm việc, hãy xuống dưới nhà cho đỡ nóng. Ông tỏ vẻ sợ sệt nhìn tôi và bước đi một cách miễn cưỡng, một điều làm tôi ngạc nhiên, là dù nài nỉ cách mấy ông cũng không dám bước vô phòng khách. Ông ngồi ở góc nhà, tay cầm miếng bánh mì đã khô cứng từ lâu, đây là loại bánh mì mà người dân Sahara dùng nghiền nát làm thức ăn cho dê. Thấy thế lòng tôi quá cảm động, bèn lấy trong tủ lạnh một chai nước, một khúc bánh mì còn thơm ngon, trét lên một lớp bơ rồi ra dấu mời ông ăn, sau đó tôi vô phòng khép cửa lại cho giảm bớt sức nóng.

Ðến chiều, tôi gọi người nô lệ trở lại làm việc, bước lên sân thượng, tôi nhìn thấy ông đang ngồi trước mái hiên như một pho tượng, bên cạnh ly nước cam chỉ uống còn phân nửa, còn ổ bánh mì trét bơ vẫn còn nguyên, ông chỉ ăn phần bánh mì khô cứng đã mang theo. Thấy tôi vừa bước ra, người nô lệ đứng lên chỉ tay vào những thức ăn trước mặt ra dấu. ‘Những thức ăn này tôi sẽ mang về cho vợ và mấy đứa con ở nhà’. Tôi thấy thương tâm quá, liền cúi xuống lấy tất cả đồ ăn bỏ vào một túi nhỏ, đồng thời lấy thêm một số đồ ăn nữa và ra dấu với ông hãy mang về cho gia đình ăn tối.

Có một hôm, tôi leo lên sân thượng để lấy những quần áo phơi khô, bất chợt tôi nhìn thấy một vài con chim đang đậu trên dây điện ca hót líu lo, tôi chỉ những con chim nói với ông. ‘Con chim kia còn biết bay, tại sao ông lại phải làm người nô lệ đời đời kiếp kiếp vậy’. Ông già nô lệ nhìn tôi ra dấu, rồi tay chỉ vào màu da buông tiếng thở dài.

Cùng chiều hôm đó, ông già nô lệ có nhã ý mời tôi đến thăm lều vải của gia đình ông. Trước khi đi tôi mang theo một số đồ đạc để làm quà và cũng để đền đáp công ơn ông đã giúp tôi trong mấy ngày qua. Căn nhà ông là túp lều vải thô sơ nằm ở cuối xóm, tôi đi lòng vòng một hồi lâu trong những đường hẻm mới tìm ra được nhà ông. Thấy tôi, ông già nô lệ cúi đầu chào với đôi tay đang bồng hai em bé. Bên trong lều vải có người đàn bà vén màn bước ra với bộ đồ trên người vá chắp nhiều mảnh, bà mắc cỡ nhìn tôi, thấy thế tôi mỉm cười thân thiện chào bà rồi bước vào bên trong. Giữa nhà được trải bằng những mảnh bố rách, không có một ghế ngồi, tôi đứng loay hoay nhìn căn lều thì bà vợ ông nô lệ xuống bếp nấu nước pha trà, nhưng khi có trà rồi thì không có ly uống nước, mọi người cùng chuyền cho nhau uống chung một cái ly. Tôi đưa những món quà mang theo trao cho ông, ông cám ơn rồi đưa sang cho người vợ mang đi cất, đứng bên cạnh ông là hai đứa bé đang đút tay vào miệng nút nghe chùn chụt, giướng đôi mắt nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên. Gia đình ông nô lệ còn một người con trai lớn đang đi làm cho ông phú hộ đến tối mới về. Chúng tôi ngồi trò chuyện qua loa trong chốc lát, rồi tôi vội vã từ giã ra về. Bây giờ bầu trời như sụp tối, trên đường không còn ai qua lại, chiều ở sa mạc thật hoang vắng, tôi bước lang thang với nỗi buồn man mác, như nghe trong tâm hồn mình một điều gì chua xót. Tôi lẩm bẩm một mình. ‘Dầu gì ông già nô lệ vẫn có một mái ấm gia đình hạnh phúc!’.

Rồi một buổi hoàng hôn nọ, tôi đang làm việc ở trong nhà, nghe có tiếng la hét ồn ào bên ngoài, tôi mở cửa bước ra xem, cô bé CoKa hối hả tìm đến nói với tôi. ‘Ra mà xem, ông già nô lệ bị người ta bán đi nơi khác, họ đang chuẩn bị chở ông đi đấy’ Tự dưng tôi buộc miệng nói lớn. ‘Bán à, mà bán đi đâu?’ không một ai trả lời, tôi đứng im lặng nghe ngóng, mọi người bàn tán xôn xao, có người nói. Ông già này biết cách nuôi dê, đỡ đẻ cho lạc đà cho nên người ta cần ông. Sau khi họ trao đổi tiền bạc xong, tôi chạy đến bên cạnh chiếc xe Jeep gặp ông nói lời từ giã, tôi thấy hai tay ông buộc một sợi dây nối lỏng, trên nét mặt ông không lộ vẽ gì buồn bã hay lo âu, sợ hãi. Tôi chạy thật nhanh về nhà lấy ít tiền và chiếc chiếu mới mua đến tặng ông. Ông nhìn tôi như có điều gì muốn nói, nhưng sau đó ông lại quay mặt nhìn đi nơi khác, sau đó ông nhảy phóc xuống xe đi thẳng đến bên cạnh người vợ và mấy đứa con, ông dí số tiền vào túi người vợ, nói lắp bắp một vài lời như có ý dặn dò, từ giã. Chiếc xe Jeep rồ máy mang ông già ra đi, ông ngồi im lặng không một hành động nào chống trả, chiếc xe Jeep mất dần trên sa mạc, lu mờ theo những tia nắng yếu ớt còn sót lại của một buổi chiều. Ông ra đi mà vợ con không có một tiếng khóc than, họ chỉ ôm nhau cuộn tròn quanh chiếc chiếu mà tôi vừa mới cho giống như ba pho tượng đá.

Thời gian khá lâu sau này, tình hình ở sa mạc trở nên khẩn trương, một số bộ lạc được sự giúp đỡ của các nước Phi Châu, họ đã đứng lên thành lập mặt trận giải phóng đòi độc lập. Còn một nhóm khác được sự ủng hộ của phe Morocco và Zalithania họ cũng đứng lên làm áp lực với người Tây Ban Nha chia cắt vùng sa mạc Sahara. Hằng ngày những người du kích thường rải truyền đơn, đòi phải trả hết những người nô lệ, đồng thời phải cho những người phụ nữ đến trường học và trả quyền bình đẳng cho dân Sahara.

Vào một đêm nọ, người bạn tôi anh Aphilua đến nhà chơi, anh là cảnh sát viên với tính tình cởi mở, vui vẻ, nhưng rất tiếc hôm đó tôi không trò chuyện nhiều được với anh vì lúc đó nhà đang có khách. Ngày đó anh Aphilua có dẫn theo một người con gái tên Sayta, cô đang làm việc cho nhà bảo sanh thành phố, trong giây phút ngắn ngủi chuyện trò, tôi tò mò hỏi thăm, được biết cô sinh ra và lớn lên ở vùng sa mạc Sahara này, đến năm mười sáu tuổi cha mẹ cô qua đời, cô được các dì phước lãnh về nuôi dưởng. Theo phong tục người dân Sahara, khi nhà có khách thì người đàn bà khác không có quyền vào nhà, nhưng với cô Sayta thì khác, cô đã hấp thụ nền văn minh Tây Phương nên khi đến nhà tôi cô không cần quấn khăn che mặt, cho nên đã để lộ một khuôn mặt đẹp tuyệt vời.

Anh Aphilua và Sayta ngồi chơi trong giây lát rồi vội vã từ giã chúng tôi ra về. Bạn bè anh Tom có hỏi tôi, cô ta có phải là bạn gái của anh Alphilua, tôi thật sự không biết, anh Tom lên tiếng. ‘Theo tôi biết, cô là người mà anh Akibi con của ông thương gia đang tìm kiếm và tôi nhớ không lầm thì trước đây cũng vì cô mà anh Akibi và anh Alphilua đánh nhau dữ dội’. Sau khi Tom nói dứt lời hình như mọi người không còn ai quan tâm đến chuyện đó nữa, tất cả trở lại ăn uống, vui đùa như lúc ban đầu.

Qua ngày hôm sau tình cờ tôi gặp lại bé CoKa, cô kéo vội tôi đến bên lều vải trách móc đủ điều, cô nói tại sao tôi lại cho con đĩ Sayta vào nhà. Nghe xong, tôi cảm thấy quá ngạc nhiên, không biết lý do tại sao mà Coka lại nói như thế. Tôi cố gắng dùng đủ mọi lời lẽ để giải bày, cô Sayta không phải là đĩ, nhưng CoKa không tin đó là sự thực. CoKa gạn hỏi tôi lần nữa. ‘Nếu không phải là đĩ, tại sao lại nói chuyện với nhiều người’. Tôi trố mắt nhìn CoKa hỏi lại. ‘Còn tôi thì sao? ngày nào tôi cũng nói chuyện với đàn ông cơ mà’ CoKa không nói thêm lời nào, hình như cô có vẽ giận hờn tôi rồi quay mặt bước đi.

Ðến chiều tối, ông Can-Đi đến gặp tôi với nét mặt không mấy vui, ông nói. ‘Tôi đến đây không phải để mắng vốn cô, mà muốn cô hiểu rằng con gái tôi ngày nào cũng đến nhà cô, tôi mong nó học được những cái hay của cô, nhưng giờ đây tôi thấy cô đã giao du với người không đàng hoàng, không xứng đáng, thì làm sao tôi yên tâm để con gái tôi giao thiệp với cô nữa’. Ông ta vừa nói dứt câu, lúc đó tôi như người chết cứng, giống như kẻ bị tát một tát tai, mặt tôi lạnh ngắt, tái xanh như không còn một chút máu. Tôi mở to đôi mắt trừng trừng nhìn ông Can-Đi nói. ‘Ông là người đã giao thiệp với chính phủ Tây Ban Nha hơn hai mươi năm mà không có một chút tiến bộ nào. Thời đại hôm nay đã thay đổi quá nhiều, ông không hiểu điều đó sao!’ Ông ta không cần suy nghĩ liền nói với tôi. ‘Thời đại thay đổi nhưng truyền thống và phong tục người dân Sahara không bao giờ thay đổi, cô thử nghĩ xem, nếu một người phản bội lại dân tộc, phản bội tôn giáo mình thì còn gì sỉ nhục cho bằng’. Vừa nói dứt câu ông can-Đi cũng hối hả bỏ ra về.

Ðến năm 1975, chính phủ Tây Ban Nha đã cho dân Sahara được bầu cử tự do để quyết định tương lai xứ sở họ. Sau đó Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra vấn đề tự quyết của dân Sahara và giao lại cho tòa án Quốc Tế thụ lý. Công việc chưa ngã ngũ thì cuộc bầu cử bị đình chỉ. Từ đó dân du kích nổi lên đặt chất nổ, đập phá khắp nơi, tình trạng mỗi ngày càng khẩn trương và tồi tệ hơn.

Một buổi chiều nọ, trong lòng cảm thấy buồn, tôi một mình lang thang đến bệnh viện tìm gặp cô Sayta để trò chuyện, vì ở đây chỉ có cô là người đàn bà tiến bộ, hấp thụ nền văn minh Tây Phương, nên chuyện trò với cô tôi thấy nhiều lý thú hơn. Chúng tôi nói toàn chuyện trời trăng mây gió, trong khi chuyện trò thân mật tôi có hỏi cô Sayta.

– Nếu một mai người Tây Ban Nha đi rồi cô có dự tính gì không?

Cô Sayta không trả lời mà hỏi lại tôi.

– Người Tây Ban Nha ra đi bằng cách nào? Họ thật sự cho chúng tôi độc lập ư! Hay chỉ nhường mảnh đất này lại cho chính phủ Morocco hay Zalithania để chúng nó tiếp tục cai trị. Nếu xứ sở này độc lập, tôi sẽ tiếp tục làm việc ở đây, còn không tôi phải ra đi.

Trong đầu tôi đã nghĩ sai lạc về cô, tôi nghĩ cô có chiều hướng ủng hộ phía Tây Ban Nha. Tôi định nói với cô một vài điều nhưng cô Sayta lại nói tiếp.

– Ðây là mảnh đất tôi lớn lên, cha mẹ tôi đã chết ở nơi này, mảnh đất này là của tôi. Còn cô, cô nghĩ sao?

Tôi trầm ngâm một lúc rồi trả lời.

– Tôi chưa nghĩ đến vấn đề này, tôi vẫn thích ở lại nơi này. Nơi đây có trời cao đất rộng, có sa mạc thênh thang, có ánh nắng cháy da người, có cuồng phong bão táp, có buồn vui lẫn lộn với những người bạn xung quanh. Tuy dân nơi đây có trình độ văn hóa kém, nhưng tôi cũng tìm thấy nơi họ một cái gì dễ thương, dễ mến và làm tôi thích thú. Ngay cả chính tôi, bây giờ cũng không hiểu thế nào để phân biệt cái gì đã làm tôi lưu luyến nơi này.

Cô Sayta nhìn tôi mỉm cười hỏi tôi một lần nữa.

– Nếu mảnh đất này là của cô, cô sẽ nghĩ sao?

Tôi lắc đầu nói với cô.

– Thật ra tôi cũng không biết nữa, nhưng có một điều tôi rất tin tưởng, chế độ thực dân sớm muộn gì cũng cáo chung. Còn một vấn đề quan trọng nữa, nếu sau này dành lại được độc lập cho người dân Sahara thì phải mất bao nhiêu năm họ mới tự lập được?

Trong đôi mắt Sayta hình như đang nhỏ lệ, cô nhìn tôi nói giọng nghẹn ngào.

– Thế nào dân Sahara cũng dành lại được độc lập, ngày đó họ sẽ cố gắng đủ mọi cách để kiến tạo lại xứ sở của họ….

Câu chuyện giữa tôi và Sayta chấm dứt nửa chừng, tôi phải về sớm vì tình hình lúc này không mấy yên lắm.

Sau đó mấy ngày tôi thấy trên vách tường, các đường phố họ đã vẽ khẩu hiệu và căng nhiều biểu ngữ đả đảo bọn thực dân Tây Ban Nha, người Tây Ban Nha phải đi ra khỏi xứ sở chúng tôi. Chúng tôi không muốn người Morocco thay thế người Tây Ban Nha. Hoan hô dân tộc tư quyết, Sahara muôn năm, anh em du kích muôn năm, Poli, Sali muôn năm (Tên hai người lãnh đạo du kích).

Hôm đó, tôi và anh Tom cùng đám bạn đồng nghiệp của anh lái xe đến công ty hầm mỏ, trên đường đi ghé vô quán cà phê nghĩ mệt trong chốc lác. Khi chúng tôi bước vô thì có người bên trong quán nói giọng thật to. ‘ Phái đoàn quan sát viên Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ đến, dân Sahara phải bày tỏ thái độ cho họ biết, đồng thời cảnh báo cho họ là trong tương lai sẽ có nhiều cuộc nổi loạn và nhiều rắc rối sẽ xảy ra’. Rồi một người khác trong quán nói tiếp. ‘Ngày mai tôi sẽ đưa gia đình, vợ con rời khỏi nơi này’ Kế đó là giọng chế diễu của một người Tây Ban Nha với lời chửi thề. ‘Ð.M bọn mày. Tây Ban Nha chúng tao hùng mạnh lắm bọn chúng mày không làm gì được đâu’. Những người dân Sahara đang có mặt trong quán đều tức giận, có người lên tiếng. ‘Chúng nó dám chửi chúng mình, hãy đập chết chúng nó ngay, dạy cho bọn chúng một bài học. Tuy chúng ta chỉ có 70 ngàn dân, nhưng chúng ta có thể dùng súng máy, lưu đạn bắn giết chúng nó đâu khó khăn gì’ Một trong số người bạn của anh Tom tiến đến gần đám người vừa nói để đánh cho bọn chúng một trận, tình hình có vẽ quá căng thẳng, tôi mở lời cản ngăn rồi hối thúc mọi người lên đường.

Vào một ngày Chủ nhật của tháng chín, tôi hứa đưa anh bạn Aphilua ra khỏi thị trấn để về đoàn tụ với gia đình. Vì tình hình quá khẩn trương, chính phủ Tây Ban Nha ban lệnh giới nghiêm, cấm mọi người di chuyển, người dân Sahara không ai được cấp giấy thông hành, bời vậy tôi phải dùng đủ mọi cách để giúp anh Aphilua rời khỏi thị trấn. Anh là bạn thân của vợ chồng chúng tôi từ bao lâu nay, hơn nữa Chủ Nhật này là ngày họp mặt quan trọng của gia đình anh, cho nên không thể thiếu anh được.

Hôm đó, một buổi sáng đẹp trời, ánh nắng như dịu lại, bầu không khí không đốt cháy da người như mọi hôm, sa mạc vẫn buồn và mênh mông đến vô tận. Ba chúng tôi cùng đi chung với nhau trên một chiếc xe Jeep, đoạn đường dài hơn ba tiếng đồng hồ lái xe, có nhiều trạm kiểm soát, mỗi lần đi qua họ đều cảnh báo coi chừng bọn du kích quân Ki-Chi-Mai, chúng nó xuất quỷ, nhập thần rất ư là hung dữ. Sau những lần cảnh báo tôi cảm thấy có chút ái ngại, nhưng cuối cùng chúng tôi cũng đến nơi an toàn.

Khi xe dừng trước lều vải của gia đình anh Aphilua thì mặt trời đã đứng bóng. Bà Hasimin mẹ của anh Aphilua và hai đứa em gái ra đón tiếp chúng tôi. Hai cô em gái của anh Aphilua trông rất xinh đẹp và thơ ngây đã niềm nở mời chúng tôi vào nhà. Theo phong tục người dân Sahara chúng tôi phải quì trước mặt người cha già của anh Aphilua, rồi sau đó dùng tay mặt để lên đầu ông. Ðó là lễ nghi chào hỏi cung kính đối với người lớn tuổi của dân Sahara. Xong phần chào hỏi, ông chỉ tay cho chúng tôi ngồi sát bên cạnh rồi từ tốn hỏi chuyện.

– Chuyến đi này anh chị có ý định ở lại đây chơi lâu không?

Ông ta nói bằng tiếng Pháp rất trôi chảy, dễ nghe. Tom nhìn ông ta trả lời.

– Thời cuộc không được yên ổn lắm, có lẽ tối nay chúng tôi phải về.

Tom nói xong, ông già không hỏi gì thêm, ông lấy ra từ trong túi áo một đôi kiềng bạc trao cho tôi rồi nói.

– Tất cả những phụ nữ ở đây đều đeo kiềng như thế này, tôi xin tặng cho cô đấy.

Tôi đưa hai tay cầm lấy trong sự cung kính rồi gật đầu cám ơn ông. Sau đó tôi tháo dép, mang kiềng vào chân rồi chạy ra khỏi lều vải chỉ cho cụ bà Hasimin xem. Từ lúc chúng tôi mới tới cho đến bây giờ bà Hasimin vẫn đứng ở ngoài để đợi chờ người anh của Aphilua trở về. Tôi đứng với bà trong phút chốc để khoe chiếc kiềng bạc, tự dưng bà la một tiếng thật lớn. ‘A, đã về đây rồi’ Tôi nhìn quanh không thấy ai cả, quay sang hỏi bà.

– Ai ở đâu ?

Bà trả lời trong sự vui mừng.

– Cô không nghe thấy có tiếng động sao ?

Tôi ngơ ngác một hồi lâu, rồi hướng mắt về vùng cuối chân trời, tôi thấy cát bụi mịt mù và một đoàn xe Jeep xuất hiện đang lù lù chạy về hướng chúng tôi. Ðoàn xe dừng lại trước lều vải, mọi người xuống xe, đám con nít bu quanh đoàn người, họ nói với nhau bằng tiếng Anh rồi ôm chầm anh Ki-Chi-Mai chào hỏi. Lúc đó bà Hasimin cũng mở rộng vòng tay mừng đón những người con trai xa vắng từ lâu trở về. Năm người con trai thay phiên nhau ôm chặt người Mẹ vào lòng với hai dòng nước mắt vui mừng ngày đoàn tụ. Sau đó, họ cùng bước vô lều vải, quì trước mặt cha già làm thủ tục chào kính. Ông ôm các con vào lòng với sự mừng mừng tủi tủi và những giọt nước mắt cũng lăn tròn trên đôi gò má nhăn nheo, đen bóng của ông trong niềm im lặng xót thương.

Mọi người gỡ chiếc khăn choàng đầu quay sang nhìn anh Aphilua, gật đầu chào rồi tiếp tục cởi bỏ chiếc áo khoác ngoài đã để lộ bộ đồ đồng phục của quân du kích. Tôi và Tom nhìn nhau kinh ngạc, lúc đó Aphilua liền nói với tôi.

– Hai bạn đừng ngộ nhận, hôm nay là ngày gia đình chúng tôi hợp mặt.

Tôi và Tom chưa nói lời nào, người anh của Aphilua nói tiếp.

-Xin đừng khách sáo, trong lều vải này chúng ta hãy xem nhau là bạn, hãy ăn thịt lạc đà, uống trà vui vẻ với nhau, đừng nghĩ ngợi gì khác. Hơn nữa hôm nay là ngày đặc biệt của gia đình chúng tôi đoàn tụ, vì mai kia kẻ Ðông người Tây biết bao giờ gặp lại.

Người cha già xoay qua người anh cả ra dấu cắt ngang câu chuyện, ông nói lớn.

– Không cho phép nói chuyện chính trị ở đây.

Tất cả mọi người không ai có phản ứng, câu chuyện bắt đầu chuyển sang đề tài khác vui vẻ thân mật hơn. Suốt buổi chiều hôm đó mỗi người con chia nhau làm những công việc gia đình, người đốn củi, kẻ dọn dẹp chuồng dê, người lâu nhà. Trong thời gian làm việc tôi nhìn thấy người anh cả của Aphilua có một sắc thái đặc biệt hơn tất cả mọi người. Trông anh rất phong độ, tôi hình dung như một Hoàng Tử đang đứng trước quần chúng. Khi đàm đạo anh rất ôn tồn, hai mắt sáng như sao, nét mặt khôi ngô tuấn tú. Tôi thật sự chưa tìm thấy trong đám dân Sahara có người nào giống anh, mặc dù cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, nhưng chúng tôi đã dành cho nhau những cảm tình đặc biệt. Tom hỏi người anh Aphilua.

– Xin lỗi anh tôi hơi tò mò. Có phải anh đang muốn vô phố hoạt động ?

– Dạ phải. Ðúng như thế. Chúng tôi muốn nói cho cả thế giới biết rằng dân Sahara có quyền quyết định vận mệnh dân tộc họ trên mảnh đất này. Cũng giống như anh đang tôn thờ chủ nghĩa dân tộc vậy.

Tom nói tiếp.

– Các anh là người có chủ nghĩa dân tộc, có hoài bão dành độc lập cho xứ sở mình, nhưng các anh có bao giờ nghĩ đến, nếu mai kia có độc lập rồi các anh sẽ làm gì về phương diện đối nội với một đất nước phôi thai, nghèo nàn như hiện nay ?

Anh ta suy nghĩ một lúc rồi trả lời.

– Chúng tôi khai thác tài nguyên, giáo dục quần chúng đó là việc đầu tiên chúng tôi phải làm.

Tom liền nói.

– Lấy người đâu mà khai thác tài nguyên, lấy tiền đâu mà mua dụng cụ máy móc ? Hơn nữa với dân số hiện nay gần 70 chục ngàn người, liệu không khéo còn tồi tệ hơn bây giờ là khác.

Trong khi đang tranh luận, bà Hasinmin mời chúng tôi sang phòng bên cạnh để dùng trà, nhân cơ hội này tôi cũng buộc miệng nói ngay.

– Xin phép hai ông bà, chúng tôi phải về trước khi trời tối, nếu sau này có dịp chúng tôi sẽ ghé thăm lâu hơn.

Bà Hasimin nhìn chúng tôi trả lời một cách buồn bã.

– Có lẽ không còn dịp nào nữa, tôi biết cô và anh Tom sẽ rời bỏ nơi này trong nay mai.

Tôi an ủi bà lão.

– Nếu một mai đất nước độc lập, chúng tôi sẽ trở lại đây.

Bà Hasimin cúi đầu không nói lời nào, hình như bà tự nhủ. Chắc không bao giờ có độc lập, vì bọn Morocco sắp sửa trở lại đây, và những đứa con trai của bà đang mơ mộng. Chúng tôi bắt đầu lên xe, anh Aphilua và người anh đến gần chúng tôi bắt tay, nói nhỏ.

– Cám ơn cô đã chăm sóc và giúp đỡ cho Sayta trong thời gian qua.

Nghe anh nói xong, tự dưng tôi giật mình thốt lên hai tiếng Sayta. Anh liền nói tiếp.

– Vâng, cô ta là vợ tôi, một lần nữa tôi chân thành cám ơn cô đã lo lắng.

Trên đường trở về nhà, tôi nói chuyện với Aphilua.

– Tôi thật không ngờ Sayta là vợ người anh thứ hai của anh

– Vâng, cô ta là vợ anh Ki-Chi-Mai, hai người đã lấy nhau cách đây hơn bảy năm.

Tôi kinh ngạc hỏi.

– Như vậy chuyện vợ chồng của anh ta, hình như cha anh không hay biết?

– Ðúng. Tôi cũng không được phép nói với cha mẹ tôi, vì Sayta là tín đồ Thiên Chúa Giáo, nếu cha tôi biết được ông sẽ giết anh Ki-Chi-Mai. Vả lại anh Ki-Chi- Mai rất sợ người Morocco biết được tông tích của anh, họ sẽ bắt cóc cô Sayta để gây áp lực và đặc điều kiện với anh, cho nên chuyện này xin cô giữ bí mật giùm.

Nghe anh nói mà lòng tôi ngẩn ngơ với muôn ngàn ý nghĩ, tôi thở phào mệt nhọc. Bây giờ bầu trời đã tối hẳn, hơi lạnh cũng man mát trên làn da và chiếc xe chở chúng tôi vẫn lao mình trong bụi cát.

Phái đoàn quan sát viên Liên Hiệp Quốc gồm ba người được đón tiếp tại phi trường, sau đó được chở vô thành phố. Lúc bấy giờ người dân Sahara tụ tập đông nghẹt trên các nẻo đường. Khi thấy phái đoàn Liên Hiếp Quốc chạy ngang qua, họ cùng la lớn những câu khẩu hiệu. ‘Tự do độc lập muôn năm’ ‘Dân tộc tự quyết’v.v. Ðồng thời họ cũng giương cao lá cờ du kích.

Sau đó vài ngày, tòa án Quốc Tế tuyên bố để cho dân Sahara tự biểu quyết lập trường của họ, bản tin được in ra loan truyền khắp nơi, người dân tụ tập, kéo nhau ra đường phố ca hát nhảy múa inh trời.

Những ngày sau đó tôi và Tom đều ở nhà nằm nghe tin tức. Tom thấy tôi có chút hoang mang, anh mở lời an ủi. ‘Nếu chính phủ Tây Ban Nha và người dân Sahara giải quyết êm đẹp, chúng mình sẽ ở lại đây’. Tôi vẫn yên lặng không ý kiến để bàn luận với anh. Nhưng trong đêm hôm đó, tôi nghe một bản tin của đài phát thanh có nói đến vua Morocco đã đích thân chỉ huy 350 ngàn chí nguyện quân tiến chiếm vùng sa mac Sahara và sẽ làm chủ mảnh đất này. Dân Sahara đã biểu tình khắp nơi, hô những khẩu hiệu vang cả trời đất, đồng thời họ kêu gọi những thanh niên trẻ hãy gia nhập du kích.

Ngày hai mươi mốt tháng mươi hai, chính phủ Tây Ban Nha kêu gọi những người dân của họ mau rời khỏi xứ sở này. Lệnh giới nghiêm được ban hành khắp nơi, cảnh sát Tây Ban Nha khám xét từng người dân Sahara gắt gao. Chung quanh những cao ốc, những cơ quan chính phủ đều được rào bằng dây kẽm gai chặt chẽ, văn phòng công ty hàng không đông nghẹt người chen lấn để mua vé máy bay. Tôi nhìn thấy đám bạn bè của Tom cũng đang ngồi chờ đáp chuyến bay rời khỏi nơi này.

Qua ngày hôm sau, đột nhiên không còn một cảnh sát Tây Ban Nha nào di chuyển trên đường phố, công ty dầu khí của anh Tom cũng vôi vã thu dọn để ra đi.

Ðến ngày hai mươi hai tháng mười hai, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy vài lá cờ của quân Morocco tung bay trên nền trời sa mạc Sahara, ngay cả trên nóc nhà của ông Can-Đi viên cảnh sát cạnh nhà tôi cũng treo lá cờ của Morocco, ngày hôm sau khi gặp ông Can-Đi tôi có hỏi ông.

– Tại sao ông lại treo cờ Morocco sớm quá vậy.

Ông ấy trả lời rất tự nhiên.

– Gia đình tôi đang sống ở đây, tôi biết làm gì hơn bây giờ. Một phần cô bé CoKa khóc sướt mướt suốt ngày vì anh Abuđi chồng của nó đã bỏ theo du kích rồi.

Nghe ông nói, tôi không hiểu đúng hay sai ra sao và phải làm gì bây giờ. Vừa phân vân suy nghĩ thì Tom từ công ty trở về cho tôi biết. ‘Bọn Morocco không đến sớm như vậy đâu, anh đã đặt mua cho em vé máy bay rồi, nếu một mai tình thế nguy cấp, em cứ lên phi trường rời khỏi nơi đây anh sẽ tìm cách liên lạc với em sau’ Căn dặn xong anh Tom cũng vội vã trở về công ty làm việc.

Ðêm hôm đó, có người đến gõ cửa nhà tôi nhẹ nhàng, tôi rón rén bước ra mở cửa. Cô Sayta lách mình thật nhanh bước vào bên trong nhà theo sau là một người đàn ông. Người đàn ông này không ai xa lạ chính là anh Ki-Chi-Mai. Anh muốn nhờ nhà tôi để gặp gỡ Sayta và nói lời từ giã trước khi lên đường. Anh nói với tôi.

– Bà Linda, tôi xin bà giúp hộ tôi đưa giùm cô Sayta và con tôi rời khỏi nơi đây, vì tôi muốn đánh lạc hướng bọn Morocco, họ đã biết tôi đang có vợ con sống trong thành phố này. Tôi quyết định chia hai con đường để mọi người không chú ý đến.

Tôi gật đầu nhận lời giúp anh. Anh tiến đến ôm Sayta vào lòng, vuốt lại mái tóc đen huyền của nàng với cái hôn từ giã. Ðêm hôm đó, Sayta ở lại với tôi, hai chúng tôi hàn huyên suốt đêm cho đến gần sáng, sau đó cô Sayta trở lại bệnh viện làm việc còn đứa con của nàng tôi đưa cho bà vú mang đi Tây Ban Nha.

Chiều hôm đó khoảng năm giờ, tôi lái xe lên bệnh viện đón Sayta, trên đường đi tôi thấy có nhiều lính Tây Ban Nha đứng dọc hai bên đường, tôi đoán chừng trong lòng chắc có chuyện không lành xảy ra. Tôi đến gần người lính hỏi thăm, họ cho biết vừa bắn chết du kích quân Ki-Chi-Mai. Tôi kêu lên một tiếng thất thanh ‘làm sao có chuyện như vậy được’, Nhưng sự thật quá phụ phàng, chính người em của hắn đến nhận xác và sau đó cũng bị bắt đi biệt tích.

Trên đường đi, tôi như người mất hồn, đến bệnh viện tôi chạy vội vào bên trong hỏi thăm cô Sayta, nhưng mọi người không ai biết cô đã đi đâu.

Khi về đến nhà, CoKa đến báo tôi một tin như sét đánh.

– Tối nay chúng nó sẽ giết cô Sayta tại một địa điểm gần đây.

Tôi liền buộc miệng hỏi lại.

– Chúng nó là ai?

Cô Coka nói một cách rành rẽ.

– Chúng nó là Akibi con của ông thương gia, đúng 8 giờ 30 tối nay bọn chúng sẽ mang cô Sayta trước nhân dân xét xử, họ đã thông báo và kêu gọi mọi người trong xóm cùng tham dự.

Nghe cô nói lòng tôi nổi lên cơn giận dữ, tôi không thể kềm chế được bèn la lớn lên.

– Cô Sayta đã bị hàm oan! mọi người có hiểu không?

Tôi thật sự đã rưng rưng hai dòng nước mắt, tôi ngửa mặt lên trời như một lời kêu than, với nỗi xót xa cho một xứ sở nghèo nàn, một dân tộc quá nhiều bất hạnh.

Ðúng 8 giờ 30 tối, tôi đến địa điểm xét xử, mọi người đã đứng chật ních ở đó tự bao giờ. Trong nhóm đó có người nói, cô Sayta đã phản bội anh Ki-Chi-Mai, cô đã thông báo cho bọn Morocco chận đường giết Ki-Chi-Mai. Tôi buộc miệng kêu lên. ‘Không thể nào có chuyện đó được, suốt đêm hôm qua cô ở lại nhà tôi, hơn nữa cô là vợ của Ki-Chi-mai mà!’

Trong lúc đó chiếc xe Jeep chở cô Sayta đến, mặt Sayta trắng như tờ giấy, hai mắt lờ đờ trên thân xác không hồn. Tôi cố chen lấn trong đám đông để đến gần cô ta, nhưng đành chịu không di chuyển được nửa bước. Mọi người tụ tập mỗi lúc mỗi đông hơn, từ xa tôi thấy anh Akibi nắm lấy tóc của Sayta kéo từ trên xe xuống, kế tiếp nhiều người đến xé quần áo của nàng, hai mắt Sayta nhắm nghiền, hai hàm răng cắn chặt vào nhau, đầu ngước cao. Tôi nghĩ thầm trong bụng, chắc nàng biết được tin anh Ki-Chi- Mai bị giết cho nên nàng không cần phải chống cự, nàng muốn chết để tâm hồn cùng ra đi với Ki-Chi-Mai về miền vĩnh cửu.

Anh Akibi lớn tiếng nói với mọi người, nhưng tôi không hiểu anh đã nói những gì, tôi xoay qua hỏi em bé đứng bên cạnh, cô ta ghé vào tai tôi nói nhỏ ‘Có ai muốn hiếp Sayta trước khi nó chết không? Nó là người Thiên Chúa giáo nên không có tội gì đâu’. Tôi cố gắng nhoi cao hơn, nhưng không làm sao bước lên được, tôi chỉ thấy lố nhố một vài người tiến gần đến Sayta, nắm lấy tay, chân rồi rờ rẫm khắp thân thể của Sayta, sau đó họ đè cô ta xuống đất, rồi nằm áp lên cơ thể của Sayta, nàng thét lên những tiếng kêu thảm thiết. Lúc đó có một người cầm khẩu súng nhảy vào, tôi cố gắng nhìn thật kỹ đó là anh Aphilua. Hắn đưa tay kéo những người đang hãm hiếp cô Sayta, tay kia nắm tóc cô Sayta kéo đi nơi khác, đồng thời cũng có nhiều người đang cầm dao đứng xung quanh, dân chúng thấy thế hoảng sợ và họ cũng từ từ tản mác, tôi cũng bị họ đẩy lùi ra ngoài xa hơn. Anh Aphila giơ súng bắn một phát thị uy, lúc đó cô Sayta la lớn lên.

‘Giết tao đi Aphilua….Aphilua’ Tiếp theo là mấy tiếng súng nổ, tay chân tôi run rẩy, mắt hoa lên, ngất xỉu. Ðến khi tôi tỉnh lại mọi người xung quanh không còn ai, ở phía trước tôi là hai xác chết đó là xác của anh Aphilua nằm với tư thế như muốn bảo vệ cho Sayta. Tôi cúi đầu nhìn thân xác hai người bạn lần cuối cùng, tự dưng hai dòng nước mắt tôi tuôn trào, con tim như vỡ vụn tan ra khắp vùng trời sa mạc, tay chân run rẩy, gió như ngừng thổi và tôi nghe văng vẳng gần đây như có tiếng lạc đà kêu la thảm thiết từ một lò sát sinh vọng lại.

Sáng hôm sau trước cửa nhà tôi, có chiếc xe Jeep đậu ở đó với tiếng người đàn ông kêu lớn tên tôi. Tôi mở cửa nhìn ra, đó là ông Tổng Vụ hầm mỏ đến báo tin không mua được vé máy bay cho tôi, nhưng dù thế ông vẫn căn dặn là sáng ngày mai sẽ đến đón tôi, vì máy bay luôn có chỗ giữ hờ. Trước khi từ giã, ông còn đề nghị với tôi có thể đến nhà ông ngủ tạm tối nay vì tình hình bây giờ không được an ninh lắm. Tôi cám ơn ông ta một lần nữa rồi nở nụ cưới tỏ vẻ bình tĩnh để ông yên lòng. Chiếc xe rồ máy lướt nhanh, tôi bước vô nhà cài thêm hai chốt phá trên cánh cửa, sau đó tôi bắt đầu thu xếp một ít đồ đạc, chỉ trong chốc lác căn nhà đã trở lại trống không giống như những ngày đầu tôi mới đến đây.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here