Nguồn gốc và truyền thuyết của mười hai cung Hoàng đạo

0

Linh Vũ

Có lẽ trong chúng ta thường thắc mắc về lịch sử 12 con giáp mỗi khi Tết đến. Hôm nay Linh Vũ xin gửi đến quý vị về nguồn gốc cung Hoàng đạo hay còn gọi là 12 con giáp. Theo lịch Trung Quốc lẫn Việt Nam có mười hai con vật trong năm lần lượt thay phiên nhau làm nhiệm vụ, mỗi con vật làm biểu tượng cho năm sinh của họ cũng là cung Hoàng đạo và chu kỳ hàng năm. Cung Hoàng đạo Việt Nam có Tý, sửu, Dần, Mão/thỏ, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi được áp dụng cho lịch và đại diện cho năm. Với Trung Quốc thì cung Hoàng đạo đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, lúc đầu được áp dụng với các con số của nhánh Địa cầu, về sau nó trở thành con số của năm (Heavenly Stems and Earthly Branches). Tuy nhiên, tùy theo nền văn hóa khác nhau và lối sống của mỗi Quốc gia, cho nên có sự khác nhau về những con vật. Ví dụ Trung Quốc là chuột, ngưu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, cừu, khỉ, gà, chó, lợn (Zi, Chou, Yin, Mao, Chén, Si, Wu, Wei, Shen, You/kê, Xu, Hài/zhu). Ngoài việc sử dụng Hoàng đạo để ghi năm, Trung Quốc còn sử dụng mười hai “nhánh” tương ứng để ghi tháng, ngày và giờ. Hoàng đạo (lịch động vật) cũng được phổ biến rộng rãi trong các dân tộc ở châu Á và một số nước ở Đông Âu và Bắc Phi. Đồng thời có nhiều sách xưa viết là cung Hoàng đạo của Trung Quốc đã bắt chước bởi cung hoàng đạo của người Babylon vào thời nhà Hán. Hay quyển sách của người Nhật ”Văn học và nghệ thuật Xuân Thu” có viết cung Hoàng đạo trung Quốc được du nhập từ Ấn độ.v.v.Cho nên, tất cả hiện nay cung Hoàng đạo trên nhiều Quốc gia đều là truyền thuyết chưa có tài liệu nào chính xác.
Sau đây là nguồn gốc của “Sterm” Cành Trời” (tiāngān天干) trời và “Branches” “Nhánh Đất” (dìzhī地支) đất, (tạm dịch là như vậy )

                    

Ngay từ khoảng năm 2700 TCN, tổ tiên của đất nước Trung Hoa, Hoàng đế Huangdi, đã cử Da Rao Shi tạo ra hệ thống lịch. Da Rao Shi khám phá quy luật thay đổi giữa bầu trời và trái đất, cũng như của bốn mùa. Sau đó ông tạo ra 10 “Sterm” trên trời và 12 “Branches” dưới đất để tạo ra sự kết hợp đại diện cho một chu kỳ phân giới (gānzhī干支). Một năm có thể được biểu thị bằng sự kết hợp của hai nhân vật, một từ thiên đường và một từ người địa giới (Sterm-Branches). Từ đó được cho là thời điểm bắt đầu lịch nhánh đất/Branches, con người biết cách đếm thời gian và đã được truyền lại qua hàng nghìn năm. Branches/Nhánh Trái Đất có thể được sử dụng để đếm thời gian của năm, tháng và giờ. Khi tính năm, người ta sử dụng chúng với 12 cung Hoàng đạo và mỗi “nhánh” trái đất tương ứng với một cung Hoàng đạo cố định. Giờ được chia như sau. Từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng được quyết định là giờ đầu tiên là Tý – ‘zi shi’, và cứ tiếp tục sau đó hai giờ tiếp theo là Sữu ‘chou shi’, và cứ tiếp tương tự như vậy cho đến hết một cung Hoàng đạo. Nó giống như Cành Trời và Nhánh Đất cung cấp một tiến trình của các không gian trong vòng tròn của đường chân trời, mỗi cặp tương ứng với 6 độ trong phần chia phía tây của một vòng tròn thành 360 độ. (6 x 60 = 360.) Vì vậy, cả không gian và thời gian đều có thể được kết hợp tùy ý với các đơn vị đo lường. Thật ra còn nhiều chi tiết nữa về cách tính này, nhưng bài viết có giới hạn nên chúng tôi không thể đi sâu hơn vào chi tiết.
Ngoài ra, 12 cung Hoàng đạo đã có rất nhiều phiên bản và truyền thuyết về nguồn gốc khác nhau của các cung, nhưng hầu hết chúng đều không thể kiểm chứng được, vì không có tài liệu nào chính xác và thuyết phục. Ví dụ có một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian: Tương truyền rằng vào thời nhà Đường cho là mười hai cung hoàng đạo có nguồn gốc từ mười hai con vật linh thiêng của Phật giáo. Theo kinh Phật “Dajing” (bản dịch tiếng Trung được viết vào năm 414), khi thế giới lần đầu tiên được hình thành và loài người được sinh ra, hóa thân của các vị Phật và Bồ tát là những thần thú canh giữ bốn phương, để bảo vệ và giáo dục tất cả chúng sinh. Mười hai con thú thần thoại gồm có: Phía Nam: rắn, ngựa, cừu; Phía Tây: Thân, dậu, Tuất; Phía Bắc: Hợi, Tý, Sửu; Phía Đông: Dần, Mão, Thìn. Cũng có sách viết rằng. Đức Phật cho gọi tất cả các con vật đến tham dự cuộc họp nhóm các loài thú, có mười hai con giáp đầu tiên đến sẽ được sử dụng đặt tên cho mười hai năm. Con vật được xếp hạng cao nhất là bò, tiếp theo là hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, cừu, khỉ, gà trống và chó. Con lợn là con cuối cùng đến, vì vậy nó nằm cuối cùng trong số 12 con thú. Đồng thời có quan điểm cho rằng Phật giáo đã tiếp thu mười hai thần thú trong tín ngưỡng Ấn Độ cổ đại. Trong thần thoại Ấn Độ, mười hai thần thú này vốn là vật cưỡi của các vị thần, nhưng các thần thú Ấn Độ hơi khác một chút. Ví dụ, trong thần thoại Ấn Độ, nó là Dapeng Garuda đại bàng màu vàng/Garuda Bird (TQ đổi thành con gà trống) mưới hai vị thần Dạ xoa trong Phật giáo ” theo kinh Đại hội trong Trường a hàm quyển 12, luận Đại tì bà sa quyển 33 và luận Thuận chính lý quyển 31 nói, thì Dạ xoa được đặt dưới quyền điều khiển của vua trời Tì sa môn, có bổn phận giữ gìn các cõi trời Đao lợi. Trong bộ Dược Sư Như Lai Bản Nguyên Nguyên và thần thông” có ghi mười hai vị thần trong thần thoại Ấn Độ cổ đại. Hay kinh Dược sư như lai bản nguyện nói về 12 vị đại tướng Dạ xoa. 12 vị tướng Ấn Độ điều khiển thần súc vật gồm có: Thần Zhaodulu cưởi chuột, thần Vikara cưỡi bò, thần Gongpira cưỡi hổ, thần Vajra cưỡi thỏ, thần Miqila cưỡi rồng, thần Andiro cưỡi rắn, thần Amiro cưỡi ngựa, thần Sandyra cưỡi cừu, thần Indala cưỡi khỉ, thần Boi/ Luo cưỡi chim Đại bàng(Garuda)/gà trống/TQ, thần Mohuluo cưỡi chó, và Thần Jindaluo cưỡi lợn….
Người Nhật cho rằng mười hai cung Hoàng đạo ở Ấn Độ cũng giống như ở Trung Quốc, chỉ khác là sư tử đã được đổi thành hổ ở Trung Quốc. Hiện nay có một số thiện nam tín nữ tin theo đạo Phật họ thường đeo những vị thần hộ mệnh theo cung Hoàng đạo tương ứng, được gọi là Phật bản mệnh như:
Chuột: Quán Thế Âm nghìn tay (Thiên thủ Thiên Nhãn)
Sửu: Hư Không Tạng Bồ Tát
Hổ: Hư Không Tạng Bồ Tát
Thỏ: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Rồng: Phật Phổ Hiền Bồ Tát
Rắn: Phổ Hiền Bồ Tát
Ngựa:Đại Thế Chí Bồ Tát
Cừu: Đại Tôn Như Lai
Khỉ: Như Lai Đại Nhật
Gà: Bất Động Minh Vương
Con chó: Đức Phật A Di Đà
Heo: Đức Phật A Di Đà
Hay có sách viết mười hai cung Hoàng đạo đã được sử dụng vào thời Xuân Thu Chiến Quốc.   Trong Tần lăng số 11, được chôn cất vào năm thứ 30 của Tiên đế, tức là năm 217 trước Công nguyên. Một số người nói: Tổ tiên của họ đã bắt đầu sử dụng các dấu hiệu Hoàng đạo từ rất lâu trước khi Tần Thủy Hoàng trở thành Hoàng đế và đặc biệt chỉ rõ ra rằng “nó bắt đầu từ nhà Hạ và lan rộng trong các triều đại nhà Thương và nhà Chu”.
Tất nhiên, truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết, người ta không thể xác định được chính xác nguồn gốc của 12 cung Hoàng đạo. Nhưng vì tính phổ biến, tiện lợi và thích thú của nhân gian nên nó đã được sử dụng, truyền lại cho cho đến ngày nay và nó đã trở thành di sản quý giá của người xưa để lại mà vẫn còn giá trị thực tiễn. Hay một vấn đề khác được lưu ý cho rằng văn hóa Hoàng đạo có nguồn gốc từ văn hóa vật tổ và mang những ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Trong xã hội nguyên thủy họ thờ cúng động vật. Thời đó năng suất của con người rất yếu kém, cho nên họ trông cậy vào những động vật như lợn, bò, cừu, ngựa liên quan chặt chẽ đến hoạt động nông nghiệp của con người. Ví dụ từ thời cổ đại, mỗi bộ tộc đều có những con vật được thờ cúng của riêng họ, chẳng hạn như con bò là biểu tượng của xã hội nông nghiệp. Sau đó qua nhiều đời con cháu sử dụng con bò như một vật tổ của họ. Còn các động vật như hổ, rắn có thể đe dọa đến sự an toàn của con người, cho nên họ cảm thấy sợ hãi… Cũng chính vì lý do đó dẫn đến sự hình thành cung Hoàng đạo (Zodiac).
Dưới đây là một trong những phiên bản được coi là lưu truyền rộng rãi nhất:
Một truyền thuyết được lưu hành trong nhân gian nhiều nhất vào thời cổ đại khi kiến ​​thức con người còn hạn chế, thậm chí họ không biết tính toán và phân biệt năm tháng. Chính vì vậy, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã đặt ra 12 loại con vật làm tên của từng năm, để người bình thường dễ nhớ. Nhưng Ngọc Hoàng không biết chọn loài động vật nào để tuyển chọn đặt tên. Sau khi suy nghĩ, Ngọc Hoàng quyết định tổ chức một cuộc thi vượt sông vào ngày sinh nhật của mình với các loài động vật để chọn ra mười hai con vật vừa dùng làm lính canh cung Quảng, đồng thời thành lập cung Hoàng đạo trong năm cho nhân gian.
Sau khi tin tức được lan truyền, tất cả các con vật có tràn đầy năng lượng đã háo hức tham dự cuộc thi tuyển chọn để đạt được một vị trí trong 12 cung Hoàng đạo. Trong số những động vật dự thi có hai động vật thuộc loại nhỏ nhất là chuột và mèo. Đã vậy mà chúng lại không biết bơi. Cho nên họ đã nhờ chú trâu to lớn và những động vật khác có bản tính tốt giúp đỡ họ.
Vào sáng sớm đúng ngày sinh nhật của Ngọc Hoàng. Trước khi cuộc thi bắt đầu, con chuột đi đánh thức con mèo nhưng lúc đó mèo đang say ngủ, không thể thức dậy được. Lúc đó con trâu quá nôn nóng muốn đi liền cho kịp giờ, nó bèn bảo chuột bỏ mèo ở lại để lên đường. Khi cả bọn gần về đến đích, trong đầu con trâu bèn nảy ra ý tưởng là mình phải nhanh chóng “về đích trước” để chiếm vị trí số một. Nhưng lúc đó con chuột nhanh ý hơn bèn nhảy lên đầu con trâu rồi phóng nhanh về phía trước giành lấy vị trí đầu tiên.
Con trâu chỉ được ở vị trí thứ hai. Tiếp theo là các động vật khác chạy đến là con hổ với thân thể bị ướt đẫm nước, tuy chậm chạp nhưng con hổ đã giành được vị trí thứ ba. Con thỏ cũng có những điều kiện thuận lợi vì được các con vật tốt bụng giúp vượt sông nhanh hơn những con vật khác, cho nên nó nhanh chóng nhảy đến trước mặt Ngọc Hoàng trình diện và thỏ được chỉ định vị trí thứ tư. Trong số những con vật, lẽ ra chú rồng phải là người chiếm vị thế đầu tiên, nhưng rồng có lòng tốt trên đường đi đã giúp đồng bọn và gặp cơn mưa lớn cho nên chú rồng khổng lồ đến trễ mất vị trí đầu tiên và chỉ xếp hạng thứ năm.
Sau đó đến con ngựa, nhưng rất tiếc con rắn gian manh hơn, nó đã ẩn núp dưới bụng con ngựa và ngay lập tức đã phóng nhanh về phía trước. Khi con rắn xuất hiện, con ngựa mới giật mình biết sự xảo quyệt của rắn, nhưng sự việc đã quá muộn. Vì vậy, con rắn chiếm vị trí thứ sáu và con ngựa chiếm vị trí thứ bảy. Tiếp theo, là toán cuối cùng gồm có cừu, khỉ và gà cả ba ngồi trên cùng một chiếc bè tấp vào bờ. Thời gian đã quá muộn, lúc đó Ngọc Hoàng đưa ra quyết định các vị trí cho họ. Con cừu thứ tám, con khỉ thứ chín và con gà thứ mười. Ngay cùng lúc chú chó liền xuất hiện, chó là một vận động viên bơi lội giỏi, nhưng vì chó mãi ham vui chơi dưới nước quá lâu, cho nên đến muộn chỉ giành được vị trí thứ mười một. Con lợn thì đủng đỉnh theo sau vì trên đường đi lợn đói quá nên đã dừng lại để ăn và ngủ một giấc ngắn trước khi bì bõm lội qua sông nên đến trễ nhất, lợn phải nhận vị trí cuối cùng.
Ngọc Hoàng long trọng tuyên bố: “Thứ hạng của mười hai cung hoàng đạo như sau: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Cừu; Thân, Dậu, Tuất, Hợi.” Vừa tuyên bố xong, lúc đó con mèo nhảy đến bèn la lớn “Còn tôi? Còn tôi thì sao? Ngọc Hoàng nói với mèo rằng chú đã đến quá muộn trò chơi đã kết thúc. Lúc này, mèo vô cùng tức giận, Hằng nga lúc đó đang ở hiện trường đã nghe thấy sự việc bèn nói với Ngọc Hoàng xin chọn thỏ và mèo đến trấn giữ cung Quảng. Ngọc Hoàng thấy cũng phải liền phê chuẩn. Cho nên, dưới trần gian có nơi sử dụng thỏ có nơi sử dụng mèo là vậy. Tuy nhiên, cũng có câu chuyện khác liên quan đến thỏ và mèo trong cuộc tranh chấp. Chú chuột nhỏ vốn là một người bạn tốt đã giải thích nhiều lần nhưng mèo không chịu tin, bèn vươn móng vuốt sắc nhọn ra vồ lấy chuột. Chuột tuy đứng đầu trong số 12 cung Hoàng đạo nhưng từ đó đến nay đã phải sống trong cảnh sợ hãi sẽ bị mèo trả thù bất cứ lúc nào. Vì vậy, khi nào chuột gặp mèo, là bỏ chạy, thậm chí trốn dưới hang, trong vách tường hoặc trên trần nhà, không dám tự do đi lại… Người ta cho rằng đó chính là “Quả báo vì đã làm điều sai trái”.
Hay có truyền thuyết viết cùng câu chuyện trên nhưng có chút khác biệt là lúc chuột và mèo ngồi trên lưng trâu để cùng nhau qua sông, khi gần đến nơi thì chuột đẩy mèo xuống sông rồi trèo lên đầu con trâu và tiếp tục hành trình… Con mèo không thể bơi, vì vậy, khi đến nơi mèo chỉ có vị trí thứ mười ba sau cuối. Chính vì thế mà không có con mèo nào trong cung Hoàng đạo. Hay một tài liệu khác viết là con mèo có nguồn gốc từ Ai cập nhưng khi đó cung Hoàng đạo Trung Quốc đã hoàn thiện cho nên, không thể đưa tên con mèo vào được. Thật ra còn rất nhiều truyền thuyết nữa về chuyện mèo và chuột nhưng xin lỗi vì bài viết có giới hạn.
Sau cuộc thi tuyển này Ngọc Hoàng đã nhìn thấy mỗi cung Hoàng đạo do ông chọn đều có những khuyết điểm về thể chất của riêng mỗi loài như:  Chuột không có răng hàm, răng nanh mà chỉ có răng cửa, Bò không có răng nanh,  hổ không có lá lách, thỏ không có môi, rồng không có tai, rắn không có chân, ngựa không có ruột giống như các loài khác, cừu thì mắt không có đồng tử, khỉ không có mông, gà không có dạ dày /bọng đái/ thận, chó không có tuyến tụy, lợn không có gân và không có lông mày, mỗi con đều có một khiếm khuyết riêng. Tuy nhiên trong những khuyết điểm, nó cũng có những ưu điểm khác và được sắp thành nhóm như sau:
Nhóm 1: Chuột và Trâu/Bò. Con chuột tượng trưng cho sự khôn ngoan, và con bò tượng trưng cho sự chăm chỉ. Hai cái phải kết hợp chặt chẽ với nhau, một người chỉ có trí tuệ mà không lao động, thì sẽ thành người khôn vặt, nếu chỉ cần chăm chỉ mà không dùng đến khối óc thì sẽ trở nên ngu ngốc. Vì vậy, phải kết hợp cả hai.
Nhóm 2: Hổ và Thỏ. Hổ tượng trưng cho sự dũng cảm và thỏ tượng trưng cho sự thận trọng. Cả hai phải được kết hợp chặt chẽ với nhau để đạt được cái gọi là sự táo bạo và cẩn thận. Sự dũng cảm trở thành liều lĩnh mà không cần thận trọng, thì sự thận trọng sẽ trở thành sự hèn nhát. Nhóm này cũng rất quan trọng.
Nhóm 3: Rồng và Rắn. Con rồng tượng trưng cho sự dẻo dai và con rắn tượng trưng cho sự linh hoạt. Những gì cứng rắn thì dễ gãy, nhưng nếu chỉ có mềm không đôi khi dễ đưa đến mất nhân tâm, vì vậy kết hợp giữa cứng và mềm là lời dạy của tổ tiên các triều đại xa xưa của TQ.
Nhóm 4:  Ngựa và Cừu. Con ngựa đại diện cho sự tiến bộ bất khuất và đi thẳng đến mục tiêu, con cừu tượng trưng cho sự hòa hợp. Nếu một người chỉ quan tâm đến bản thân và thẳng tiến đến mục tiêu, bỏ qua mọi việc xung quanh, anh ta sẽ không tránh khỏi sự va chạm với xung quanh, cuối cùng có thể không đạt được mục tiêu. Nhưng nếu một người bất khuất và biết hài hòa với môi trường xung quanh thì phương hướng và mục tiêu sau đó sẽ tốt hơn. Vì vậy, bản chất bất khuất phải được kết hợp chặt chẽ với hài hòa.
Nhóm 5: Khỉ và Gà. Khỉ tượng trưng cho sự linh hoạt và gà đại diện cho sự ổn định. Linh hoạt và ổn định phải được kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu bạn chỉ linh hoạt và không thay đổi, thì dù chính sách có tốt đến đâu, cuối cùng bạn cũng chẳng thu được gì. Nó giống như một vũng nước đọng và một tấm sắt, thì sẽ không có sự thay đổi hoặc cải cách và mở cửa đổi mới thì không bao giờ tiến hóa phát triển. Chỉ có sự kết hợp giữa hài hòa và ổn định mới có thể tiến lên không ngừng và linh hoạt.
Nhóm 6: Nhóm cuối cùng chó và con lợn. Chó trung thành, lợn dễ tính. Nếu một người quá trung thành và không biết cách dễ dãi sẽ loại trừ người khác. Ngược lại, nếu một người quá dễ dãi và không có lòng trung thành, người đó sẽ đánh mất các nguyên tắc của mình. Vì vậy, dù là trung thành với quốc gia, dân tộc, trung thành với đồng đội hay trung thành với lý tưởng của bản thân, đều phải kết hợp chặt chẽ với sự dễ dãi, mới dễ thực sự duy trì lòng trung thành sâu sắc. Giống như một hình tròn chứa đựng một hình vuông bên trong.
Cách xem giờ theo 12 con giáp/ Hoàng đạo.
Giờ Tý là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng.
Giờ Sửu là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.
Giờ Dần là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng.
Giờ Mão là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng.
Giờ Thìn là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.
Giờ Tỵ là từ 9 giờ đến 11 giờ sáng.
Giờ Ngọ là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa.
Giờ Mùi là từ 13 giờ đến 15 giờ chiều.
Giờ Thân là từ 15 giờ đến 17 giờ chiều.
Giờ Dậu là từ 17 giờ đến 19 giờ tối.
Giờ Tuất là từ 19 giờ đến 21 giờ tối.
Giờ Hợi là từ 21 giờ đến 23 giờ tối khuya.
Trong văn hóa Phương Đông, lịch được xác định theo chu kỳ của mặt trăng như vậy, 12 con giáp ứng với 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong năm và 12 năm trong một giáp. Đây là nền móng để tính lịch và là tín hiệu để nhận đoán về số mệnh của từng người theo cung Hoàng Đạo.
Sự khác nhau của 12 con giáp ở các nước như: Việt Nam tên các con giáp là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, khác với con giáp Trung quốc là: Chuột, Bò, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà Trống, Chó, Lợn. Mười hai con giáp tại xứ sở Nhật Bản: Chuột (nezumi), Bò (ushi), Hổ (tora), Thỏ (usagi), Rồng (ryu), Rắn (Haebi), Ngựa (uma), Cừu (hitsuji), Khỉ (saru), Chó (inu), Lợn rừng (inoshishi). Ở Hàn Quốc với hệ thống con giáp sau đây: Tý/Chuột, Sửu/Bò, Dần/Hổ, Mão/Thỏ, Thìn/Rồng, Tỵ/Rắn, Ngọ/Ngựa, Mùi/Cừu, Thân/Khỉ, Dậu/Gà, Tuất/Chó, Hợi/Lợn.
Nhìn chung thì ở các nước có sự khác nhau thú vị ở những điểm như: Ở Hàn và Nhật thì Sửu là Bò thay vì ở Việt Nam và Trung Quốc là Trâu. Tương tự như Mùi, Việt Nam và Trung Quốc là Dê nhưng Hàn và Nhật là Cừu. Ở Việt Nam Mão được xem là mèo nhưng Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Nhật đều là Thỏ. Hợi ở Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc là lợn nhưng tại Nhật là Lợn rừng.
Tóm lại, dù là cung Hoàng đạo được sắp xếp ra sao nó vẫn là điều thú vị cho một năm của mọi Quốc gia đón mừng năm mới. Mặc dù sự tiến bộ khoa học hôm nay không chứng minh được sự hên xui may mắn một cách rõ ràng với các cung hoàng đạo. Nhưng nó là những truyền thuyết lâu đời dễ thương nhất được nhiều người biết đến và thường lấy nó làm một vài biểu tượng hay những đặc thù trong cuộc sống. Hy vọng chúng ta sẽ dùng nó như một niềm tin để giữ lành tránh dữ và cẩn thận trong mỗi tiến trình trong cuộc sống. Kính chúc quý vị một năm mới An khang Thịnh vượng.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here