Phiếm   VƯƠNG QUAN

0

Kính gửi quý độc giả GTVX một bài viết tôi rất đắc ý của tác giả Đan Thanh. Tại sao tôi nói thế ? là vì đã hàng trăm năm qua cả đất nước Việt Nam người người (trí thức lẫn bần cố nông) đều cho Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn học VN. Khi họ nói như thế tôi thật tình tôi không thể nghĩ họ là ai, họ là người như thế nào, trình độ học vấn ra sao ! Chính vì họ phán một câu xanh rờn như thế mà hàng ngàn năm qua VN chưa bao giờ có một tác phẩm nào có giá trị như nhiều Quốc gia trên thế giới.

Xin lỗi, đối với tôi Truyện Kiều chỉ là một câu chuyện ba xu ở Trung Quốc mà thôi không có ảnh hưởng gì đến nền văn học và dân tộc Việt cả mãi đến ngày hôm nay. Trước đây tôi có viết nhiều bài bàn về Truyện Kiều và xin ý kiến của các thức giả nhưng không thấy ai trả lời cả. Ví dụ một câu hỏi rất đơn giản, ai là người viết thơ lục bát bằng chữ Quốc ngữ cho truyện Kiều trong khi truyện Kiều có trước đó khoảng hơn hai trăm năm? Tôi chưa thấy có một ai trả lời chính xác về điều này và truyện kiều mang lợi ích gì cho nền văn học và cho xã hội VN ? Hay chỉ là một tiểu thuyết ba xu. Mời quý vị đọc thêm bài dưới đây.

 Phiếm   VƯƠNG QUAN

Đan thanh
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ có người dám “soi”
Tố Như 

Xin tạ lỗi cụ Nguyễn Du và kính mong lượng xá.

Đọc truyện Kiều, đọc những bài bình, bài viết về truyện Kiều nhiều, không nhớ hết, có bài sâu sắc, có bài không ( không là không ưa, chứ không phải không hay. Hihi )

Có nhiều chi tiết thấy lạ nhưng không dám nói chi, đây chỉ là tiểu tiết, có gì phải bàn? Chắc vậy nên hổng ai nói đến chăng? mà ” đại sự bất câu tiểu ý ” nên tui cà khịa cho vui chứ để trong bụng chi cho nặng.

Họ Vương có ba con:

Đầu lòng hai ả tố nga, đẹp sửng sờ, đẹp thảng thốt khỏi bàn, tiếp đến:

Một con trai thứ rốt lòng”  đó là Vương Quan.

Kiều tuổi cập kê 16, Thúy Vân 14, Vương Quan 12 (4 năm ba đứa, dày đặc), có thể Vương Quan nhỏ hơn nữa, còn tắm truồng cũng nên.

Thế mà khi Kiều thắc mắc:

Rằng sao trong tiết thanh minh

Mà đây hương khói vắng tanh thế mà

Thì thằng nhóc Vương Quan này (có khi chưa chào đời thì Đạm Tiên đã được vùi nông một nấm) mà rất chi thông tuệ, hiểu cặn kẽ:

Vương Quan mới dẫn gần xa

Đạm tiên thuở trước vốn là ca nhi

Nổi danh tài sắc một thì

Xôn xao ngoài cửa …

Lại còn biết cả người khách viễn phương ” đắp mộ cuộc tình “:

Khóc than khôn xiết sự tình

Khéo vô duyên bấy là mình với ta

Biết cả ông nầy làm gì nữa mới ghê :

Sắm sang nếp tử xe châu

Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa

Biết rất tường tận rõ ràng, như đã từng lăn lóc tình trường, chốn ăn chơi nào cũng có mặt (vì Đạm Tiên là ca nhi). Vương Quan 12 tuổi mà đã “rành sáu câu”. Còn tỏ ra ” lợi hại ” khi nhắc nhở chị Kiều:

Quan rằng: chị nói hay sao

Một lời là một vận vào khó nghe

Nhỏ này ngon thiệt luôn.

Chàng Kim: một người khá nổi tiếng :

“Nền phú quý, bậc tài danh …”

…”Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.”

Sành điệu kiểu ni chắc đã từng trãi 25, 27 rồi chăng? Sau khi từ Liêu Dương về, tự quyết định mời gia đình họ Vương về phụng dưỡng, đã tự lập thì không thể là thư sinh đôi mươi được.

Gặp Kim Trọng, hai bà chị đi trốn xúi thằng em ra xem:

Chàng Vương ( 12 tuổi ) quen mặt ra chào

Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
….
Chung quanh vẫn nước non nhà

Với Vương Quan TRƯỚC vốn là đồng thân ( bạn học )

Trước đây Kim Trọng và Vương Quan đã là bạn học (hic). Trước đây là lúc Vương Quan còn đái dầm chăng ?

Kim Trọng thuê nhà trọ học ở đâu đó đã lâu, và là bạn của Vương Quan (có thể là bạn nhỏ, nhưng Quan nhỏ quá) mà Kim thì đã trưởng thành, đã “dậy thì thành công” từ lâu, gặp Kiều là ba chưn bốn cẳng dọn tới “tổ dân phố ” của Kiều cho gần.

Càng đọc càng thấy chi lạ, mà không chỉ Vương Quan chi lạ mà còn nhiều chi lạ nữa.

Chàng Kim về Liêu Dương nửa năm để thọ tang, rồi vội vàng trở lại vườn Thuý:

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà

Vội sang vườn Thuý dò la. Đã thấy:

Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày

Chỉ có 6 tháng mà gia đình bậc trung của Kiều đã hoàn toàn sa sút nghèo khổ:

May thuê, viết mướn kiếm ăn lần hồi

Vương Quan mới 12 tuổi mà đã “cho chữ ” được thì quả là hiếm có.

Ngày xưa người “cho chữ” phải là người uyên thâm học rộng hiểu nhiều.

Viết mướn cũng không phải là chuyện chơi: đơn kiện tờ trình …viết chữ để thờ cúng … đòi hỏi phải có kiến thức có kinh nghiệm.

Thằng nhóc họ Vương này lạ thiệt. Hihi.

Cám cảnh họ Vương, Kim đón ông bà Vương về phụng dưỡng, bao nuôi Vân, Quan luôn.

Không nghe nói học hành ra sao nhưng:

Chế khoa gặp hội trường văn

Vương Kim cùng chiếm bảng xuân một ngày

12+ mấy? mà chiếm bảng xuân cùng lúc với Kim Trọng và làm quan:

Cửa trời rộng mở đường mây

Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần

Chàng Vương nhớ đến xa gần

Sang nhà Chung lão tạ ân chu tuyền.

Làm quan lúc mấy tuổi không biết, làm được mấy năm thì Vương Quan được cải nhậm ( đổi đến nhận chức một nơi khác). :

Kim thì cải nhậm Nam Bình

Chàng Vương cũng cải nhậm thành Châu Dương

Sau đó thì:

Nghe rằng thế giặc đã tan

Sóng êm Phúc Kiến lửa tàn Chiết Giang

Lúc này Kiều đã qua 15 năm lưu lạc (Kiều 16+15) như vậy Vương Quan khoảng 27 tuổi (12+ 15). Vậy mà đã thi đỗ, đã làm quan, có vợ có con từ tám hoánh (gần 10 năm chứ ít chi).

Ông quan Vương Quan này quả là hiếm có ở thời đại phong kiến, cái thời mà người làm quan nào cũng tóc bạc râu dài. Ui ui ” đồng chí này con đồng chí nào mà làm quan sớm thế?”

Nhóc Vương Quan 12 tuổi đã “cho chữ” , không nghe học hành chi mà thi đỗ làm quan, mấy năm sau cãi nhậm, vợ con một mớ.

Bắt phong trần phải phong trần

Vậy thui.

Chuyện Kiều bạn đã thuộc lòng

Nghe tui cà khịa lòng vòng …

Bực hông ?
đanthanh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here