Sự sống, Con người & Tôn giáo (kỳ 5)

0

C – Ai Là Phật

Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhartha Gotama) dòng họ Cồ Đàm ((Gotama), Vương tộc Thích Ca, thuộc đẳng cấp Sát-Đế-Lợi, được ra đời trong một gia đình Hoàng tộc. Ông sinh ra tại Lumbini, cách thành Ca Tỳ La Vệ 15 cây số vùng trung Ấn Ðộ Nepal, Nepal là một nước ở ven sườn dãy Hy Mã Lạp Sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây Tạng. Đức Phật ra đời vào khoảng 623 – 543, có sách viết là vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch năm 624 trước Công nguyên. Có sách viết Đức Phật đại nhập Niết-bàn / qua đời, tức là năm 544 trước TL. Tuy nhiên, ngày sanh cũng như ngày chết của Đức Phật theo như (the historical Buddha) thì không có gì chính xác. Ông là con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu là Maha Maya. Khi được 16 tuổi Thái Tử vâng lệnh vua cha thành hôn với công chúa Yasodhara (Da-du-đa-la) con gái vua Suppa-Buddha ở nước Koli (Câu-ly) và sinh được đứa con trai tên là Rahula (La-hầu-la). Hơn nữa, tiểu sử Đức Phật đều được viết sau khi Đức Phật qua đời cả trăm năm, trong đó có nhiều huyền thoại không tìm thấy ở các kinh sách trong thời sơ khai Phật giáo.

Khi Đức Phật ở tuổi 29, ông nhận ra rằng sự giàu có và sang trọng không bảo đảm sự hạnh phúc, vì vậy ông đã khám phá những lời dạy của các tôn giáo và triết lý khác nhau trong nhiều ngày tháng, để tìm ra chìa khóa cho hạnh phúc con người. Sau sáu năm nghiên cứu và thiền định, cuối cùng ông đã tìm thấy con đường trung đạo và giác ngộ. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã dành phần còn lại của cuộc đời mình giảng dạy các nguyên tắc của Phật giáo “gọi là Pháp (Dharma), hay Chân Lý” cho đến khi ông qua đời ở tuổi 80.

D – Đức Phật được an táng ở đâu

Theo như lịch sử và khảo cổ học đã nghiên cứu về cuộc đời Đức Phật và cái chết của ông, chúng tôi xin nêu lên một vài tài liệu mà hiện nay nhiều người cho là khả tín.  Đức Phật qua đời vào khoảng năm 483 trước Công nguyên. Ông bắt đầu cuộc hành trình lịch sử của mình trên con đường tỉm đến giác ngộ. Ông đã trải nghiệm qua nhiều tôn giáo thực hành khổ hạnh không kết quả và tất cả các phương pháp của sự thờ phượng về thần linh, nhưng tất cả đều vô ích.  Ngài đã thọ dụng bát cháo sữa của cô bé Sujata, trở lại con đường trung đạo để tu hành. Cuối cùng, Ngài đi theo ngọn đuốt trí tuệ của riêng ngài và sau đó thiền định dưới gốc cây bồ đề suốt 49 ngày đêm. Phương pháp hành thiền đưa đến giác ngộ gồm bốn giai đoạn nhập định là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Trong đêm thứ 49 Ngài chứng được Tam minh (tức là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh). Lúc đó nhằm ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, khi ấy Ngài 30 tuổi và sau đó Ngài đã đạt được thành đạo (giác ngộ). Địa danh thiền định này được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Utta Pradesh. Đức Phật nhập niết bàn ở tuổi 80 tại rừng Sala xứ Câu–ly ((Koly), cách thành Ba-La-Nại chừng 120 dặm. Lúc ấy là ngày rằm tháng hai âm lịch năm 544. (phụ chú “cây Sal” hoặc “cây Ayauma”, được mang vào Malaysia từ Ấn Độ, Sri Lanka, Guiana và Bắc Đông Nam Mỹ. Trong Vườn Bách thảo Penang được trồng cây Sala vào năm 1938. Đặc biệt loại cây sal bông hoa của nó có mùi thơm tuyệt vời và có thể được sử dụng để làm nước hoa hay làm mỹ phẩm). Sau khi Đức Phật chết cơ thể của ông đã được hỏa táng và đựng vào họp tro cốt (cremated) và chia cho các vị vua khác nhau của Ấn Độ và Sri-Lanka. Mỗi vị vua xây dựng một ngôi chùa khổng lồ và đặt tro cốt vào đó để thờ phượng như là sự tưởng nhớ đến Đức Phật. Có thể nói có những ngôi chùa (Pagodas) cao hơn cả kim tự tháp của Ai Cập. Hay một tòa nhà Bảo tàng viện ở New Delhi Ấn Độ được lát bằng vàng cũng có hài cốt và nhiều di vật của Đức Phật, nơi đây được bảo vệ cẩn thận. Cũng có tài liệu viết rằng Đức Phật thực sự đã được hỏa táng gần Kushinagar Ấn Độ ở tuổi tám mươi trong một khu rừng cây sala. Trong lịch sử cuộc đời đức Phật vẫn chưa có tài liệu nào chính xác, tuy nhiên trong nhiều năm qua Kushinagara đã trở thành một thánh địa quan trọng để các phật tử đến chiêm bái đảnh lễ và hành hương.

Theo mô tả chi tiết bởi nhà khảo cổ học William Claxton Peppe, nhà khảo cổ học chuyên nghiệp Tiến sĩ KM Srivastava và nhà sử học Charles Allen đã xác định một trong những nơi chôn cất tro cốt của Đức Phật sau khi qua đời được chôn cất trong 8 Bảo tháp, một phần trong số đó đã được trao cho gia tộc của Đức Phật. Đồng thời được đánh số tám nơi quan trọng về cuộc đời của Đức Phật để các Phật tử và du khách hành hương. Ngoài những nơi an táng thi thể và di vật Đức Phật ra người ta còn tìm thấy những Bảo tháp thờ răng của Đức Phật “Dalada Maligawa” ở Sri Lanka hiện nay. Hay đài PBS trước đây có nói về “Bones of the Buddha “ trong chương trình “Secrets of the Dead” vào năm 2013 đã đề cập về tôn giáo và lịch sử ở Ấn Độ trong nhiều cuộc thảo luận. Trung tâm việc thảo luận được xoay quanh các nghiên cứu của nhà sử học Charles Allen về xương của Đức Phật và câu chuyện kể về bảo tháp tại Piprahwa, một cấu trúc linh thiêng Phật giáo trong Basti của Uttar Pradesh ở Ấn Độ… Các nhà nghiên cứu cho rằng Piprahwa là địa điểm của Ca Tỳ La Vệ, thủ phủ của tiểu bang Shakyan và Shakyas cũng là nơi của gia đình Đức Phật Siddhartha Gautama hay Thích Ca Mâu Ni, 500-410 BC. Nhiều khảo cổ cho rằng: 1- Lâm Tỳ Ni (Lumbini) là nơi Đức Phật ra đời và một trong những địa điểm có nhiều di vật, di tích liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, 2- Buddha Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là nơi Đức Phật thành đạo, 3- Isipatana hiên giờ là Sarnath nơi Đức Phật thuyết pháp lần thứ nhất và thứ 4- Kusinagara là nơi Đức Phật nhập diệt.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện vào năm 1896 cho rằng Lumbini là nơi Đức Phật sinh ra với di tích còn lại của Hoàng đế Asoka đã từng viếng thăm nơi đó. Mặc dù các công trình thời Đức Phật đã bị chôn vùi hoặc bị hủy hoại bởi những xây dựng ở thế hệ sau này, các bằng chứng và các giai đoạn đầu tiên của Phật giáo hình thành thật sự chúng ta không thể nào tiếp cận hay điều tra, khảo cổ một cách hoàn toàn, tính cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên với triết lý và phật pháp cao siêu, thực tế và khoa học của ngài đã cho nhân loại một cái nhìn và niềm tin vững chắc về cuộc đời của một con người và kiếp sống nhân sinh. Hiện nay đã có hơn nửa tỷ người trên thế giới đã có niềm tin về Phật giáo.

E – Phật có phải là Đức Chúa Trời?

Phật không phải là đức Chúa Trời và Ông cũng không khẳng định ông là Chúa Trời. Ông chỉ là một người dạy con đường dẫn đến giác ngộ (satori) từ kinh nghiệm riêng của mình. Đức Phật không bao giờ nói về Thượng Đế, các Judeo-Christian Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là tất cả Phật tử là những người vô thần và không tin vào Đức Chúa Trời. Đức Phật có tin vào Đức Chúa Trời không? Đức Phật có tin vào Thiên Chúa, Thiên Chúa của các Kitô hữu, người Do Thái và người Hồi giáo không? Câu trả lời là không, Phật không có thuyết độc thần (chỉ có một Thiên Chúa) đây là một khái niệm xa lạ đối với Đức Phật. Vào thời có Đức Phật, chỉ có những người Do Thái thực hành tôn giáo của Đấng Thiên Chúa.Chúng ta hãy nhớ rằng, Đấng Thiên Chúa ra đời vẫn còn sau đức Phật 500 năm, thì làm sao ông hiểu về Thiên Chúa. Hơn nữa Đức Phật không bao giờ rời khỏi Ấn Độ trong suốt cuộc đời của mình, ông không bao giờ đi xa hơn 200 dặm từ nơi sinh của ông. Đức Phật cũng không bao giờ gặp một Người Do Thái, cho nên ông không bao giờ nói về điều này. Ông không bao giờ nói bất cứ điều gì về Đấng Thượng Đế của Ki Tô Giáo. Ngoài ra, trong những lời giảng dạy của Ông không có gì liên quan đến Thiên Chúa, hay đề nghị tìm đến Thiên Chúa để tôn thờ như một số thần ở Ấn Độ. Giáo lý Đức Phật là vô thần. Đức Phật quan tâm nhiều hơn với thân phận con người: Sinh, Lão, Bệnh, Tật và cái chết. Con đường Phật giáo là giải thoát sự khổ đau của cuộc sống. Đức Phật không phải là một vị thần trong đạo Phật, để chúng ta cầu nguyện hay xin ân phúc. Ông chỉ là một người bình thường như chúng ta được sinh ra bởi cha mẹ, nhưng sự hiểu biết uyên thâm, lòng từ bi, đức độ hơn người, trí tuệ hơn người,. Cho nên Ông được tôn trọng như một người thầy vĩ đại. Ông là một con người đã tìm thấy sự hoàn hảo của mình trong Niết Bàn (parinirvana) (trạng thái an bình nghỉ ngơi và yên bình). Bởi vì, trong Niết Bàn của Đức Phật là một nơi hoàn toàn từ bi, hoàn hảo về đạo đức và nơi kết thúc sự đau khổ của mình mãi mãi. Mặc dù ai tin vào Thiên Chúa hay các vị thần linh, điều này chúng tôi không giám phê bình là đúng hay sai vì đó là niềm tin của mọi người, nhưng với tôi trên con đường nghiên cứu Phật pháp tôi tin rằng Phật giáo là triết lý, là con đường đi đến để chấm dứt khổ đau thực tế nhất trong đời sống của con người. Điều này quan trọng hơn cả là tin vào những niềm tin vọng tưởng.

Có nhiều người đặt câu hỏi. Làm thế nào tất cả mọi thứ trong thế giới này bắt đầu nếu không có bàn tay của Thượng Đế ? Câu hỏi này đã có người hỏi Đức Phật khi Ngài còn tại thế. Ngài vẫn giữ im lặng nhưng không có nghĩa là không có câu trả lời. Thật ra trong tín ngưỡng của Phật giáo chúng ta không có một nguyên nhân đầu tiên, thay vì chúng ta có một vòng tròn không bao giờ kết thúc của sinh tử luân hồi. Trong thế giới này và vũ trụ có rất nhiều sự khởi đầu và kết thúc. Mô hình của cuộc sống được sử dụng trong Phật giáo không có chỗ khởi đầu … Con người tiếp tục đi và đi mãi. Tại sao chúng ta phải cần biết thế giới này bắt đầu như thế nào để làm gì? Điều quan trọng là làm cách nào để chấm dứt mọi khổ đau đó là trọng tâm trong cuộc sống. Đức Phật có thể giúp chúng ta chấm dứt đau khổ qua trí tuệ và hoạt động của lòng từ bi. Đó là điều cần thiết và thực tế nhất trong đời sống của con người cần làm, chứ không phải chờ đợi hay van xin bất kỳ đấng thần linh nào ban cho chúng ta cả. Tóm lại tôi dừng lại ở điểm này bằng một câu nói: 1. I do not take it to be true; 2. I do not take it to be false; 3. I do not say you’re wrong; 4. I do not not say you’re right; 5. I do not say it is true or false; 6. It is both wrong and right, true and false at the same time. Such is the dilemma of relative truth. It is just the finger pointing” tạm dịch là: 1. Tôi không xem đó là sự thật, 2. Tôi không xem đó là sai, 3. Tôi không nói bạn sai, 4. Tôi không nói bạn đúng, 5. Tôi không nói nó là đúng hay sai, 6. Tôi cho là cả hai, có sai và đúng, có đúng và sai. Đó là tình trạng tiến thoái lưỡng nan của chân lý tương đối. Nó giống như ngón tay chỉ mà thôi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here