TẢN MẠN VĂN HỌC VỀ TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

0

NHÃ LAN – NGUYN XUÂN QUANG.
(phn 2)
NHÃ LAN:

Chương Trình Tản Mạn Văn Học do Nhã Lan phụ trách kỳ trước đã cùng Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang, người dày công nghiên cứu hơn 30 năm về trống đồng Đông Sơn, một quốc bảo của Dân Tộc Việt Nam – Buổi nói chuyện hôm nay tiếp tục câu chuyện về Trống Đồng với một chủ điểm mà Nhã Lan nghĩ rằng quý khán thính giả cũng hằng lưu tâm, đây là: BS Nguyễn Xuân Quang giúp chúng ta ĐỌC được gì trên Trống Đồng để từ đó hiểu THÔNG TIN của Tổ Tiên Ngày Trước.

Kính chào Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang.
-HỎI
Kỳ phát hình trước, ông đã chứng minh trống đồng là bộ sử đồng của Dân Tộc Việt Nam. Ông đã minh chứng trên trống đồng có tất cả những truyền thuyết, cổ sử, những gì về vua Hùng Vương và cốt lõi Văn Hóa Dân Tộc Việt. Nay mời ông tiếp tục đi vào chi tiết: “Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Sơn”. Theo ông, đây là một khai phá độc đáo về trống đồng nòng nọc, âm dương Đông Sơn, nhất là sự khám phá ra chữ viết Nòng/Nọc. Vậy thưa BS/Nguyễn Xuân Quang Chữ Viết Nòng/Nọc ấy là gì? Như thế nào?
-ĐÁP
Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que khác với Chữ Nòng Nọc Khoa Đẩu hiện nay.
Trước hết xin nói ngay để tránh khỏi lầm lẫn hay ngộ nhận là chữ viết nòng nọc vòng tròn-que (cirle-rod writing) là loại chữ viết do tôi khám phá ra không phải là thứ chữ nòng nọc khoa đẩu (tadpole writing) mà hiện nay chúng ta thường nghe nói tới. Chữ viết nòng nọc hiện nay mà Hán ngữ gọi là chữ khoa đẩu tức là loại chữ viết có nét cong, ngoằn ngoèo trông như con lăng quăng bơi trong nước. Ví dụ như chữ Hán cổ, chữ Phạn, chữ Thái Lan, chữ Campuchia vân, vân… Đúng ra Chữ khoa đẩu lăng quăng này chỉ là những chữ viết hậu duệ, những chữ viết con cháu của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que thật sự do tôi khám phá ra.
-Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que là thứ chữ có hai mẫu tự căn bản là mẫu tự vòng tròn (O) giống thân con nòng nọc và mẫu tự nọc que (I) giống đuôi con nòng nọc.
-Sự Thành Hình của Chữ Viết.
Để hiểu rõ về sự thành hình chữ nòng nọc vòng tròn-que xin nói thật sơ lược qua sự thành hình chữ viết loài người nói chung. Sự thành hình chữ viết của loài người nói đại lược khởi đầu từ một vạch, một nét vẽ của người tiền sử, rồi tiến tới một dấu hiệu (sign), một hình (picture). Sau đó có mang thêm ý nghĩa. Vậy chữ là:
+ Một vạch có ý nghĩa. Ví dụ các vạch (các nét cào, cạo Hán Việt gọi là hào: theo biến âm c = h như cùi = hủi, ta có cào, cạo = hào) có mang ý nghĩa nòng nọc (âm dương) của dịch là một thứ chữ của dịch.
+ Một dấu hình (sign), một biểu tượng (symbol) có mang ý nghĩa gọi là hình ngữ (pictograph, pictogram) như hình ngữ chữ nêm Sumer, linh tự Ai Cập cổ chẳng hạn.
Do đó chữ nòng nọc vòng tròn-que là thứ chữ có hai mẫu tự căn bản là chữ cái Nòng vòng tròn (O)  và chữ cái Nọc que (I) có mang ý nghĩa.
Chữ nòng vòng tròn (O) và chữ nọc que (I) là hai chữ cái cổ nhất của nhân loại có nguồn gốc nguyên khởi do hình vẽ diễn tả theo hình dạng của bộ phận sinh dục nường và nõ.
Hình tự nường lỗ sinh dục phái nữ nòng tròn O và hình nõ nọc que I đàn ông còn thấy rất nhiều qua các hình vẽ trên đá (petroglyphs) thời tiền sử. Sau đó thấy trong tín ngưỡng thờ nường nõ như trong Ấn giáo thờ linga hình nõ nọc I que cắm trên bệ nường yoni hình nòng tròn O. Khi con người có một đời sống tâm linh cao hơn, hai chữ viết nòng nọc vòng tròn que trở thành hai chữ diễn tả cái đực, nường nõ, nòng nọc, âm dương, trở thành một thứ chữ căn bản có hệ thống của một tôn giáo cổ nhất của con người là vũ trụ giáo dựa trên cái đực, nòng nọc, âm dương, lưỡng hợp, vũ trụ tạo sinh, dịch học.
Đồng thời phát triến thành một hệ thống dấu, hình, chữ viết dùng trong đời thường tục.
 dụ tiêu biểu là hình tam giác ngược biểu tượng bộ phận sinh dục nữ (trong chữ nòng nọc vòng tròn-que tam giác ngược mang âm tính là một từ nòng nọc vòng tròn-que do ba chữ nòng OOO có một nghĩa là âm O thái âm OO, đàn bà, nữ. Ba OOO dương hóa cực đại mở ra thành ba nọc que. Ba nọc que ghép lại tạo thành hình tam giác ngược mang âm tính). Ví dụ hình âm hộ tam giác ngược của chữ nêm (cuneiform) Sumer đã có từ 3.000 năm Trước Dương Lịch:

(nguồn: http://pandora.cii.wwu.edu/vajda/ling201/writingsystems/sumeriancuneiform.htm).

-Hàng thứ nhất: hình vẽ bộ phận sinh dục nữ tam giác ngược (3.000 Trước Dương Lịch) tiến hóa tới năm 600 Trước Dương Lịch thành chữ nêm chỉ đàn bà munus (lưu ý munus có mu- cùng âm với Việt ngữ mụ).
-Hàng thứ nhì: hình vẽ ba ngọn đồi tiến hóa thành chữ núi kur (kur biến âm với Việt ngữ kẻ, kì có một nghĩa là núi).
-Hàng thứ ba: hình vẽ tam giác ngược con gái, đàn bà kết hợp với từ núi thành từ nữ nô lệ geme (phụ nữ vùng núi hoang dã bị dùng làm nô lệ, geme có ge- biến âm với Việt ngữ ghế, gái).
Lưu ý những hình ngữ này quay 90 độ theo ngược chiều kim đồng hồ tức chiều dương cho dễ viết bằng que nhọn ấn trên đất sét trong chữ nêm.
Tôi gọi hệ thống chữ viết này là Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que.
Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que thấy trong mọi nền văn hóa cổ nhân loại có thờ nõ nường, vũ trụ giáo, trong các tín ngưỡng, tôn giáo lớn hiện nay vốn là di duệ của vũ trụ giáo hay bị ảnh hưởng của vũ trụ giáo như Ấn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. Hầu hết các chữ viết thông dụng hiện nay nhất là hệ thống chữa viết theo mẫu tự ABC đều là di duệ của chữ nòng nọc vòng tròn-que.
Tuy nhiên không một nơi nào trên thế giới chữ nòng nọc vòng tròn-que được viết nhiều nhất, đầy đủ nhất, đa dạng nhất, chuẩn nhất, theo đúng ngữ pháp nhất như người Đông Sơn viết trên đồ đồng Đông Sơn, nhất là trên trống Đông Sơn.
Trống đồng Đông Sơn là Bộ Từ Điển Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que. Việt Dịch Đồng Đông Sơn là bộ dịch bằng hình viết bằng hệ thống chữ nòng nọc vòng tròn-que duy nhất của nhân loại.
Người Đông Sơn nếu không muốn nói là cha đẻ ra chữ viết nòng nọc vòng tròn-que thì họ cũng là những bậc thầy, những sư phụ siêu việt về chữ nòng nọc vòng tròn-que, về dịch nòng nọc.
…..
Tôi đang nhờ anh Vũ Đình Trọng dàn trang (layout) quyển Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que, hy vọng sẽ ra mắt độc giả trong một tương lai gần. Quyển sách này trên 1.500 trang với cả ngàn hình ảnh do tôi thu thập khắp nơi trên thế giới nói rõ về chữ nòng nọc vòng tròn-que và chữ nòng nọc vòng tròn-que trên trống Đông Sơn.
-HỎI
Ông nói về “chữ nòng/nọc” tức là vòng O (tương đương với số không 0) và nọc que chữ I (tương đương với số 1)- Hai thành tố căn bản của Toán Nhị Phân/Binary Calculus: Số 0 và số 1 – Tức nền tảng của Máy Vi Tính và Kỹ Thuật Số (Digital) hiện đại. Nhưng Nhã Lan còn thấy trên trống đồng những hình chim, thú, thuyền, người, những biểu trưng của dân cư, thú vật thuộc về đời sống vùng sông, nước chứ đâu có thấy ra những chữ gì? Mời ông nói rõ một cách giản dị nhất sự liên quan/ý nghĩa của hình người, thú, vật trên trống đồng và chữ nòng/nọc mà ông khám phá ra.
-ĐÁP
Nói rõ một cách giản dị nhất sự liên quan/ý nghĩa của hình người, thú, vật trên trống đồng và chữ nòng/nọc mà tôi khám phá ra.
Tất cả các dấu, hình hiện nay gọi là ‘hoa văn’ (một thứ trang trí cho đẹp, hoa mỹ), người, thú, vật, nhà cửa, thuyền… trên trống Đông Sơn chính thống đều được diễn đạt theo hệ thống chữ nòng nọc vòng tròn-que.
1. Người
Ví dụ người tộc Lửa (Chim, Âu Cơ) có con mắt dương: chấm-vòng tròn  mặt trời Lửa dương thái dương như người trên trống dương thái dương Càn Ngọc Lũ I

.Người tộc Nước (Rắn Lạc Long Quân) có mắt âm chấm-hai vòng
tròn  mặt trời Nước dương thái âm.
Thêm vòng tròn nòng âm thứ hai chỉ cho biết mắt có âm tính. Ví dụ người thể điệu hóa ‘văn cờ’ trên trống sấm mưa Làng Vặc thuộc tộc Mặt Trời Nước có con mắt âm:

Người tộc Nước thể điệu hóa ‘văn cờ’ trên trống sấm mưa Làng Vặc.
2. Chim
Cò Lang (hiện gọi lầm là chim Lạc) trên trống Đông Sơn gồm nhiều loại cò biểu tượng cho nhiều tộc, nhiều tiểu bang trong Liên Bang Cò Văn Lang.
-Cò lửa
Ví dụ cò trên trống Đông Sơn IV.

Cò có mỏ hình nõ dương vật mang dương tính không có bờm trong mỏ có chữ hay dấu nọc que mang tính dương, lửa, mặt trời xác định cò là cò lửa, cò Càn.
-Cò Nước
Ví dụ cò trên trống sấm mưa Bắc Lý:

Cò nước trên trống Bắc Lý.
Hai cánh hợp với thân mình tạo thành hình hai giọt nước nhọn đầu là hai nòng OO chuyển động mang dương tính (I), nước (OO): nước dương thái âm IOO Chấn (Chấn vi lôi là sấm) (giống hai giọt nước ở hình thái tứ tượng ở khoảng không gian giữa các nọc tia sáng mặt trời trên trống đồng, hiện nay gọi lầm là ‘họa tiết’ lông công). Đây là cò Nước, cò Lạc của tộc người nước Lạc Long Quân Chấn.
-Cò đá (núi).
Ví dụ cò trên trống Phú Xuyên.

Giữa hai cánh có chữ hay dấu tam giác cân, thuận hình núi đá, núi nhọn, dương hình tháp cho biết cò là cò đá, cò đất dương nhọn đỉnh, cò thiếu dương Li.
-Cò Gió.
Ví dụ cò trên trống Ngọc Lũ I.

Cò gió Lang Liên Bang Văn Lang trên trống Ngọc Lũ I.
Bườm cò có hình phướn gió biểu tượng cho gió. Trong bờm có các chữ nòng nọc vòng tròn-que cho biết thuộc tộc nào, bang nào trong Liên Bang Cò Văn Lang. Cánh hình thảm thần Một Nghìn Lẻ Một Đêm bay trong gió.
Xin nhắc lại đây là Cò Lang hiện gọi lầm là chim Lạc
-Chim nông
Chim nông là loài chim nước mang âm tính có con mắt âm chấm-hai vòng tròn.

Chim nông nước trên trống Ngọc Lũ I.
……
3. Thú
Cũng như chim và người, những con thú dương có con mắt dương chấm-vòng tròn mang dương tính và những con thú âm có con mắt âm chấm-hai vòng mang âm tính, có thể sống được dưới nước như:
-Cá sấu dao trên trống Hòa Bình.

Con thú họ thằn lằn có mõm nhọn như dao, có con mắt âm chấm-hai vòng tròn có thể sống được dưới nước. Đây là con cá sấu mõm dao (gavial) thần thoại hóa thành dao (giao) long. Trống Hòa Bình là trống biểu tượng của Dao (Giao) Việt dòng Lạc Long Quân.
-Cá
Cá mang dương tính có mõm nhọn mũi mác:

Cá Việt trên trống dương thái dương Càn Ngọc Lũ I.
Trên người cá có chữ nọc que xác thực cá mang dương tính. Đây là cá Việt cá mũi mác, mũi rìu.
-Ếch
Trên trống Đông Sơn có tượng loài lưỡng cư cóc/ếch. Trống có tượng cóc (chỉ sống trên đất mang dương tính) là trống sấm dông gió (mang dương tính, thiếu âm) còn trống có tượng ếch sống được dưới nước mang âm tính thái âm là trống sấm mưa (mưa mang tính thái âm).
Phân biệt các tượng cóc và ếch trên trống, ngoài các yếu tố khác, cũng dựa vào con mắt dương hay âm của con vật.
Ví dụ một con ếch trên một trống ếch nam Trung Hoa.

(A.B Bernet Kempers (The Kettledrums of Southeast Asia).
Con vật có con mắt âm hai vòng tròn và có ‘eo ếch’ cho biết đích thị là con ếch. Lưu ý người ở trống này thể điệu hóa ‘văn cờ’ cũng có con mắt âm chấm hai-vòng tròn là người tộc Nước ăn khớp trăm phần trăm với ếch.
……
-HỎI
Thật thú vị từ đề tài, chủ điểm chuyên môn, bác học là Trống Đồng, ông dẫn dắt ngưởi đọc Việt Nam đi vào lãnh vực sống động là Phong Tục Việt Nam qua những trò chơi nhân gian như Bầu Cua Cá CọpChuyện Thánh Gióng, Chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh, chuyện Trầu Cau… Vì thì giờ có giới hạn, mời ông trình bày một Phong Tục VN điển hình có liên hệ chặt chẽ với những biểu tượng trên Trống Đồng.
-ĐÁP
Một Phong Tục VN điển hình có liên hệ chặt chẽ với những biểu tượng trên Trống Đồng. Đó là:

a.Tục Thờ mặt trời.
Người Việt là Người Việt Mặt Trời Thái Dương.
Tôi đã minh chứng có Trên 100 Bằng Chứng Người Việt Là Người Mặt Trời. Việt là Rìu vật nhọn, vật biểu tượng của mặt trời (Việt Là Gì?). Vua Hùng là Vua Mặt Trời.
Theo sử miệng Người Việt là di duệ của Đế Minh, Đế Ánh Sáng, cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế. Người Việt Xích Quỉ là Người Đỏ, Người Tỏ, Người Mặt Trời. Người Việt là Man, Mán, Mường, có nghĩa là Người. Người là Ngời là Sáng là Mặt Trời…
Vì vậy nên người Việt nói riêng và Bách Việt nói chung có tục thờ mặt trời. Tục thờ mặt trời của người Việt ngày nay đã bị xóa mờ đi rất nhiều chỉ còn vài chứng tích nhưng còn thấy rõ nhất trên sử đá và sử đồng Đông Sơn.
Chỉ xin vắn tắt đưa vài điểm tiêu biểu minh chứng người Việt là Người Việt Mặt Trời Thái Dương:
-Thờ mặt trời thấy rõ qua những hình người mặt trời khắc trên Bãi Đá Cổ Sapa:

Người hay thần mặt trời ở Bãi Đá Cổ Sapa đầu có nọc tia sáng tỏa rạng thái dương, có nõ cong hình Rìu, Việt. Đây là Người Việt Mặt Trời Thái Dương.
-Cảnh tế lễ mặt trời ở Vách Đá Hoa Sơn, Quảng Tây của người Lạc Việt Tráng/Choang (Zhuang).

Cảnh tế lễ mặt trời ở Vách Đá Hoa Sơn (ảnh của tác giả).
-Người Việt có tục hiến tế, ăn thịt, uống máu người giống như Người Mặt Trời Aztec, Maya hiến tế người moi tim ăn và uống máu. Tục hiến tế người này thấy ghi lại trong bài Chiêu Hồn của Tống Ngọc có đoạn:
“Hồn hỡi hồn, về đây, đừng xuống phương Nam,
Đó là xứ rắn, mãng xà khổng lồ,
Bọn xâm trán, bọn đen răng sẽ mần thịt
Hồn để cúng tế, nấu xương hồn mà làm canh”.
“Phương Nam xứ rắn” tức dòng Rắn Rồng Lạc Việt Lạc Long Quân, có tục “xâm trán, đen răng” (xâm mình lả tục của con dân Hùng Vương). Nhuộm răng đen với mầu đen là mầu thái âm, mầu nước thái âm, phần nước không có ánh sáng chiếu tới). Răng đen là biểu tượng của tộc nước thái âm của dòng Mặt Trời Nước Lạc Long Quân. Răng đen và mã tấu (một thứ rìu, một thứ Việt) là hai biểu tượng của Lạc Việt. Những tộc thù nghịch với người Việt thường chửi chúng ta là “bọn răng đen mã tấu”. Cúng tế người là tục thờ mặt trời.
Tục này ngày nay còn thấy rõ qua câu hát của Văn Cao “thề phân thây uống máu quân thù” và cũng thấy qua món ăn tiết canh, một thứ ăn máu sống. Có tộc Nam Dương thờ mặt trời cũng ăn món salad trộn máu sống.
-Cúng máu tươi Thờ Mặt Trời.
Hồi bé, tôi thấy mỗi lần giỗ tết thường cắt tiết gà hứng vào đĩa rồi để lên bàn thờ cúng. Cúng máu tươi là một tục tế lễ mặt trời. Cúng máu cho ai? Cho tổ tiên. Tổ tiên tối cao tối thượng của người Việt dĩ nhiên là Tổ Hùng đại vũ trụ Mặt Trời Viêm Đế, Tổ Hùng tiểu vũ trụ Đế Minh, Đế Ánh Sáng Mặt Trời, và Tổ Hùng Lịch Sử, Hùng Vương Thái Tổ, di duệ của thần Ánh Sáng Mặt Trời Đế Minh và thần Mặt Trời Tạo Hóa Viêm Đế…
-Thờ bánh dầy bánh chưng theo duy dương là thờ trời mặt trời tròn đất vuông.
-Chim thú, vật tổ biểu tượng của người Việt đều có nghĩa là Việt, là mặt trời (chim Việt: chim mỏ sừng Cắt Hồng hoàng, Hươu Việt: hươu sừng, Cá sấu Việt: sấu Lạc mõm dao, Rắn Việt: rắn mồng, rắn có sừng).
-Phụ nữ Việt đội nón thúng quai thao cổ truyền hình mặt trời mà J. Cuisinier gọi là Chapeau de Soleil. Phụ nữ Việt mang dòng máu Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ, mặt trời rạng sáng (nhật tảo).
-Đền thờ Nhật Tảo ở làng Diềm, Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Bắc Ninh thờ một vị thần làng nữ Nhữ Nhương, hình bóng của thái dương thần nữ Âu Cơ, mặt trời nhật tảo hừng rạng.
-Cúng tế vua Hùng Mặt Trời bằng mâm sôi gấc hình mặt trời.
-Thờ quạt 18 cái nan biểu tượng của Hùng Vương mặt trời mọc.
-Đình làng Việt Nam là di duệ của đền thờ mặt trời.
…..
Tục thờ mặt trời này thấy rõ trên trống đồng Đông Sơn:
-Thờ mặt trời qua sự thờ trống đồng Đông Sơn, trống biểu tượng của mặt trời giáo.
Thờ mặt trời thấy rõ ở Vách Đá Hoa Sơn cũng thờ trống đồng.

Thờ trống đồng ở Vách Đá Hoa Sơn.
-Thờ thần mặt trời thấy trên một trống Đông Sơn Điền Việt biến cải thành vật đựng vỏ ốc thờ.

Trống đồng biến cải thành vật thờ có thần mặt trời mạ vàng cưỡi ngựa vào khoảng năm 206 Trước Dương Lịch tìm thấy ở Tây Hải San, Jinning, Vân Nam (Bảo Tàng Viện Tỉnh Vân Nam, Côn Minh).
-Người mặt trời (Việt) thấy rõ trên trống Quảng Xương:

Người mặt trời trần truồng có mặt trời tia sáng tỏa rạng ngời ở mặt thuộc dòng Rắn Lạc, người vạm vỡ mang hình ảnh tráng niên Lang Hùng.
-Hiến tế người thấy rõ nhất ở trống đồng Điền Việt.

Trên mt mt trng đng có các hình tượng din t mt cnh hiến tế người (206 BC-25 AD, khu m S 20, Tri Thch Sơn) (Zhang Zengqi).
-Người trên trống đồng hóa trang chim mặt trời, nhẩy múa quanh mặt trời (sun dance)…
-Đền thờ mặt trời thấy rõ trên trống Quảng Xương mang hình bóng đền Hùng Vương.

Đền thờ Hùng Lang có mặt trời tỏa rạng ở hai bên cừa trên trống Quảng Xương.
Đền thờ mặt trời này là tiền thân của đình làng Việt Nam, nhà lang Mường hiện nay.
-Cung nghinh mặt trong các nhà mặt trời có những người cung nghinh, tế lễ mặt trời.

Người cung nghinh, tế lễ mặt trời trên trống Hoàng Hạ.
-Chim thú, vật tổ biểu tượng mặt trời của người Việt đều có mặt trên trống Đông Sơn.

Chim cắt, chim Hồng hoàng, chim Rìu Lửa, Chim Việt có mũ sừng (hornbill) trên trống Duy Tiên.
…..
Cũng xin nói thêm một điểm quan trọng nhất là truyền thuyết Chim-Rắn, Tiên Rồng cốt lõi nhị nguyên của văn hóa Việt mà ta cứ tưởng là do các nhà nho bịa đặt ra. Sự thật là truyền thuyết này đã có từ ngàn xưa còn ghi lại trên trống Quảng Xương. Các nhà nho Việt sau này chỉ thần thoại hóa Chim thành Tiên và Rắn thành Rồng.
Ngành người Chim Hồng hoàng Âu Cơ và ngành người Rắn Dải Lạc Long Quân còn ghi rành rành trên trống Quảng Xương.

Người Chim Tiên diễn đạt bằng Chim Mỏ Rìu Lửa, Cắt Việt, Hồng Hoàng (Great Hornbill) có mỏ rìu, mũ sừng, váy hình haicánh chim xòe ra. Chim này là chim biểu của thần Mặt Trời thái dương Viêm Đế họ Khương (Sừng) ngành Nọc Việt, Hồng Việt.

Người Rắn Rồng diễn đạt bằng con Rắn Việt, Rắn Lạc, con Dải Nước (dân dã gọi là con dải, một loài rắn sống dưới nước trông giống hình dải dây) có mào thịt hay sừng và rắn dải nước trông như thác đổ ở sau lưng. Rắn này là rắn biểu của Thần Nông mặt trời thái dương ngành Nòng Việt, Lạc Việt Lạc Long Quân.
Chim Hồng-Rắn Lạc là giống dòng Hồng Lạc. Người Việt là con giống Hồng cháu dòng Lạc: CHIM-RẮN, TIÊN RỒNG, HỒNG LẠC.
……
Nhã Lan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here