“THE POETRY CROWD,” by Donald Hall

0

“NHÓM THƠ” – Donald Hall

Linh Vũ chuyển ngữ

Lịch sử Thơ Mỹ, loạt tiểu luận của những cao thủ trong lãnh vực văn chương.

Bốn mươi năm trước, tôi có làm một bài thơ trên chuyến bay 707 khi ngồi cạnh một doanh nhân vốn vừa lục xong xấp giấy trong chiếc cặp (bây giờ có lẽ ông ta bấm máy) rồi quay sang hỏi tôi: “Ông sinh hoạt trong lãnh vực nào”? Tôi bảo ông ta rằng tôi sinh hoạt trong lãnh vực thi ca. Ông ta liền nhìn chằm chằm điên đảo ra ngoài cửa sổ và lúng túng nói: “Vợ tôi bà ấy thích thứ ấy.” Một bạn thơ nhạy bén ắt đã hỏi tôi: “Ông đã xuất bản tập nào chưa?” Ngày nay trên một chiếc máy bay tầm vóc, câu trả lời sẽ khác. “Vợ tôi, chị em gái bà ta và cả anh em trai của mẹ vợ tôi cũng vậy”. Bốn năm chục năm qua đâu có nhiều người trong chúng ta làm thơ. Ở Iowa có Hội Sáng Tác nhưng không có MFAs. Chỉ có đại học Yale mới có giải thưởng cho sách xuất bản lần đầu tiên. Tại một số trường đại học, phân khoa tiếng Anh đã mở khóa sáng tác văn. Tôi cho đó là khởi đầu của sự hỗn độn về thi phú.

Từ lâu lắm, chúng tôi không tự cho mình là những nhà thơ, bởi vì nó có vẻ khoe khoang. Thi sĩ hiếm hoi, có người nổi tiếng hoặc có người không ai biết đến. Khi thi ca bắt đầu lan rộng trong công chúng, tôi đã mở đầu câu chuyện rằng “Tôi thấy chẳng có lý gì mà bạn phải dành đời mình để làm thơ, trừ phi mục tiêu của bạn là sáng tác những bài thơ hay”. Lời nói của tôi dẫn đến sáng tạo ra McPoem vốn được Đại học Hamburger đề cao; và đã dự phóng vô số những ngạo mạn khác. Tôi đã nói toạc ra về sự kiêu căng của thế hệ chúng tôi. Một bạn thơ sinh cùng năm với tôi; từng đoạt giải Poet Laureate, đã viết cho tôi một lá thư cách đây ít năm; trong đó có ghi chú mà ông ta từng chia xẻ với bạn bè. Ông nói bị hụt làm thi sĩ vì không thể sánh với John Keats. Ông cũng không bằng Wyatt, Shakespeare, Milton, Herbert, Herrick, Traherne, Carew, Sydney, Marvell …

Bao nhiêu nhà thơ trẻ ngày nay đã dành nhiều thì giờ để đọc thơ Anh ngữ của những nhà thơ nổi tiếng nhất hồi thế kỷ 17? Những người tốt nghiệp các chương trình MFA có đọc thơ xưa như của John Ashbery? Có lần tôi đọc thơ đương đại thấy đề cập rằng khi nhà thơ vào đại học thấy có một giáo sư nghèo mạt. Bạn có thể tưởng tượng nhà thơ ấy đã hỏi độc giả rằng đời nào một giáo sư lại là một người nghèo mạt? Các ký‎ giả vẫn viết nhiều bài về sự cạn kiệt của thi ca, một nghệ thuật đang biến mất. Đã từng có những tiểu luận như thế ít ra đã có từ thời Edmond Wilson hồi thập niên 1930s. Có lẽ trong thế kỷ 19, mọi gia đình trung lưu đều có một quyển của Longfellow nhưng lại không đọc Whitman hay Donne. Năm 1922, tác phẩm The Waste Land bán được hơn 200 quyển trong khi tác phẩm Harmonium của Steven vẫn ế ẩm. Ngày nay, một nhà thơ tiếng tăm có thể xuất bản 10,000 quyển.

Có nhiều nhà thơ tự phong hơn hồi các thập niên 1920s, 1820s hay 1620s. Thi ca là toàn cầu. Hàng ngàn bài thơ nữa được ấn hành trên hơn hàng trăm tạp chí. Có hơn hàng trăm quyển mà ba chục là đoạt giải phát hành lần đầu. Hãy gia tăng việc đọc thơ và mở thêm sách đóng bụi. Hầu hết nhà thơ đều gớm như nhau. Một số đàng hoàng nhưng tựu chung thường sanh tật. Độc giả phổ thông đã biến mất trong số những người đọc về lịch sử, tiểu thuyết, tiểu sử và thi ca. Ngày nay có nhóm đọc về khoa học giả tưởng, nhóm đọc về xã hội đen, tiểu thuyết lãng mạn, sách huấn nghệ, trinh thám, sách tự học, thi ca và hư cấu văn học. Thời xưa không ai nhắc đến “hư cấu văn học”. Sách truyện có cuốn hay cuốn dở; một “tiểu thuyết văn học” thì rườm rà chẳng khác nào lửa cháy hay tuyết trắng.

Hàng ngũ thi nhân thật đông đảo. Nhiều nhạc mẫu có anh em trai thỉnh thoảng làm thơ mà không duyệt hay xuất bản, mà cũng chẳng đọc thơ ai cả. Dù không quá lố để gọi họ là nhà thơ, tôi vẫn nghĩ rằng họ phải nằm trong số đó bởi vì nỗ lực canh tân thi ca là cần kíp. Nỗ lực ấy xảy ra thế nào và tại sao? Hồi thập niên 1950, Dylan Thomas đã thu hút thính giả thi ca. Có lần sau khi soạn bài cho buổi đọc thơ ở trường, một cậu bé hỏi tôi có thích thơ Dylan không. Sự quen thuộc thơ của cậu bé khiến tôi ngạc nhiên nhưng tôi đã trả lời rằng tôi thích công việc về thi phú của ông hơn là chính các bài thơ. Cậu giải thích thế còn … “Bob Dylan”. Đó là lần đầu tôi nghe tên ấy. Lời nhạc bắt đầu bao gồm cảm xúc và ‎ý tưởng. Có lẽ ngày càng nhiều người lần đầu biết đến thi ca qua việc nghe tiếng đàn guitar của Bob Dylan. Xướng lời ca khiến ngôn ngữ buông thả cho nên thi ca còn mở rộng cho những lẽ khác. Khi khoa Anh ngữ biến thành lí thuyết, chỉ những lớp sáng tác mới còn có văn chương. Ngày nay cũng các trường đại học ấy cấp phát MFA, một cấp bằng hậu đại học về viết văn mà lớp luyện thi đào tạo. Thật là ít ỏi. Một tạp chí dành cho các cây bút bình dân đã lập thứ tự một trăm chương trình MFA xuất sắc; theo sau bởi danh sách một trăm chương trình MFA hạng nhì. MFA đã trở thành một đại học đẻ ra tiền, và là con bò sữa cho những người tốt nghiệp MFA mở lớp huấn luyện cho các chương trình MFA sắp tới. Đối với nhiều sinh viên, các chương trình này là một trại hè văn chương. Nghe đọc thơ, đến lớp luyện thi và làm bạn với những người như mình trong hai hoặc hơn hai năm là họ đã ấp ủ một giấc mơ đẹp về thi phú.

Tại sao quá nhiều người trong bốn thập niên qua đã ấp ủ giấc mơ này? Những năm qua tôi đã dùng một câu nghe được nhưng lại chưa bao giờ hiểu: “Thông tin là kẻ thù của nghệ thuật”. Nay có lẽ tôi đã hiểu điều mình muốn nói. Không gian quanh ta nặng trĩu những sự kiện sôi động, những từ ngữ không để đọc mà để cung cấp những xen kẽ của chi tiết, giảm thiểu ngôn ngữ thành những con số và những màn ảnh cảm ứng. Việc đội ngũ thi ca đổ xô về sáng tác là phản ứng đối với nền kỹ thuật vốn chiếm đoạt không gian công cộng. Một nhà thơ tự hiến mình cho một vũ trụ của cảm tính chứ không phải cho sự kiện; cho sự theo đuổi cái đẹp chứ không phải theo đuổi thông tin. Bất kể nhà thơ viết giỏi hay không, họ đều tự xác định mình là những người đi tìm cảm quan và cảm xúc. Kỹ thuật là kim loại, nghệ thuật là thịt da. Kỹ thuật là đen trắng, nghệ thuật là màu sắc của danh họa (Henri) Matisse (1869-1954). Kỹ thuật là tốc độ. Nghệ thuật chậm rãi, nghệ thuật thì biếng nhác, nghệ thuật thường ngủ gục.

Ghi chú:

-MFA (Master of Fine Arts)

-Dream liner (#dream scooter, dream car, dream Honda): hãng hàng không lí tưởng; đầy tiện nghi

-one’s be in = trong lãnh vực

-what are…, what is….= …làm nghề gì

-Poet Laureate là tên một giải thưởng về thơ

-laureate là nhà thơ trúng giải

-poet là nhà thơ có tác phẩm ấn hành phổ biến nhưng không nhất thiết có dự thi giải nào

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here