Ý nghĩa của cuộc sống là gì?

0

Linh Vũ

“Chúng ta nên sống như thế nào? Tôi nên làm gì để có một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, trọn vẹn và có ý nghĩa?” Đây là một câu hỏi cho tất cả con người trên thế giới này. Tôi bắt đầu bằng câu nói ẩn dụ của Aristotle để trả lời câu hỏi này.  Ông nói mọi người giống như người xạ thủ bắn cung, họ cần một mục tiêu rõ ràng để nhắm tới. Nếu một người không có mục tiêu trong cuộc sống thì con người sẽ không có gì khác biệt với một động vật và không có sự khác biệt giữa sự tồn tại và không tồn tại. Vì vậy, con người phải tìm ra lý do và đưa ra ý nghĩa những gì họ phải làm và tại sao họ tồn tại. Đó là ý tưởng của Aristole. Tuy nhiên, cũng có người nói rằng, cuộc đời con người trên thế gian chỉ là cuộc sống tạm thời, là vô thường rồi biến mất. Dù có trở thành bất kỳ là gì rồi một ngày nó cũng biến mất. Cho nên có người đặt ra câu hỏi con người sinh ra để làm gì, sống vì cái gì? Ý nghĩa thật sự của đời sống là gì?  không ai có thể biết được phải không quý vị.

Trên thực tế, ở một mức độ nhất định nào đó, mỗi người đều có câu trả lời của riêng họ. Giống như Steve Jobs nói: “Sống để thay đổi thế giới.”  nghĩ cho cùng thì nó không phải là ý nghĩa của cuộc sống là như thế. Có người nói rằng sống để kiếm tiền, để mua nhà, để cưới vợ đẹp, để có chức vụ, có quyền lực và nhiều thứ nữa.v.v. Nhưng nghĩ cho cùng, thì những thứ đó không phải là ý nghĩa của cuộc sống mà là mục đích. Với tôi thì cuộc sống của một con người là “vô nghĩa” Nói như thế quý vị nghĩ rằng tôi là một người khùng. Quý vị có bao giờ đặt câu hỏi cho chính mình là đấng tạo hóa, tạo ra con người với mục đích gì không? Sáu mươi năm trong cuộc sống quá ngăn, dù có muốn làm điều gì theo ước mơ của mình thì cũng không đủ thời gian để thực hiện. Ngay cả tìm học những kinh nghiệm cho cuộc sống cũng không đủ thời gian. Nhìn một cách tổng thể cuộc sống của một con người, bắt đầu từ lúc mới sinh ra, đến khi kiếm được chút kiến thức để kiếm cơm, thì ít nhất phải mất ba mươi năm, lúc đó con người mới có khả năng tự lo cho cuộc sống. Và cũng từ những năm tháng đó mới học chút kinh nghiệm cho bản thân. Khi đến 40 -50 tuổi con người mới có chút vốn liếng, căn bản cho cuộc sống và gia đình tạm vững chắc. Thời gian tiếp theo, tuổi cũng bắt đầu ngả bóng về chiều và đến một lúc đó tuổi già và bệnh tật luôn báo động từng ngày, từng giờ và chúng ta sẽ chờ đón cái chết.

Đến một thời điểm đó con người thường nghĩ về quãng đời trôi qua của mình và thời điểm hiện tại, họ đã nghĩ gì về cuộc sống đã trải qua hơn sáu bảy chục năm? Lúc đó họ rất sợ chết, nhưng muốn sống để làm gì? Tuyệt đối con người ai cũng phải chết. Một ngày bạn sẽ nằm trên mặt đất và cơ thể bạn sẽ là những xác chết hôi thối với những con ruồi xanh bu quanh. Tổ ấm trên mặt đất của bạn được xây chung với lũ côn trùng dưới lòng đất, nó sẽ bị phân hóa, đổ nát bởi mưa lớn và sấm sét. Lúc đó phía trên cao bầu trời mây vẫn bay, gió vẫn thổi qua và luôn luôn là như vậy. Nhiều người gọi nó là vô thường. Nhưng khi còn sống con người có bao giờ hỏi chính bản thân mình con người sinh ra để làm gì không ? Liệu nó có ý nghĩa gì ?

Đời người quá ngắn, là ảo giác tạm thời của con người. Khi còn sống bạn có bao giờ sợ hãi, kinh hoàng nếu có một ngày nào đó bạn sẽ chết, thân xác bạn sẽ bị thối rữa và bạn sẽ đi vào quên lãng. Hay tất cả những gì chính bạn trải qua trong một thời gian, với buồn vui, hạnh phúc, với cảm xúc, với trí tưởng tượng, những ước mơ, với kế hoạch.v.v. cũng sẽ mất. Có thể bạn sẽ nói rằng, tôi không đủ thời gian để thực hiện kế hoạch của mình, tôi chưa đạt được những điều mơ ước… Ngược lại, nếu bạn đã có những điều đó, bạn có nghĩ rằng tất cả những thứ đó điều là những thứ vớ vẩn mà bạn sẽ để lại cho thế giới này. Theo tôi nghĩ, những sở hữu đó sẽ biến mất, giống như nó chưa từng tồn tại. Chúng tôi đưa ra một ví dụ dễ hiểu hơn, con người giống như một máy tính có thể làm rất nhiều chuyện, nhiều thứ, nhiều trò chơi rất thú vị. Nếu chúng ta rút phích điện ra thì nó chỉ còn lại một đống sắt. Con người cũng thế, ngừng hơi thở chỉ còn lại một đống thịt không hồn. Tất cả tâm trí, bản ngã, ý thức, kiến thức, khái niệm, trí tuệ cũng biến mất. Hay những đấu tranh cho bất bình, những kế hoạch bị bỏ lỡ, ngay cả một trái tim đạo đức, một tình yêu tuyệt vời, một quyển lực tối thượng, những núi tiền bạn có cũng sẽ mất đi. Có phải tất cả là một trò đùa, một phương kế sinh tồn, một cuộc sống đều vô nghĩa trước khi chết. Thật sự con người không có mục đích gì trong cuộc sống cả, nó chỉ là một sự sinh tồn tự nhiên như các loài động vật khác. Đó có phải là câu hỏi cuối cùng mà các nhà khoa học hay các tôn giáo luôn tìm kiếm không? Như vậy, vũ trụ và mục đích tồn tại của con người là gì? 

Tôi vẫn thường nói “Cuộc sống là vô nghĩa, không có mục đích cho sự sống của con người. Mọi thứ đều không liên quan dù con người sinh ra hay không sinh ra, sống hay chết. Mọi thứ trên cuộc đời này giống như một đám mây chỉ bay ngang qua rồi biến mất. Mọi thứ trên thế giới này, bao gồm cả con người, giống như những giọt nước trên sông, trôi đi và tan biến vào đại dương bao la. Tất cả là một sự kết nối và tan rã tự nhiên. Đời người giống như trên sân khấu, niềm vui, hạnh phúc, bi thảm hay khốc liệt, khi kéo màn, tắt đèn là chấm hết. Thật sự cuộc sống là “vô nghĩa” cuộc sống là khoảng trống rỗng trong suốt thời gian dài của đời người. Con người sinh ra, tìm cách để sinh tồn, rồi lần lượt ra đi vĩnh viễn mà không biết đi về đâu (tôi xin phép không đề cập đến các niềm tin tôn giáo). Như vậy sống để đạt được điều gì, theo đuổi điều gì ? Tôn giáo, niềm tin và nghi lễ là một loại hành vi được con người phát minh ra, để truyền đạt những điều có ý nghĩa cho con người tin vào và tự ý thức để mà tiếp tục tồn tại. Mặc dù, hôm nay con người có thể lên mặt trăng, lên sao hỏa, nhưng thế giới chúng ta có thể nhìn thấy chỉ là một phần nhỏ nhất của vũ trụ này.

Một số người nói rằng, cuộc sống là vô nghĩa vì con người quá nhỏ bé trong vũ trụ. Nếu chúng ta nghĩ ngược lại, con người đủ lớn với một phần nào của vũ trụ, thì liệu cuộc sống có ý nghĩa không? Một số người nói rằng vũ trụ có lịch sử hàng chục tỷ năm, trong khi con người chỉ có lịch sử vài triệu năm và tuổi thọ của loài người chỉ một trăm năm. Như vậy, có phải cuộc sống là vô nghĩa không.  Ai tạo ra loài người? Nếu bạn là người vô thần, bạn chắc chắn sẽ nói rằng sự tồn tại của con người là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên, chứ không phải ai tạo ra nó. Do đó, cuộc sống là vô nghĩa. Vì cuộc sống là vô nghĩa, điều đó có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ sự theo đuổi vĩ đại của mình, sống với thái độ tiêu cực và thậm chí chọn cách tự tử?

Chính vì cuộc sống là vô nghĩa mà chúng ta không bị ràng buộc bởi ý nghĩa của nó. Chúng ta có thể chọn “phương pháp sống tự do” thay vì “phương pháp sống có ý nghĩa.” Chúng ta có thể sống cho chính mình. Nếu nói đến Ý nghĩa thì chúng ta phải đề cập đến nguyên nhân và giá trị của mọi sự vật. Ý nghĩa của cuộc sống luôn đề cập đến nguyên nhân, chức năng và giá trị sự tồn tại của con người. Tại sao con người tồn tại? Từ quan điểm của sự tiến hóa, thì con người là sản phẩm của sự tiến hóa và kết quả nó cũng giống nhau như một loài động vật thích nghi với gen của môi trường.

Chúng ta đang ở trong dải ngân hà nhỏ bé của vũ trụ, một nguồn ánh sáng ở một nơi rất xa mà con người chưa đến đó. Chúng ta đang ở trong một tinh vân bé nhỏ, một thiên hà nhỏ bé của mặt trời, một hành tinh li ti màu xanh. Con người nằm trong thế giới nhỏ bé này đâu có gì là quan trọng, nó chỉ là một phần muôn triệu triệu lần của hạt bụi bé nhỏ không đáng kể ? Chúng ta hãy thử nghĩ xem, trong dòng sông dài của vũ trụ, vô biên, vô tận thì với cuộc sống con người có ý nghĩa gì, nhất là đời người chỉ được trăm năm tuổi. Bạn có bao giờ suy nghĩ về điều này chưa? Sự thật lý do mà chúng ta tồn tại là vô nghĩa. Đối với “tâm trí vĩnh cửu”, nỗi đau và sự đấu tranh trong cuộc sống của một người chỉ là một trò đùa, là lòng tham muốn, ích kỷ của con người, mọi thứ giống như một đám khói. Tất cả đều là vô thường, hư vô.

Linh Vũ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here